Ung thư máu cấp tính sống được bao lâu

Ung thư máu là một bệnh ác tính xuất hiện khi các tế bào bạch cầu tăng lên đột biến. Việc điều trị bệnh cũng rất phức tạp, tốn kém và có tỉ lệ tử vong cao. Việc hiểu biết về các dấu hiệu, phương pháp chẩn đoán cũng như điều trị sẽ giúp chúng ta biết được mức độ nghiêm trọng của bệnh và chủ động phòng bệnh. Vậy người mắc bệnh ung thư máu có chữa được không? Bài viết dưới đây của Bác sĩ Hứa Minh Luân sẽ cung cấp cho bạn những thông tin về bệnh ung thư máu và giúp bạn giải đáp thắc mắc trên. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé!

Triệu chứng của ung thư máu

Trước khi tìm hiểu vấn đề ung thư máu có chữa được không, chúng ta hãy cùng tìm hiểu các triệu chứng điển hình của căn bệnh này. Ung thư máu là một bệnh khó chẩn đoán. Tuy nhiên, chúng cũng có một số dấu hiệu và triệu chứng cảnh báo để chúng ta nhận biết được. Một số triệu chứng của bệnh như:

  • Xuất huyết dưới da hay bầm tím da: Đây là hệ quả của việc sụt giảm số lượng tiểu cầu trong cơ thể.
  • Mệt mỏi, xanh xao: Sự thiếu hụt số lượng hồng cầu trong máu dẫn đến thiếu máu. Điều này sẽ khiến cho cơ thể luôn cảm thấy yếu ớt, suy nhược.
  • Luôn có hiện tượng nhức đầu: Do số lượng hồng cầu giảm nên sẽ không cung cấp đủ lượng oxy lên não. Khiến người bệnh luôn cảm thấy nhức đầu.
  • Đau xương: Đây là một trong các triệu chứng chính của ung thư máu. Cơn đau thường xuất hiện ở các vị trí các khớp chân, đau lưng…
  • Sưng các hạch bạch huyết: Các hạch dưới da sẽ nổi lên sưng to nhưng bệnh nhân ít đau. Đây là triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân ung thư máu.
  • Chảy máu cam hay xuất huyết tiêu hoá: Do số lượng tiểu cầu giảm sẽ ảnh hưởng đến quá trình đông cầm máu.
  • Sốt cao: Người bị ung thư máu sẽ giảm khả năng miễn dịch dẫn đến dễ bị nhiễm trùng. Khiến bệnh nhân thường xuyên bị sốt.
  • Đau bụng: Khi ung thư máu di căn đến các hạch trong ổ bụng khiến bệnh nhân có thể bị đau bụng, ăn uống không ngon miệng…
Một số triệu chứng phổ biến của bệnh ung thư máu

Chẩn đoán ung thư máu

Để chẩn đoán ung thư máu, chúng ta cần dựa vào các triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân. Kết hợp với các xét nghiệm cận lâm sàng như:

Xét nghiệm công thức máu

Đây là xét nghiệm thường quy dùng để chẩn đoán và theo dõi bệnh ung thư máu. Thông thường kết quả trả về là số lượng bạch cầu tăng hoặc giảm, còn số lượng hồng cầu và tiểu cầu sẽ giảm.

Xem thêm: Xét nghiệm máu: Tổng phân tích tế bào máu

Xét nghiệm chọc hút tuỷ xương

Đây là phương pháp bắt buộc để chẩn đoán bệnh. Ung thư máu được chia làm nhiều loại khác nhau. Với mỗi loại khác nhau, bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm khác nhau như:

  • Xét nghiệm Immunophenotyping.
  • Xét nghiệm tế bào di truyền.
  • Xét nghiệm dịch não tuỷ.

Xem thêm: Y học thường thức: Chọc dò dịch não tủy thắt lưng

Chọc sinh thiết [hút] tủy xương để tìm tế bào ung thư

Sinh thiết hạch bạch huyết

Xét nghiệm này để chẩn đoán bệnh ung thư hạch bạch huyết.

