Uống thuốc Đông y có kiêng thịt gà không

Đăng nhập

Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích

Zalo

  • Nóng

  • Mới

  • VIDEO

  • CHỦ ĐỀ

Khác với thuốc Tây y, các bài thuốc Đông y thường có nguồn gốc, chiết xuất từ cỏ cây thiên nhiên. Mỗi bài thuốc sẽ có công năng, mùi vị và tác dụng chữa bệnh khác nhau. Tuy nhiên, khi uống thuốc Bắc bạn cũng cần nên kiêng một  số thứ để không làm phản tác dụng của thuốc. Vậy, uống thuốc Bắc nên kiêng gì?

Hầu như, trong chúng ta mỗi người đều ít nhất một lần trong đời được bố mẹ đưa đến các hiệu thuốc Bắc để bắt mạch, cắt thuốc. Mùi vị của thuốc cũng khác nhau khi đắng, khi ngọt thậm chí còn lờ lợ…Để thuốc được phát huy tác dụng thì chúng ta nên cần lưu ý một số điều sau.

1. Tuyệt đối không được thêm đường vào thuốc Đông y

Thuốc Đông y sau khi sắc thường có vị đắng chát khiến cho nhiều người cảm thấy khó uống, tuy vậy không vì vậy mà tùy tiện cho đường vào cho dễ uống. Do các thành phần trong thuốc bắc tương đối phức tạp, trong đường có nhiều nguyên tố sắt, canxi và tạp chất. Khi protein và chất tannin cũng như một số thành phần khác trong thuốc bắc kết hợp với chúng sẽ gây ra phản ứng hóa học, làm cho những thành phần hữu ích trong thuốc bị kết tủa, biến chất, sinh ra hiện tượng vẩn đục, lắng đọng. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc mà còn có tác hại cho sức khỏe. Có rất nhiều trường hợp đã bị ngộ độc khi thêm đường vào vị thuốc Bắc. Vậy bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi uống thuốc Bắc nên kiêng gì chưa?

2. Không sử dụng cùng lúc với thuốc Tây

Một trong những tâm lý của người bệnh là “tham”, muốn nhanh khỏi bệnh nên thường tự ý kết hợp các thuốc Đông y với Tây y. Tuy nhiên, điều này là không nên bởi tác dụng  thuốc sẽ bị thay đổi hơn nữa ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh ví dụ như:  Trong tây y, thuốc tetracydine chủ yếu dùng để tiêu viên, dễ kết hợp với các chất vô cơ như canxi, ma giê, sắt… tạo thành những hợp chất khó hấp thu, làm giảm hiệu quả của quá trình điều trị.

Khi kết hợp thuốc Bắc với Tây y nên có sự tư vấn của bác sỹ

3. Tránh sử dụng thuốc Bắc với các loại thuốc hỗ trợ tiêu hóa

Các loại thuốc trợ tiêu hóa như pepsin, đa men, oancreatin không thể dùng chung với đại hoàng và một số loại thuốc bắc đã bào chế có đại hoàng như viên giải độc ngưu hoàng, viên giải nhiệt… vì đại hoàng sẽ gây ức chế đối với các loại thuốc trị tiêu hóa dạng enzyme.

Những loại thuốc này cũng không thể dùng chung với thuốc bắc có acit ellagic [thuốc thuộc da] như ngũ bội tử, hổ trượng, tủ kim đinh vì sẽ gây kết tủa và mất tác dụng. Các loại thuốc được bào chế theo kiểu viên nang như huyết dư than, hà diệp, bồ hoàng ,vỏ sò nung… sẽ hấp phụ các loại men tiêu hóa làm giảm hiệu quả chữa bệnh.

4. Các vị thuốc giải cảm

Khi bị cảm hàn, cảm biến chứng, người bệnh bị kháng thuốc Tây thì nên chuyển sang Đông y. Vậy, trong quá trình uống thuốc Bắc cần kiêng gì ? Thứ nhất, nên kiêng ăn các chất chua, mặn vì thuốc có tính chất phát tán, phát hãn, giải biểu mà vị chua mặn lại có tác dụng thu liễm ngược chiều tác dụng của thuốc. Thứ 2, nếu thuốc có mật ong thì không nên ăn hành, bởi hành làm mất mùi thơm, vị ngọt của thuốc, hạn chế tác dụng nhuận bổ của mật ong chưa kể có những tương tác bất lợi. Hành giã nát trộn với mật ong chỉ được dùng ngoài trị bệnh viêm da có mủ chứ không nên dùng chung khi đang uống thuốc.

5. Lưu ý khi sử dụng các thuốc thanh nhiệt, giải độc

Khi dùng điều trị các chứng dị ứng thì uống thuốc Bắc nên kiêng ăn gì? ban  nên tránh ăn các loại hải sản như cua, cá biển, sò, ngao, nhộng, lòng trắng trứng [albumin]. Đây là những protein lạ, là các dị nguyên làm tăng nguy cơ dị ứng.

Vị tanh của các hải sản như: Tôm, cua, cá … không nên ăn khi đang uống thuốc Bắc

6. Đối với thuốc có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, cầm máu

Không nên dùng các chất mang tính kích thích có vị cay, nóng như: rượu, ớt, hạt tiêu, thịt chó vì nó sẽ làm cho tà nhiệt nặng thêm. Với những bệnh nhân bị xuất huyết như thổ huyết, chảy máu cam, nước thuốc cần lấy đặc, uống ấm, vì uống nóng không có lợi cho cầm máu; sau khi uống thuốc, không được dùng rượu, thuốc lá và chất kích thích khác.

7. Thuốc chống nôn

Đối với những người thường xuyên bị nôn khan, nôn mửa thì nên uống nguội, nhưng không lạnh quá. Nếu uống xong vẫn nôn, thì lấy gừng sống rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cho vào đun sôi, uống ấm. Kiêng ăn những thứ sống, lạnh, tanh.

8. Khi uống thuốc điều khí huyết 

Sau khi sôi, đun nhỏ lửa để tránh khí vị bị bay đi hết, nếu không sẽ giảm tác dụng. Uống khi thuốc còn ấm. Kiêng ăn những thực phẩm sống, lạnh và gây đầy hơi.

Thuốc Bắc được rất nhiều người yêu chuộng bởi sự tiện dụng

9. Đối với thuốc phong thấp

Nước thuốc nên lấy nhiều một chút để tăng lượng đi tiểu, làm cho thấp tà theo nước tiểu thải ra. Kiêng những thứ chua chát như: sung, chuối xanh.

Với những thông tin mà chúng tôi đưa ra chắc chắn bạn đã tự tìm được kiến thức cho câu hỏi uống thuốc Bắc nên kiêng gì? Việc uống thuốc Bắc sẽ khiến cho cơ thể bạn nhanh chóng được hồi phục, khỏe mạnh và nhanh chóng tạm biệt các loại bệnh thường gặp như: cảm cúm, phong thấp, ra khí huyết… Tuy nhiên, không giống như thuốc Tây, khi sử dụng thuốc Bắc bạn nên cần kiêng khem một số thực phẩm tanh, chua, cay, đắng … để không gây ra phản ứng thuốc và những tác dụng phụ.

Người xưa cho rằng: Thuốc có công hiệu hay không một phần quan trọng là do cách sắc thuốc. Sắc thuốc là một quá trình thủy phân, chiết xuất các hoạt chất có trong thuốc dưới tác động của nhiệt độ, nước. Để nâng cao hiệu quả và tác dụng của thuốc Đông y, cần sắc thuốc đúng cách trên cơ sở khoa học, vừa phải nắm vững nguyên tắc cũng như vận dụng linh hoạt cụ thể vào từng bệnh, người bệnh.

Ấm sắc thuốc: Nên dùng ấm bằng đất nung hoặc sứ, không nên dùng ấm bằng kim loại, kể cả ấm nhôm, để sắc thuốc vì trong các vị thuốc có nhiều hoạt chất hữu cơ dễ bị kim loại phân hủy, đặc biệt là tanin sẽ làm biến đổi các hoạt chất của thuốc, đôi khi còn có thể gây độc ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nước sắc thuốc: Dùng nước sạch để sắc thuốc. Khi sắc, nên đổ nước ngập thuốc chừng 2 đốt ngón tay cho lần đầu. Những lần sắc sau thì nên giảm lượng nước hơn lần trước một chút.

