Vì sao bé hay hắt hơi

Trong tình hình dịch bệnh hoành hành, người ta cảm thấy rất lo lắng khi mình bị hắt xì, ho, sốt. Thực tế, hiện tượng hắt hơi xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu tình trạng này kéo dài liên tục, đó là dấu hiệu thông báo sức khỏe của bạn đang gặp vấn đề. Lúc này, chúng ta không thể chủ quan mà hãy đi kiểm tra sức khỏe ngay nhé!

1. Hiện tượng hắt xì

Có thể nói, hắt xì là hiện tượng chúng ta gặp phải thường ngày, đây là một vấn đề hết sức bình thường. Nguyên nhân là do một số dị nguyên xung quanh ta tấn công vào cơ thể qua mũi. Cơ thể chúng ta có sự liên kết chặt chẽ giữa các cơ quan, vì thế ngay khi phát hiện vật thể lạ, màng nhầy ở mũi phát ra tín hiệu và bạn sẽ hắt hơi để đưa vật thể này ra ngoài. Đây là cách để bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công, xâm nhập của vi khuẩn, virus,…

Hắt xì là một phản ứng tự nhiên của cơ thể khi có vật thể lạ tấn công.

Nhìn chung, hiện tượng trên chỉ kéo dài trong một vài giây ngắn ngủi và chúng là một trong những phản ứng bản năng của cơ thể vì thế thường xảy ra khá bất ngờ. Khi hắt hơi đẩy dị vật ra bên ngoài, các hạt li ti có thể bắn ra ngoài, nếu bạn đang mang mầm bệnh, virus, vi khuẩn cũng ẩn nấp trong các hạt nước nhỏ này.

Vô tình, đây có thể là nguyên nhân lây nhiễm bệnh ra môi trường xung quanh. Chính vì thế, mỗi khi hắt hơi, chúng ta nên giữ ý và che miệng lại để các nước nhỏ hay virus, vi khuẩn không bắn vào mọi người nhé!

2. Một số triệu chứng đi kèm

Như đã phân tích ở trên, hắt hơi là phản xạ tự nhiên của cơ thể vì thế cơ thể bạn sẽ không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi hiện tượng kể trên. Tuy nhiên nếu hắt xì liên tục khả năng bạn đang mắc phải một số bệnh liên quan tới hệ hô hấp. Bên cạnh đó, chúng ta còn có thể gặp phải một số triệu chứng đi kèm khác vì thế hãy lưu ý nhé!

Thông thường, bệnh nhân sẽ thấy một vài triệu chứng đi kèm đó là: sốt cao, ho khan, khản tiếng và ngạt mũi, chảy nước mũi,… Không những vậy, bệnh nhân còn gặp phải tình trạng đau nhức đầu, chóng mặt hoặc cảm lạnh. Để xác định rõ tình trạng sức khỏe, mức độ bệnh, chúng ta nên đi khám càng sớm càng tốt.

Nếu nhiễm bệnh, bạn sẽ thấy một số triệu chứng khác, đó là ho, sổ mũi, sốt,…

3. Hiện tượng hắt xì liên tục có đáng lo hay không?

Có lẽ nhiều người nghĩ rằng hắt hơi chỉ là hiện tượng bình thường, ngay cả khi chúng xảy ra liên tục. Thực tế, nếu tần suất hắt xì ngày một tăng lên, bạn không thể tỏ ra chủ quan đâu nhé. Hiện tượng là dấu hiệu thông báo sức khỏe của chúng ta đang gặp vấn đề và cần được chăm sóc cẩn thận.

Vậy tình trạng hắt hơi liên tục xuất phát từ những nguyên nhân nào?

3.1. Do dị ứng

Cơ thể của chúng ta tương đối nhạy cảm vì thế rất dễ bị dị ứng, nhất là những người có cơ địa dị ứng. Một số nguyên nhân khiến bạn bị dị ứng có thể kể đến như: dị ứng thời tiết, dị ứng phấn hoa, dị ứng với khói bụi mịn, lông các loại thú vật hoặc các loại hóa chất chứa thành phần độc hại.

