Vì dụ về nhà nước và cách mạng xã hội

Nguồn gốc và bản chất của nhà nước

Nguồn gốc

Chủ nghĩa duy vật lịch sử khẳng định rõ chỉ có tìm được nguồn gốc đích thực của nhà nước ngay trong xã hội, đặc biệt là từ kinh tế. Các Mác và Ăng ghen đã cách mạng rằng không phải khi nào xã hội cũng có nhà nước.

Trong thị tộc, bộ lạc không có nhà nước. Phù hợp với tình trạng kinh tế thấp kém, chưa có sự phân hoá giai cấp. Đứng đầu các thị tộc và bộ lạc là những tộc trưởng do nhân dân bầu ra. Quyền lực của người đứng đầu những cơ quan quản lý xã hội dựa vào sức mạnh đạo đức và uy tín. Tộc trưởng có trách nhiệm triển khai các công việc của thị tộc và bộ lạc. Quyền hành và chức năng của các cơ quan lãnh đạo thời kỳ này chưa mang tính chất chính trị. Như vậy, thể chế xã hội trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ là thể chế tự quản của nhân dân.

Lực lượng sản xuất phát triển đã đưa đến sự ra đời của chế độ tư hữu xã hội phân chia thành giai cấp. Chế độ sở hữu chung bị thay thế, xuất hiện chế độ người bóc lột người. Cuộc đấu tranh giữa hai giai cấp đối kháng lần đầu tiên xuất hiện trong lịch sử xã hội dẫn tới nguy cơ chẳng những các giai cấp đó tiêu diệt lẫn nhau mà còn tiêu diệt luôn cả xã hội. Để thảm hoạ đó không diễn ra, một cơ quan quyền lực đặc biệt đã ra đời, đó là nhà nước - một thiết chế có tiền thân của mình từ những tổ chức phi chính trị xuất hiện ngay trong xã hội thị tộc, bộ lạc. Trong thị tộc, bộ lạc đã xuất hiện những thiết chế có chức năng bảo vệ lợi ích chung của cả cộng đồng, giờ đây khi xuất hiện giai cấp, những thiết chế đó biến thành công cụ bảo vệ quyền lợi của một giai cấp. “Lúc đầu xã hội, bằng sự phân công đơn giản trong lao động thiết lập ra những cơ quan đặc thù để bảo vệ những lợi ích chung của mình. Nhưng với thời gian, các cơ quan ấy, mà cơ quan chủ chốt là chính quyền nhà nước, do phục vụ lợi ích riêng của mình từ chỗ là tôi tớ của xã hội biến thành chủ nhân của xã hội".

Nguyên nhân trực tiếp của sự xuất hiện nhà nước là do mâu thuẫn ngày càng sâu sắc, không thể điều hoà được. Bất cứ ở đâu, hễ lúc nào và chừng nào, về mặt khách quan, những mâu thuẫn của giai cấp không thể điều hoà được thì ở đó nhà nước xuất hiện. Ngược lại, khi nhà nước tồn tại cũng chứng tỏ rằng những mâu thuẫn giai cấp là không thể điều hoà. Không có nhà nước, một tổ chức bạo lực chuyên được dùng để trấn áp thì giai cấp thống trị không thể duy trì được ách áp bức, bóc lột của mình đối với giai cấp bị trị. Rõ ràng, nhà nước ra đời là một tất yếu khách quan để làm “dịu” sự xung đột giai cấp, làm cho sự xung đột ấy diễn ra trong vòng “trật tự” để duy trì chế độ kinh tế, trong đó, giai cấp này bóc lột giai cấp khác. V.I Lênin đã từng viết: “Theo Mác, nhà nước là một cơ quan thống trị giai cấp, đó là một cơ quan áp bức của một giai cấp này đối với một giai cấp khác, đó là sự kiến lập ra một “trật tự”, trật tự này hợp pháp hoá và củng cố sự áp bức kia bằng cách làm cho dịu xung đột giai cấp".

Bản chất của nhà nước

Khi nhà nước ra đời, nó tựa hồ đứng ngoài xã hội, làm cho xã hội tồn tại trong vòng trật tự nhất định, nhưng trên thực tế sự tồn tại của nhà nước đã chỉ rõ.

Lực lượng lập ra và sử dụng nhà nước phải là giai cấp có thế lực nhất - giai cấp thống trị về mặt kinh tế. Nói một cách khác, nhà nước là tổ chức chính trị của giai cấp thống trị về kinh tế nhằm bảo vệ trật tự hiện hành và đàn áp sự phản kháng của giai cấp khác. Nhờ có nhà nước, giai cấp thống trị về kinh tế trở thành giai cấp thống trị về chính trị. Trên cơ sở đó có thêm những phương tiện mới để đàn áp và bóc lột các giai cấp bị áp bức. “Nhà nước chẳng qua chỉ là bộ máy của một giai cấp này dùng để trấn áp một giai cấp khác”2. Luận điểm đó làm nổi bật bản chất của nhà nước.

Nhà nước là bộ máy thống trị dùng để duy trì sự thống trị của giai cấp này đối với giai cấp khác. Nhà nước là cơ quan quyền lực của một giai cấp đối với toàn xã hội, là công cụ chuyên chính của một giai cấp. Không bao giờ tồn tại nhà nước đứng trên giai cấp, hoặc nhà nước chung cho mọi giai cấp.

Giai cấp thống trị sử dụng bộ máy nhà nước để đàn áp, cưỡng bức các giai cấp khác trong khuôn khổ lợi ích của giai cấp thống trị.

Theo bản chất đó, nhà nước không thể là lực lượng điều hoà sự xung đột giai cấp mà ngược lại, nó càng làm cho mâu thuẫn giai cấp gay gắt hơn.

Theo đó nhà nước là bộ phận quan trọng nhất của kiến trúc thượng tầng trong xã hội có giai cấp. Tất cả mọi hoạt động của nhà nước trên tất cả các lĩnh vực xã hội đều xuất phát từ lợi ích của giai cấp thống trị.

Tóm lại, Nhà nước chỉ là công cụ chuyên chính của một giai cấp. Tuy nhiên cũng có trường hợp, nhà nước giữ được một mức độ độc lập nào đó đối với cả hai giai cấp đối địch, khi cuộc đấu tranh giữa chúng đạt tới thế cân bằng nhất định. Hoặc nhà nước là sản phẩm của sự thoả hiệp về quyền lợi tạm thời giữa một số giai cấp để chống lại giai cấp khác. Những trường hợp trên là có tính chất ngoại lệ và tạm thời. Sự phát triển của nền kinh tế - xã hội nói chung và cuộc đấu tranh giai cấp nói riêng sẽ phá vỡ thế cân bằng giữa các giai cấp thù địch với nhau, sự thoả hiệp tạm thời lại phá vỡ quyền thống trị xã hội tất yếu sẽ tập trung vào một giai cấp nhất định.

Thực tế, lịch sử đã chứng minh, dù được che dấu dưới hình thức tinh vi như thế nào, dù có bị khúc xạ qua các lăng kính ra sao? Nhà nước trong xã hội có giai cấp cũng chỉ là công cụ bảo vệ lợi ích cơ bản của giai cấp thống trị, cũng chỉ là bộ máy trấn áp của một giai cấp này đối với một giai cấp khác.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề