Vì sao cô bé bán diêm không có tên

Ý nghĩa cái chết của Cô bé bán diêm trong truyện

Đọc xong truyện cô bé bán diêm em có nhữngsuy nghĩ gì về ý nghĩa cái chết của Cô bé bán diêm? cái kết như trên gợi cho em những suy nghĩ gì ? Đọc xong bài gợi ý sau đây các em sẽ hiểu hơn nội dung ý nghĩa của truyện.

Ý nghĩa cái chết của cô bé bán diêm

Nhà văn An- đéc – xen [1805 – 1875] Đan Mạch, nhà văn say mê văn chương và có nhiều tác phẩm nổi tiến, ông nổi tiếng tác phẩm: “Cô bé bán diêm” truyện cổ tích xuất sắc trên toàn thế giới. Đoạn trích trong sách giáo khoa thuộc phần cuối câu chuyện đầy bi thương.

Câu chuyện cô bé bán diêm được trích trong phần cuối, truyện đã kể về em bé mồ côi mẹ đi bán diêm theo lệnh của người bố ngay trong đêm giao thừa rét buốt. Cô không dám về nhà khi chưa bán hết diêm vì sợ bố đánh, em đành ngồi nép vào góc tường, liên tục quẹt diêm để sưởi ấm. Hết một bao diêm thì em bé chết cóng trong giấc mơ cùng bà nội lên trời. Sáng hôm sau – mồng 1 Tết, mọi người qua đường vẫn thản nhiên nhìn cảnh tượng thương tâm trên.

Qua cái chết của em bé trong câu truyện, nhà văn muốn gửi đến mỗi chúng ta thông điệp về giàu tính nhân đạo: Phê phán cả xã hội vô tâm, ích kỉ trước cái chết của em bé nghèo mồ côi, bên cạnh đó luôn nhắc nhở mọi người quan tâm và yêu thương trẻ em nhiều hơn, để những đứa trẻ luôn sống trong tình cảm yêu thương gia đình.

Trong cuộc sống ngày nay vẫn còn nhiều trẻ em rơi vào hoàn cảnh đáng thương và không may trong cuộc sống, truyện ngắn này dù đã lâu nhưng giá trị còn mãi. Em bé chết vì đói rét vì sự vô tâm của mọi người, đôi má hồng, đôi môi mỉm cười cách miêu tả của tác giá đã thể hiện sự cảm thông, thương yêu của tác giả dành cho nhân vật cô bé bán diêm.

Soạn bài cô bé bán diêm

I. Đọc – hiểu văn bản

Câu 1

Hãy xác định 3 phần của văn bản nếu lấy việc em bé quẹt diêm vào cách lần làm phần trọng tâm. Căn cứ vào đâu để chia ?

– Truyện được chia làm 3 phần hcinhs

+ Từ đầu đến… đôi bàn tay đã cứng đờ ra: em bé bán diêm ngồi trong bóng tối và giá rét của đêm giao thừa.

+ Từ “Chà! Giá rét quẹt một que diêm… “đến” về chầu Thượng đế”: em bé quẹt một số que diêm và tưởng như trông thấy nhiều cảnh đáng thèm muốn.

+ Từ “Sáng hôm sau… đến “em đã chết trong những ảo ảnh kì diệu”.

– Nếu căn cứ vào những lần em quẹt diêm thì có thể chia phần 2 thành những đoạn nhỏ hơn :

+ Em quẹt que diêm thứ nhất : thấy vui như ngồi trước lò sưởi.

+ Em quẹt que diêm thứ hai : thấy vui như ngồi trước bữa ăn ngon.

+ Em quẹt que diêm thứ ba : thích thú như trước cây thông Nô-en rực rỡ.

+ Em quẹt que diêm thứ tư : sung sướng thấy bà đang mỉm cười với em.

+ Em quẹt que diêm thứ năm : hai bà cháu dắt tay nhau bay lên trời, thoát mọi đói rét và đau buồn.

Xem thêm >>>Cảm nhận về cái kết của truyện Cô bé bán diêm [7 mẫu]

Câu 2 Qua phần đầu, chúng ta được biết gì về gia cảnh của em bé bán diêm và thời gian, khônggian xảy ra câu chuyện ? Liệt kê những hình ảnh tương phản đối lập được nhà văn sử dụng nhằm khắc họa nỗi khổ cực của cô bé :

– Hoàn cảnh của em bé bán diêm.

+ Gia đình gặp nhiều chuyện xảy ra.

+ Ở với cha trên gác sát mái nhà, gió lùa rét buốt.

– Hình ảnh cô bé bán diêm thật tội nghiệp:

+ Đầu trần, chân đất.

+ Quần áo cũ kỉ, tạo dề đựng đầy diêm mang đi bán, tay còn cầm thêm một bao nữa.

+ Lo vì không bán được diêm, không xin được tiền, không dám về.

– Bối cảnh:

+ Ngồi trước góc tường tối tăm giữa phố.

+ Co ro trong đêm giao thừa gió rét căm căm.

– Nhiều sự tương phản đã diễn ra xung quanh em bé và trong lòng em bé :

+ Quá khứ – hiện tại.

+ Phố sá tưng bừng, tấp nập – em bé lang thang cô đơn nghèo khó.

+ Mộng tưởng vô cùng huy hoàng – thực tế tối tăm, khắt nghiệt.

Sự tương phản làm nổi bật hình ảnh và cảnh ngộ em bé: bị bỏ rơi trong bần cùng, bất hạnh nhưng tâm hồn luôn hướng về những cải thiện.

Câu 3 Chứng minh rằng những mộng tưởng của em bé qua các lần quẹt diêm diễn ra theo thứ tự hợp lí ?

Qua các lần quẹt diêm, mộng tưởng đã lần lượt hiện ra, rất hợp lý, phù hợp với hoàn cảnh thực tế và tâm lí của em bé :
+ Khát khao được sưởi ấm ăn no và ngon.

+ Vui vẻ xung quanh cây thông Noel.

+ Hồi tưởng về những lần đón giao thừa khi bà nội còn sống.

+ Cảnh hai bà cháu cầm tay nhau cùng bay lên trời.

Câu 4 Phát biểu cảm nghĩ của em về truyện Cô bé bán diêm và đoạn kết

Cô bé bán diêm qua đời trong giấc mộng,cái chết ấy không gây ấn tượng đen tối nặng nề. Trước hết là do không khí vui tươi ngày đầu năm, của cuộc sống đang phát triển tự nhiên theo quy luật. Sau là do hình ảnh ấm áp, tươi tắn của em, nhất là những điều kì diệu mà tác giả đã gợi ra từ sự ra đi của em bé. Yếu tố kì diệu này làm câu chuyện có dáng dấp truyện cổ tích bi thương.

Câu 5Nghệ thuật của tác phẩm

Truyện của An-đéc-xen kết hợp hài hòa sự kì diệu, hiện thực và nghịch cảnh của cuộc sống. Ở bất cứ truyện nào người ta cũng tìm thấy bóng dáng tự nhiên và xã hội của đất nước Đan Mạch quê hương thân yêu của An-đéc-xen.

Câu 6 Ý nghĩa

Tác giả như muốn cho thấy sự tương phản cảnh đói rét khốn cùng của em bé bán diêm với cảnh sống sung túc của mọi nhà vào thời điểm đêm giao thừa. Em đã thực sự bị bỏ rơi giữa cuộc đời no đủ, giàu sang. Qua tác phẩm cho thấy ý nghĩa cái chết của Cô bé bán diêm là ý nghĩa nhân đạo của chính tác giả với cuộc sống còn nhiều người khổ cực bên ngoài.

=> Học sinh tìm hiểu thêm cách tóm tắt Cô bé bán diêm.

Lớp 8 -
  • Chứng minh đoạn chị Dậu đánh nhau tên cai lệ là một đoạn tuyệt khéo

Cô bé bán diêm là truyện cổ tích do tác giả người Đan Mạch Hans Christian Andersen sáng tác. Truyện kể về một cô bé nghèo khổ phải đi bán diêm giữa mùa đông giá lạnh và từ giã cõi đời trong đêm giao thừa [có bản khác ghi là trong đêm Giáng sinh].

"The Little Match Girl"Tác giảHans Christian AndersenTiêu đề gốc"Den Lille Pige med Svovlstikkerne"Quốc gia Đan MạchNgôn ngữTiếng Đan MạchThể loạiTruyện ngắnXuất bản tạiDansk Folkekalenrder for 1846Ngày xuất bảnTháng 12 năm 1845

Minh họa trong sách Fairy tales and dstories in năm 1900, trang 406.

Truyện được xuất bản lần đầu tiên năm 1848 trong phần năm của quyển Nye Eventyr [Những truyện cổ tích mới] với nhan đề Den Lille Pige Med Svovlstikkerne [Cô gái bé nhỏ với những que diêm]. Truyện này cũng đã được công bố ngày 30 tháng 3 năm 1863 như một phần của Fairy Tales and Stories [1863], Tập 2 [Eventyr og Historier] [1863].[1][2]

Cô bé bán diêm đã từng sống trong sự hạnh phúc, đầy đủ của một gia đình khá giả, nhưng từ khi người mẹ qua đời và người bà yêu quý cũng ra đi thì tài sản nhà em cũng tiêu tán. Em phải chui rúc trong một xó tối tăm, lạnh lẽo, luôn luôn chịu đựng những lời mắc nhiếc, chửi rủa người bố tàn nhẫn và phải đi bán diêm kiếm sống. Trong một đêm Giáng Sinh, khi mọi người đã trở về nhà bên gia đình để đón giao thừa thì em vẫn lặng lẽ mưu sinh trên từng con phố với bộ quần áo rách rưới. Không một ai quan tâm đến sự có mặt của em, em cũng không muốn trở về nhà vì chưa bán được que diêm nào. Em đành ngồi lại một xó, co ro bên mép tường giữa hai ngôi nhà, quẹt diêm để sưởi ấm.

