Văn bằng 2 có liên thông đại học

I. Chỉ tiêu tuyển sinh
Chỉ tiêu tuyển sinh: 500 sinh viên.
II. Phương thức tuyển sinh
Văn bằng đại học thứ 2: Xét tuyển dựa vào kết quả của văn bằng đại học thứ nhất.
Đại học liên thông từ trình độ trung cấp: Xét tuyển dựa vào kết quả của văn bằng trung cấp.
Đại học liên thông từ trình độ cao đẳng
Thí sinh phải dự thi 3 môn: Một môn cơ bản, một môn cơ sở ngành và một môn chuyên ngành.
III. Hồ sơ đăng ký tuyển sinh
Phiếu đăng ký dự thi [theo mẫu của Trường Đại học Quảng Bình];
Bản sao bằng tốt nghiệp [Công chứng];
Bản sao bảng điểm học tập toàn khoá [Công chứng];
VI. Thời gian tuyển sinh [ dự kiến]
– Nhận hồ sơ: Từ ngày thông báo cho đến hết ngày 25/11/2021
– Dự kiến: Thời gian ôn tập và thi tuyển: tháng 27,28/11//2021
V. Thời gian đào tạo
– Đại học liên thông [Từ Trung cấp lên Đại học]: khoảng 3,5 năm.
– Đại học liên thông [Từ Cao đẳng lên Đại học]: khoảng 1,5 năm.
– Văn bằng Đại học thứ 2: khoảng 2 năm.
VI. Lệ phí tuyển sinh
Văn bằng Đại học thứ 2 [xét tuyển]:000 đồng/hồ sơ.
Đại học liên thông từ trình độ Trung cấp [xét tuyển]: 100.000 đồng/hồ sơ
Đại học liên thông từ trình độ Cao đẳng [thi tuyển]: 300.000 đồng/hồ sơ
VII. Nơi nộp hồ sơ tuyển sinh [có thể nộp qua đường bưu điện]
Phòng Đào tạo – Trường Đại học Quảng Bình
312 Lý Thường Kiệt – TP. Đồng Hới – Quảng Bình
ĐT: 0232. 3824052          Website: //tuyensinh.qbu.edu.vn/

Trong thời gian vừa qua Dân trí liên tục nhận được thắc mắc của các bạn độc giả về vấn đề đào tạo văn bằng 2. Trong số những thắc đó, không ít các bạn sinh viên đã hiểu sai lầm một cách cơ bản về việc đào tạo hình thức văn bằng này. Nhằm đáp ứng nhu cầu của các bạn độc giả, Dân trí xin đưa ra 9 dạng thắc mắc khi đề cập đến việc đào tạo văn bằng 2. 1. Văn bằng 2 là gì? Văn bằng đại học thứ hai là văn bằng cấp cho những người đã có ít nhất một bằng tốt nghiệp đại học, sau khi hoàn thành đầy đủ chương trình đào tạo đại học của ngành đào tạo mới, có đủ điều kiện để công nhận và cấp bằng tốt nghiệp đại học. 2. Mục đích của việc đào tạo văn bằng 2? Đào tạo để cấp bằng tốt nghiệp đại học thứ hai nhằm đáp ứng nhu cầu chuyển đổi nghề nghiệp, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng và nâng cao tính thích ứng của nguồn nhân lực trước đòi hỏi ngày càng tăng của xã hội. 3. Hình thức đào tạo văn bằng 2? Đào tạo để cấp bằng tốt nghiệp đại học thứ hai được thực hiện theo các phương thức giáo dục chính qui và không chính qui với các hệ và các hình thức học sau: - Hệ không chính qui: Học theo hình thức vừa làm vừa học [học tập trung không liên tục - hệ tại chức cũ], học từ xa, tự học có hướng dẫn. - Hệ chính qui: Học tập trung liên tục tại trường. 4. Điều kiện để học bằng đại học thứ hai? Công dân Việt Nam có đủ sức khoẻ để học tập, không trong thời gian can án hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đã có bằng tốt nghiệp đại học được đăng ký dự tuyển học bằng đại học thứ hai.Nộp đầy đủ và đúng hạn hồ sơ đăng ký dự tuyển theo qui định của trường. Đạt yêu cầu tuyển sinh theo qui định của trường. 5. Chương trình đào tạo văn bằng 2 như thế nào? Chương trình đào tạo bằng thứ hai đối với từng ngành đào tạo là chương trình đào tạo hệ chính qui của ngành học đó đang được thực hiện tại cơ sở đào tạo. Người học phải học đủ các học phần có trong chương trình đào tạo của ngành thứ hai mà khi học ngành thứ nhất chưa được học hoặc đã học nhưng chưa đủ khối lượng qui định. Người học chỉ được bảo lưu kết quả học tập đối với những học phần trong chương trình đào tạo ngành thứ nhất có số đơn vị học trình tương đương hoặc lớn hơn so với chương trình đào tạo của ngành mới và đạt từ 5 điểm trở lên. 6. Đối tượng nào thuộc diện miễn thi văn bằng 2? Việc miễn thi áp dụng đối với các trường hợp sau: - Người đã có bằng tốt nghiệp đại học hệ chính qui đăng ký vào học ngành đào tạo mới hệ chính qui hoặc hệ không chính qui trong cùng nhóm ngành và tại chính trường mà mình đã học và tốt nghiệp đại học. - Người đã có bằng tốt nghiệp đại học hệ chính qui các ngành đào tạo thuộc nhóm ngành khoa học tự nhiên đăng ký vào học ngành đào tạo mới hệ không chính qui thuộc nhóm ngành kỹ thuật, công nghệ, kinh tế, ngoại ngữ. - Người đã có bằng tốt nghiệp đại học hệ chính qui các ngành đào tạo thuộc nhóm ngành khoa học tự nhiên, kỹ thuật, công nghệ đăng ký vào học ngành đào tạo mới hệ không chính qui thuộc nhóm ngành kinh tế, ngoại ngữ. Trong trường hợp số thí sinh đăng ký dự tuyển vượt quá chỉ tiêu đào tạo được giao thì Hiệu trưởng cơ sở đào tạo tổ chức việc kiểm tra để tuyển đủ chỉ tiêu. Môn kiểm tra, nội dung, hình thức kiểm tra do Hiệu trưởng qui định và thông báo cho thí sinh. 7. Đối tượng không thuộc diện miễn thi phải thi môn gì? Những người không thuộc diện miễn thì phải thi hai môn thuộc phần kiến thức giáo dục đại cương của ngành đào tạo thứ hai. Hiệu trưởng cơ sở đào tạo qui định môn thi, nội dung, hình thức thi và thông báo trước cho thí sinh. Đối với các ngành sư phạm, an ninh quốc phòng và các ngành đặc thù thuộc lĩnh vực văn hoá, nghệ thuật, thể dục thể thao, Hiệu trưởng cơ sở đào tạo qui định cụ thể điều kiện đăng ký dự tuyển, qui định về các môn thi, nội dung, hình thức và tổ chức tuyển sinh. 8. Bằng tốt nghiệp văn bằng 2 được quy định như thế nào? Đào tạo để cấp bằng tốt nghiệp đại học thứ hai theo phương thức, hệ, hình thức học nào thì áp dụng các Qui chế hiện hành về tổ chức đào tạo, kiểm tra, thi và công nhận tốt nghiệp, cấp bằng tốt nghiệp đối với phương thức, hệ, và hình thức học đó như sau: - Người học theo hình thức vừa làm vừa học [hệ tại chức cũ], thực hiện các qui định về thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, xét và công nhận tốt nghiệp theo Qui chế của hệ không chính qui; nếu đủ điều kiện tốt nghiệp được cấp bằng đại học thứ hai theo hình thức vừa làm vừa học [hệ tại chức cũ]. -Người học theo hình thức từ xa, tự học có hướng dẫn, thực hiện các qui định về kiểm tra, thi, và công nhận tốt nghiệp theo Qui chế đối với hình thức này; nếu đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp được cấp bằng tốt nghiệp đại học theo hình thức học từ xa, tự học có hướng dẫn. -Người học theo hình thức tập trung liên tục tại trường, thực hiện đầy đủ các qui định về thi tuyển sinh, học lý thuyết, thực hành, bài tập, làm đồ án, khoá luận, làm luận văn hoặc thi cuối khoá, thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo Qui chế của hệ chính qui; nếu đủ điều kiện xét và công nhận tốt nghiệp như hệ chính qui thì được cấp bằng tốt nghiệp đại học hệ chính qui. 9. Quy định bắt buộc ghi trên bằng văn bằng 2 là gì?

