Uống thuốc tẩy giun sau bao lâu thì giun chết

Xổ giun hay tẩy giun định kỳ sẽ giúp loại bỏ những chất cặn bã, có hại cho sức khỏe, tăng cường lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa. Tuy nhiên uống thuốc xổ giun khi nào, bao lâu thì đi ngoài và mới được ăn? mời các bạn cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây để có những thông tin  hữu ích. 

Uống thuốc xổ giun khi nào?

Giun là một trong những loại ký sinh trùng sống ăn bám ở đường ruột. Tình trạng vệ sinh môi trường, vệ sinh ăn uống kém đã tạo điều kiện lý tưởng để giun sán ký sinh và phát triển gây nên tình trạng nhiễm các loại giun như: giun đũa, giun kim, giun tóc, giun móc, giun lươn… Trong đó, tỷ lệ nhiễm giun đũa đặc biệt cao. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này ở người lớn là do việc ăn uống chưa hợp vệ sinh, thường xuyên sử dụng các thực phẩm chưa được nấu chín, uống nước có lẫn trứng giun, thức ăn bị phơi nhiễm do bụi và ruồi, nhặng, gián,…

NÊn uống thuốc xổ giun khi nào mới tốt

Còn đối với trẻ em, ngoài giun đũa, đối tượng này còn dễ bị giun kim vì chơi nghịch đất cát có lẫn trứng giun hoặc gãi vùng hậu môn [có lẫn trứng giun] rồi đưa tay lên miệng và nuốt phải chúng. Việc nhiễm giun trong một thời gian dài, có thể sẽ gây nên trạng thái thiếu máu, thiếu sắt, các bệnh lý về gan, phổi, suy dinh dưỡng nghiêm trọng…

Phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai nếu nhiễm giun sán cũng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Do đó, việc tẩy giun định kỳ cho đường ruột là vô cùng cần thiết. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc xổ giun khác nhau, thành phần chủ yếu có chứa hai hoạt chất mebendazol và albendazol, trong đó mebendazol dễ sử dụng, an toàn, không độc, có thể sử dụng cho cả trẻ em. Mebendazol tác động bằng cách ức chế, ngăn cản sự tiêu thụ chất dinh dưỡng của các loại giun, khiến chúng yếu dần. Vì đây là loại thuốc không kê đơn, nên bạn có thể tự mua tại các hiệu thuốc để xổ giun cho cả gia đình, định kỳ từ 4 – 6 tháng. 

Có rất nhiều tranh luận xung quanh việc nên uống thuốc xổ giun vào thời điểm nào là thích hợp nhất. Trước đây, mọi người thường sử dụng thuốc xổ giun khi đói. Tuy nhiên, với các loại thuốc xổ giun thế hệ mới, việc uống thuốc không phải phụ thuộc vào thời điểm cố định.

Nếu muốn thuốc phát huy tác dụng diệt giun tốt nhất thì nên uống sau bữa ăn tối 2 tiếng hoặc uống vào sáng sớm khi bụng đói. Sau khi uống thuốc có thể sẽ gặp một vài triệu chứng như đau đầu, mệt mỏi, buồn nôn,… bạn cần theo dõi sự thay đổi của cơ thể để có những điều chỉnh kịp thời.

Có thể bạn muốn quan tâm: Uống thuốc hạ sốt quá liều nhiều có hại không?

Uống thuốc xổ bao lâu thì đi ngoài?

Tùy vào mức độ nhiễm giun, thời gian đi ngoài sau khi uống thuốc xổ giun của mỗi người sẽ không giống nhau. Sau khi thuốc xổ vào trong dạ dày sẽ phân hủy và cần có thời gian làm suy yếu các loại giun. Bình thường, sau 2 tiếng xổ giun, bạn sẽ cảm thấy buồn đi ngoài. Tuy nhiên, cũng có những người phải 2 -3 ngày mới có thể đi ngoài trở lại. Bên cạnh đó, cũng có một số trường hợp gặp phải tình trạng đau bụng, tiêu chảy nhiều lần sau khi dùng thuốc xổ giun, đây có thể là tác dụng phụ của thuốc xổ, sau 1 – 2 ngày là khỏi. Nhưng nếu tình trạng này kéo dài, bạn nhận thấy sự khác biệt của phân thì bạn cần lời khuyên từ chuyên gia y tế. 