Mỗi lần quẹt que diêm cháy sáng là một mộng tưởng đến với em. Lần thứ nhất, em thấy lò sưởi; lần thứ hai em thấy bàn ăn và con ngỗng quay; lần thứ ba em thấy cây thông Nô-en hiện ra, lần thứ tư bà hiện về, vì sợ bà đi mất nên cô bé đã quẹt hết một bao diêm để níu giữ bà ở lại. Cuối cùng em đã chết vì rét.[3]

Buổi sáng đầu năm, người ta thấy một em bé ngồi giữa những bao diêm trong đó có một bao diêm đốt hết nhẵn. Người ta bảo cô bé đã chết nhưng đôi má vẫn ửng hồng và đôi môi em đang mỉm cười. "Chắc là nó muốn sưởi cho ấm" – mọi người nói. Không ai biết được những điều đẹp đẽ mà em đã thấy, nhất là khi em đã hạnh phúc như thế nào khi đi cùng bà vào năm mới.[4]

 

Minh họa của Bertall [1820 - 1882]

Truyện Cô bé bán diêm có một nhân vật, đó là một em bé bán diêm không có tên. Ba người trong gia đình em là bà, mẹ và cha đều không được miêu tả trực tiếp. Mẹ được nhắc đến thông qua đôi giày quá khổ, cha hiện diện trong nỗi sợ hãi khi cô bé bán diêm nghĩ đến việc phải về nhà khi chưa bán được xu nào và bà thì trong ảo ảnh của những que diêm cháy. Với lối dẫn chuyện đa dạng: miêu tả cảnh vật, miêu tả tâm trạng, lời độc thoại, lời đối thoại một chiều và dẫn lời gián tiếp, câu truyện trở nên hấp dẫn, tránh được sự đơn điệu. Xuyên suốt câu truyện là sự tương phản giữa cảnh ngộ của cô bé bán diêm với khung cảnh rực rỡ, đầm ấm xung quanh trong buổi tối giao thừa, với ảo ảnh đẹp đẽ nhưng ngắn ngủi do những que diêm mang lại. Cảnh ngộ đó còn đáng thương hơn khi con người xung quanh cũng lạnh giá như mùa đông khắc nghiệt. Đỉnh điểm của câu truyện là cái chết của em bé bán diêm giữa đêm giao thừa, một kết cục không giống như cổ tích truyền thống, tính cổ tích có chăng là đôi má hồng và nụ cười của em khi lên cõi thiên đàng, giải thoát khỏi mọi khổ đau.[5]

Đã có nhiều tác phẩm nghệ thuật dựa trên câu truyện cổ tích nổi tiếng này, ngoài một số tiểu thuyết, truyện ngắn phóng tác, những phim, nhạc phẩm đáng chú ý là:

Phim

Phim ngắn năm 1902

Trung thành với cốt truyện hoặc khác biệt không nhiều:

  • Cô bé bán diêm [La Petite Marchande d'Allumettes], phim câm của Jean Renoir, Pháp,1928.[6] In this attraction, use is made of the Pepper's ghost technique.
  • Cô bé bán diêm [The Little Match]; chủ nhiệm: Charles Mintz, đạo diễn Arthur Davis; do Hãng phim Columbia, Mỹ phát hành năm 1937 và được đề cử Giải Oscar cho thể loại phim hoạt hình ngắn cùng năm.
  • Hansu Kurushitan Anderusan no sekai [phát hành tại Mỹ với tiêu đề The World of Hans Christian Andersen - Thế giới của Hans Christian Andersen] do hãng phim hoạt hình Toei, Nhật Bản hợp tác với Mỹ sản xuất và phát hành năm 1971, đoạn kết của phim là câu truyện về Cô bé bán diêm.[7][8]

Thay đổi, thậm chí thay đổi hẳn so với cốt truyện:

