Ưu nhược điểm của các phương pháp sấy

77 / 100

Sấy lạnh có lẽ là một phương pháp khá lạ với nhiều người tiêu dùng hiện nay, sấy lạnh dùng để sấy thực phẩm khô nhằm bảo quản chúng lâu dài hơn. Với yêu cầu giữ nguyên màu sắc, mùi vị và hàm lượng chất dinh dưỡng có trong hoa quả thì sấy lạnh luôn là một phương thức được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, ưu điểm và nhược của phương pháp sấy lạnh công nghiệp là gì? Chúng ta cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Trước khi tìm hiểu về ưu điểm và nhược của phương pháp sấy lạnh công nghiệp, thì chúng ta nên biết cụ thể định nghĩa và nguyên lý làm việc của nó như thế nào.

Đây là một phương pháp sấy sản phẩm khô ở nhiệt thấp từ 10 – 60 độ C, giúp sản phẩm khô nhanh mà không cần tới nhiệt độ cao. Sấy lạnh sử dụng hệ thống hút ẩm và hệ thống lạnh để đảm bảo mọi hoạt động trong quá trình sấy diễn ra đều và nhanh chóng.

Với nguyên lý tách nước ra khỏi sản phẩm sấy trong nhiệt độ môi trường nên sản phẩm được bảo quản lâu hơn, hàm lượng chất dinh dưỡng, mùi vị, màu sắc được cũng được giữ nguyên.

Ưu nhược điểm của các phương pháp sấy
may-say-lanh-thuc-pham

Phương pháp sấy lạnh hoạt động trên nguyên lý tạo ra độ chênh lệch áp suất hơi nước giữa vật liệu sấy và không khí khô bằng cách giảm áp suất trong luồng khí sấy nhờ giảm lượng chứa ẩm. Ở phương pháp sấy lạnh, nhiệt độ trong buồng sấy nhỏ hơn nhiệt độ bên trong sản phẩm sấy.

Nói cách khác, ở phương pháp sấy lạnh, gradient nhiệt độ và gradient áp suất có cùng dấu nên gradient nhiệt độ không kìm hãm quá trình dịch chuyển ẩm như khi sấy nóng mà ngược lại, nó có tác dụng tăng cường quá trình dịch chuyển ẩm trong lòng sản phẩm sấy ra ngoài để bay hơi làm khô. Khi đó ẩm trong vật liệu dịch chuyển ra bề mặt và từ bề mặt vào môi trường có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn nhiệt độ môi trường hoặc cũng có thể nhỏ hơn 0 độ C.

Ưu nhược điểm của các phương pháp sấy
may-say-hoa-lanh

Kỹ thuật sấy lạnh là phương pháp sấy hiện đại có thể đáp ứng được cả yêu cầu về kinh tế và bảo vệ môi trường sống . Việc ứng dụng nghiên cứu sử dụng nguyên lý sấy lạnh được chú ý, từ đó thay thế những phương pháp sấy truyền thống đem đến những lợi ích cho ngành nông sản và cả môi trường. Nếu đã hiểu về máy sấy lạnh là gì thì AGRITECH xin tóm gọn những ưu điểm chính của phương pháp này như sau:

– Máy sấy lạnh được sấy ở nhiệt độ môi trường nên đảm bảo được màu sắc, mùi vị từ nhiên và đặc biệt là hàm lượng chất dinh dưỡng bao gồm: dưỡng chất, vitamin, hoạt tính,…

– Quá trình sấy sản phẩm khép kín và hoạt động một cách độc lập nên luôn đảm bảo được vệ sinh, không bị vi khuẩn xâm nhập vào sản phẩm sấy.

– Vì sấy ở nhiệt độ thấp nên tiết kiệm được điện năng so với phương pháp thông thường khác (lên tới 40%). Phương pháp sấy thường mất 1KW điện để tách 1,2kg nước, còn sấy lạnh thì 1KW có thể tách được tới 3 kg nước.

– Thời gian sấy nhanh vì không khí trước khi được đưa vào buồng sấy đã được làm khô. Thời gian sấy lạnh chỉ khoảng từ 6 đến 8 tiếng.

– Sấy lạnh thích hợp để sấy đa dạng các sản phẩm nhạy cảm với nhiệt, dễ nóng chảy như đông trùng hạ thảo, nấm linh chi…

Hiện nay, đã có nhiều nơi sản xuất và cung cấp máy sấy lạnh, một trong số đó là AGRITECH. Hãng AGRITECH sử dụng công nghệ tích hợp tiên tiến và hiện đại vào trong quá trình sấy, mang lại kết quả sản phẩm đạt chất lượng tốt nhất.

