Vì sao hàng năm sốt xuất huyết lại có dịch

Nguồn hình ảnh, moh.gov.vn

Chụp lại hình ảnh,

Một bệnh nhân mắc sốt xuất huyết nặng phải lọc máu ở khoa Hồi sức tích cực chống độc người lớn ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM.

Bộ Y tế Việt Nam tuần qua cho biết số ca mắc sốt xuất huyết ở Việt Nam đã tăng hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm 2021 và cảnh báo các bệnh viện sẽ phải vất vả đối phó vì nhiều ca nhiễm.

Số liệu của bộ này ghi nhận 89.120 ca mắc sốt xuất huyết trong sáu tháng đầu năm, tăng so với 35.936 ca một năm trước đó, tăng 148%.

"Số ca được dự báo sẽ tiếp tục tăng cao hơn nữa, với nhiều ca nghiêm trọng hơn phải nhập viện," Bộ Y tế ban hành hướng dẫn đặc biệt cho các cơ sở chăm sóc sức khỏe trong tuần này.

Số người chết vì bệnh này tăng gấp ba lần lên 34 người so với cùng kỳ.

Việt Nam thường ghi nhận khoảng 110.000 ca mắc bệnh hàng năm trong những năm gần đây, với mức độ nhiễm cao nhất thường từ tháng 6 đến tháng 10.

Sốt xuất huyết là một bệnh do muỗi truyền phổ biến ở Đông Nam Á, gây ra các triệu chứng giống như bệnh cúm và chưa có thuốc chủng ngừa. Các ca nhiễm nghiêm trọng của bệnh này có thể dẫn đến chảy máu trong.

Sở Y tế Đồng Nai cảnh báo dù chưa phải là đỉnh dịch sốt xuất huyết nhưng đã có điều họ gọi là "tình trạng quá tải" ở một số cơ sở điều trị và dự đoán số ca nặng sẽ tăng, ca tử vong nguy cơ tăng cao.

Ngày 17/7 họ cho biết tính đến nay toàn tỉnh ghi nhận gần 12.000 ca mắc sốt xuất huyết phải nhập viện điều trị trong đó trẻ em dưới 15 tuổi chiếm tỷ lệ gần 60%, tăng 190% so với cùng kỳ năm 2021.

Hiện đã có 10 ca mắc sốt xuất huyết tử vong [2 ca trẻ em].

Trong khi đó các cơ sở y tế ở Tây Ninh đang gặp khó khăn vì thiếu dung dịch cao phân tử chống sốc sốt xuất huyết.

Ông Giám đốc CDC tỉnh Tây Ninh Biện Văn Tư được truyền thông trong nước dẫn lời nói ngành y tế của tỉnh đang đứng trước nhiều khó khăn trong công tác phòng, chống sốt xuất huyết, do hiện nay các máy phun khử khuẩn xử lý môi trường được trang bị đã lâu, hư hỏng nhiều.

Nguồn hình ảnh, laodong.vn

Chụp lại hình ảnh,

Đà Nẵng triển khai chiến dịch diệt lăng quăng, bọ gậy phòng sốt xuất huyết.

CDC Tây Ninh ngày 16/7 cho biết từ đầu năm đến nay, tỉnh này ghi nhận 5.087 ca tăng 2,35 lần so với cùng kỳ năm 2021, trong đó có 5 ca tử vong và dự báo dịch tiếp tục lan rộng trong thời gian tới.

Được biết phương án tạm thời mà y tế tỉnh thực hiện chủ yếu là chuyển ca diễn tiến nặng của tỉnh lên bệnh viện ở TP.HCM.

Bộ Y tế Việt Nam phân loại điều trị sốt xuất huyết theo ba "mức độ" theo đó sốc sốt xuất huyết Dengue nặng, các bệnh viện tuyến quận, huyện, thị xã, thành thuộc tỉnh và bệnh viện đa khoa tư nhân điều trị chống sốc ban đầu, hội chẩn chuyển tuyến trên.

Được biết Bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi, Sản - nhi tuyến tỉnh tiếp nhận điều trị bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue ở cả 3 mức độ.

Sở y tế Bình Dương cho biết sốt xuất huyết trên địa bàn đang diễn biến phức tạp, số ca mắc, số ca nặng và tử vong tăng cao.

Toàn tỉnh ghi nhận 7.282 ca mắc, tăng 44,1% so với cùng kỳ năm nay.

Theo phó giám đốc CDC Bình Dương Trần Văn Chung nói một trong những nguyên nhân dẫn đến gia tăng bệnh sốt xuất huyết là ý thức của người dân chưa cao, còn chủ quan và nhiều người dân chủ quan nghĩ là sốt vì COVID-19 khi test âm tính nên tự điều trị ở nhà, đến khi đưa đi bệnh viện thì đã quá nặng và tử vong.

"Người dân sẽ tập trung phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh thoát nước, lấp các nơi ao tù, nước đọng, thu gom - dẹp bỏ hoặc lật úp các vật dụng, phế liệu ứ đọng nước sau mưa... và vệ sinh các hồ, lu/vại không nắp chứa nước sinh hoạt," báo Lao Động đưa tin.

Nội dung không có

  • {{promo.headlines.shortHeadline}}

  • Sốt xuất huyết nằm trong danh sách những bệnh truyền nhiễm phổ biến, xảy ra theo mùa và gây ra biến chứng nguy hiểm đến tính mạng người bệnh nếu không được điều trị kịp thời. Vậy nên các gia đình cần nắm vững nguyên nhân, triệu chứng sốt xuất huyết để tránh bệnh diễn tiến nặng.

    Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus mang Dengue có trong muỗi vằn [muỗi Aedes aegypti]. Bệnh có khả năng lây truyền từ người nay qua người khác qua vật trung gian là muỗi vằn, thời gian phát bệnh chỉ từ 4 – 5 ngày sau khi nhiễm mầm bệnh.

    Bệnh sốt xuất huyết xảy ra ở cả trẻ em và người lớn nhưng trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh hơn cả.

    Bệnh sốt xuất huyết thường xảy ra vào thời điểm tháng 3 – tháng 4 và khoảng đầu tháng 7 đến tháng 11 hằng năm. Đây là thời gian thuận lợi cho sự phát triển của muỗi vằn.

    Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nên muỗi vằn sinh sản rất nhiều. Hai khoảng thời gian này cũng chính là thời điểm bùng phát mạnh mẽ dịch sốt xuất huyết tại miền Bắc. Còn ở miền Nam, bất kỳ thời gian nào cũng có thể xảy ra dịch sốt xuất huyết do sự phân bố dày đặc của muỗi vằn.  

    Muỗi vằn chứa virus Dengue là nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết

    Với tình hình dịch bệnh phức tạp như hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc triển khai thực hiện xét nghiệm sốt xuất huyết tại nhà, miễn phí khám online và tư vấn kết quả giúp người bệnh không cần phải đến trực tiếp bệnh viện.

    Để được tư vấn chi tiết, vui lòng bấm số HOTLINE: 0911 858 616 – 0947 616 006 hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY:

    Bệnh sốt xuất huyết có 4 giai đoạn phát triển quyết định tới việc bệnh có tự khỏi được hay không?

    Giai đoạn 1: Ủ bệnh

    Giai đoạn ủ bệnh sẽ có thời gian kéo dài trung bình từ khoảng 4 – 7 ngày. Tùy theo cơ địa và khả năng miễn dịch của từng người mà virus Dengue sẽ nhân số lượng lên dần dần, khi đủ số lượng sẽ dẫn đến biểu hiện cụ thể và bệnh sốt xuất huyết chuyển sang giai đoạn tiếp theo.

    Giai đoạn 2: Sốt Dengue

    Khoảng 2 – 7 ngày là thời gian kéo dài của giai đoạn sốt Dengue và đi kèm dấu hiệu tương tự như cảm cúm. Giai đoạn sốt Dengue không nguy hiểm nhưng có thể xuất hiện những triệu chứng khó chịu như nhức đầu, mệt mỏi, đau họng, buồn nôn… đặc biệt sẽ bị sốt cao từ 39 đến 40 độ C.

    Giai đoạn 3: Nguy hiểm

    Đa số người bệnh sẽ không không còn sốt trong giai đoạn 3, tuy nhiên đây là giai đoạn nguy hiểm nhất, mang tính quyết định xem bệnh sốt xuất huyết có diễn biến trầm trọng hay không?

    Virus Dengue đã khiến hệ thống miễn dịch của cơ thể suy yếu đi rất nhiều ở giai đoạn 3 nên số lượng bạch cầu, tiểu cầu giảm đi đáng kể, khả năng đề kháng của người bệnh bị ảnh hưởng. Vậy nên người bệnh cần có sự theo dõi và thăm khám hàng ngày từ bác sĩ.