  • Cô bé bán diêm [The Little Match Girl], phim truyền hình Anh, Richard Bramall và Tom Robertson đạo diễn, phát hành năm 1974.[9]
  • Cô bé bán diêm [The Little Match Girl], phim video Mỹ, đạo diễn Mark Hoeger và Wally Broodbent, phát hành năm 1983
  • Cô bé bán diêm [The Little Match Girl], phim truyền hình Anh Richard Bramall và Tom Robertson đạo diễn, phát hành năm 1987
  • Cô bé bán diêm [The Little Match Girl], phim nhạc của Anh, đạo diễn Michael Custance, phát hành năm 1987.
  • Cô bé bán diêm [The Little Match Girl], phim truyền hình Mỹ, Michael Lindsay-Hogg đạo diễn, phát hành năm 1987.
  • Cô bé bán diêm [The Little Match Girl], phim hoạt hình Mỹ, Michael Sporn đạo diễn, phát hành năm 1991.
  • Cô bé bán diêm [The Little Match Girl], phim nhựa Canada, James Ricker đạo diễn, phát hành năm 2004.
  • Cô bé bán diêm [H.C. Andersens eventyrlige verden: Den lille pige med svovlstikkerne], phim hoạt hình Đan Mạch, đạo diễn Jørgen Bing nằm trong một series phim hoạt hình dựa trên truyện cổ Andersen của ông, phát hành năm 2005.
  • Cô bé bán diêm [The Little Match Girl], phim hoạt hình Mỹ, Roger Allers đạo diễn, phát hành năm 2006 và được đề cử Giải Oscar cho phim hoạt hình ngắn hay nhất trong năm đó.
  • Cô bé bán diêm [The Little Match Girl], phim hoạt hình ngắn năm 2011 do hãng phim True-D Animation Studios của Việt Nam sản xuất [Xem trên YouTube].

Nhạc

  • Cô bé bán diêm [The Little Match Girl], opera một hồi của nhà soạn nhạc Đan Mạch August Enna viết năm 1897.
  • Cô bé bán diêm [Das Mädchen mit dem Schwefelhölzern Lưu trữ 2009-01-16 tại Wayback Machine], opera của nhà soạn nhạc người Đức Helmut Lachenmann, hoàn thành năm 1996.
  • Cô bé bán diêm [The Little Match Girl], nhạc phẩm của tay guitar điện Loren Mazzacane Connors, ra đời năm 2001.
  • Ấn tượng 12 [Striking 12], nhạc phẩm của ban nhạc Mỹ GrooveLily dựa trên câu truyện này, trình diễn lần đầu năm 2004.
  • Ở Việt Nam: bài hát Em bé bán diêm, ca sĩ Ngọc Lễ sáng tác, phát hành trong album Ru cho con và em năm 2000; nhạc sĩ Nguyễn Minh Phương cũng có bài hát cùng tên, phát hành trong album Bụi Phấn năm 2007; Một que diêm, một ước mơ của tác giả Nguyễn Hoàng Linh năm 2009.

  1. ^ “Hans Christian Andersen: The Little Match Girl”. Hans Christian Andersen Center. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2016.
  2. ^ Roettgers, Janko [13 tháng 10 năm 2016]. “VR Review: 'Allumette'”. Variety.
  3. ^ Tatar, Maria [2008]. The Annotated Hans Christian Andersen. W.W. Norton. ISBN 978-0-393-06081-2.
  4. ^ “Hans Christian Andersen: The Little Match Girl”. Hans Christian Andersen Center. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2016.
  5. ^ Tatar, Maria [2008]. The Annotated Hans Christian Andersen. W.W. Norton. ISBN 978-0-393-06081-2.
  6. ^ Efteling – 'The Little Match Girl' in Fairy tale forest [Het meisje met de zwavelstokjes] [video]
  7. ^ “Official Selection 1954: All the Selection”. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 12 năm 2013.
  8. ^ “SKE48 Idol Sumire Satō, Kensho Ono Star in Film of The Little Match Girl Manga”. Anime News Network.
  9. ^ “Ryu Ga Gotoku 5 / Yakuza 5 SUBSTORY - The Little Match Girl”. YouTube. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2015.

Cô bé bán diêm [tiếng Anh]

Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Cô bé bán diêm.
Wikisource tiếng Việt có toàn văn tác phẩm về:

en:The Little Match Girl

  • Video Phim Hoat Hinh 3D Viet Nam-Cô Bé Bán Diêm [Full], True-D Animation
  • Video truyện Cô bé bán diêm, tiếng Việt
  • [tiếng Anh] Cô bé bán diêm [tiếng Anh, 1848]
  • [tiếng Anh] Cô bé bán diêm [tiếng Anh, từ "Truyện cổ tích của Andersen"]
  • Cổ tích hiện đại: Cô bé bán diêm, Lê Huy Bắc, Viện Văn học
  • Ngọn lửa chiếu xuống Cô bé bán diêm [tiếng Anh]. Lưu trữ 2012-03-01 tại Wayback Machine
  • “Cô bé bán diêm” và bản cover đầy ám ảnh, báo Hà Tĩnh, 17/12/2018

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Cô_bé_bán_diêm&oldid=68133570”

Video liên quan

Chủ Đề