Không có một thiết bị nào là hoàn hảo 100% về mọi mặt, nó chỉ được nâng cao chất lượng, tối ưu hóa và tiết kiệm tùy vào trường hợp khác nhau. Máy sấy lạnh cũng không phải là một trường hợp ngoại lệ, dưới đây là những nhược điểm của máy sấy.

  • Chi phí đầu tư ban đầu sẽ tốn kém hơn rất nhiều so với các loại máy sấy thông thường khác. Máy sấy lạnh thường phải nhập khẩu bên ngoài nên thời gian chờ hàng về khá lâu
  • Quá trình vận hành và bảo dưỡng cũng phức tạp hơn rất nhiều.
  • Người vận hành máy phải am hiểu rõ về cách thức hoạt động và quy trình làm lạnh của máy, phải lưu ý tới độ kín của buồng sấy.
  • Máy sấy lạnh công nghiệp cồng kềnh nên vận hành phức tạp, chi phí vận hành và bảo dưỡng lớn..

Nói chung máy sấy lạnh cũng là một thiết bị quan trọng và phổ biến trong ngành kinh doanh thực phẩm khô vì nhu cầu con người ngày một tăng. Hiểu được nhu cầu đó, đã mang tới cho khách hàng những thiết bị có chất lượng cao, được áp dụng công nghệ hiện đại với giá thành hợp lý không chỉ dành cho các doanh nghiệp mà cũng có thể dùng trong gia đình. Hãy liên hệ tới AGRITECH để được tư vấn chi tiết hơn về máy sấy lạnh nhé.

Ưu nhược điểm của các phương pháp sấy
dia-chi-mua-thapchung-cat-ruou-agritech

3. Những ưu và nhược điểm sấy thăng hoa

- Ưu điểm của sấy thăng hoa

Phương pháp sấy thăng hoa áp dụng trong sản xuất thực phẩm có nhiều ưu điểm đáng chú ý như:

  • Thực phẩm giữ được hàm lượng dinh dưỡng, màu sắc, mùi vị, hình dạng như ban đầu: Sấy thăng hoa giúp hạn chế sự thất thoát hàm lượng dinh dưỡng tự nhiên của sản phẩm. Có thể thấy rõ điều này qua các thí nghiệm, phân tích hàm lượng dinh dưỡng trước và sau khi sấy một số loại rau củ như:

-Hàm lượng dinh dưỡng của ớt chuông trước khi sấy: 100%

-Hàm lượng dinh dưỡng rau bó xôi khi sấy nhiệt: 53%

-Dinh dưỡng trong rau bó xôi khi phơi khô dưới ánh nắng mặt trời: 34%

-Hàm lượng dinh dưỡng rau bó xôi sau khi sấy thăng hoa: 100%

  • Trọng lượng nhẹ, dễ vận chuyển: Sau khi sấy, thực phẩm có trọng lượng nhẹ, do đó dễ dàng di chuyển đi xa. 
  • Thời gian sử dụng dài: Thực phẩm sau khi sấy thăng hoa có độ ẩm rất thấp nên các vi sinh vật gây hư hỏng thực phẩm không thể phát triển. Do đó, sản phẩm sau sấy không cần dùng bất cứ chất bảo quản gì vẫn có hạn dùng lâu. 

- Nhược điểm sấy thăng hoa

Trong các phương pháp sấy hiện nay trên thị trường, sấy thăng hoa đã khẳng định được ưu điểm vượt trội của mình. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, sấy thăng hoa cũng có nhược điểm nhất định.

Sấy thăng hoa quy mô công nghiệp đòi hỏi sự đầu tư lớn cả về hệ thống máy sấy hiện đại, nhân công vận hành trình độ kỹ thuật cao, quy trình vận hành, bảo trì đúng lúc, đúng cách. Bên cạnh đó, đi cùng với chất lượng sản phẩm, chi phí sản xuất sản phẩm sấy thăng hoa khá cao so với các phương pháp sấy khác. 

Mong rằng với những thông tin trên sẽ giúp nhiều người hiểu rõ hơn về phương pháp sấy thăng hoa và những ưu điểm, nhược điểm của phương pháp sấy này. Thay vì chọn những loại thực phẩm sấy sử dụng chất bảo quản và làm mất đi hàm lượng dinh dưỡng của thực phẩm, bạn hoàn toàn có thể chọn cho mình những sản phẩm sấy thăng hoa chất lượng cao, đảm bảo dinh dưỡng không bị mất đi sau quá trình sấy.