Uống thuốc xổ bao lâu thì đi ngoài

Để giảm tác dụng phụ cũng như các khó chịu khi sử dụng các loại thuốc tẩy giun thì mọi người cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Người bệnh cần phải ăn nhẹ trước khi sử dụng thuốc xổ giun để tránh cảm giác chán ăn, mệt mỏi, nôn nao, buồn nôn.
  • Sau sử dụng, bạn cũng cần chú ý theo dõi phân để biết kết quả sau khi tẩy giun bởi giun sẽ được thải ra ngoài thông qua đường phân. Khác với các loại thuốc trước đây, hầu hết các loại thuốc tẩy giun đều là thuốc tẩy giun tự tiêu trong phân, nên bạn sẽ không nhìn thấy giun nguyên con khi chúng bị loại ra ngoài.
  • Triệu chứng sau khi uống thuốc xổ giun: buồn nôn, ngứa, mất ngủ, mệt mỏi, da xanh… thì cần đến cơ sở y tế uy tín để được các chuyên gia thăm khám, kiểm tra.
  • Các đối tượng không được sử dụng thuốc tẩy giun: Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú và trẻ em dưới 2 tuổi, bệnh nhân có tiền sử mẫn cảm với các hoạt chất, thành phần của thuốc, bệnh nhân bị suy gan, nhiễm độc tủy xương.
  • Phụ nữ có ý định mang thai, cần uống thuốc xổ giun ít nhất trước 4 tháng để không ảnh hưởng và gây nguy hại cho thai nhi.

Uống thuốc xổ bao lâu mới được ăn?

Nếu bạn đang thắc mắc uống thuốc xổ bao lâu mới được ăn thì câu trả lời là bạn có thể ăn sau khi uống thuốc nếu muốn. Bởi cơ chế hoạt động của thuốc xổ giun sẽ hoàn toàn không bị ảnh hưởng đối với việc bạn ăn sau khi uống thuốc. Thuốc xổ giun sau khi vào đường ruột sẽ ức chế việc hấp thụ glucose của giun khiến chúng mất nguồn hấp thụ dinh dưỡng, không có thức ăn, chúng sẽ dần bị yếu đi và chết. Do đó, bạn không cần phải lo lắng về việc uống thuốc xổ giun bao lâu mới được ăn, bởi điều này sẽ không ảnh hưởng đến quá trình và hiệu quả xổ giun của bạn, thuốc vẫn sẽ hoạt động và phát huy tác dụng bình thường ngay khi bạn nạp thức ăn vào cơ thể.

Uống thuốc tẩy giun bao lâu thì được ăn

Một số lưu ý về chế độ ăn uống, sinh hoạt để bảo vệ đường ruột luôn khỏe sau xổ giun:

  • Sau khi xổ giun, không nên uống rượu, bia, các loại đồ uống có cồn và chất kích thích.
  • Bên cạnh đó, cần có chế độ ăn uống và sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý để đảm bảo sức khỏe, ăn chín, uống sôi, không sử dụng những đồ ăn ôi thiu đã để lâu ngày trong tủ lạnh
  • Vệ sinh tay chân sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Sử dụng thuốc xổ  giun không cần phải kiêng đồ ngọt nhưng tốt hơn hết là hạn chế sử dụng đồ ngọt sau khi uống thuốc xổ giun. 
  • Rửa kỹ đồ chơi, không để trẻ em chơi ở những nơi có nhiều đất, cát, khu vực ẩm ướt, cho tay lên miệng, bởi đó là môi trường lý tưởng có thể giun sán đang sinh sôi nảy nở.
  • Thường xuyên diệt ruồi, gián vì chúng có thể là nguồn lây nhiễm giun cho cả gia đình bạn. 

