Ví dụ về dạy học kiến tạo ở tiểu học môn Tiếng Việt

BM 01-Bia SKKNSỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAITrường THPT Chuyên Lương Thế VinhMã số: ................................[Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi]SÁNG KIẾN KINH NGHIỆMVẬN DỤNG LÝ THUYẾT KIẾN TẠOVÀO QUÁ TRÌNH DẠY HỌC TIẾNG VIỆTCHO HỌC SINH THPTNgười thực hiện: TRƯƠNG THU HƯỜNGLĩnh vực nghiên cứu:- Quản lý giáo dục- Phương pháp dạy học bộ môn: Ngữ văn[Ghi rõ tên bộ môn]- Lĩnh vực khác: ....................................................... [Ghi rõ tên lĩnh vực]Có đính kèm: Các sản phẩm không thề hiện trong bản in SKKN Mô hình Phần mềm Phim ảnh Hiện vật khácNăm học: 2012 - 20132BM02-LLKHSKKNSƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌCI. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN1. Họ và tên: TRƯƠNG THU HƯỜNG2. Ngày tháng năm sinh: 25/06/19823. Nam, nữ: Nữ4. Địa chỉ: tổ 3 khu phố 4 phường Long Bình – Biên Hòa – Đồng Nai5. Điện thoại:[CQ]/6. Fax:E-mail:[NR]; ĐTDĐ:7. Chức vụ: Giáo viên8. Đơn vị công tác: THPT Chuyên Lương Thế VinhII. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO- Học vị [hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ] cao nhất: Thạc sĩ- Năm nhận bằng: 2011- Chuyên ngành đào tạo: Lí luận và phương pháp dạy học Văn – Tiếng ViệtIII.KINH NGHIỆM KHOA HỌC- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy Ngữ vănSố năm có kinh nghiệm: 9 năm- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:+ Kiểm tra đánh giá và hướng dẫn học sinh kiểm tra đánh giá trong quá trìnhdạy học Tiếng Việt cho học sinh theo quan điểm kiến tạo.3BM03-TMSKKNĐề tàiVẬN DỤNG LÝ THUYẾT KIẾN TẠOVÀO QUÁ TRÌNH DẠY HỌC TIẾNG VIỆTCHO HỌC SINH THPTI. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI1. Giáo dục là một hệ thống lớn, có liên quan mật thiết đến việc hình thànhcon người, là nhân tố quyết định sự phát triển của xã hội loài người. Như vậy, đểđào tạo được những con người thật sự có đủ kiến thức; kỹ năng; có sức khỏe, đạođức và đặc biệt là có tính độc lập, tự chủ, năng động, sáng tạo, năng lực và thói quentự học suốt đời thì việc đổi mới phương pháp giáo dục là một yêu cầu tất yếu. Xuhướng chung trong việc đổi mới là chuyển trung tâm của quá trình dạy học [QTDH]từ hoạt động dạy của giáo viên [GV] sang hoạt động học của học sinh [HS], pháthuy tính tích cực, chủ động nhận thức của người học, biến quá trình dạy - học thànhquá trình tự học, tự đào tạo.2. Lý thuyết kiến tạo [LTKT] là một trong những quan điểm dạy học hiệnđại, nhấn mạnh đến vai trò chủ động của người học trong quá trình học tập vàcách thức người học thu nhận kiến thức cho bản thân. Theo đó, người học đặtmình vào trong một môi trường tích cực, phát hiện ra vấn đề, giải quyết vấn đềtheo lối đồng hóa hay điều ứng những kiến thức và kinh nghiệm đã có cho thíchứng với những tình huống mới, từ đó xây dựng nên những hiểu biết cho bản thân.Quan điểm của LTKT rõ ràng cũng rất phù hợp với xu hướng, nội dung đổi mớiPPDH ở nước ta hiện nay.3. Tiếng Việt [TV] trong nhà trường phổ thông vừa là đối tượng nghiên cứu,học tập của HS, vừa là công cụ, phương tiện để chiếm lĩnh các khoa học khác.Cùng với các môn học khác, môn TV chú trọng đào tạo HS thành những cá nhâncó năng lực sáng tạo để tham gia một cách tích cực vào sự phát triển của xã hội.Như vậy, mục tiêu dạy học TV trong nhà trường phổ thông hiện nay cũng là mụctiêu dạy học chung mà LTKT hướng đến.4. Bản thân TV là một môn học rất giàu tiềm năng trong việc rèn luyện, pháttriển tư duy, tính năng động, chủ động, tích cực cho HS vì đó là tiếng mẹ đẻ củacác em, là thứ tiếng các em đã được làm quen và và sử dụng từ khi bắt đầu tập nói.Tuy nhiên, hiện nay, trong thực tế dạy học nói chung và dạy học TV nói riêng cònnhiều bất cập.Từ những lý do cơ bản trên, chúng tôi mạnh dạn đặt ra vấn đề Vận dụng Lýthuyết kiến tạo vào việc dạy học Tiếng