Sấy là quá trình làm giảm độ ẩm sản phẩm đến một giá trị mong muốn nhằm mục đích bảo quản hoặc chế biến thành một sản phẩm khác. Định nghĩa theo cách dân gian dễ hiểu, sấy là làm khô sản phẩm.

Nguyên tắc chung của quá trình sấy là cấp nhiệt lượng để làm ẩm trong sản phẩm bốc hơi. Người ta sẽ dùng nhiều phương pháp để hơi ẩm đó thoát ra ngoài. Nhờ vậy, sản phẩm được giảm lượng ẩm và trở nên khô hơn.

Mục đích của quá trình sấy thường là để bảo quản sản phẩm. Sản phẩm tươi có độ ẩm cao sẽ thúc đẩy nhanh quá trình oxy hóa. Do đó, người ta sấy khô để tăng thời hạn sử dụng sản phẩm.

Sấy được sử dụng trong rất nhiều ngành sản xuất công nghiệp như sấy thực phẩm, nông sản, sấy vải, quần áo, sấy sơn tĩnh điện, sấy gỗ … Hai Tấn hiện nay đang phục vụ cho ngành sấy thực phẩm, nông sản.

CÁC CÔNG NGHỆ SẤY PHỔ BIẾN

Hiện nay, có 05 công nghệ sấy được sử dụng phổ biến bao gồm: sấy nhiệt gió, sấy bơm nhiệt, sấy lạnh, sấy chân không và sấy thăng hoa.

Công nghệ sấy nhiệt gió

Sấy nhiệt gió là phương pháp sử dụng nhiệt lượng được đốt từ các loại nhiên liệu làm cho ẩm trong sản phẩm bốc hơi và thoát ra ngoài. 

Thiết bị sấy nhiệt gió thường có bộ phận gia nhiệt, quạt đối lưu và bộ phận xả ẩm.

Nguồn nhiệt phổ biến để sấy nhiệt gió là đốt than, củi, dầu, gas (thông qua lò đốt trực tiếp, gián tiếp hoặc nồi hơi), đốt điện (điện trở) hoặc nhiệt nóng mặt trời (nhà sấy, nhà phơi…)

Sấy nhiệt gió có thể triển khai ở nhiệt độ từ 40 độ C trở lên. Thông thường, quá trình sấy nhiệt gió hiện đại diễn ra ở mức nhiệt 70-80 độ C sẽ cho hiệu quả kinh tế tối ưu nhất.

Công nghệ sấy bơm nhiệt

Sấy bơm nhiệt là phương pháp dùng chu trình nhiệt lạnh để bơm nhiệt lượng có trong môi trường tự nhiên (phát ra từ mặt trời, các thiết bị hoặc từ khí thải từ buồng sấy) vào buồng sấy. Các máy sấy bơm nhiệt điện đại còn có chức năng làm khô không khí sấy, nhờ nguyên tắc “bẫy nhiệt” từ dàn lạnh.

Kết cấu của một máy sấy bơm nhiệt thường bao gồm máy bơm nhiệt, nguồn nhiệt phụ, quạt đối lưu, bộ phận xả ẩm.

Máy sấy bơm nhiệt sử dụng điện.

Sấy bơm nhiệt chỉ có thể triển khai được trong khoảng nhiệt từ 30-70 độ C. Lưu ý, ở nhiệt độ càng cao thì hiệu suất bơm nhiệt càng giảm. Hiệu quả cao nhất của sấy bơm nhiệt nằm ở khoảng nhiệt 50-60 độ C.

Công nghệ sấy lạnh

Sấy lạnh là một khái niệm đang được sử dụng khá lẫn lộn ở thị trường Việt Nam. Hầu hết các nhà sản xuất máy sấy đang gọi máy sấy bơm nhiệt của họ là máy sấy lạnh. Và mãi cho đến nay, vẫn chưa thực sự có một khái niệm chính thống về sấy lạnh ở nước ta.

Theo Hai Tấn, sấy lạnh là phương pháp sấy dùng không khí lạnh từ 0-20 độ C với độ ẩm thấp để sấy khô sản phẩm. Sấy ở nhiệt độ “lạnh” như thế này giúp bảo quản sản phẩm tốt hơn, đặc biệt là rau củ. Tuy nhiên, ở áp suất khí quyển, không khí có nhiệt độ thấp như vậy sẽ có khả năng hấp thụ hơi ẩm kém, dẫn tới tốc độ sấy chậm.

