Ví dụ quy định về quyền và nhiệm vụ của nhà giáo và người học trong luật gd hiện hành

Từ khóa liên quan số lượng

Câu hỏi Ngày hỏi

Ngày hỏi:23/07/2019

 Hệ thống giáo dục quốc dân

Tôi là phụ huynh của em Gia Hân. Bé học tập khá tốt, nhiều năm đạt loại giỏi và được dự thi các kỳ thi tuyển cấp trường. Ban biên tập cho tôi hỏi quyền của người học được pháp luật quy định như thế nào trong Luật Giáo dục vừa được ban hành? Cảm ơn rất nhiều!

Nội dung này được Ban biên tập LawNet tư vấn như sau:

  • Căn cứ Điều 83 Luật Giáo dục 2019 [có hiệu lực từ 01/7/2020] quy định về quyền của người học, cụ thể như sau:

    1. Được giáo dục, học tập để phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của bản thân.

    2. Được tôn trọng; bình đẳng về cơ hội giáo dục và học tập; được phát triển tài năng, năng khiếu, sáng tạo, phát minh; được cung cấp đầy đủ thông tin về việc học tập, rèn luyện của mình.

    3. Được học vượt lớp, học rút ngắn thời gian thực hiện chương trình, học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định, học kéo dài thời gian, học lưu ban, được tạo điều kiện để học các chương trình giáo dục theo quy định của pháp luật.

    4. Được học tập trong môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh.

    5. Được cấp văn bằng, chứng chỉ, xác nhận sau khi tốt nghiệp cấp học, trình độ đào tạo và hoàn thành chương trình giáo dục theo quy định.

    6. Được tham gia hoạt động của đoàn thể, tổ chức xã hội trong cơ sở giáo dục theo quy định của pháp luật.

    7. Được sử dụng cơ sở vật chất, thư viện, trang thiết bị, phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, văn hóa, thể dục, thể thao của cơ sở giáo dục.

    8. Được trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp của mình kiến nghị với cơ sở giáo dục các giải pháp góp phần xây dựng cơ sở giáo dục, bảo vệ quyền, lợi ích của người học.

    9. Được hưởng chính sách ưu tiên của Nhà nước trong tuyển dụng vào các cơ quan nhà nước nếu tốt nghiệp loại giỏi và có đạo đức tốt.

    10. Được cử người đại diện tham gia hội đồng trường theo quy định.

    Trên đây là nội dung quy định về quyền của người học.

    Trân trọng!


Nhà giáo có những nhiệm vụ sau đây:

Giáo dục, giảng dạy theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục, thực hiện đầy đủ và có chất lượng chương trình giáo dục;

-Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và điều lệ nhà trường;

-Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng nhân cách của người học, đối xử công bằng với người học, bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học;

-Không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học;

-Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

Nhà giáo có những quyền sau đây:

-Được giảng dạy theo chuyên ngành đào tạo;

-Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ;

-Được hợp đồng thỉnh giảng và nghiên cứu khoa học tại các trường, cơ sở giáo dục khác và cơ sở nghiên cứu khoa học với điều kiện bảo đảm thực hiện đầy đủ nhiệm vụ nơi mình công tác;

-Được bảo vệ nhân phẩm, danh dự;

-Được nghỉ hè, nghỉ Tết âm lịch, nghỉ học kỳ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ luật lao động.

Người học cần: 

- Tuân thủ nội quy trong trường

- Học và làm bài đầy đủ.

- Có kỷ luật và tôn trọng giáo viên

- Làm tốt nội quy học sinh.

Nghề nhà giáo được ví như một nghề trồng người tức là tạo nên những con người có tư duy và phẩm chất tích cực góp phần xây dựng và phát triển đất nước văn minh và tiến bộ hơn. Đây chính là yếu tố quyết định nên vị thế, tầm quan trọng của nhà giáo trong xã hội. Vậy nhà giáo thực hiện nhiệm vụ gì?. Trong bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ làm rõ vấn đề này.

Nhà giáo hay còn gọi là giáo viên [giảng viên] được hiểu là người giảng dạy, giáo dục cho học sinh, sinh viên, lên kế hoạch, tiến hành các tiết dạy học, thực hành và phát triển các khóa học cho học sịnh các cấp khác nhau phù hợp với độ tuổi và nằm trong chương trình giảng dạy của nhà trường đề ra đồng thời cũng là người kiểm tra, ra đề, chấm điểm thi cho học sinh, sinh viên để đánh giá chất lượng, năng lực của từng học sinh theo quy định của nhà trường và pháp luật.

Căn cứ theo Điều 69 Luật Giáo dục 2019 quy định nhà giáo thực hiện 4 nhiệm vụ sau đây:

Thứ nhất: Giảng dạy, giáo dục theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục, thực hiện đầy đủ và có chất lượng chương trình giáo dục.

Mục tiêu giáo dục nhằm phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân; có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế.

Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục xã hội chủ nghĩa có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng. Hoạt động giáo dục được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.

Chương trình giáo dục đó là sự trình bày có hệ thống một kế hoạch tổng thể các hoạt động giáo dục trong một thời gian xác định, trong đó nêu lên các mục tiêu học tập mà người học cần đạt được, đồng thời xác định rõ phạm vi, mức độ nội dung học tập, các phương tiện, phương pháp, cách thức tổ chức học tập, cách đánh giá kết quả học tập v.v nhằm đạt được các mục tiêu học tập đề ra.

Thứ hai: Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, điều lệ nhà trường, quy tắc ứng xử của nhà giáo.

Nghĩa vụ công dân là việc Nhà nước đòi hỏi công dân phải thực hiện những hành vi cần thiết khi Nhà nước yêu cầu, nếu không thực hiện thì Nhà nước buộc phải áp dụng bằng mọi biện pháp từ giáo dục, thuyết phục đến cưỡng chế.

Điều lệ nhà trường hiểu đơn giản là văn bản xác lập điều chỉnh các vấn đề liên quan đến hoạt động của nhà trường.

Quy tắc ứng xử là các chuẩn mực xử sự phù hợp với nhà giáo.

Thứ ba: Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng, đối xử công bằng với người học; bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học.

Nhiệm vụ này nhằm đảm bảo hình mẫu, cốt cách của nền giáo dục. Chính nhà giáo là đối tượng để nhìn vào và đánh giá nền giáo dục đó có tiến bộ, văn minh và phát triển hay không. Vì vậy, việc giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng, đối xử công bằng với người học; bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học cần được nâng cao.

Thứ tư: Học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học.

Xã hội ngày càng phát triển, xu thế càng đòi hỏi trình độ cao hơn, nhà giáo phải luôn luôn trau dồi chuyên môn, kỹ năng và đổi mới phương pháp giảng dạy để phù hợp với người học và thực tiễn đời sống xã hội. Có như vậy mới đảm bảo được chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục. Đồng thời việc học tập, rèn luyện không ngừng của nhà giáo cũng sẽ là tấm gương để chính người học noi theo và học tập.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Giáo dục

Luật Hoàng Anh

- Luật Giáo dục đại học số 08/2012/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2012 và Luật số 34/2018/QH14 ngày 19 tháng 11 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học; sau đây gọi chung là Luật Giáo dục đại học.

- Nghị định số 141/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục đại học.

- Nghị định số 99/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học.

Căn cứ vào Điều 59 của Luật Giáo dục đại học thì người học là người đang học tập và nghiên cứu khoa học tại các cơ sở giáo dục đại học, bao gồm:

Điều 59. Người học

Người học là người đang học tập và nghiên cứu khoa học tại cơ sở giáo dục đại học, gồm sinh viên của chương trình đào tạo đại học; học viên của chương trình đào tạo thạc sĩ; nghiên cứu sinh của chương trình đào tạo tiến sĩ.”