Để loại bỏ các tác nhân gây tình trạng dị ứng, cơ thể của chúng ta có những phản ứng tự nhiên, đó là hắt xì hơi. Nếu bạn tiếp xúc với tác nhân lạ nào khiến cơ thể bị mẩn ngứa, mệt mỏi và hắt hơi, đó chính là dấu hiệu của tình trạng dị ứng. Lúc này, bệnh nhân hãy tới cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời nhé!

3.2. Do nhiễm virus

Đa số bệnh nhân cảm cúm đều có hiện tượng hắt xì.

Đa số bệnh nhân khi bị cảm, họ sẽ thấy xuất hiện nhiều triệu chứng ví dụ như: hắt hơi, ho, sốt và sổ mũi,… Nguyên nhân khiến chúng ta bị cảm, sốt đó là sự tấn công của virus vào cơ thể. Càng ngày, số lượng virus gây bệnh càng có dấu hiệu gia tăng với khả năng lây lan nhanh chóng và đe dọa tới sức khỏe của chúng ta.

Để ngăn ngừa sự tấn công của virus gây cảm cúm, mỗi người nên có ý thức tự bảo vệ mình. Hành động đơn giản nhất đó là: sử dụng khẩu trang khi đi ngoài đường, vệ sinh cơ thể sạch sẽ, giữ ấm cơ thể trong mùa lạnh.

Bên cạnh những lý do kể trên, hiện tượng hắt xì liên tục còn xuất phát từ một số nguyên nhân khác, ví dụ như mũi của bạn đang bị tổn thương. Nhìn chung, chúng ta không thể chủ quan nếu tình trạng kể trên kéo dài liên tục. Để biết rõ tình trạng sức khỏe, bạn hãy đi kiểm tra khi có những dấu hiệu bất thường và tăng cường các biện pháp chăm sóc, bảo vệ cơ thể.

4. Làm thế nào để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh?

Như vậy, hắt hơi không đơn giản là phản ứng tự nhiên của cơ thể, trong một số trường hợp, đó là dấu hiệu thông báo sức khỏe đang có vấn đề. Vậy làm thế nào chúng ta có thể ngăn ngừa, phòng tránh những tổn thương đối với cơ thể?

Hạn chế tiếp xúc là dị vật lạ là cách phòng tránh hiện tượng hắt hơi.

4.1. Hạn chế tiếp xúc với các dị vật lạ

Hiện tượng hắt xì có thể xảy ra khi các dị vật nhỏ xâm nhập vào mũi, họng của chúng ta và khiến bạn cảm thấy rất khó chịu. Chúng ta nên hạn chế tiếp xúc với các dị vật này để giảm nguy cơ gặp phải tình trạng trên. Trong đó, bụi bẩn trên các đồ vật, lông chó mèo là những thứ dễ rất gây hắt hơi.

Nếu gia đình bạn nuôi thú cưng, hãy cắt tỉa lông và chăm sóc chúng thật cẩn thận, dọn dẹp lông bám trên các đồ dùng đi nhé! Ngoài ra, một số đồ dùng bạn thường xuyên tiếp xúc như: quần áo, chăn gối phải đảm bảo được vệ sinh sạch sẽ và thường xuyên. Đây là nơi vi khuẩn và bụi bẩn thường ẩn náu và xâm nhập vào cơ thể.

4.2. Hạn chế tiếp xúc với sản phẩm có thể gây dị ứng

Nếu cơ thể của bạn dị ứng với các thành phần hóa học hoặc dị ứng với thời tiết, hãy chủ động bảo vệ cơ thể, không tiếp xúc với những sản phẩm này nhé! Chúng không chỉ gây dị ứng, ngứa ngáy mà còn khiến bạn hắt xì liên tục. Đặc biệt, khá nhiều bệnh nhân bị dị ứng nghiêm trọng và sức khỏe bị đe dọa.

4.3. Hạn chế tiếp xúc với người bệnh

Virus cảm cúm có khả năng lây lan bệnh rất nhanh chóng, chính vì thế bạn không nên tiếp xúc trực tiếp với những người đang mắc bệnh. Nếu họ có dấu hiệu ho, hắt hơi, hãy tránh xa và vệ sinh tay chân sau khi tiếp xúc!

Những người đang nhiễm bệnh cũng nên có ý thức bảo vệ mọi người xung quanh bằng cách hạn chế đi ra ngoài đường, nếu cần thiết có thể sử dụng khẩu trang, khi ho hãy che miệng lại.

Người nhiễm bệnh nên có ý thức bảo vệ mọi người xung quanh bằng cách đeo khẩu trang.

Nhìn chung, chúng ta nên đề phòng nếu tình trạng hắt xì xảy ra liên tục bạn nhé, tốt nhất bạn hãy đi kiểm tra để được bác sĩ chẩn đoán, kết luận tình trạng chính xác. Đặc biệt, để đề phòng các tác nhân từ bên ngoài tấn công và gây bệnh, chúng ta hãy bổ sung dinh dưỡng, rèn luyện thể thao để có sức đề kháng thật tốt nhé!

Trẻ nhỏ sức đề kháng còn yếu nên rất dễ gặp phải các bệnh về hô hấp với các triệu chứng ho, hắt hơi, sổ mũi. Tùy theo nguyên nhân và mức độ nặng nhẹ của bệnh, các bậc cha mẹ có thể tự xử lý tại nhà hoặc phải đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để khám và điều trị. Để tìm hiểu kĩ hơn về vấn đề này, bạn hãy cùng theo dõi ngay trong bài viết dưới đây.

Nguyên nhân khiến trẻ bị ho, hắt hơi, sổ mũi là do đâu?

Ho, hắt hơi, sổ mũi thực chất đều là những phản ứng có lợi cho trẻ nhằm chống lại, loại bỏ sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh vào cơ thể trẻ, cho dù chúng là virus hay chất gây ô nhiễm không khí.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ nhỏ bị ho, hắt hơi, sổ mũi do ở lứa tuổi này, hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu, rất dễ bị tấn công bởi tác nhân gây bệnh, đặc biệt là khi thay đổi thời tiết. Dựa vào các dấu hiệu khác đi kèm với ho, hắt hơi, sổ mũi, cha mẹ có thể phán đoán được nguyên nhân gây bệnh ở trẻ, từ đó có cách xử lý, khắc phục phù hợp và tốt nhất cho con mình.

Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp khiến trẻ em bị ho, hắt hơi, sổ mũi:

Viêm mũi dị ứng

Khi trẻ nhỏ hắt hơi, sổ mũi liên tục, cha mẹ cần đặc biệt chú ý đến bệnh viêm mũi dị ứng. Bệnh xuất hiện khi thời tiết chuyển lạnh, thời điểm giao mùa, có nhiều phấn hoa hoặc xuất hiện quanh năm khi gặp luồng gió, tiếp xúc với bụi hoặc lông động vật nuôi trong nhà.

Bé bị viêm mũi dị ứng gây ho, hắt hơi, sổ mũi

Bệnh viêm mũi dị ứng thường làm xuất hiện một số dấu hiệu khiến trẻ cảm thấy khó chịu như:

  • Ngứa mũi, hắt hơi liên tục, mỗi lần hắt hơi rất lâu mới ngừng.
  • Đau nhức hai bên sống mũi có khi dẫn tới đau đầu.
  • Nghẹt mũi hoặc chảy nhiều nước mũi, dịch mũi trắng trong hoặc đục.
  • Buồn nôn, ho, khạc đờm liên tục.
  • Chán ăn, mệt mỏi.
  • Tình trạng nặng có thể gây ù tai, khó thở.

Cảm lạnh thông thường

Virus lây nhiễm vào mũi, họng và xoang là nguyên nhân chính gây nên tình trạng cảm lạnh ở trẻ nhỏ. Bệnh có xu hướng phổ biến hơn vào mùa thu và mùa đông khi thời tiết trở lạnh.

Các triệu chứng điển hình khi trẻ cảm lạnh là:

  • Nghẹt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, viêm họng,…
  • Chán ăn, đau đầu hoặc mệt mỏi hơn bình thường.
  • Sốt nhưng thường không cao lắm.
  • Nặng có thể gây phát ban, viêm tiểu phế quản, khó thở, hoặc đau mắt, đau họng và sưng tuyến cổ.

Bệnh cảm cúm

Cảm cúm là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do nhiễm vi rút rất dễ lây lan. Bệnh xảy ra quanh năm, đặc biệt là lúc thời tiết giao mùa. Bệnh có thời gian ủ bệnh rất ngắn, chỉ sau khoảng 2 ngày kể từ khi virus tiếp xúc với cơ thể, chúng đã gây những biểu hiện rõ rệt trên cơ thể trẻ như:

  • Sốt.
  • Trẻ sợ gió, rét run, ớn lạnh trong người.
  • Ho, hắt hơi, họng sưng đỏ.
  • Đau tai, nhức đầu, đau nhức cơ.
  • Chảy nước mắt, nước mũi.
Tình trạng ho hắt hơi ở trẻ em có đi kèm sốt có thể là do bệnh cảm cúm

Bệnh viêm VA

VA là nơi chứa các tế bào bạch cầu có nhiệm vụ chống lại các loại vi khuẩn đi vào cơ thể qua đường hô hấp. Bệnh viêm VA gồm 2 loại:

  • Viêm VA cấp tính: Thường xảy ra ở trẻ từ 6 tháng tuổi đến 7 tuổi hoặc lớn hơn. Trẻ thường sốt cao và kèm theo chảy nước mũi đặc, nghẹt mũi [nhất là khi ngủ và khi  bú mẹ], trẻ không bú liên tục, ho, mệt mỏi, ngủ kém hay quấy khóc, biếng ăn, hơi thở hôi,…
  • Viêm VA mạn tính: Là tình trạng viêm kéo dài và thường có các biểu hiện nghẹt mũi và chảy nước mũi đặc, có mủ xanh. Trẻ khó thở và ngủ ngáy to, thỉnh thoảng có cơn ngừng thở rất nguy hiểm.

Viêm xoang

Viêm xoang là bệnh lý hô hấp thường gặp ở trẻ dưới 6 tuổi. Bệnh được chia thành hai loại chính với các triệu chứng điển hình:

  • Viêm xoang cấp tính: Triệu chứng xuất hiện đột ngột và có thể mất nhanh sau khoảng 1 – 2 tuần. Trẻ có biểu hiện sốt nhẹ, chảy nước mũi kéo dài kèm theo ho, hắt hơi, quấy khóc, mệt mỏi, ăn ngủ kém,…
  • Viêm xoang mạn tính: Thường hình thành do không được điều trị đúng cách dẫn đến tình trạng viêm kéo dài trên 8 tuần. Bệnh không được chữa trị tốt có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm cho trẻ như viêm màng não, viêm amidan, viêm tai giữa,..
Viêm xoang là bệnh thường gặp ở trẻ em và có thể gây ra tình trạng ho, sổ mũi ở trẻ

Bên cạnh các bệnh lý kể trên, trẻ còn bị ho, hắt hơi sổ mũi vì những nguyên nhân như: Viêm mũi thông thường, hen suyễn, không khí quá khô hanh, điều hòa bật nhiệt độ thấp, khói thuốc,….

Khi nào cha mẹ có thể xử lý tại nhà?

Trong trường hợp trẻ bị ho, hắt hơi, sổ mũi do cảm lạnh thông thường, do hít phải bụi bẩn, không khí quá khô hanh hay thay đổi thời tiết mà trẻ vẫn có thể sinh hoạt, ăn uống, nghỉ ngơi bình thường [nhưng không bằng lúc khỏe mạnh] thì cha mẹ hoàn toàn có thể tự chăm sóc trẻ tại nhà mà không cần đưa bé đến các cơ sở y tế để điều trị.

Tuy nhiên, tình trạng ho, hắt hơi, sổ mũi dù nhẹ vẫn có thể khiến trẻ khó chịu, mệt mỏi, gây quấy khóc ở trẻ sơ sinh hay biếng ăn. Lúc này, cha mẹ có thể áp dụng các phương pháp điều trị tại nhà để giúp giảm bớt các triệu chứng khó chịu cho trẻ, khiến bé thoải mái và nhanh hồi phục hơn.

Các biện pháp khắc phục tại nhà

Dưới đây là một số biện pháp các bậc phụ huynh có thể dễ dàng áp dụng tại nhà để khắc phục tình trạng ho, hắt hơi, sổ mũi của trẻ, giúp bé dễ chịu và mau khỏi bệnh hơn:

Tắm nước ấm cho trẻ

Tắm nước ấm có thể giúp kích thích khả năng lưu thông máu ở đường hô hấp. Qua đó, làm dịu mũi, ngực và làm sạch chất nhầy trong mũi của trẻ.

Khi tắm cho trẻ, bạn chú ý chọn nơi kín gió để tránh trẻ bị nhiễm lạnh khiến các triệu chứng trở nặng. Ngoài ra, khi chuẩn bị nước tắm, bạn có thể nhỏ thêm tinh dầu khuynh diệp hoặc tinh dầu tràm trà để giữ ấm cơ thể cho bé và hỗ trợ sát trùng đường thở, điều này có thể áp dụng được cho cả trẻ sơ sinh bị ho, hắt hơi, sổ mũi.

Cha mẹ nên tắm nước ấm cho trẻ khi bé bị ho, hắt hơi, sổ mũi

Vệ sinh mũi trẻ bằng nước muối sinh lý

Khi trẻ có biểu hiện hắt hơi, sổ mũi nhiều lần trong ngày, mẹ nên nhỏ mũi cho bé mỗi ngày 4 – 6 lần bằng nước muối sinh lý. Trẻ càng chảy nước mũi nhiều, mẹ càng nên nhỏ để làm sạch mũi cho bé, giúp giảm tình trạng viêm nhiễm.

Để nhỏ mũi cho trẻ, mẹ có thể làm như sau:

  • Trước khi nhỏ, bạn nên ngâm lọ nước muối vào nước ấm rồi mới nhỏ mũi cho bé.
  • Để trẻ nằm ngửa, đầu hơi ngửa nhẹ ra phía sau.
  • Đặt ống nhỏ vừa phải qua lỗ mũi và cố gắng không để bề mặt ống chạm vào mũi trẻ. Nhỏ 2 – 3 giọt nước muối sinh lý đã được làm ấm vào từng bên mũi của trẻ.
  • Cho trẻ giữ nguyên tư thế đó một lúc để nước muối chảy vào đường mũi.
  • Với trẻ bị nghẹt mũi, sau khi nhỏ 1 – 2 phút dịch mũi loãng và chảy ra ngoài, bạn có thể cho bé ngồi dậy, xì mũi ra một chiếc khăn sạch. Nếu trẻ quá nhỏ không thể tự xì mũi, bạn có thể dùng dụng cụ hút mũi để hút bớt dịch nhầy trong mũi trẻ.

Bạn không nên dùng tay bịt mũi để xì mũi cho con vì nó sẽ làm tăng áp lực đột ngột trong mũi trẻ. Thay vào đó, bạn nên dùng loại giấy mềm để xì mũi và chỉ dùng 1 lần.

Kê cao đầu cho trẻ khi ngủ

Nếu trẻ bị ho, hắt hơi, sổ mũi kèm theo nghẹt mũi, bạn hãy kê gối cao hơn bình thường một chút cho con khi ngủ. Điều này sẽ giúp trẻ dễ thở hơn và cơn ho cũng sẽ giảm.

Đối với trẻ sơ sinh, bạn không nên đặt gối dưới đầu bé vì nó sẽ gây nguy hiểm cho trẻ. Thay vào đó, bạn chỉ nên đặt một chiếc khăn bên dưới để nâng đầu cao thêm một chút.

Cho trẻ uống nhiều nước

Vào thời điểm trẻ bị ho, hắt hơi, sổ mũi, cha mẹ nên đảm bảo cơ thể bé luôn đủ nước. Điều này sẽ giúp làm lỏng lượng chất nhầy trong đường hô hấp, giúp trẻ dễ ho và xì mũi hơn, hỗ trợ cơ thể tống khứ bớt vi khuẩn, virus và đờm nhớt ra khỏi đường thở.

Cần cung cấp đủ nước cho trẻ bị bệnh

Đối với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, bạn nên bổ sung nước cho bé bằng cách cho bé bú sữa thường xuyên hơn. Trẻ sơ sinh có thể lười bú khi bé bị ốm, vì vậy, bạn có thể phải cho bé bú sữa thành nhiều lần nhỏ để cung cấp đủ nước cho trẻ.

Đối với trẻ lớn hơn, bạn nên cho con uống nhiều nước ấm, ngoài ra có thể thay bằng nước trái cây để trẻ dễ uống hơn. Tuyệt đối không cho trẻ uống nước lạnh hoặc các thức uống có tính kích thích.

Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ

Khi trẻ bị ho, hắt hơi, sổ mũi, bạn cần duy trì một chế độ ăn hợp lý để bổ sung đủ chất dinh dưỡng cho bé, tăng cường sức đề kháng nhằm chống lại tác nhân gây bệnh, giúp trẻ hồi phục nhanh hơn.

Bạn nên chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ và chuẩn bị các thức ăn mềm lỏng, dễ cho việc tiêu hóa của trẻ như cháo, súp, nước canh,… Bên cạnh đó, bạn cũng nên bổ sung thêm các loại trái cây giàu vitamin cho trẻ và tránh cho bé ăn các thức ăn nhiều dầu mỡ sẽ khó tiêu hóa.

Sử dụng máy tạo độ ẩm

Thời tiết khô hanh hoặc ở trong điều hòa quá lâu có thể khiến trẻ hít vào lượng không khí khô quá nhiều dẫn đến tình trạng ho, hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi. Vì vậy, bạn nên đặt một chiếc máy phun hơi ẩm trong phòng ngủ của bé sẽ giúp điều hòa không khí đủ độ ẩm khiến trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.

Bạn nên đặt máy tạo độ ẩm gần giường, nhưng không quá gần để con bạn không thể với tới. Đảm bảo rửa sạch và lau khô máy mỗi ngày để tránh nhiễm vi khuẩn hoặc nấm mốc.

Bấm huyệt nghinh hương

Bấm huyệt nghinh hương cũng là một phương pháp mẹ có thể thực hiện tại nhà để giúp trẻ cải thiện các triệu chứng ho, hắt hơi, sổ mũi.

Huyệt nghinh hương nằm cách 2 bên đầu mũi khoảng 0,8 – 0,9 cm. Để thực hiện, mẹ dùng đầu ngón tay trỏ day bấm vào huyệt ở 2 bên lỗ mũi trong 1 – 2 phút, không nên dùng lực quá mạnh và dùng 2 ngón tay cái vuốt dọc sống mũi bé.

Việc day bấm huyệt này an toàn với hầu hết lứa tuổi. Mẹ có thể làm nhiều lần trong ngày để giúp bé dễ chịu hơn.

Bấm huyệt nghinh hương cải thiện triệu chứng hắt hơi, sổ mũi

Sử dụng các nguyên liệu tự nhiên

☛ Mật ong

Mật ong có tác dụng kháng khuẩn tốt, giúp làm dịu cổ họng giúp bé giảm ho, giảm đau họng, đồng thời bổ sung năng lượng cho bé để giảm bớt mệt mỏi khi bị bệnh.

Bạn nên cho trẻ uống 1/2 thìa mật ong trước khi đi ngủ sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh của bé, giúp bé dễ chịu và ngủ ngon hơn.

Không sử dụng mật ong để trị ho, hắt hơi, sổ mũi cho trẻ dưới 1 tuổi.

☛ Gừng

Gừng có tác dụng kháng viêm và kháng khuẩn cao, nhờ đó làm dịu nhanh cơn ho, làm ấm cổ họng, cải thiện tình trạng viêm, sưng và đỏ ửng, đặc biệt tốt trong trường hợp trẻ hắt hơi, sổ mũi do cảm lạnh, giúp da bé hồng hào.

Để trị ho, hắt hơi, sổ mũi ở trẻ, bạn có thể dùng gừng cho vào nước ngâm chân cho trẻ hoặc thêm vài giọt nước cốt gừng vào trong chậu nước tắm của bé. Lưu ý không để trẻ tắm quá lâu sẽ dẫn đến nhiễm lạnh khi lỗ chân lông nở ra sau khi tắm.

Với trẻ trên 1 tuổi, bạn có thể cho bé uống nước gừng pha thêm mật ong giúp giảm ho rất tốt.

☛ Lá húng quế kết hợp với tỏi

Húng quế và tỏi đều giàu chất chống nhiễm khuẩn, kháng virus tự nhiên. Đặc biệt, thành phần kháng sinh trong tỏi còn giúp đẩy lùi bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng hay cảm cúm cho trẻ một cách an toàn, đồng thời tăng cường chức năng miễn dịch hiệu quả.

Bạn có thể thể cho trẻ uống nước gồm tỏi nướng vàng và lá húng quế giã nát để cải thiện tình trạng ho, hắt hơi, sổ mũi của trẻ.

Cho bé uống nước lá húng quế với tỏi cải thiện tình trạng ho, hắt hơi, sổ mũi

Ngoài ra, khi chăm sóc trẻ bị ho, hắt hơi, sổ mũi, cha mẹ cần đến lưu ý những điều sau:

  • Rửa tay sạch sẽ trước khi chăm sóc trẻ tránh đưa vi khuẩn từ tay mẹ vào cơ thể con.
  • Tránh cho trẻ tiếp xúc với khói bụi, thuốc lá, các tác nhân gây dị ứng, không khí lạnh sẽ kích thích trẻ ho.
  • Hạn chế trẻ tiếp xúc với người bệnh để tránh lây lan.
  • Luôn lưu ý theo dõi nhiệt độ và các biểu hiện khó chịu của con để phát hiện và có cách xử trí kịp thời.
  • Không tự ý dùng bất kỳ loại thuốc nào cho trẻ mà không có sự tư vấn của bác sĩ. Đặc biệt, không dùng thuốc ho cho trẻ dưới 4 tuổi do có thể gây nhiều tác dụng phụ không mong muốn.

Khi nào cần đưa trẻ đi khám bác sĩ?

Hầu hết các trường hợp ho, hắt hơi, sổ mũi ở trẻ nhỏ thường nhẹ và có thể phục hồi sau khi được chăm sóc đúng cách.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, triệu chứng ho, hắt hơi, sổ mũi của trẻ có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý hô hấp. Các bệnh này nếu kéo dài và không được điều trị kịp thời sẽ có thể gây ra những biến chứng hô hấp nguy hiểm cho bé như viêm tiểu phế quản, viêm phổi,…

Do đó, nếu tình trạng ho, hắt hơi, sổ mũi ở trẻ không cải thiện sau khi được chăm sóc tại nhà hoặc đi kèm các triệu chứng bất thường dưới đây, bạn cần đưa bé đến gặp bác sĩ ngay để khám và điều trị kịp thời:

  • Trẻ có dấu hiệu mất nước.
  • Sốt trên 38°C trong hơn hai ngày hoặc sốt từ 40°C trở lên trong bất kỳ khoảng thời gian nào.
  • Sốt từ 38°C trở lên đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi.
  • Đau tai.
  • Khó thở.
  • Ho dai dẳng.
  • Không ăn hoặc uống bất cứ thứ gì.
  • Nôn mửa.
  • Hôn mê hoặc mệt mỏi bất thường.

Bạn có thể đưa trẻ đến gặp bác sĩ nhi khoa bất cứ lúc nào nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về sức khỏe của bé.

Ho, hắt hơi, sổ mũi có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý đường hô hấp nguy hiểm ở trẻ. Vì thế, các bậc phụ huynh cần luôn sát sao theo dõi các triệu chứng bất thường của con mình để từ đó có các biện pháp xử lý kịp thời, tránh dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe của bé sau này.

Tài liệu tham khảo:

  • //www.webmd.com/cold-and-flu/cough-home-remedies-babies-toddlers
  • //www.healthline.com/health/cold-flu/tips-treating-kids#loosen-the-cough
  • //www.healthline.com/health/runny-nose-causes#takeaway

Video liên quan

Chủ Đề