Trong văn bằng tốt nghiệp ghi hình thức đào tạo, dưới dòng chữ Bằng tốt nghiệp đại học bắt buộc ghi trong ngoặc đơn dòng chữ: “Bằng thứ hai”. 

Trên đây là những thông tin giải đáp về văn bằng 2. Ngoài ra, CareerBuilder là nơi bạn có thể tìm kiếm các công việc làm hấp dẫn trên toàn quốc như việc làm parttime, việc làm biên hòa, việc làm gia lai, tuyển dụng đà nẵng, việc làm huế, việc làm củ chi, việc làm daklak,....Đồng thời, truy cập ngay CV Hay để tạo cho mình một CV thật ấn tượng nữa bạn nhé!

Trả lời:

Theo thông tin bạn nêu, chúng tôi hiểu rằng bạn muốn có văn bằng đại học thứ 2 [sau bằng đại học ngành công nghệ hóa học].

Căn cứ khoản 1 Điều 1 Quyết định số 22/2001/QĐ-BGDĐT [hết hiệu lực từ ngày 22/6/2020] thì văn bằng đại học thứ hai là văn bằng cấp cho những người đã có ít nhất một bằng tốt nghiệp đại học, sau khi hoàn thành đầy đủ chương trình đào tạo đại học của ngành đào tạo mới, có đủ điều kiện để công nhận và cấp bằng tốt nghiệp đại học.

Việc đào tạo để cấp văn bằng 2 được thực hiện theo phương thức chính quy và không chính uqy với các hệ và các hình thức học sau:

  • Hệ không chính quy: Học theo hình thức vừa làm vừa học, học từ xa, tự học có hướng dẫn;
  • Hệ chính quy: Học tập trung liên tục tại trường.

Việc miễn thi văn bằng 2 áp dụng với các trường hợp sau:

- Đã có bằng đại học hệ chính quy đăng ký học ngành đào tạo mới hệ chính quy hoặc không chính quy trong cùng nhóm ngành và tại chính trường mà mình đã học và tốt nghiệp đại học;

- Đã có bằng tốt nghiệp đại học hệ chính quy các ngành đào tạo thuộc nhóm ngành khoa học tự nhiên đăng ký vào học ngành đào tạo mới hệ không chính quy thuộc nhóm ngành: Kỹ thuật, công nghệ, kinh tế, ngoại ngữ;

- Đã có bằng tốt nghiệp đại học hệ chính quy các ngành đào tạo thuộc nhóm ngành khoa học tự nhiên, kỹ thuật, công nghệ đăng ký vào học ngành đào tạo mới hệ không chính quy thuộc nhóm ngành kinh tế, ngoại ngữ.

Nếu không thuộc các trường hợp nêu trên và muốn đăng ký học để lấy văn bằng 2 hệ chính quy phải thi 02 môn thuộc phần kiến thức giáo dục đại cương của ngành đào tạo thứ 2.

Hiệu trưởng trường bạn dự định đăng ký học quy định môn thi, nội dung, hình thức thi và thông báo trước cho thí sinh.

Theo đó, bạn tìm hiểu thông tin trên trang đăng ký tuyển sinh hoặc trực tiếp tại Phòng đào tạo của trường bạn muốn đăng ký học ngành Tâm lý học để nộp đầy đủ và đúng hạn hồ sơ đăng ký dự tuyển theo quy định của trường.

Về cơ bản, Thông tư 09/2020/TT-BGDĐT thay thế Quyết định 22/2001 cũng vẫn quy định quyền tự chủ cho cơ sở đào tạo trong việc tuyển sinh đào tạo văn bằng 2.

Quý khách có bất kỳ vấn đề nào cần tư vấn, hãy đặt câu hỏi cho các luật sư để được tư vấn một cách nhanh chóng nhất!

Video liên quan

Chủ Đề