Bạn cũng cần lưu ý, nhiễm giun là bệnh có thể lây từ người này sang người khác, nên một thành viên bị nhiễm giun thì cả nhà có khả năng lây nhiễm cao. Vì vậy, để xổ giun hiệu quả, nên cho cả nhà cùng xổ giun một đợt để tránh lây nhiễm chéo.

Hy vọng những thông tin bên trên đã giúp bạn giải đáp những trăn trở còn vướng mắc xung quanh việc uống thuốc xổ giun khi nào, bao lâu thì đi ngoài và mới được ăn, uống thuốc tẩy giun nhiều có hại không? chúc các bạn có hệ tiêu hóa tốt và cơ thể khỏe mạnh. 

Ngo Tai 19 Tháng Tám, 2020

Giun là những ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể người, có khả năng sống và hấp thu chất dinh dưỡng từ vật chủ, thường trú ngụ tại đường ruột. Hầu hết trường hợp nhiễm giun xảy ra ở các vùng nhiệt đới ẩm thấp hoặc nước đang phát triển do nguồn thức ăn, nước uống dễ bị ô nhiễm. Tại Việt Nam, một số loại giun đường ruột thường gặp là giun đũa, giun tóc, giun móc và giun kim.

Các triệu chứng phổ biến của giun đường ruột bao gồm:

- Đau bụng

- Tiêu chảy

- Buồn nôn hoặc nôn mửa

- Đầy hơi và chướng bụng

- Mệt mỏi

- Giảm cân không rõ lý do

- Kiết lỵ

Tuy nhiên, cũng có nhiều người bị nhiễm giun đường ruột trong nhiều năm mà không xuất hiện bất cứ triệu chứng nào.

Ảnh minh họa.

Nguyên nhân gây ra giun đường ruột:

- Ăn thức ăn chưa nấu chín từ các loại động vật nhiễm giun sán

- Sử dụng nước bị ô nhiễm

- Sống ở vùng đất bị ô nhiễm

- Tiếp xúc với phân bị ô nhiễm

- Vệ sinh không sạch sẽ.

Các yếu tố nguy cơ đối với giun đường ruột:

Trẻ em đặc biệt dễ bị nhiễm giun đường ruột vì trẻ thường chơi trong môi trường có đất bị ô nhiễm, chẳng hạn như hộp cát và sân chơi trường học. Người lớn tuổi cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn do hệ thống miễn dịch suy yếu.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới [WHO], ước tính có khoảng 24% dân số thế giới bị nhiễm giun truyền qua đất. Các bệnh nhiễm trùng phổ biến nhất ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, đặc biệt là Châu Phi cận Sahara, Châu Mỹ, Trung Quốc và Đông Á.

Các biến chứng có thể xảy ra khi nhiễm giun đường ruột:

Giun đường ruột làm tăng nguy cơ thiếu máu và tắc nghẽn đường ruột, cũng như suy dinh dưỡng. Các biến chứng xảy ra thường xuyên hơn ở người lớn tuổi và những người bị suy giảm hệ thống miễn dịch, chẳng hạn như những người bị nhiễm HIV/AIDS.

Nhiễm trùng đường ruột có thể gây ra nguy cơ cao hơn đối với phụ nữ đang mang thai. Nếu bạn đang mang thai và được phát hiện bị nhiễm giun đường ruột, bác sĩ sẽ xác định liệu pháp điều trị bằng thuốc chống ký sinh trùng nào là an toàn để sử dụng và sẽ theo dõi bạn chặt chẽ trong khi bạn điều trị trong thai kỳ.

Cách phòng tránh nhiễm giun đường ruột:

- Thường xuyên rửa tay sạch bằng xà phòng hoặc nước rửa tay, đặc biệt là trước khi ăn, trước khi chế biến thức ăn và sau khi đi vệ sinh.

- Tránh ăn đồ sống, thức ăn sống không có nguồn gốc rõ ràng.

- Nấu chín thịt đến ít nhất 63 độ C đối với thịt nguyên miếng và ít nhất 71 độ C đối với thịt xay hoặc thịt gia cầm, để thịt đã nấu chín nghỉ 3 phút trước khi ăn.

- Rửa sạch, gọt vỏ trái cây, nấu chín rau củ trước khi ăn.

- Khi đến những vùng đất có nguy cơ ô nhiễm cao, hãy tránh ăn đồ sống, luôn ăn thức ăn chín và nước đã đun sôi.

Cách điều trị khi nhiễm giun đường ruột

Hầu hết các loại giun đường ruột chỉ gây ra những triệu chứng nhẹ và không nguy hiểm tới tính mạng. Chỉ cần được phát hiện sớm, việc điều trị giun đường ruột rất dễ dàng và đơn giản bằng cách uống một số loại thuốc. Tuy nhiên, bạn nên đến gặp bác sĩ nếu thấy xuất hiện những triệu chứng sau:

- Có máu hoặc mủ trong phân

- Nôn mửa thường xuyên

- Thân nhiệt tăng cao, sốt

- Cực kỳ mệt mỏi và mất nước

- Buồn nôn, tiêu chảy và đau bụng trên 2 tuần

- Giảm cân nhiều không rõ lý do

- Có vết phát ban đỏ, ngứa trên da với hình dạng giống con giun.

Có thể loại hết giun bằng uống thuốc tẩy giun. Ảnh minh họa.

Thuốc tẩy giun bao gồm những loại nào?

Thuốc tẩy giun sán hay thuốc xổ giun bao gồm những thuốc chứa hoạt chất có tác dụng tiêu diệt những loại giun, sán ký sinh trong đường ruột. Cơ chế hoạt động của các thuốc này thường là ngăn cho giun sán sử dụng nguồn chất dinh dưỡng gây chết hoặc làm tê liệt chúng. Ví dụ như:

- Mebendazole, albendazole, thiabendazole: Ngăn không cho giun hấp thu các loại đường cần thiết để tồn tại, phát triển. Tuy nhiên, các thuốc này chỉ tiêu diệt giun trưởng thành chứ không giết chết trứng giun.

- Praziquantel, pyratel, ivermectin: Gây tê liệt giun sán trong đường ruột, nhờ đó, cơ thể dễ dàng đào thải các ký sinh trùng này ra khỏi ruột qua phân.

Theo hướng dẫn tẩy giun đường ruột tại cộng đồng của Bộ Y tế, 2 loại thuốc tẩy giun được sử dụng là Albendazole hoặc Mebendazole. Theo đó, đối tượng sử dụng là từ 12 tháng tuổi trở lên và chống chỉ định cho:

- Người đang mắc bệnh cấp tính, đang sốt trên 38ºC.

- Người đang mắc một số bệnh mạn tính như suy thận, suy tim, suy gan, hen phế quản.

- Người có tiền sử dị ứng với thành phần thuốc.

- Phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu, phụ nữ đang cho con bú và trẻ em dưới 12 tháng tuổi.

Tần suất tẩy giun hợp lý:

Tổ chức Y tế Thế giới [WHO] khuyến cáo tẩy giun là biện pháp dự phòng quan trọng, đặc biệt ở các đối tượng nguy cơ cao bên cạnh các biện pháp vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm và vệ sinh cá nhân.

Trẻ em:

- Khuyến cáo tẩy giun 1 lần/năm hoặc 2 lần/năm cho tất cả trẻ em từ 12-23 tháng; trẻ tiền học đường 1-4 tuổi; trẻ học đường 5-12 tuổi [có thể tới 14 tuổi] ở vùng có tỷ lệ nhiễm giun sán ở trẻ em lớn hơn 20%.

- Tần suất 2 lần/năm được khuyến cáo cho các vùng có tỷ lệ nhiễm giun sán trẻ em lớn hơn 50%.

- Liều cho trẻ em dưới 24 tháng tuổi là Albendazole 200mg/lần.