Cách sắc thuốc: Trước khi sắc thuốc, nên ngâm thuốc vào nước ấm hoặc nước sạch 15 - 30 phút để tạo điều kiện cho các hoạt chất tách ra dễ dàng và rút ngắn thời gian sắc thuốc. Nếu là thuốc bổ, nên sắc 3 lần, để lửa nhỏ sắc lâu. Mỗi lần sắc từ 60 - 90 phút.

Nếu là các loại thuốc có tính phát tán, công hạ dùng chữa bệnh ngoại cảm, phong tà, nên sắc 2 lần, dùng lửa lớn và sắc nhanh trong khoảng 10 - 20 phút. Cần lưu ý có một số vị thuốc có cách sắc khác nhau: các thuốc là khoáng vật cần sắc trước, các thuốc có nhiều tinh dầu như gừng, bạc hà, tía tô… nên cho vào khi thuốc đã sắc gần xong. Một số thuốc quý như nhân sâm, linh chi… cần sắc riêng rồi phối hợp vào nước thuốc đã sắc. Các loại cao thuốc, mật ong sau khi chắt nước thuốc hòa với các vị trên uống khi còn nóng. Mỗi bài thuốc, vị thuốc có cách sắc khác nhau. Do vậy, cần thực hiện cách sắc thuốc theo đúng chỉ dẫn của thầy thuốc, lương y.

Uống lúc nào là hiệu quả?

Bệnh ở thượng tiêu [các bệnh tim, phổi...] nên uống thuốc sau khi ăn. Bệnh ở trung hạ tiêu [gan, mật, dạ dày, bàng quang...], thuốc bổ nên uống trước khi ăn. Bệnh ở kinh mạch, tứ chi uống thuốc vào lúc sáng sớm, chưa ăn. Bệnh ở xương tủy cần uống thuốc lúc ăn no vào buổi tối. Thuốc an thần nên uống trước khi đi ngủ. Thuốc chữa bệnh nên uống vào lúc đói.

Mỗi thang thuốc nên chia uống làm 3 - 4 lần trong ngày, nếu thuốc chữa bệnh cấp tính thì uống hết trong một lần. Thuốc thang nên trộn đều các lần sắc với nhau và chia đều uống trong 1 ngày, uống khi thuốc còn ấm. Nếu là thuốc giải cảm, khi uống xong cần phải tránh gió và đắp chăn cho ra mồ hôi. Nếu là thuốc hàn [lạnh] để chữa bệnh nhiệt nên uống lúc còn nóng. Người già khi uống thuốc nên dùng lượng nhỏ, chia nhiều lần để thăm dò.

Những kiêng kỵ khi uống thuốc

Kiêng kỵ nhằm hạn chế những tác dụng không mong muốn của thức ăn, đồ uống đến tác dụng của thuốc và nâng cao hiệu quả dùng thuốc. Một số loại thực phẩm như đậu xanh, giá, rau cải xanh giảm mất tác dụng của thuốc, vì vậy, khi uống thuốc Đông y nên kiêng. Một số vị thuốc tương kỵ với một số thức ăn như: thuốc có hà thủ ô đỏ kiêng ăn cá không vẩy như lươn, chạch, cá trê. Thịt chó không nên ăn khi uống thuốc có cát cánh, cam thảo, hoàng liên, ô mai; kiêng ba ba khi uống thuốc có bạc hà, kiêng dấm khi uống thuốc có phục linh; kiêng thịt heo khi thuốc có ké đầu ngựa.

Những người tỳ vị hư hàn hoặc uống thuốc ôn thông kinh lạc, khử hàn trừ thấp, kiện tỳ noãn vị không nên ăn các thức ăn sống, lạnh. Những người mắc bệnh âm hư, hỏa động: đại nhiệt, háo khát uống nước hoàn dương để dưỡng âm tăng dịch hoặc thuốc thanh nhiệt lương huyết không được ăn các thức ăn cay nóng. Khi uống thuốc, không nên ăn thực phẩm có nhiều dầu mỡ thường trợ thấp sinh đàm làm giảm quá trình hấp thu của thuốc.

Nguồn: baobariavungtau.com.vn

Video liên quan

Chủ Đề