Tuyên Quang có bao nhiêu dân?

Theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019. Dân số toàn tỉnh là trên 784.800 người, đứng thứ 52 cả nước, với trên 210.000 hộ gia đình. Trong đó, trên 86% dân số sống tại các vùng nông thôn; tỷ lệ tăng dân số bình quân năm trong 10 năm qua là 0,8%/năm.

Đồng chí Nguyễn Huy Phòng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh cho biết, công tác Dân số - KHHGĐ của tỉnh đã đạt được những kết quả quan trọng, cơ cấu dân số đã đạt “cơ cấu dân số vàng”, chất lượng dân số ngày càng được nâng lên. Quy mô gia đình 2 con đã được đông đảo người dân chấp nhận. Tỷ suất sinh thô của tỉnh giảm bình quân hàng năm là 0,2%o; số con trung bình của người phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ giảm từ 2,14 con năm 2010 xuống còn 2,01 con năm 2020. Tỷ lệ sinh con lần 3 trở lên ở mức 5,2%; số các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ áp dụng các biện pháp tránh thai hiện đại hằng năm đạt trên 80%. Tuổi thọ trung bình của người dân tăng, đạt 75 tuổi; tỷ lệ suy dinh dưỡng giảm còn 19,1%. Phần lớn phụ nữ khi mang thai đã được khám thai định kỳ, tiêm vác xin phòng bệnh. Các bà mẹ đã có những kiến thức cơ bản chăm sóc trẻ, thực hiện nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu.

Nhiều năm qua, Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh thực hiện các dự án và đề án hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng dân số. Trong đó có 6 Dự án dân số như: Tầm soát  các dị dạng, bệnh tật bẩm sinh và nâng cao chất lượng dân số; tư vấn, khám sức khỏe tiền hôn nhân; nâng cao chất lượng dân số các dân tộc ít người; tăng cường tư vấn và cung cấp dịch vụ DS-KHHGĐ cho vị thành niên/thanh niên; tổ chức Chiến dịch truyền thông lồng ghép với cung cấp dịch vụ KHHGĐ; kiểm soát tốc độ gia tăng tỷ số  giới tính khi sinh. Chi cục đã triển khai 3 Đề án dân số như Đề án Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh; Đề án Xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai, dịch vụ/KHHGĐ/SKSS tại khu vực thành thị và nông thôn giai đoạn 2016 -2020; Đề án chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.


Trẻ em được vui chơi trong khuôn viên điểm trường Mầm non thôn Nặm Chá, xã Lăng Can [Lâm Bình]. 
                                                                                            Ảnh: Quốc Việt

Các dự án triển khai đều mang lại kết quả tích cực. Trong đó, Dự án sàng lọc trước sinh và sơ sinh được triển khai tại tỉnh ta từ năm 2013. Sau 7 năm triển khai, đề án đã đi vào hoạt động nền nếp với các hoạt động như: Đào tạo nâng cao kỹ năng thực hiện chuyên môn, kỹ thuật cho trên 1.500 cán bộ y sỹ sản nhi và Khoa sản Trung tâm Y tế các huyện, cán bộ chuyên trách dân số xã và cộng tác viên thôn, bản của 138/138 xã, phường, thị trấn về đề án sàng lọc trước sinh và sơ sinh; kỹ năng tuyên truyền tư vấn, các phương pháp lấy máu gót chân cho trẻ sơ sinh….

Dự án cũng đã cung cấp test thử sàng lọc phát hiện bệnh bẩm sinh cho trẻ mới sinh; trang bị máy siêu âm 2D, máy siêu âm màu 3D cho cơ sở y tế các huyện, thành phố. Kết quả, tính đến tháng 11-2020, tổng số ca thực hiện sàng lọc trước sinh là 8.442 ca, đạt 241%, tổng số ca thực hiện sàng lọc sơ sinh là 1.879 ca. Qua đó, phát hiện được 74 trẻ có nguy cơ cao với bệnh thiếu men G6PD.

Bệnh viện Đa khoa Tuyên Quang thường xuyên thực hiện sàng lọc cho trẻ sơ sinh. Trong đó, phát hiện nhiều trường hợp dị tật và kịp thời điều trị. Điển hình như trường hợp con gái của chị Lê Thị Uyên Hương, xóm Tiến Vũ, xã An Tường [TP Tuyên Quang] dương tính với thiếu men G6PD. Chị Hương chia sẻ: “Sau khi phát hiện triệu chứng, Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã nhanh chóng làm thủ tục chuyển con gái tôi đến điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Đến nay, cháu đã trở về nhà và hoàn toàn khỏe mạnh”.

Từ năm 2011, dự án “Tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân” được Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh triển khai tại 33 xã, phường của các huyện, thành phố. Đây là mô hình thiết thực giúp nhiều bạn trẻ có cơ hội tiếp cận kiến thức về chăm sóc sức khỏe tiền hôn nhân, góp phần nâng cao chất lượng dân số tại địa phương. Hiện nay, mô hình thu hút gần 1.000 vị thành niên và thanh niên tham gia sinh hoạt. Các thành viên được tập huấn, tư vấn kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân; được cấp phát tài liệu, khám sức khỏe và tư vấn sức khỏe sinh sản…

Theo kết quả Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2019, tổng số dân của Việt Nam  96,2 triệu người, trong đó, dân số nam chiếm 49,8% và dân số nữ chiếm 50,2%. Việt Nam là nước đông dân thứ 15 trên thế giới.