Chụp cắt lớp vi tính [CT-Scan], PET-CT

Đây là một số xét nghiệm hình ảnh được áp dụng để kiểm tra các triệu chứng của bệnh ung thư máu như: chụp CT, chụp MRI, chụp PET,…

Ung thư máu có chữa được không?

Bệnh ung thư máu có chữa được không? Đây là câu hỏi của rất nhiều bệnh nhân khi mắc bệnh. Điều trị ung thư máu phụ thuộc vào loại ung thư, giai đoạn tiến triển của bệnh để lựa chọn các phương pháp điều trị khác nhau. Tuy nhiên hiệu quả điều trị chưa cao so với các căn bệnh ung thư khác.

Tất cả các kết quả xét nghiệm sẽ được phân tích để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất. Phác đồ điều trị sẽ tuỳ thuộc vào giai đoạn và tình trạng sức khoẻ của người bệnh. Hiện nay, đối với ung thư máu có thể áp dụng các phương pháp điều trị sau:

Hoá trị

Đây là phương pháp sử dụng thuốc để ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư bằng cách uống, tiêm hoặc truyền các loại thuốc hoá học vào cơ thể.

Xạ trị

Phương pháp này sử dụng các chùm tia năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư.

Ghép tế bào gốc

Đây là phương pháp truyền các tế bào máu khoẻ mạnh vào cơ thể. Các tế bào gốc có thể lấy từ trong tuỷ xương để nhân lên….

Liệu pháp sinh học

Đây là phương pháp truyền vào cơ thể người bệnh các kháng thể đơn dòng. Chúng có tác dụng làm chậm sự tiến triển của các tế bào ung thư.

Ghép tuỷ

Tuỷ sống sẽ được lấy từ bất kì người nào tương thích với người bệnh. Sau đó sẽ được ghép vào thay thế cho tuỷ cũ.

Thủ thuật cấy ghép tế bào gốc giống như truyền máu

Ung thư máu sống được bao lâu?

Bên cạnh câu hỏi ung thư máu có chữa được không, ung thư máu sống được bao lâu cũng là một vấn đề được nhiều người quan tâm. Thời gian sống của bệnh nhân ung thư máu còn phụ thuộc vào từng loại bệnh và giai đoạn tiến triển cụ thể.

Bệnh bạch cầu cấp

Theo thống kê, nếu phát hiện sớm bệnh bạch cầu cấp, khoảng 20-40% người bệnh sẽ sống được 5 năm. Nếu phát hiện ở giai đoạn muộn thì thời gian sống sẽ thấp hơn.

Bệnh ung thư hạch lympho

Bệnh lý này diễn tiến nhanh và khó kiểm soát. Chính vì thế, thời gian sống không lâu, thường là vài tháng. Tuy nhiên, trẻ em mắc bệnh này có tỉ lệ chữa khỏi khoảng 80%. Ở người lớn, tỉ lệ này khoảng 40%.

Bệnh đau tuỷ

Theo nghiên cứu, người mắc bệnh đa u tuỷ ở giai đoạn đầu có thời gian sống dài hơn. Khi bệnh ở giai đoạn sau thì thời gian sống thường kéo dài từ 3 đến 7 năm.

Xem thêm: Ung thư máu: bật mí kinh nghiệm khi đi khám bệnh

Tóm lại, ung thư máu là một bệnh ác tính nguy hiểm với tỉ lệ tử vong cao nếu không điều trị kịp thời. Chính vì thế, chúng ta cần nắm rõ về chúng để nâng cao ý thức phòng bệnh. Hi vọng bài viết trên đây của Bác sĩ Hứa Minh Luân đã cung cấp những thông tin cần thiết giúp bạn trả lời cho câu hỏi ung thư máu có chữa được không. Nếu các bạn có thắc mắc hay câu hỏi cần tư vấn thì hãy liên hệ với chúng tôi nhé!

