Vì sao chân bị phù

Chân bị sưng phù có thể là một hiện tượng sinh lý bình thường nhưng cũng có thể là dấu hiệu tiềm ẩn của các căn bệnh nguy hiểm ở tim, gan, thận hoặc các cơ quan khác. Sau đây hãy cùng Docosan tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị khi chân bị sưng phù nhé!

Hai bàn chân bị sưng phù là bệnh gì?

Chân bị sưng phù do nguyên nhân gì và cách điều trị ra sao

Hai bàn chân bị sưng phù khiến việc đi lại trở nên vô cùng bất tiện, thậm chí gây đau đớn nhiều, ảnh hướng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt thường ngày. Phù nề chân là do sự tích tụ chất lỏng trong các mô ở bàn chân và mắt cá chân, khiến chúng bị sưng lên.

Chân bị sưng phù là hiện tượng chân bị sưng khiến kích thước tăng lên đáng kể, vị trí thường xuất hiện là ở mu bàn chân, mắt cá chân hoặc cẳng chân.

Nguyên nhân khiến chân bị sưng phù và cách chữa chân bị sưng phù

Có nhiều nguyên nhân phù chân. Trong đó các nguyên nhân phổ biến nhất là phẫu thuật, uống nhiều rượu bia hoặc mang thai. Thông thường, tình trạng này chỉ là tạm thời và không cần quá bận tâm. Nhưng bên cạnh đó, đôi khi phù chân lại là dấu hiệu của nhiều căn bệnh nguy hiểm.

Mang thai

Chân bị sưng phù do nguyên nhân gì và cách điều trị ra sao

Khi mang thai lượng dịch cơ bản cũng tăng theo để đáp ứng cho nhu cầu của cả mẹ và em bé nên vào những tuần cuối của thai kỳ tĩnh mạch chủ dưới bị chèn ép nhiều gây tăng áp lực thủy tĩnh kéo nước ra khỏi lòng mạch, lượng chất lỏng dư thừa có thể tràn vào trong các mô của mẹ bầu và gây nên tình trạng chân bị sưng phù. Đây là một tình trạng rất phổ biến trong quá trình mang thai.

Phù chân thường rõ hơn vào cuối ngày hoặc sau khi đi bộ cả ngày hoặc vào những ngày nóng bức. Sau khi sinh con, hiện tượng này sẽ tự động biến mất.

Phù chân ở phụ nữ mang thai thường không phải là vấn đề đáng lo ngại nhiều nhưng nếu chân bị sưng phù kèm theo triệu chứng như đau bụng, đi tiểu không đều, buồn nôn và đau đầu hoặc thay đổi thị lực … thì cần phải đến khám ngay tại bệnh viện sản khoa để kiểm tra xem có bị tiền sản giật hay không – một tình trạng huyết áp tăng cao gây nguy hiểm cho cả mẹ và con.

Cách điều trị:

  • Mát xa chân nhẹ nhàng
  • Chườm lạnh nếu thấy khó chịu nhiều
  • Mang vớ nén
  • Kê cao chân khi nghỉ ngơi ở mức độ ngang ngực
  • Uống nhiều nước
  • Ăn nhạt
  • Tăng cường hoạt động cơ bắp với đi bộ, bơi lội mỗi 1-2 giờ. Đi dạo và bơi lội thường xuyên để máu lưu thông đều đặn cả hai chân thay vì đứng một chỗ quá lâu.
  • Tập thể dục thường xuyên cho chân từ 10-15 phút, 3-4 lần/ngày để giúp chân lưu thông máu.

Trời nóng

Bàn chân bị sưng phù khi gặp thời tiết nóng là do các tĩnh mạch tự giãn ra như để làm mát cho cơ thể bằng cách tăng thải nhiệt. Chất lỏng đi vào các mô gần đó như là một phần của quá trình này. Nhưng đôi lúc vì một bệnh lý nào đó khiến tĩnh mạch không thể mang máu về tim dẫn đến việc tích tụ chất lỏng ở mắt cá chân và bàn chân. Đây là tình trạng rất thường gặp ở người có vấn đề về tuần hoàn.

Cách điều trị:

  • Ngâm chân trong nước mát
  • Uống nhiều nước
  • Mang giày thoải mái
  • Kê cao chân khi nghỉ ngơi ở mức độ ngang ngực
  • Mang vớ nén
  • Đi bộ và các bài tập có vận động chân đơn giản

Uống rượu bia

Uống rượu bia cũng có thể gây nên tình trạng sưng phù chân vì cơ thể tích tụ nhiều nước hơn sau khi uống. Hiện tượng chân bị sưng phù này thường sẽ tự biến mất trong vài ngày, tuy nhiên, nếu sưng không giảm thì vẫn nên đi khám vì đó có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý khác.

Cách điều trị:

  • Uống nhiều nước hơn
  • Cắt giảm lượng muối trong khẩu phần ăn
  • Nghỉ ngơi với đôi chân được nâng cao ở mức độ ngang ngực
  • Ngâm chân trong nước mát
  • Nếu được thì nên bỏ rượu bia hoặc hạn chế uống quá nhiều

Chấn thương

Khi bạn bị chấn thương ở vùng chân do tai nạn lao động hay tai nạn giao thông, dẫn đến gãy xương hay bong gân thì cơ thể lập tức sẽ phản ứng lại bằng tình trạng sưng, nóng, đỏ, đau tại vùng tổn thương.

Cách điều trị:

  • Nghỉ ngơi và tránh đi lại tạo áp lực lên vùng chấn thương.
  • Chườm mát khu vực bị thương để giảm đau, giảm sưng
  • Băng ép vùng chấn thương giúp hạn chế chảy máu
  • Kê cao bàn chân lên hơn mức tim

Bệnh gan

Đối với một bệnh nhân mắc bệnh về gan như xơ gan, nguy cơ hình thành sẹo và hạn chế dòng máu chảy vào gan cao hơn người bình thường, dẫn đến tình trạng huyết áp tăng cao và tăng sản sinh albumin khiến chân bị sưng phù nhiều.

Cách điều trị:

  • Giảm cân
  • Kiêng đồ uống có cồn như rượu, bia.
  • Uống thuốc theo toa của bác sĩ
  • Phẫu thuật nếu cần thiết

Bệnh thận

Thận có nhiệm vụ lọc máu và cân bằng điện giải trong cơ thể. Khi thận bị suy yếu, không còn hoạt động tốt, cơ thể bài tiết đạm ra ngoài theo đường nước tiểu dẫn đến giảm áp lực keo gây ra phù toàn thân. Các triệu chứng sau đây cũng có thể xuất hiện như khó tập trung, chán ăn, cảm giác mệt mỏi và yếu đi, khó ngủ, rối loạn tiểu tiện, buồn nôn, nôn, tăng huyết áp, đau ngực, …

Cách điều trị:

  • Thuốc huyết áp cao, thuốc lợi tiểu, thuốc làm giảm cholesterol
  • Bổ sung canxi và vitamin D cùng một chế độ ăn ít protein…
  • Suy thận giai đoạn cuối có thể được điều trị bằng ghép thận hoặc lọc máu.

Suy tim phải

Khi sức bơm máu của tim giảm đi, máu ở những vùng thấp như chân sẽ bị ứ đọng thay vì được tĩnh mạch đưa về tim đều đặn. Điều này khiến áp lực thủy tĩnh tại mao mạch tăng lên, và đồng thời cũng gia tăng vận chuyển dịch từ lòng mạch vào mô kẽ khiến chân bị sưng phù lên.

Chân bị sưng phù do nguyên nhân gì và cách điều trị ra sao

Phù trong suy tim thường vào buổi tối. Phù lúc đầu ở 2 chi dưới sau có thể phù toàn thân, phù tăng lên khi đứng lâu, tăng về chiều, giảm phù khi nghỉ ngơi. Ngoài chân bị phù, suy tim có những triệu chứng rõ ràng khác như ho, khó thở, mệt mỏi, hạn chế vận động, tiểu ít, …

Cách điều trị:

  • Phải được chẩn đoán, điều trị và theo dõi bởi bác sĩ chuyên khoa tim mạch.
  • Hạn chế lượng dịch nạp vào
  • Ăn nhạt
  • Vận động vừa sức để giảm bớt tình trạng phù chân

Hai bàn chân bị sưng phù là triệu chứng bệnh thường gặp, đó có thể là một sự thay đổi về mặt sinh lý khi mang thai hoặc khi bị bệnh tim trong thời tiết nóng bức, nhưng cũng có thể là một dấu chứng gợi ý cho một bệnh lý nguy hiểm ở tim, thận hoặc gan mà cần phải được tầm soát ngay.