    Giai đoạn 4: Phục hồi

    Sau khi vượt qua được giai đoạn nguy hiểm, cơ thể của người bệnh sẽ phục hồi dần dần, nhịp tim và huyết động ổn định, đi tiểu nhiều, cảm giác khát nước và thèm ăn.

    Phát ban ở người bệnh sốt xuất huyết

    Cả người lớn và trẻ nhỏ đều có triệu chứng bệnh sốt xuất huyết tương tự nhau, sẽ có một trong hai trường hợp xảy ra khi người bệnh nhiễm phải virus Dengue gây bệnh là xuất huyết biểu hiện ra bên ngoài hoặc xuất huyết nội tạng.

    Triệu chứng bệnh sốt xuất huyết thể nhẹ [dạng cổ điển]

    Ở thể nhẹ, người lớn sẽ có biểu hiện sốt xuất huyết rầm rộ hơn trẻ em. Các biểu hiện điển hình xuất hiện và không gây ra biến chứng. Trong vòng 4 – 7 ngày tính từ sau khi bị muỗi đốt truyền mầm bệnh sẽ bắt đầu bằng triệu chứng sốt và kèm theo những biểu hiện khác như:

    • Đau phía sau mắt
    • Đau nhức đầu nghiêm trọng
    • Đau cơ và khớp
    • Sốt cao lên tới 40,5 độ C
    • Phát ban trên da
    • Buồn nôn và nôn

    Thể sốt xuất huyết gây xuất huyết nội tạng

    Triệu chứng sốt xuất huyết nội tạng sẽ bao gồm xuất huyết đường tiêu hóa và xuất huyết não.

    Khi bị xuất huyết đường tiêu hóa, người bệnh sẽ bị đau đầu bình thường và sốt nhẹ, phát ban không xảy ra. Khoảng 2 ngày sau, người bệnh sẽ đi ngoài ra máu, phân màu đen hoặc đi ngoài ra máu tươi, xuất hiện các chấm xuất huyết trên da, người mệt mỏi, da tái xanh…

    Rất khó nhận biết trường hợp xuất huyết não vì triệu chứng sốt xuất huyết sẽ không rõ ràng, người bệnh có thể chỉ bị sốt, đau đầu, tay chân tê liệt hoặc liệt nửa người, hôn mê và dẫn đến tử vong.

    Biểu hiện sốt xuất huyết Dengue [hội chứng sốc Dengue]

    Thể bệnh sốt xuất huyết Dengue bao gồm tất cả các triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết thể nhẹ, kèm theo triệu chứng chảy máu, huyết tương thoát khỏi mạch máu, chảy máu ồ ạt, hạ huyết áp…

    Đây được coi là thể bệnh nặng nhất của bệnh sốt xuất huyết, xảy ra ở người bệnh trong lần nhiễm bệnh sau, khi cơ thể đã có miễn dịch chủ động hoặc thụ động với một loại kháng nguyên virus. Bệnh sẽ tiến triển nặng hơn sau khoảng 2 – 5 ngày và gây tử vong nhanh chóng.

    Các triệu chứng xảy ra ở người bệnh sốt xuất huyết

    Tuy sốt xuất huyết là bệnh phổ biến nhưng vẫn còn rất nhiều người chưa biết điều trị sốt xuất huyết bằng cách nào?

    Theo đánh giá của các chuyên gia, việc xác định mức độ nặng nhẹ của bệnh sốt xuất huyết là rất cần thiết để bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp vì sốt xuất huyết có mức độ nguy hiểm cao, ảnh hưởng tới tính mạng bệnh nhân rất lớn.

    Điều trị sốt xuất huyết tại nhà

    Người bệnh có thể điều trị sốt xuất huyết ở nhà bằng cách bù nước khi phát hiện triệu chứng sốt từ 2 – 7 ngày.

    Người bệnh sốt xuất huyết cần uống đủ lượng nước cần thiết

    Nhập viện thời gian ngắn [12 – 24 giờ]

    Nếu biện pháp bù nước bằng đường uống không lại kết quả và xuất hiện các điểm xuất huyết dưới da hoặc niêm mạc của người bệnh thì cần đưa người bệnh nhập viện ngay.

    Nhập viện thời gian dài [> 24 giờ]

    Khi có biểu hiện chân tay lạnh, sốt li bì, mạch yếu, viêm họng, khó thở… người bệnh sốt xuất huyết cần được đưa vào nhập viện điều trị ngay.

    Hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị sốt xuất huyết, điều trị triệu chứng là phương pháp điều trị bệnh chủ yếu được áp dụng. Trường hợp người bệnh sốt xuất huyết thể nhẹ, có thể chăm sóc tại nhà, nghỉ ngơi và uống nhiều nước, ăn các món mềm có nước, dễ tiêu hóa, hạ sốt bằng Paracetamol hoặc uống Oresol để bù điện giải, lau mát ở vùng nách và bẹn khi sốt cao.

    Khi điều trị, người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, tự theo dõi tại nhà và đến bệnh viện thực hiện các xét nghiệm cần thiết khác theo yêu cầu.

    Qua vật trung gian là muỗi vằn, bệnh sốt xuất huyết có thể lây truyền từ người sang người. Vậy nên để phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết hiệu quả nhất, cần thực hiện các biện pháp sau:

    • Vệ sinh sạch sẽ, thoáng đãng nơi ở, môi trường sống, sinh hoạt
    • Thu gom, tiêu hủy những vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh nhà
    • Không tích trữ nước trong nhà, đậy kín các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng
    • Phát quang bụi rậm quanh nhà, ngoài vườn
    • Xử lý nguồn nước, khơi thông cống rãnh xung quanh nhà
    • Ngủ màn để tránh bị muỗi đốt
    • Đốt nhang muỗi, dùng vợt muỗi, phun thuốc diệt muỗi để tiêu diệt muỗi vằn
    • Sử dụng rèm che, màn tẩm hóa chất diệt muỗi ở vị trí các ô thoáng, cửa sổ, cửa ra vào
    • Sử dụng thuốc bôi ngoài da, mặc quần áo dài tay để tránh muỗi đốt
    • Người mắc bệnh sốt xuất huyết cần được nằm ngủ trong màn, tránh muỗi đốt lây bệnh sang người khác

    Mỗi người cần chủ động động tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị, phòng ngừa sốt xuất huyết để bảo vệ sức khỏe của bản thân và cả gia đình.

    Mỗi năm, Việt Nam đều ghi nhận số ca mắc sốt xuất huyết lên tới con số chục nghìn và không tránh khỏi các trường hợp tử vong. Và đến nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu đối với bệnh nhân mắc sốt xuất huyết trên toàn thế giới, chủ yếu là điều trị triệu chứng bệnh. Chính vì vậy, khi nghi ngờ bản thân mắc sốt xuất huyết, mỗi người cần chủ động đến thăm khám tại các cơ sở y tế để được bác sĩ chẩn đoán và chỉ định xét nghiệm phù hợp, tuyệt đối không được tự ý điều trị sốt xuất huyết tại nhà. 

    Tại Hà Nội, Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc đáp ứng nhu cầu cấp cứu, điều trị cho hàng trăm bệnh nhân sốt xuất huyết vào thời điểm giao mùa tại với nhiều ưu điểm vượt trội:

    – Hệ thống phòng điều trị nội trú tại BVĐK Hồng Ngọc đáp ứng tiêu chuẩn phòng bệnh quốc tế, tiêu chuẩn 5 sao, đảm bảo quy trình chăm sóc sức khỏe an toàn, chuyên nghiệp.

    – Quy tụ đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, thâm niên công tác tại các bệnh viện công hàng đầu cả nước như Bạch Mai, Bệnh viện K, Phụ sản Trung ương, Phụ sản Hà Nội…

    Bệnh nhân sốt xuất huyết điều trị nội trú tại Hồng Ngọc sẽ được chăm sóc sức khỏe an toàn và chuyên nghiệp

    – Thủ tục nhanh gọn, không phải chờ đợi lâu

    – Không gian bệnh viện sang trọng, rộng rãi tạo cảm giác thoải mái

    – Nhiều tiện ích cho khách hàng như bãi đỗ xe miễn phí, wifi tốc độ cao miễn phí, tặng phiếu buffet dùng bữa tại nhà hàng, quán café…


    Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Để biết chính xác tình trang bệnh, người bệnh cần tới các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ trực tiếp thăm khám và tư vấn phác đồ điều trị hiệu quả.

    Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: //www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

    Video liên quan

    Chủ Đề