Giai đoạn của bệnh ung thư máu được đặc trưng bởi số lượng và mức độ tích tụ của tế bào ung thư ở các cơ quan khác như gan hoặc lá lách. Giai đoạn bệnh bạch cầu là một trong những yếu tố quan trọng nhất để đưa ra các lựa chọn điều trị.

Ung thư máu là căn bệnh ảnh hưởng đến chức năng, khả năng phát triển và phân chia các tế bào máu trong cơ thể. Đa số các loại ung thư máu đều khởi phát ở tủy xương, nơi sản xuất các tế bào máu. Tế bào ung thư máu không còn thực hiện chức năng chống nhiễm trùng và hạn chế chảy máu cho cơ thể.

Tế bào gốc trong tủy xương phát triển thành 3 loại chính, đó là hồng cầu, bạch cầutiểu cầu. Trong bệnh ung thư máu, quá trình phát triển của các tế bào máu khỏe mạnh bị gián đoạn bởi mức độ tăng trưởng không kiểm soát của các tế bào ung thư.

2.1. Bệnh bạch cầu

Là một loại ung thư được tìm thấy trong máu và tủy xương, gây ra bởi tăng sinh bạch cầu quá mức. Những bạch cầu này không có khả năng chống lại nhiễm trùng, gây cản trở khả năng sản xuất tế bào hồng cầu và tiểu cầu tại tủy xương.

2.2. Ung thư hạch bạch huyết

Là một loại ung thư ảnh hưởng đến hệ miễn dịch [giúp loại bỏ các chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể và tạo tế bào miễn dịch]. Lympho là một loại bạch cầu có tác dụng chống nhiễm trùng. Các tế bào bất thường phát triển và trở thành tế bào ung thư trong hệ bạch huyết. Theo thời gian, các tế bào này sẽ phá hủy dần hệ bạch huyết.

2.3. Đa u tủy xương

Là một loại ung thư xảy ra ở các tế bào plasma. Tế bào plasma có tác dụng chống lại bệnh tật, nhiễm trùng và tạo kháng thể. Đa u tủy xương làm sản sinh các tế bào myeloma. Các tế bào này không tạo ra kháng thể làm hệ thống miễn dịch bị suy yếu và dễ bị nhiễm trùng.

Đa u tủy xương là một loại ung thư xảy ra ở các tế bào plasma

Các giai đoạn của ung thư máu được phân chia dựa trên triệu chứng và mức độ di căn của bệnh. Ung thư máu được chia làm 4 giai đoạn chính như sau:

  • Giai đoạn 1: Ung thư máu giai đoạn 1 đánh dấu sự gia tăng kích thước của hạch bạch huyết. Hiện tượng này xảy ra bởi vì sự tăng lên đột ngột của các tế bào lympho. Mức độ bệnh ở giai đoạn này còn nhẹ khi khối u chưa lan rộng và ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể.
  • Giai đoạn 2: Ở giai đoạn 2, kích thước của gan, lách và hạch bạch huyết tăng lên. Khối u lan ra không ảnh hưởng đến toàn bộ cơ quan nhưng ít nhất đã ảnh hưởng một cơ quan trong cơ thể. Lượng bạch cầu lympho trong máu ở giai đoạn này là rất cao.
  • Giai đoạn 3: Ở giai đoạn 3, bệnh nhân có biểu hiện thiếu máu và các cơ quan hạch bạch huyết, gan, lách tiếp tục tăng kích thước. Có ít nhất 2 bộ phận khác trong cơ thể bị ảnh hưởng trong giai đoạn này.
  • Giai đoạn 4: Giai đoạn 4 là giai đoạn cuối, mức độ biểu hiện của bệnh là cao nhất. Lượng tiểu cầu trong cơ thể giảm rất nhanh. Bên cạnh các cơ quan bị ảnh hưởng khác, đến giai đoạn này phổi cũng bắt đầu bị ảnh hưởng. Thiếu máu cũng trở nên trầm trọng hơn.