Chương trình đào tạo là một hệ thống các hoạt động giáo dục, đào tạo được thiết kế và tổ chức thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu đào tạo, hướng tới cấp một văn bằng giáo dục đại học cho người học. Chương trình đào tạo bao gồm mục tiêu, khối lượng kiến thức, cấu trúc, nội dung, phương pháp và hình thức đánh giá đối với môn học, ngành học, trình độ đào tạo, chuẩn đầu ra phù hợp với Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Căn cứ vào Điều 60 của Luật Giáo dục đại học nhiệm vụ và quyền của người học tại các cơ sở giáo dục đại học như sau:

1. Học tập, nghiên cứu khoa học, rèn luyện theo quy định.

2. Tôn trọng giảng viên, cán bộ quản lý, viên chức và nhân viên của cơ sở giáo dục đại học; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và rèn luyện.

3. Tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường, bảo vệ an ninh, trật tự, phòng, chống tiêu cực, gian lận trong học tập và thi cử, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội. Luật Giáo dục đại học cũng quy định về các hành vi người học không được làm tương ứng với nhiệm vụ này đó là:

Điều 61. Các hành vi người học không được làm

2. Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi cử, tuyển sinh.

3. Tham gia tệ nạn xã hội, gây rối an ninh trật tự trong cơ sở giáo dục đại học hoặc nơi công cộng và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

4. Tổ chức hoặc tham gia các hoạt động vi phạm pháp luật.”

4. Được tôn trọng và đối xử bình đẳng, không phân biệt đối xử về giới, dân tộc, tôn giáo, nguồn gốc xuất thân; được định hướng nghề nghiệp và cung cấp đầy đủ thông tin về việc học tập, rèn luyện.

5. Được bảo đảm điều kiện học tập, tham gia hoạt động khoa học, công nghệ và khởi nghiệp, hoạt động rèn luyện kỹ năng hoàn thiện bản thân, tham gia hoạt động đoàn thể, hoạt động vì cộng đồng và hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao.

Theo Khoản 2 Điều 3 của Nghị định số 99/2014/NĐ-CP ngày 25 tháng 10 năm 2014 của Chính phủ quy định việc đầu tư phát triển tiềm lực và khuyến khích hoạt động khoa học và công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học, thì hoạt động khoa học và công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học là hoạt động nghiên cứu khoa học, nghiên cứu và triển khai thực nghiệm, phát triển công nghệ, ứng dụng công nghệ, dịch vụ khoa học và công nghệ, phát huy sáng kiến và các hoạt động sáng tạo khác nhằm phát triển khoa học và công nghệ.

6. Đóng góp ý kiến, tham gia quản lý và giám sát hoạt động giáo dục và các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục.

7. Được hưởng chính sách đối với người học thuộc đối tượng hưởng ưu tiên và chính sách xã hội. Ví dụ sinh viên của chương trình đào tạo đại học là thân nhân của người có công với cách mạng thì được hưởng chế độ ưu đãi theo quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng năm 2020:

Điều 5. Chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng

Tùy từng đối tượng, người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng được hưởng chế độ ưu đãi chủ yếu như sau:

1. Trợ cấp hằng tháng, phụ cấp hằng tháng, trợ cấp một lần;

2. Các chế độ ưu đãi khác bao gồm:

d] Ưu tiên trong tuyển sinh, tạo việc làm;

đ] Hỗ trợ để theo học đến trình độ đại học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân;”

Ngoài ra, sinh viên học chương trình đào tạo đại học còn được hưởng các chính sách miễn, giảm học phí tại nơi mình học nếu thuộc các đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi giáo dục theo quy định của pháp luật. Cụ thể, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 81/2021/NĐ-CP quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo:

* Đối tượng không phải đóng học phí

Theo đó, 02 đối tượng không phải đóng học phí, gồm học sinh tiểu học trường công lập và người theo học các ngành chuyên môn đặc thù đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật Giáo dục đại học.

* Đối tượng được miễn đóng học phí ví dụ như sinh viên học tại các cơ sở giáo dục đại học là người dân tộc thiểu số có cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ hoặc ông bà [trong trường hợp ở với ông bà] thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ,…

8. Nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Giáo dục đại học

Luật Hoàng Anh

Video liên quan

Chủ Đề