Việt cho học sinh trung học phổ thông4với hy vọng sẽ đề xuất được một số định hướng và biện pháp nhằm phát huy caođộ tính tích cực của HS, nâng cao chất lượng dạy học TV trong nhà trường phổthông, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục của nước ta hiện nay.II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI1. Cơ sở lý luận và thực tiễn1.1. Khái quát về LTKT và quan điểm kiến tạo trong dạy học1.1.1. Khái niệm kiến tạoTheo lý luận dạy học, LTKT [Constructivism] là một quan điểm mới về dạyhọc, dựa trên những nghiên cứu tâm lý học của Jean Piaget và Vưgôtski cho rằngquá trình nhận thức của người học về thực chất là quá trình người học tự xây dựngnên những kiến thức cho bản thân thông qua các hoạt động đồng hóa và điều ứngcác kiến thức và kỹ năng đã có để thích ứng với môi trường học tập mới.1.1.2. LTKT trong tâm lý họcJean Piaget cho rằng: các cấu trúc nhận thức không bẩm sinh mà có mà chúngđược hình thành theo hai cơ chế đồng hóa [là quá trình kết hợp trực tiếp nhữngthông tin mới vào sơ đồ nhận thức đang tồn tại để giải quyết tình huống mới] vàđiều ứng [là quá trình thay đổi, thậm chí là phải bác bỏ các kiến thức và kinhnghiệm sai lầm cũ khi nó không phù hợp với tình huống mới].Vưgôtski cũng là người có nhiều đóng góp cho tâm lý học và ứng dụng tâm lýhọc vào dạy học. Hai luận điểm quan trọng trong lý thuyết của ông là giả thuyết“vùng phát triển gần nhất” và dạy học hợp tác.1.1.3. Quan điểm về kiến tạo trong lý luận dạy họcTheo các nghiên cứu vận dụng quan điểm LTKT trong dạy học, người họckhông học bằng cách thu nhận một cách thụ động những tri thức do người kháctruyền cho, mà bằng cách đặt mình vào trong một môi trường tích cực, phát hiện ravấn đề, giải quyết vấn đề bằng cách đồng hóa hay điều ứng những kiến thức vàkinh nghiệm đã có cho thích ứng với những tình huống mới, từ đó xây dựng nênnhững hiểu biết mới cho bản thân.1.1.4. Một số luận điểm cơ bản của LTKTLuận điểm 1: Tri thức được kiến tạo một cách tích cực bởi chủ thể nhận thứcchứ không phải tiếp thu một cách thụ động từ bên ngoài.Luận điểm 2: Nhận thức là quá trình thích nghi tổ chức lại thế giới quan củachính mỗi người. Nhận thức không phải là khám phá một thế giới độc lập đang tồntại bên ngoài ý thức chủ thể.5Luận điểm 3: Học là quá trình mang tính xã hội trong đó trẻ em tự hòa mình vàocác hoạt động trí tuệ của những người xung quanh.Luận điểm 4: Những kiến thức và kinh nghiệm mà mỗi cá nhân thu nhậnđược phải đáp ứng được những nhu cầu mà tự nhiên và xã hội đặt ra.Luận điểm 5: HS đạt được kiến thức theo chu trình:Tri thức đãcó→Phánđoán→Kiểmnghiệm→Thích nghi→Kiếnthức mới1.1.5. Vai trò của GV và HS trong quá trình dạy học theo quan điểm củaLTKTLTKT nhấn mạnh vai trò trung tâm của người học trong quá trình dạy học thểhiện ở những điểm sau:+ HS phải chủ động và tích cực trong việc đón nhận và khám phá tình huốnghọc tập mới bằng nỗ lực huy động những kiến thức, kinh nghiệm đã có.+ HS phải chủ động bộc lộ những quan điểm và những khó khăn của mình khiđứng trước tình huống học tập mới.+ HS phải chủ động và tích cực trong việc thảo luận, trao đổi thông tin vớibạn học và với GV.+ HS phải tự điều chỉnh lại kiến thức của bản thân sau khi đã lĩnh hội đượccác tri thức mới, thông qua việc giải quyết các tình huống học tập.Trong dạy học kiến tạo, GV phải là người xây dựng các tình huống dạy họcchứa đựng các tri thức cần lĩnh hội, tạo dựng nên các môi trường mang tính xã hộiđể HS kiến tạo nên kiến thức mới cho mình. Do đó, vai trò của GV được thể hiệnqua các quan điểm sau:+ GV là người đánh giá tri thức và kinh nghiệm đã có của HS về vấn đề cầndạy.+ GV là người dự kiến, thiết kế các tình huống học tập, các chỉ dẫn tạo cơ hộiHS kiến tạo tri thức mới.+ GV là người tổ chức, tạo môi trường và điều khiển quá trình học tập củaHS.+ GV là người giúp HS xác lập tính đúng đắn của các tri thức khoa học.+ GV là người kiểm tra đánh giá và giúp HS kiểm tra - đánh giá.61.1.6. Mô hình dạy học theo quan điểm của LTKT+ Mô hình dạy học kiến thức mới:Vấn đề cầnnhận thứcCâu hỏi củaHS→→Khảo sátcụ thểPhản ánh→→Tri thứcmới+ Mô hình dạy học bài ôn tập:Vấn đề cần nhậnthức→Phân tích yếu tốkiến tạo→Ghi nhớ thaotác→Vậndụng1.2. LTKT với việc tích cực hóa quá trình dạy học TV cho HS phổ thông1.2.1. Tri thức và quá trình dạy học TVCó thể hiểu tri thức TV là những kiến thức có tính khoa học về TV với tưcách là một ngôn ngữ; bao gồm các khái niệm, quy tắc, các nội dung lý thuyết vềtừ vựng, ngữ pháp, phong cách học,… Dạy học TV cho HS là quá trình biến kinhnghiệm bản ngữ thành những nhận thức có tính khoa học về TV, là quá trình hìnhthành các khái niệm, quy tắc TV cho HS, bao hàm cả những hiểu biết chung vềTV, gắn với quá trình hình thành kĩ năng TV.1.2.2. Khả năng của LTKT trong việc dạy học TV cho HS phổ thông- Dạy học theo quan điểm LTKT đem lại cho HS hứng thú, sự chủ động, tíchcực học tập, vì thế có khả năng tích cực hóa quá trình nhận thức của HS.- Dạy học theo quan điểm LTKT chú trọng đến vốn tri thức, kinh nghiệm sẵn có,trong đó có vốn TV - ngôn ngữ mẹ đẻ của HS.- Trong quá trình dạy học TV theo quan điểm của LTKT, HS chính là ngườitự xây dựng nên tri thức và kĩ năng cho bản thân. Mặt khác, quá trình thảo luận,trình bày quan điểm cũng sẽ giúp HS rèn luyện thêm kĩ năng TV của bản thân.Những tri thức và kĩ năng TV được xây dựng, vận dụng càng trở nên vững chắc,lâu bền.1.3. Thực tiễn dạy học TV theo quan điểm LTKT ở trường phổ thông1.3.1. Nội dung chương trình SGK và khả năng vận dụng LTKT1.3.1.a] Nội dung chương trình sách giáo khoaKhảo sát nội dung chương trình TV trong SGK THPT cho thấy chương trình,SGK đã thay đổi, cách nhìn về môn Ngữ văn nói chung, TV nói riêng đã kháctrước; nó đòi hỏi phải thay đổi cách tiếp cận, khai thác sao cho phù hợp. SGK Ngữvăn vừa đòi hỏi phải đổi mới PPDH TV lại vừa tạo điều kiện cho GV thực hiện7thành công sự đổi mới này.1.3.1.b] Khả năng vận dụng LTKT- Nội dung chương trình SGK TV mới được xây dựng theo hướng phát huytính tích cực, chủ động kiến tạo tri thức của HS- Nội dung dạy học TV trong SGK mới được phân bố, trình bày theo nguyêntắc tích hợp và đi từ nội dung quen thuộc, gần gũi đến những kiến thức mới.- Nội dung mỗi bài học TV được trình bày theo hướng quy nạp. Kiến thứcđược hình thành thông qua hoạt động tự tìm hiểu câu hỏi và bài tập thực hành.1.3.2. Thực trạng dạy học TV của GVKhảo sát thực trạng dạy học TV cho thấy GV nhận thức tốt về những vấn đềliên quan đến việc phát huy tính chủ động tích cực của HS nói chung và vận dụngLTKT trong dạy học lý thuyết TV nói riêng. Tuy nhiên, việc tổ chức hoạt động họctập cho HS còn sơ sài và gặp nhiều lúng túng.1.3.3. Thực trạng học tập của HSKhảo sát thực trạng học tập cho thấy HS có nhận thức tốt về vai trò của trithức TV và mong muốn được tự phát hiện, xây dựng tri thức cho bản thân. Tuyvậy, mức độ nắm vững tri thức và khả năng vận dụng của các em chưa cao.Tiểu kết: Những điều đã trình bày trên đây đã chứng tỏ rằng LTKT có tiềmnăng lớn trong việc ứng dụng các tiền đề lí luận của nó vào việc hình thành tri thứcTV cho HS THPT, phù hợp với thực tiễn chương trình, nội dung dạy học, SGKmới và cả thực trạng dạy- học TV trong nhà trường THPT hiện nay.2. Cách thức tổ chức dạy học TV cho HS phổ thông theo quan điểm củaLTKT2.1. Quy trình các bước hình thành tri thức lý thuyết TV cho HS theo quanđiểm của LTKT2.1.1. Chuẩn bị: Tìm hiểu kiến thức vốn có và nhu cầu học tập của HS là mộtđặc trưng của LTKT trong quá trình hình thành tri thức lý thuyết TV cho HS.LTKT chú ý đến những kiến thức và kinh nghiệm sai lầm của HS. Đó chính là cơsở để GV xây dựng tình huống học tập, tạo điều kiện để quá trình đồng hóa và hơnnữa là điều ứng diễn ra trong nhận thức của HS.2.1.2. Tổ chức hoạt động học tập: GV tổ chức các hoạt động tạo môi trường tíchcực để HS phán đoán, kiểm nghiệm, thích nghi và tự xây dựng tri thức mới.Bước 1: Chọn và cung cấp ngữ liệu về bài họcBước 2: Dẫn dắt HS kiến tạo tri thức thông qua phân tích ngữ liệuBước 3: Tổ chức cho HS củng cố khắc sâu tri thức82.1.3. Kiểm tra đánh giá và hướng dẫn HS tự kiểm tra đánh giá: Hoạt độngkiểm tra đánh giá giúp GV thu thập thông tin phản hồi để điều chỉnh quá trình họctập của HS đạt hiệu quả tốt nhất; giúp HS kiểm nghiệm tri thức mới được xâydựng, tiếp tục điều chỉnh - điều ứng quá trình nhận thức của bản thân.2.2. Các biện pháp dẫn dắt HS tự kiến tạo tri thức TV2.2.1. Những biện pháp tìm hiểu kiến thức vốn có và nhu cầu học tập của HSa. Ý nghĩa: Theo quan điểm của LTKT thì bản chất của quá trình học tập là quátrình người học đồng hóa và điều ứng các kiến thức và kĩ năng sẵn có sao cho thíchứng với môi trường học tập mới. Do vậy, các kiến thức kĩ năng sẵn có của người họclà một trong các tiền đề quan trọng để giúp GV lựa chọn tri thức dạy học và cácPPDH phù hợp.b. Các biện pháp cụ thể1/ Kết hợp việc tìm hiểu kiến thức và nhu cầu học tập với nội dung kiểm tramiệngTrong biện pháp này, GV có thể tiến hành:- Đặt một câu hỏi kiểm tra kiến thức TV của bài trước.- Đặt một câu hỏi kiểm tra kiến thức TV đã có về nội dung bài sắp học.2/ Tìm hiểu kiến thức và nhu cầu học tập Tiếng Việt của học sinh qua phiếuđiều traPhiếu điều tra cũng có thể được sử dụng như một bài kiểm tra trắc nghiệmnhanh để GV tìm hiểu vốn tri thức, kinh nghiệm sẵn có của HS trước khi tiến hànhdạy bài mới.3/ Sử dụng phiếu học tập để tìm hiểu kiến thức và nhu cầu học tập TiếngViệt của học sinhSử dụng phiếu học tập để tìm hiểu kiến thức và nhu cầu học tập TV của HSđược áp dụng trong các bài học có nội dung kiến thức hoàn toàn mới, HS chưađược nghiên cứu ở các lớp dưới.2.2.2. Những biện pháp tạo môi trường học tập cho HS kiến tạo kiến thứca. Ý nghĩa: Tạo môi trường học tập thuận lợi cho HS kiến tạo kiến thức thểhiện nét đặc thù của PPDH TV theo quan điểm LTKT và là một điều kiện quantrọng trong quá trình học tập của HS. Môi trường học tập thuận lợi làm cho mỗi cánhân HS nhận thấy được nhu cầu, hứng thú và nhiệm vụ phải giải quyết các vấn đềhọc tập; giúp HS trao đổi - thảo luận, tìm tòi - phát hiện và giải quyết các vấn đề họctập. Khi đó, GV cũng thu được các thông tin phản hồi kịp thời và thường xuyên, tạođiều kiện để tổ chức, điều khiển quá trình học của HS đạt hiệu quả cao nhất.9b. Các biện pháp cụ thể1/ Hình thành hứng thú, nhu cầu kiến tạo tri thức cho học sinh bằng các tìnhhuống có vấn đềHoạt động học tập sẽ đạt kết quả tốt khi học sinh có hứng thú, nhu cầu tiếpnhận tri thức, kĩ năng, kĩ xảo mới. Trong QTDH, GV tạo ra những tình huống cóvấn đề, cụ thể hóa thành những câu hỏi có vấn đề, kích thích học sinh tích cực tưduy, lôi cuốn HS tham gia giải quyết các tình huống nhận thức để kiến tạo tri thứccho bản thân.Dựa vào các tình huống có vấn đề, GV tổ chức hình thành tri thức TV cho HScó thể sử dụng năm loại câu hỏi nêu vấn đề sau đây:+ Câu hỏi nêu vấn đề “tại sao”, tương đương với tình huống GV nêu ra mộthiện tượng liên quan đến ngôn ngữ, yêu cầu HS tìm ra nguyên nhân của hiện tượngđó.+ Câu hỏi nêu vấn đề lựa chọn, xuất phát từ tình huống GV nêu ra một hiệntượng ngôn ngữ và những ý kiến khác nhau về hiện tượng đó rồi yêu cầu HS bàytỏ thái độ về từng ý kiến đánh giá.+ Câu hỏi nêu vấn đề có tính chất nghịch lí, xuất phát từ tình huống GV nêura một số hiện tượng ngôn ngữ có vẻ rất phi lí nhưng thực sự lại có lí.+ Câu hỏi nêu vấn đề yêu cầu chứng minh, giải thích, xuất phát từ tình huốngGV nêu nhận xét, đánh giá về một hiện tượng ngôn ngữ rồi yêu cầu HS giải thích,chứng minh nhận xét đó.+ Câu hỏi nêu vấn đề có tính chất tổng hợp, xuất phát từ tình huống GV nêulên một loạt đối tượng và yêu cầu HS tìm đặc điểm chung của loại đối tượng đó.Trong quá trình dạy học theo quan điểm LTKT, GV có thể sử dụng câu hỏinêu vấn đề để tạo động lực thúc đẩy HS khám phá, tìm tòi lời giải và qua đó kiểmnghiệm kiến thức và kinh nghiệm đã có sẵn của mình. Khi những tri thức cũ khôngđủ để giải quyết tình huống mới, quá trình điều ứng sẽ giúp HS khắc phục khókhăn và xây dựng tri thức cho bản thân.2/ Huy động nguồn ngữ liệu từ các kiến thức và kinh nghiệm đã có của HSliên quan đến nội dung bài họcTrong việc hình thành tri thức TV cho HS theo quan điểm của LTKT, ngữliệu đóng vai trò là cơ sở để HS khám phá và lĩnh hội tri thức; là tri thức, kinhnghiệm đã có sẵn của HS, làm cơ sở cho quá trình đồng hóa và điều ứng, kiến tạotri thức mới.10Vận dụng quan điểm LTKT trong hình thành tri thức TV cho HS theo nhữnghướng sau:- Dùng ngữ liệu làm lời giới thiệu, dẫn dắt HS vào bài học một cách sinhđộng, hấp dẫn- Khai thác ngữ liệu văn học và ngữ liệu trong thực tế đời sống, dùng hoạtđộng phân tích, khái quát hóa, tương tự hóa để xây dựng tình huống học tập mớicho HS.- Khai thác các tri thức sai lầm hoặc chưa đầy đủ của HS về ngữ liệu làm tiềnđề cho việc xây dựng tình huống học tập mới.Ngữ liệu không chỉ tạo nên hứng thú, nhu cầu kiến tạo tri thức TV cho HS màcòn tạo nên hoạt động tích cực, chủ động của HS để khám phá, xây dựng tri thứcTV cho bản thân.3/ Cung cấp các điều kiện, tư liệu học tập mang tính tích hợp với nội dung bàihọc- Các tư liệu học tập cho môn TV bao gồm:+ Các mẫu ngữ liệu dùng làm cơ sở cho việc phân tích đặc điểm, tính chất củacác khái niệm, quy tắc TV.+ Những tư liệu trên mạng Internet, các SGK, sách tham khảo liên quan đếnnội dung học tập để giúp cho HS đọc, nghiên cứu và thảo luận.4/ Tổ chức các hoạt động học tập hợp tác theo nhóm để HS kiến tạo tri thứcTrong quá trình dạy học TV cho HS theo quan điểm LTKT, GV có thể chiaHS thành từng nhóm, thực hiện những nhiệm vụ học tập, từ đó hình thành tri thức.Quy trình các bước hoạt động nhóm:Bước 1: GV chia nhóm và đề ra các nhiệm vụ học tập cho nhóm, ấn định thờigian làm việc,...Bước 2: Các nhóm nhận nhiệm vụ, tập trung giải quyết vấn đề được giao.Bước 3: Đại diện các nhóm trình bày kết quả công việc trên bảng hoặc bảngphụ. Các nhóm theo dõi và đánh giá lẫn nhau.Bước 4: GV có thể yêu cầu các nhóm tự nhận xét đánh giá kết quả hoạt độngcủa nhóm mình cũng như quá trình hoạt động của các nhóm khác.Những nội dung có thể tổ chức học theo nhóm là:- Tìm hiểu kiến thức của HS liên quan đến vấn đề cần dạy.- Phân tích ngữ liệu theo định hướng dẫn dắt HS hình thành tri thức.- Giải quyết những bài tập nhận thức.- Làm bài luyện tập củng cố, khắc sâu tri thức,...115/ Thu thập và xử lý thông tin phản hồi để điều chỉnh quá trình kiến tạo trithức của HS đạt hiệu quảMột biện pháp quan trọng khác để tạo môi trường học tập cho HS kiến tạo kiếnthức, đó là bố trí các điều kiện để tổ chức cho HS được trao đổi ý tưởng của mình vớiGV và bạn bè, từ đó có được thông tin phản hồi từ phía HS. Các cách có thể triển khaitrong tiết học bao gồm:- Cá nhân HS báo cáo: HS có thể trả lời miệng, dùng bảng phụ, dùng máychiếu projecter...- Báo cáo kết quả hoạt động nhóm: Dùng bảng phụ treo lên tường tại vị trínhóm để cho các nhóm khác cùng theo dõi, dùng máy chiếu projecter,...- Kiểm tra thường xuyên đối với cá nhân HS và đánh giá chỉ số cố gắng củacả nhómThông tin phản hồi giúp GV vừa đánh giá được khả năng tiếp thu bài học củaHS, vừa có được dữ liệu cần thiết về kiến thức và kinh nghiệm đã có của HS; dựbáo chính xác những sai lầm thường gặp của HS; phát hiện những hạn chế trongquá trình tự xây dựng tri thức của HS để có hướng điều chỉnh, khắc phục kịp thời.6/ Sử dụng những hình thức củng cố mang tính gợi mở để khuyến khích HSbộc lộ quan điểm và cùng đưa ra kết luậnViệc ôn tập, củng cố trong quá trình hình thành tri thức TV cho HS theoquan điểm LTKT cần được tiến hành sao cho phát huy tối đa tính tích cực, chủđộng của bản thân HS; để kiến thức thực sự là do các em tự xây dựng và phù hợpvới nhu cầu mà tự nhiên và xã hội đặt ra. Vì thế, GV cần chú trọng tổ chức nhữnghình thức củng cố mang tính gợi mở, khuyến khích HS bộc lộ quan điểm và cùngđưa ra kết luận.- Bên cạnh hệ thống bài luyện tập, củng cố trong SGK, GV có thể chuẩn bịthêm những bài tập tương tự với những ngữ liệu mới để kích thích hứng thú họctập của HS- GV động viên HS nêu câu hỏi, trao đổi về vấn đề vừa được tìm hiểu để nắmvững kiến thức và kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.- GV có thể đưa ra các câu hỏi gợi ý, một số hiện tượng để HS thảo luận phântích, đặt thêm câu hỏi để HS hiểu thấu đáo nội dung học tập.2.2.3. Những biện pháp kiểm tra đánh giá và hướng dẫn HS tự kiểm tra, đánhgiáa. Ý nghĩa: Theo quan điểm LTKT thì HS kiến tạo tri thức dựa trên nhữngkiến thức và kinh nghiệm đã có của mình. Do đó, GV dạy học cần xác định kiểm12tra - đánh giá, ngoài việc cho điểm nhằm xác nhận kết quả học tập của HS còn làđể chuẩn bị cho kế hoạch dạy học tiếp theo, hiểu về nhu cầu nhận thức của HStrong quá trình dạy học, tìm hiểu mức độ nắm vững kiến thức của HS, giúp HS tựđánh giá mình và điều chỉnh quá trình học tập kịp thời.Thông thường, theo quan điểm dạy học truyền thống, hoạt động kiểm tra đánh giá là do GV thực hiện. Tuy nhiên, dạy học theo quan điểm LTKT, GV cầnxác định, việc HS tự kiểm tra - đánh giá là một phần quan trọng. Cho nên, GV phảicó trách nhiệm giúp đỡ, hình thành cho HS thói quen đánh giá mình, đánh giá bạnđể có kế hoạch điều chỉnh kịp thời, bổ sung hoàn thiện tri thức cho bản thân. Điềunày cũng sẽ góp phần tiết kiệm thời gian và nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học.b. Biện pháp cụ thểHình thành tri thức TV cho HS theo quan điểm LTKT vẫn tiếp tục phát huyhiệu quả nhanh chóng, tiện lợi, dễ dàng của các hình thức kiểm tra đánh giá truyềnthống. Tuy nhiên, điểm khác biệt là:- Hình thức kiểm tra vấn đáp nhanh và bài tập ngắn được chú trọng hơn vìchúng giúp GV thu được thông tin phản hồi nhanh chóng hơn; kịp thời động viên,giúp HS sửa chữa sai lầm và kích thích HS tích cực học tập một cách thườngxuyên, có hệ thống- GV cần xây dựng những bài kiểm tra kết hợp 70% tri thức kĩ năng cũ và30% tri thức, kĩ năng mới; chú ý để mức độ khó của bài kiểm tra phù hợp với trìnhđộ trung bình, nằm trong “vùng phát triển gần nhất” của đa số HS và có tính phânhóa cao; đánh giá được khả năng vận dụng của HS.- GV cần luôn đưa ra những nhận xét, đánh giá cụ thể về kiến thức và kĩ năngcủa HS về mỗi bài kiểm tra.- GV hướng dẫn cụ thể và khuyến khích HS tự đánh giá mình và đánh giábạn. Như vậy, GV cũng cần đưa ra những tiêu chí, những yêu cầu cụ thể để đánhgiá bài làm của HS.Hoạt động đánh giá có thể được cụ thể thành điểm số hoặc bằng những nhậnxét cụ thể:- GV cần có những nhận xét cụ thể về mức độ nắm vững kiến thức cũ, khả năngvận dụng, quá trình tự học ở nhà,.. của HS.- GV có thể cho điểm phát biểu xây dựng bài, điểm câu trả lời hay, điểmchuẩn bị bài,... để khuyến khích thái độ học tập tích cực của HS.- Trong quá trình tổ chức hoạt động thảo luận nhóm, GV cần theo sát từngbước hoạt động, cho những bài kiểm tra để đánh giá mức độ theo dõi, nắm vữngkiến thức của HS. GV cũng có thể cho HS tự nhận xét, đánh giá về kết quả thu13hoạch của nhóm, thái độ tích cực của từng thành viên trong nhóm và những nhómkhác,...Tiểu kết: Cách thức dạy học TV cho HS phổ thông theo quan điểm LTKTcũng đi theo định hướng dạy học TV hiện nay là quan điểm dạy học tích cực, quanđiểm giao tiếp và quan điểm tích hợp. Vận dụng những luận điểm của LTKT vàoquá trình dạy học TV cho HS phổ thông, chúng tôi cũng đã đề xuất quy trình vàcác biện pháp dẫn dắt HS tự xây dựng tri thức TV cho bản thân.III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀIQua nghiên cứu lí luận và thực tiễn, chúng tôi đã đưa ra một số định hướng,quy trình và biện pháp tổ chức hình thành tri thức TV cho HS theo quan điểmLTKT. Nhìn chung, việc dạy học vẫn đi theo quy trình và sử dụng một số biệnpháp dạy học mang tính tích cực thường được đề cập trong yêu cầu đổi mới PPDHNgữ văn, TV thời gian gần đây. Tuy nhiên, chúng tôi cũng đã mạnh dạn đổi mới ởmột số khâu như kiểm tra bài cũ, tổ chức môi trường học tập cho HS kiến tạo trithức, đa dạng và tích cực hóa các hình thức kiểm tra đánh giá,… Với những PPDHquen thuộc, chúng tôi đã vận dụng theo mục tiêu và cách thức riêng, phù hợp vớiquan điểm dạy học của LTKT. Những PPDH này cũng được xem xét cụ thể về ýnghĩa, phạm vi ứng dụng, những thao tác cụ thể và cả những yêu cầu riêng; vừađảm bảo phù hợp với định hướng dạy học tích hợp, tích cực, giao tiếp, vừa pháthuy thế mạnh riêng trong từng khâu của QTDH.Để khẳng định tính khả thi và hiệu quả của các định hướng và biện pháp màluận văn đã đề ra nhằm vận dụng LTKT vào việc hình thành các tri thức TV choHS THPT, chúng tôi cũng đã tiến hành TN trong bốn tiết dạy trên hai khối 10 và11 ở trường THPT chuyên Lương Thế Vinh. Sau khi tiến hành TN, kiểm tra, đánhgiá, thu thập và xử lí số liệu một cách khoa học, chúng tôi nhận thấy những địnhhướng và biện pháp đưa ra bước đầu mang lại hiệu quả tốt, tạo được sự chuyểnbiến tích cực trong kết quả dạy - học TV nói riêng, Ngữ văn nói chung.IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG1. TV là một phân môn mang tính chất công cụ, có quan hệ trực tiếp đếnviệc phát triển tư duy ngôn ngữ và hoạt động thực tiễn của HS. Đặc biệt, trong quátrình dạy học TV, việc hình thành cho HS những tri thức, kĩ năng đóng vai trò rấtquan trọng. Bởi vì, đó chính là cơ sở của hoạt động thực hành, vận dụng vào thực14tiễn đời sống hàng ngày. Mặt khác, đó cũng là điều kiện để phát triển tư duy, trigiác bằng ngôn ngữ cho HS; là nguồn gốc của thái độ yêu mến, tự hào về TV, ýthức giữ gìn và phát huy vẻ đẹp của ngôn ngữ dân tộc.Tuy nhiên, thực trạng dạy và học TV hiện nay ở nhà trường phổ thông cònnhiều bất cập và tồn tại những vấn đề đáng báo động như HS chán học Văn, sự sútkém về chất lượng dạy- học Văn,... Chúng tôi cho rằng, dạy học TV theo quan điểmLTKT có khả năng to lớn trong việc giải quyết những vấn đề trên. Cùng với sự đổimới SGK, chương trình, yêu cầu giảng dạy TV, GV và cả HS cũng có thêm điều kiệnthuận lợi để vận dụng LTKT vào việc dạy - học TV.Vì vậy, vấn đề “Vận dụng LTKT vào việc dạy học TV cho HS phổ thông”thực sự là một vấn đề có ý nghĩa cả về khoa học và thực tiễn.2. Quá trình hình thành tri thức TV cho HS phổ thông đóng vai trò quan trọngđối với hiệu quả dạy học TV, Ngữ văn và năng lực tư duy ngôn ngữ, hoạt động thựctiễn của HS. Vận dụng LTKT, chúng tôi đã phần nào giải quyết được những hạn chếcủa việc dạy học Ngữ văn hiện nay; phát huy vai trò chủ động, tích cực nhận thức,nâng cao khả năng giao tiếp ngôn ngữ của HS... Tuy nhiên, do điều kiện còn nhiềuhạn chế về thời gian và phạm vi tiến hành TN, đề tài nghiên cứu không tránh khỏihạn hẹp. Để tạo sự chuyển biến thực sự trên phạm vi rộng, những vấn đề nghiêncứu trên cần được xã hội hóa để tác động trên diện rộng GV và HS cũng như cầnđược quan tâm hơn nữa. Mọi sự tác động cần được tiến hành đồng bộ trong cả nhậnthức và hành động, cả GV và HS. Điều quan trọng là trong mọi QTDH nói chung,quá trình dạy học lý thuyết TV nói riêng, người học phải luôn tích cực, sáng tạonhận thức thì những kiến thức thu nhận được mới lâu bền. Vì vậy, GV cần làm tốtvai trò tổ chức, điều khiển giờ học TV sinh động, linh hoạt, hấp dẫn để kích thíchhứng thú hoạt động tích cực của HS. Mục đích cuối cùng không phải là GV xâydựng một bài giảng hay mà là xây dựng một môi trường học tập hiệu quả cho HSkiến tạo tri thức.3. Nói một cách khái quát nhất, vận dụng LTKT trong quá trình dạy học lýthuyết TV chính là tạo một môi trường tương tác tích cực để HS tự xây dựng trithức cho bản thân nhằm đạt hiệu quả cao trong vận dụng. Như vậy, LTKT là mộtquan điểm dạy học gắn liền với định hướng đổi mới PPDH ở nước ta hiện nay.Đây thực sự là một vấn đề ý nghĩa và hấp dẫn. Chúng tôi hi vọng có thể tiếp tụcnghiên cứu vận dụng LTKT vào QTDH những nội dung khác của bộ môn Ngữ vănnhư tri thức văn học sử, lí luận văn học,....15V.TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Lê A [1996], Đổi mới phương pháp dạy học Tiếng Việt theo hướng lấy học sinh làmtrung tâm, NXB Đại học sư phạm Hà Nội.2. Lê A chủ biên [2001], Phương pháp dạy học Tiếng Việt, NXB Giáo dục.3. Bộ Giáo dục và Đào tạo [2006], Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trìnhsách giáo khoa lớp 10 THPT, NXB Giáo dục, Hà Nội.4. Bộ Giáo dục và Đào tạo [2007], Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình- sách giáo khoa lớp 11 THPT, NXB Giáo dục, Hà Nội.5. Bộ Giáo dục và Đào tạo [2008], Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình- sách giáo khoa lớp 12 THPT, NXB Giáo dục, Hà Nội.6. Nguyễn Hữu Châu [2005], Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạyhọc, NXB Giáo dục, Hà Nội.7. Patricia H. Miler [2003], Các thuyết về tâm lý học phát triển, NXB Văn hoá thôngtin.8. Phan Trọng Ngọ [2000], Tâm lí học hoạt động, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội.9. Phan Trọng Ngọ [2005], Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường, NXBĐại học sư phạm Hà Nội.10. Thái Duy Tuyên [2008], Phương pháp dạy học truyền thống và hiện đại, NXB Giáodục, Hà Nội.NGƯỜI THỰC HIỆN[Ký tên và ghi rõ họ tên]16BM04-NXĐGSKKNSỞ GD&ĐT ĐỒNG NAIĐơn.....................................CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMvị Độc lập - Tự do - Hạnh phúc................................, ngàythángnămPHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆMNăm học: .....................................–––––––––––––––––Tên sáng kiến kinh nghiệm: .................................................................................................................................................................................................................................................Họ và tên tác giả: .................................................... Chức vụ: .............................................Đơn vị: ..................................................................................................................................Lĩnh vực: [Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác]- Quản lý giáo dục- Phương pháp dạy học bộ môn: ............................... - Phương pháp giáo dục- Lĩnh vực khác: ........................................................ Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị Trong Ngành 1. Tính mới [Đánh dấu X vào 1 trong 2 ô dưới đây]- Có giải pháp hoàn toàn mới- Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có2. Hiệu quả [Đánh dấu X vào 1 trong 4 ô dưới đây]- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao - Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụngtrong toàn ngành có hiệu quả cao - Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao - Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng tạiđơn vị có hiệu quả 3. Khả năng áp dụng [Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây]- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách:Tốt Khá Đạt - Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện vàdễ đi vào cuộc sống:Tốt Khá Đạt - Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quảtrong phạm vi rộng:Tốt Khá Đạt Phiếu này được đánh dấu X đầy đủ các ô tương ứng, có ký tên xác nhận củangười có thẩm quyền, đóng dấu của đơn vị và đóng kèm vào cuối mỗi bản sáng kiến kinhnghiệm.XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN[Ký tên và ghi rõ họ tên]THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ[Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu]

Video liên quan

Chủ Đề