- Liều khuyến cáo cho các đối tượng khác là Albendazole [Zentel] 400mg/lần và Mebendazole [Fugacar] 500mg/lần.

Nữ giới tuổi thanh viên không mang thai và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ:

- Khuyến cáo tẩy giun 1 lần/năm hoặc 2 lần/năm cho tất cả nữ giới tuổi thanh niên không mang thai và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ ở vùng có tỷ lệ nhiễm giun sán trong nhóm đối tượng trên lớn hơn 20%.

- Tần suất 2 lần/năm được khuyến cáo cho các vùng có tỷ lệ nhiễm giun sán nữ giới tuổi thanh niên không mang thai và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ lớn hơn 50%.

- Liều khuyến cáo là Albendazole 400mg/lần và Mebendazole 500mg/lần.

Phụ nữ mang thai:

- Khuyến cáo tẩy giun liều duy nhất cho phụ nữ mang thai sau quý 1 của thai kỳ tại vùng có tỷ lệ nhiễm giun sán hoặc T.trichiura [giun tóc] lớn hơn 20% hoặc tại vùng có tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ mang thai lớn hơn 20%.

- Liều khuyến cáo là liều duy nhất Albendazole 400mg và Mebedazole 500mg.

Các đối tượng khác:

- Khuyến cáo tẩy giun hàng năm hoặc 2 năm 1 lần.

- Liều khuyến cáo là liều duy nhất Albendazole 400mg và Mebendazole 500mg.

Nên uống thuốc tẩy giun khi nào?

Các thuốc tẩy giun ngày nay không cần uống sau khi nhịn đói hay sử dụng thuốc xổ [thuốc nhuận tràng] như trước đây. Bạn có thể uống thuốc vào bất kỳ thời gian nào trong ngày sau khi ăn xong, tốt nhất nên uống sau bữa ăn tối 2 tiếng.

Đối với trẻ nhỏ, bạn nên nghiền viên thuốc và pha với nước cho trẻ uống. Để tăng hiệu quả, bạn cũng nên nhai viên thuốc trước khi uống với nước. Sau khi uống thuốc, bạn vẫn có thể ăn uống bình thường.

Uống thuốc tẩy giun bao lâu có tác dụng?

Sau khi uống, thuốc sẽ bắt đầu được hấp thu và phát huy tác dụng ngay nhưng có thể mất vài ngày để tiêu diệt hết giun. Trường hợp bạn được bác sĩ chỉ định tẩy giun, hãy sử dụng đúng liều lượng và đúng theo thời gian được hướng dẫn.

Albendazole và Mebendazole không tiêu diệt được trứng giun nên bạn vẫn có nguy cơ bị tái nhiễm hoặc lây truyền sang cho người khác. Do đó, để đảm bảo hiệu quả tẩy giun và ngăn ngừa tái phát, bạn nên dùng thêm một liều thuốc sau 2 tuần.

Uống thuốc tẩy giun có đi ngoài ra giun không?

Bình thường, sau khi uống thuốc vài tiếng hay vài ngày, bạn sẽ có cảm giác buồn đi đại tiện để tống xác giun ra ngoài theo phân. Các loại thuốc tẩy giun trước đây đào thải xác giun hoặc giun còn nguyên ra ngoài nên bạn có thể nhìn thấy giun trong phân. Thế nhưng ngày nay, các thuốc mới đều tác động làm cho giun tự tiêu trong phân nên bạn sẽ không còn gặp tình trạng đi ngoài ra giun sau khi uống thuốc tẩy giun nữa.

Nguồn: //thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/nen-uong-thuoc-tay-giun-khi-nao-uong-thuoc-tay-giu...Nguồn: //thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/nen-uong-thuoc-tay-giun-khi-nao-uong-thuoc-tay-giun-bao-lau-thi-giun-chet-d304019.html

Theo Khánh Hằng [thoidaiplus.suckhoedoisong.vn]

Video liên quan

Chủ Đề