Phương pháp này nhắm tới sấy các sản phẩm có chứa nhiều tinh dầu (dễ bị phân hủy ở nhiệt độ trên 40 độ C), và một số sản phẩm nhạy cảm nhiệt độ như tổ yến …

Do chưa có nhiều nghiên cứu cũng như chưa chế tạo thiết bị sấy lạnh nên Hai Tấn chỉ xin dừng lại ở mức độ khái niệm và phân biệt chứ không phân tích sâu hơn.

Công nghệ sấy chân không

Sấy chân không là phương pháp sấy sản phẩm ở áp suất chân không. Sản phẩm sấy được gia nhiệt lên tới 30-70 độ C để làm hơi ẩm sản phẩm bốc hơi. Hơi ẩm này khi thoát ra sẽ vẫn nằm trong buồng sấy chân không và được thu vào một bẫy nhiệt và chuyển sang dạng rắn (nước đá).

Nhờ việc rút chân không nên buồng sấy gần như không có không khí. Do đó, quá trình oxy hóa không xảy ra giúp cho chất lượng sản phẩm được bảo toàn. Theo lý thuyết, các dưỡng chất có trong sản phẩm có thể giữ được tới 96% so với hàng tươi.

Trong phương pháp sấy chân không, hàng hóa không được cấp đông. Hơi ẩm vẫn ở dạng lỏng bốc hơi thành rắn. Do đó, sản phẩm vẫn bị co ngót.

Thiết bị sấy chân không sẽ bao gồm buồng sấy có khả năng rút chân không, máy bơm chân không, hệ thống nhiệt lạnh. 

Công nghệ sấy thăng hoa

Sấy thăng hoa là phương pháp sấy sản phẩm ở áp suất chân không và sản phẩm được cấp đông. Khi quá trình thăng hoa xảy ra, hơi ẩm ở dạng rắn (đá) sẽ thăng hoa trực tiếp sang dạng hơi và thoát ra ngoài. Hơi ẩm đó sẽ được thu vào một bẫy nhiệt để trở lại dạng rắn và tiếp tục nằm trong buồng chân không.

Ở phương pháp này, ngoài việc sản phẩm không bị oxy hóa nhờ buồng sấy đã được hút gần hết không khí, sản phẩm còn giữ được nguyên hình dạng nhờ nước thăng hoa từ dạng rắn sang dạng khí.

Trong quá trình sấy, sản phẩm vẫn được gia nhiệt lên tới 50-70 độ C để thúc đẩy quá trình thăng hoa. 

Thiết bị sấy thăng hoa gần tương tự như sấy chân không. Tuy nhiên, điều kiện để đạt thăng hoa khó khăn hơn nên thiết bị cần công suất lớn hơn nhiều so với sấy chân không. Tốc độ sấy của phương pháp này cũng chậm hơn sấy chân không 2-3 lần.

ƯU NHƯỢC ĐIỂM VÀ ỨNG DỤNG

Cả 5 công nghệ sấy trên đều được sử dụng rộng rãi hiện nay. Mỗi công nghệ phù hợp với một ngành nghề, sản phẩm đặc thù và có những ưu nhược điểm riêng.

Công nghệ sấy càng tiên tiến thì chất lượng sản phẩm sấy càng tốt hơn, đi kèm với giá thành cao hơn.

Sấy nhiệt gió

Công nghệ sấy nhiệt gió có chi phí đầu tư rẻ nhất, tuy nhiên cũng là phương pháp kém nhất để bảo tồn chất lượng sản phẩm. Các sản phẩm dùng phương pháp sấy nhiệt gió thường thuộc những loại sau:

  • Sản phẩm có số lượng nhiều, có lớp vỏ bảo vệ: lúa, bắp, cà phê …
  • Sản phẩm có giá trị gia tăng công đoạn sấy thấp: than, cám, phân …
  • Sản phẩm dễ thoát ẩm, cần tốc độ sấy cao: bún, phở, hủ tiếu, bánh tráng …
  • Sản phẩm cần nhiệt độ cao: ruốc bông, khô gà, mứt …
Các sản phẩm phù hợp với sấy nhiệt gió

Sấy bơm nhiệt

Công nghệ sấy bơm nhiệt cho phép sấy sản phẩm ở nhiệt độ thấp hơn với tốc độ sấy nhanh hơn. Ở điều kiện này, các dưỡng chất trong sản phẩm sẽ ít bị oxy hóa hơn, giúp sản phẩm có chất lượng tốt hơn. Ngoài ra, máy sấy bơm nhiệt có mức tiêu hao năng lượng ít hơn tới 50% so với sấy nhiệt gió (do chúng không đốt nhiệt liệu để tạo nhiệt mà chúng hấp thụ nhiệt có trong môi trường xung quanh). Nhược điểm của sấy bơm nhiệt là giá thành thiết bị có thể cao hơn 30-40% so với máy sấy điện trở cùng công suất.

Các sản phẩm phù hợp sử dụng công nghệ sấy bơm nhiệt thường là:

  • Các sản phẩm giàu đường, vitamin, axit amin … như trái cây, rau, củ, dược liệu…
  • Các sản phẩm có thời gian sấy lâu, khả năng thoát ẩm khó khăn: khô bò, khô trâu, khô cá…
Các sản phẩm phù hợp với sấy bơm nhiệt

Sấy lạnh

Công nghệ sấy lạnh cho phép sấy sản phẩm ở nhiệt độ lạnh. Ở nhiệt độ này, quá trình oxy hóa bị ức chế và giảm thiểu. Tuy vậy, tốc độ sấy chậm là nhược điểm lớn của phương pháp này. Ngoài ra, giá thành thiết bị sấy cũng khá cao.

Các sản phẩm phù hợp sử dụng công nghệ sấy lạnh bao gồm:

  • Các sản phẩm chứa tinh dầu dễ phân hủy: sả, bạc hà, hương nhu, hoa, quế, hồi…
  • Các sản phẩm nhạy cảm nhiệt độ: chè xanh, dược liệu, yến sào nguyên tổ …
Các sản phẩm phù hợp với sấy lạnh

Sấy chân không

Công nghệ sấy chân không giữ được tới 96% dưỡng chất như sản phẩm tươi. Ưu điểm của phương pháp này là hiện tượng oxy hóa gần như không diễn ra trong quá trình sấy vì buồng sấy đã được rút chân không. Nhược điểm của công nghệ này là thiết bị sấy đắt tiền, công suất sấy cũng chậm hơn so với sấy bơm nhiệt.

Các sản phẩm phù hợp sử dụng công nghệ sấy chân không bao gồm:

  • Các sản phẩm thực phẩm chế biến dạng cao cấp: trái cây, rau, củ, dược liệu…
  • Các sản phẩm dễ bị oxy hóa: dược liệu…
  • Các sản phẩm cần bảo tồn dưỡng chất: một số loại đặc sản, dược liệu…
Các sản phẩm phù hợp với sấy chân không

Sấy thăng hoa

Công nghệ sấy thăng hoa không chỉ giữ được 96% dưỡng chất mà còn giữ được hình dạng và màu sắc sản phẩm. Tương tự sấy chân không, quá trình sấy thăng hoa, hiện tượng oxy hóa gần như không xảy ra. Sản phẩm sấy thăng hoa được cấp đông và giữ ở dạng rắn suốt quá trình sấy nên không bị co ngót. Nhược điểm của sấy thăng hoa là thời gian sấy lâu hơn gấp 3 lần sấy chân không. Thiết bị sấy thăng hoa đòi hỏi công suất cao nên cũng đắt tiền hơn (thường đắt hơn 2 lần).

Sấy thăng hoa có thể sấy tốt đa dạng sản phẩm. Tuy nhiên, rào cản lớn nhất của công nghệ này là chi phí cao. Do đó, chỉ có một số ít các sản phẩm phù hợp để sử dụng công nghệ thăng hoa:

  • Đông trùng hạ thảo.
  • Sâm.
  • Tổ yến tinh chế ăn liền.
  • Sầu riêng, tôm khô cao cấp.
Các sản phẩm phù hợp với sấy thăng hoa

Hai Tấn đang cung cấp những thiết bị sấy nào?

Công ty CP Máy sấy Hai Tấn là nhà sản xuất máy sấy chuyên các dòng máy sấy điện trở (máy sấy nhiệt), máy sấy bơm nhiệt và máy sấy thăng hoa (máy sấy đông khô). Tại thời điểm văn bản này được phát hành, Hai Tấn đang duy trì sản xuất 04 dòng sản phẩm bao gồm:

  • Máy sấy điện trở HTD.
  • Máy sấy điện trở nhiệt thấp HT-PD.
  • Máy sấy bơm nhiệt HTB.
  • Máy sấy thăng hoa HT-FD.

Công nghệ sấy lạnh và sấy chân không hiện đang được chúng tôi nghiên cứu và sẽ cho ra sản phẩm trong thời gian sớm nhất.

Hai Tấn có kinh nghiệm sản xuất máy sấy hơn 5 năm, đã từng thi công khá nhiều công trình lớn. Chúng tôi có đủ năng lực để thực hiện các yêu cầu khắt khe của quý khách hàng. Chúng tôi rất mong nhận được sự tin tưởng và tín nhiệm của quý khách. Mọi chi tiết xin liên hệ theo số hotline ở đầu trang web.