Mất cân bằng giới tính khi sinh ở mức cao: Năm 2019 có 111,5 bé trai được sinh ra trên 100 bé gái. Theo dự báo năm 2050 Việt Nam sẽ dư khoảng 4,3 triệu nam giới.

Việt Nam đã chính thức bước vào giai đoạn “già hóa” từ năm 2011 với số người cao tuổi [từ 65 tuổi trở lên] chiếm 7% tổng dân số. Hiện nay, số người cao tuổi [trên 65 tuổi] là 7,4 triệu người. Đến năm 2050, con số này sẽ tăng lên mức 22,3 triệu người, chiếm 20,4% tổng dân số. Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa nhanh trên thế giới.
                           [Theo Tổng cục Dân số Việt Nam]

Những năm gần đây, Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh triển khai hiệu quả Dự án “Nâng cao chất lượng dân số các dân tộc ít người”. Địa bàn triển khai thực hiện tại các thôn, bản đặc biệt khó khăn thuộc các xã vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Hằng năm đội ngũ cộng tác viên dân số - y tế được tập huấn tuyên truyền về kỹ năng tư vấn, vận động người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số thực hiện sinh đủ 2 con, không lựa chọn giới tính thai nhi; không tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, nâng cao chất lượng dân số.

Vấn đề được nhiều người quan tâm hiện nay là tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh có chiều hướng gia tăng và khó kiểm soát. Theo thống kê của Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh, tỷ số giới tính khi sinh là 116 trẻ trai/100 trẻ gái. Đây là tỷ lệ ở khung đáng báo động.

Năm 2016, Chi cục triển khai Đề án Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2016 - 2025. Hiện Đề án được triển khai, duy trì hoạt động ở 100% xã, phường, thị trấn. Đề án đã phát huy hiệu quả rõ nét trong việc từng bước làm thay đổi nhận thức của các hộ gia đình, khuyến khích, hỗ trợ các cặp vợ chồng sinh con một bề là gái bỏ quan niệm “Trọng nam hơn nữ”.

Xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai [PTTT] và dịch vụ KHHGĐ/SKSS là một hướng đi tất yếu. Tại tỉnh ta, từ năm 2016, Đề án này bắt đầu được thực hiện tại một số địa phương và đến nay đã mở rộng toàn tỉnh. Qua một thời gian thực hiện, Đề án góp phần giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước, thay đổi cách nghĩ của người dân trong việc chủ động sử dụng PTTT.

Để thay đổi nhận thức của người dân thì công tác tuyên truyền luôn được ưu tiên hàng đầu. Đội ngũ làm công tác dân số thực hiện tuyên truyền tới người dân bằng nhiều hình thức: Tuyên truyền tại hộ gia đình, qua họp thôn, họp các đoàn thể, họp tổ, họp nhóm... Các cộng tác viên dân số nhiệt tình, thường xuyên xuống từng hộ dân, nắm rõ hoàn cảnh, tâm tư của từng gia đình để có cách thuyết phục hợp lý. “Mưa dầm thấm lâu” đến nay đa số người dân đã làm quen và có ý thức dùng phương tiện tránh thai.

Chị Nguyễn Thị Hường, phường Tân Hà [thành phố Tuyên Quang] có 2 con. Hiện nay chị đang tránh thai bằng cách đặt vòng. Chị Hường cho biết: “Nhà nước chỉ còn hỗ trợ, cấp miễn phí các phương tiện tránh thai cho đối tượng thuộc các xã khó khăn, vùng sâu, vùng xa. Tôi nghĩ điều này cũng phù hợp thực tế, bởi đời sống người dân giờ đã khá hơn trước, có thể tự bỏ tiền ra mua các phương tiện tránh thai phù hợp với mình”.

Cùng với cả nước, tỉnh ta đang ở thời kỳ cơ cấu dân số vàng mang lại nhiều lợi thế về nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội. Với sự chuyển biến linh hoạt trong chính sách Dân số - KHHGĐ đã góp phần nâng cao chất lượng dân số, khai thác hiệu quả “thời kỳ dân số vàng”, đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Tuyên Quang có bao nhiêu dân tộc anh em?

Hiện nay, tỉnh Tuyên Quang có trên 22 dân tộc anh em cùng sinh sống. Chủ nhân xa xưa vùng đất này là người Tày, Dao, Cao Lan… Các dân tộc thiểu số khác cũng có nhưng dân số không nhiều.

Người Tuyên Quang là dân tộc gì?

* Dân tộc: Tuyên Quang có 22 dân tộc cùng sinh sống, trong đó có trên 52% là người dân tộc thiểu số như: Dân tộc Tày 25,45 %; dân tộc Dao 11,38 %; dân tộc Sán Chay chiếm 8,0%; dân tộc Mông chiếm 2,16%; dân tộc Nùng chiếm 1,90%, dân tộc Sán Dìu chiếm 1,62%, các dân tộc thiểu số khác chiếm 1,28%.

Tuyên Quang đang là vùng gì?

Tuyên Quang là tỉnh thuộc vùng trung du - miền núi phía Bắc, cách thủ đô Hà Nội khoảng 165 km. Tuyên Quang có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của vùng, là tỉnh ở mức trên trung bình của vùng về nhiều mặt.

Tuyên Quang có bao nhiêu quận huyện?

Hành chính. Tỉnh Tuyên Quang có 7 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 1 thành phố và 6 huyện với 138 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 10 phường, 6 thị trấn và 122 xã.

Chủ Đề