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị. Để được tư vấn trực tiếp, bạn đọc vui lòng liên hệ hotline 1900 638 082 hoặc CHAT để được hướng dẫn đặt hẹn.

Những người vận động quá sức, thường xuyên đi lại hoặc phải đứng, ngồi nhiều tại nơi làm việc sẽ bị phù bàn chân, mắt cá chân, thậm chí cả cẳng chân. 

Nhưng nếu hiện tượng sưng phù này đi kèm các triệu chứng khác có thể báo hiệu một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Ảnh minh họa: USnews

Nguyên nhân dẫn tới sưng phù chân

Phản ứng thuốc

Nhiều loại thuốc gây ra các phản ứng phụ bao gồm sưng bàn chân và mắt cá chân. Nếu bạn nghi ngờ tình trạng sưng tấy liên quan đến loại thuốc bạn đang dùng, hãy đi kiểm tra. Bác sĩ sẽ cân nhắc liệu có cần thiết phải thay đổi loại thuốc hoặc liều lượng hay không.

Biến chứng khi mang thai

Hầu hết phụ nữ mang thai đều bị sưng một chút ở bàn chân khi thai kỳ tiến triển. Nhưng sản phụ nên đi khám bác sĩ nếu có hiện tượng sưng tấy đột ngột hoặc quá mức, đặc biệt kèm theo các triệu chứng khác như đau bụng, đau đầu, buồn nôn và nôn.

Trong một số trường hợp mang thai có nguy cơ cao, tiền sản giật là tình trạng có các triệu chứng như vậy và sản phụ phải đi khám ngay lập tức.

Chấn thương bàn chân hoặc mắt cá chân

Nếu bạn bị bong gân mắt cá chân hoặc chấn thương dây chằng trong khi đi bộ, chạy, các dây chằng sẽ bị kéo căng, gây ra sưng tấy.

Suy tĩnh mạch

Sưng mắt cá chân và bàn chân thường là triệu chứng ban đầu của suy tĩnh mạch, không đủ máu di chuyển lên các tĩnh mạch từ chân lên tim.

Nhiễm trùng

Sưng ở bàn chân và mắt cá chân có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng. Những người bị tiểu đường hoặc các vấn đề với dây thần kinh ở bàn chân có nguy cơ bị nhiễm trùng cao hơn.

Cục máu đông

Cục máu đông hình thành trong tĩnh mạch chân có thể ngăn chặn dòng chảy của máu từ chân trở về tim và gây sưng mắt cá chân và bàn chân. Nếu bạn nhận thấy chân đổi màu kèm theo đau dữ dội, hãy đến gặp bác sĩ ngay.

Bệnh tim, gan hoặc thận

Đôi khi sưng tấy có thể chỉ ra một vấn đề ở tim, gan hoặc thận. Mắt cá chân sưng vào buổi tối là dấu hiệu của việc giữ muối và nước do suy tim. Nếu sưng phù kèm theo các triệu chứng như mệt mỏi, chán ăn và tăng cân, bạn nên đi khám. 

Bạn cần đi khám nếu chân sưng đau kéo dài. Ảnh: Footdoctor

Cách giảm sưng phù chân

1. Nếu mắt cá chân bị thương, hãy nghỉ ngơi, tránh đi lại

2. Chườm đá lên mắt cá chân bị sưng

3. Quấn bàn chân hoặc mắt cá chân bằng băng ép

4. Nâng cao chân trên ghế đẩu hoặc gối

5. Nếu bạn bị bệnh tiểu đường, hãy kiểm tra bàn chân hàng ngày để tìm vết phồng rộp và loét

6. Nếu nghi ngờ bị huyết khối tĩnh mạch sâu, bạn cần đi khám

7. Nếu sưng và đau nghiêm trọng, không cải thiện khi điều trị tại nhà, hãy đến gặp bác sĩ.

An Yên [Theo Timesnownew]

Nấc sau khi ăn là một hiện tượng bình thường nhưng nếu xảy ra thường xuyên, bạn cần đề phòng một số bệnh.

Một người có nguy cơ đột quỵ nếu bị tê yếu đột ngột, mất trí nhớ tạm thời, nói năng khó khăn. 

Video liên quan

Chủ Đề