4.1. Giai đoạn bệnh trong bệnh bạch cầu lympho mãn tính [CLL]

Theo hệ thống Rai, các giai đoạn của bệnh bạch cầu lympho mãn tính được xác định bởi 3 yếu tố chính là số lượng tế bào lympho trong máu; tăng kích thước các hạch bạch huyết, lá lách hoặc gan; các rối loạn máu thiếu máu [quá ít tế bào hồng cầu] hoặc giảm tiểu cầu [quá ít tiểu cầu].

Nhìn chung, CLL bắt đầu với chứng tăng lympho bào [lymphocytosis], do có quá nhiều tế bào lympho tồn tại trong cơ thể. Số lượng hơn 10.000 tế bào lympho trên mỗi mẫu xét nghiệm máu được coi là quá cao và trở thành tiêu chuẩn cho giai đoạn 0. 5 giai đoạn được dán nhãn bằng chữ số La Mã 0-IV:

  • Giai đoạn 0: Mức độ của các tế bào lympho quá cao, thường hơn 10.000 trong một mẫu xét nghiệm. Không có triệu chứng khác vào thời điểm này, số lượng các loại tế bào máu khác là bình thường.
  • Giai đoạn I: Ngoài mức độ cao của tế bào lympho [lymphocytosis], các hạch bạch huyết bị sưng. Mức độ hồng cầu và tiểu cầu vẫn bình thường.
  • Giai đoạn II: Số lượng tế bào lympho vẫn còn cao. Vào giai đoạn này, gan hoặc lá lách có kích thước lớn hơn bình thường.
  • Giai đoạn III: Lượng tế bào lympho dư thừa bắt đầu lấn át các tế bào hồng cầu, dẫn đến thiếu máu. Các hạch bạch huyết bị sưng, gan hoặc lách có kích thước lớn hơn bình thường.
  • Giai đoạn IV: Mức độ hồng cầu và tiểu cầu giảm xuống dưới mức bình thường, gây thiếu máu và giảm tiểu cầu. Các hạch bạch huyết bị sưng, gan hoặc lách có kích thước lớn hơn bình thường.

Hệ thống Rai phân chia các giai đoạn bệnh bạch cầu lympho mãn tính có thể được đơn giản hóa thành các loại nguy cơ thấp [giai đoạn 0], trung bình [giai đoạn I và II] và cao [giai đoạn III và IV]. Các bác sĩ có thể sử dụng phân loại này để giúp xác định khi nào bắt đầu điều trị.

4.2. Giai đoạn ung thư bạch cầu myeloid mãn tính [CML]

Để xác định chính xác giai đoạn CML, bác sĩ sử dụng các xét nghiệm máu và tủy xương để nắm số lượng tế bào bị bệnh. Có 3 giai đoạn của CML là:

  • Mạn tính: Đây là giai đoạn sớm nhất của CML. Phần lớn bệnh nhân CML được chẩn đoán trong giai đoạn này mới xuất hiện các triệu chứng nhẹ, đặc biệt là mệt mỏi.
  • Tăng tốc: Nếu CML không đáp ứng tốt với điều trị trong giai đoạn mãn tính, bệnh sẽ tiến triển nhanh hơn dẫn đến giai đoạn tăng tốc. Tại thời điểm này, các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn.
  • Bứt phá [blastic]: Đây là giai đoạn biểu hiện mạnh mẽ nhất của bệnh bạch cầu myeloid mãn tính. Blastic xảy ra khi có hơn 20 % myeloid hoặc lympho tồn tại trong cơ thể. Các triệu chứng tương tự như các bệnh bạch cầu myeloid cấp tính.

Xạ trị là phương pháp có thể được lựa chọn trong điều trị ung thư máu

Phương pháp điều trị phụ thuộc vào loại bệnh bạch cầu, mức độ lây lan và sức đề kháng của cơ thể. Các lựa chọn chính là:

5.1. Hóa trị liệu

Hóa trị là phương pháp sử dụng thuốc để tiêu diệt các tế bào ung thư trong máu và tủy xương. Thuốc được cung cấp qua các con đường:

  • Tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp;
  • Thuốc uống;
  • Tiêm thuốc vào dịch não tủy.

5.2. Xạ trị

Xạ trị sử dụng tia X năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư bạch cầu hoặc ngăn chúng phát triển. Bác sĩ có thể thực hiện chiếu tia một phần hoặc toàn bộ cơ thể tùy vào mức độ bệnh.

5.3. Liệu pháp sinh học

Liệu pháp sinh học còn được gọi là liệu pháp miễn dịch, giúp hệ thống miễn dịch tìm và tấn công các tế bào ung thư. Các loại thuốc như Interleukin và Interferon làm tăng khả năng miễn dịch tự nhiên giúp cơ thể chống lại bệnh bạch cầu.

5.4. Liệu pháp nhắm mục tiêu

Là phương pháp sử dụng thuốc tác động trực tiếp vào các gen hoặc protein đặc trưng của các tế bào ung thư. Việc làm này giúp ngăn chặn các tín hiệu phát triển và phân chia, cắt đứt nguồn cung cấp máu hoặc tiêu diệt trực tiếp tế bào ung thư.

5.5. Ghép tế bào gốc

Đây là phương pháp sử dụng tế bào gốc thay thế các tế bào bạch cầu trong tủy xương. Trước khi ghép tế bào gốc, bạn sẽ được điều trị bằng hóa trị liệu liều cao để tiêu diệt các tế bào ung thư trong tủy xương. Sau đó, bạn sẽ nhận được các tế bào gốc mới qua đường tĩnh mạch. Chúng sẽ phát triển thành các tế bào máu mới, khỏe mạnh.

5.6. Phẫu thuật

Bác sĩ thực hiện phẫu thuật để loại bỏ lá lách nếu nó chứa đầy các tế bào ung thư và di căn vào các cơ quan lân cận. Thủ tục này được gọi là cắt lách.

Hiện nay, sàng lọc ung thư sớm được coi là biện pháp hoàn hảo trong việc phát hiện và điều trị kịp thời các loại ung thư. Giảm chi phí điều trị và tỷ lệ tử vong ở người bệnh. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec luôn triển khai và giới thiệu tới khách hàng Gói Sàng lọc ung thư sớm tại Vinmec - An tâm sống khỏe giúp chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm gen và các chất chỉ điểm sinh học phát hiện khối u sớm.

Lựa chọn Gói sàng lọc ung thư sớm tại Vinmec - An tâm sống khỏe, khách hàng sẽ được:

  • Chỉ một lần xét nghiệm gen có thể đánh giá về nguy cơ mắc của 16 loại ung thư phổ biến ở cả nam và nữ;
  • Phát hiện sớm các dấu hiệu manh nha của ung thư thông qua chẩn đoán hình ảnh, nội soi và siêu âm;
  • Thao tác khám đơn giản, cẩn thận và chính xác;
  • Đội ngũ chuyên gia được đào tạo bài bản nghề, đặc biệt là về ung thư, đủ khả năng làm chủ các ca khám chữa bệnh.

Với hệ thống cơ sở vật chất, thiết bị y tế tiên tiến, hiện đại và đội ngũ bác sĩ có chuyên môn sâu, kinh nghiệm dày dặn sẽ giúp quá trình thăm khám, điều trị của người bệnh tại Vinmec trở nên nhanh chóng với hiệu quả cao, tiết kiệm chi phí, thời gian.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Bài viết tham khảo nguồn: Hematology.org; webmd.com; indushealthplus.com; cancercenter.com

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề