Gỗ thuộc loài thông thường là gì

Gỗ nhóm I thuộc dòng quý hiếm, tỷ trọng cao, rất nặng, có giá trị kinh tế cao. Bao gồm các loại gỗ mà chỉ nghe tên đã thấy “xịn” như: Sưa – Gụ – Gõ – Cẩm lai – Giáng hương – Huỳnh đàn – Lát – Mun – Trai – Trắc – Trầm hương…với tất cả gồm 41 loại. Những loại gỗ được bán theo CÂN [kg, ký] chứ không phải bán theo mét khối [m3] như bình thường.

Gỗ nhóm I gồm những loại nào?

Bảng dưới đây là chi tiết các loại gỗ tự nhiên thuộc nhóm 1 trong bảng phân loại các nhóm gỗ tại Việt Nam. Có tên tiếng Anh của gỗ và một số có thêm tên gọi riêng theo vùng miền.

Các loại gỗ tự nhiên quý hiếm thuộc nhóm I

Danh sách gỗ tự nhiên thuộc nhóm I ở trên được đưa ra dựa trên cơ sở là Quyết định số 2198 – CNR của Bộ Lâm Nghiệp [nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn] ban hành ngày 26/11/1977 quy định bảng phân loại tạm thời các loại gỗ sử dụng thống nhất trong cả nước – sau đây gọi là Bảng phân loại nhóm gỗ. Có hiệu lực áp dụng chính thức từ ngày 01/01/1978. Và tiếp tục được điểu chỉnh bổ sung tại Quyết định số 334/CNR ban hành ngày 10-5-1988 của Bộ Lâm Nghiệp về việc điều chỉnh phân loại xếp hạng một số chủng loại gỗ sử dụng.

Những tên gỗ nào không có trong bảng phân loại các loại gỗ sử dụng này mà các địa phương phát hiện được sẽ đề xuất và gửi mẫu gỗ về Bộ để bổ sung.

Gỗ Sưa thuộc nhóm I – nhất là Sưa đỏ có giá thành rất cao

Đặc tính nổi bật của các loại gỗ nhóm I

Các loại gỗ tuộc nhóm I đều có đặc tính là rất nặng, cấp cường độ A. Độ bền tự nhiên và khả năng chịu lực đều rất tốt, chống mối mọt, có màu sắc và vân gỗ đẹp, một số có hương thơm đặc biệt [ví dụ gỗ Trầm hương], có giá trị kinh tế cao… Cụ thể:

  • Có tỷ trọng nặng – thật nặng, chịu lực nén tốt, tính chất cơ lý cực cao.
  • Hầu như không bị mối mọt hoặc rất ít
  • Cực bền, đóng đồ nội thất hay các công trình xây dựng thì có thể nói sử dụng càng lâu càng đẹp, càng bóng và cứng chắc. Nhiều loại càng dùng lâu càng đen và bóng đẹp, đắt như đồ cổ, thậm chí được săn lùng nhiều.
  • Gỗ nặng và cứng, chế tác khó cần thợ tay nghề cao, nhưng lại có khả năng chế tác các chi tiết nhỏ tinh xảo – áp dụng nhiều trong đóng đồ gỗ mỹ nghệ.
  • Cây gỗ thuộc nhóm I thường phát triển chậm, thậm chí rất chậm – khó trồng và thời gian tái tạo lâu nên càng cần phải được bảo vệ nghiêm ngặt.
  • Gỗ tự nhiên khi mới khai thác có mùi thơm nhẹ đặc trưng của gỗ, một số lại có mùi hắc.
  • Vân gỗ đẹp, thớ gỗ dày, tom gỗ rõ nét, dễ nhật biết giữa gỗ quý và gỗ thường.
  • Nhiều loại gỗ thuộc nhóm I ở trên đang nằm trong danh sách cấm khai thác, chúng tôi sẽ giới thiệu chi tiết các loại này ở bên dưới.
Một số hình ảnh của gỗ Dáng Hương thuộc nhóm I

Ứng dụng chính của gỗ nhóm I

“Sập gụ tủ chè” là câu nói kinh điển, thể hiện sự giàu có bề thế của gia chủ ngày trước. Đó là một loại ghế ngồi kiểu phản hình chữ nhật, được kê cùng với một chiếc tủ chè, cả 2 đều làm từ gỗ Gụ quý hiếm và được chạm khảm hoa văn tinh tế. Những nhà sở hữu món đồ này ngày trước đều rất được ngưỡng mộ, những bộ đẹp còn nguyên vẹn hiện được săn lùng mua như đồ cổ vậy. Điều đó nói lên sự quý hiếm của gỗ Gụ – một loại gỗ nhóm I, cùng sự tinh tế về tay nghề của những nghệ nhân chạm khắc gỗ mỹ nghệ.

Trong nhóm gỗ I còn có loại gỗ được coi quý hơn vàng, như gỗ Sưa chẳng hạn. Nhưng những ứng dụng của nó còn khá bí ẩn.

Dưới đây TOPnoithat sẽ cùng điểm qua một số ứng dụng chính của các loại gỗ trong nhóm I để quý khách tham khảo.

  • Gỗ Bằng Lăng Cườm: sử dụng để đóng các đồ nội thất như bàn ghế, tủ, giường, ván sàn…
  • Gỗ Cẩm Lai: sử dụng làm đồ nội thất cao cấp, đồ mỹ nghệ cao cấp…
  • Gỗ Dáng hương: được dùng để đóng đồ nội thất cao cấp như giường, tủ, bàn ghế hay sàn gỗ tự nhiên…
  • Gỗ Du sam: để đóng giường, tủ, bàn ghế, ốp trần, tường, chạm khắc tượng gỗ, tranh gỗ…những món đó cao cấp và có giá khá đắt đỏ. Ngoài ra gỗ Du Sam còn có thể chiết xuất dầu, khá quý và có mùi thơm nhẹ dễ chịu.
  • Gỗ Gõ đỏ: làm các đồ mỹ nghệ cao cấp như sập gỗ, phản gỗ, bàn ghế, giường,…
  • Gỗ Gụ: đóng các đồ mỹ nghệ kiểu cổ, đồ nội thất hiện đại loại cao cấp.
  • Gỗ Hoàng đàn: làm các đồ mỹ nghệ cao cấp, đồ thủ công quà tặng, vật phẩm phong thủy, chiết xuất tinh dầu…
  • Gỗ Lát: đóng bàn ghế, giường, tủ…
  • Gỗ Mun: đóng các đồ nội thất cao cấp như bàn ghế, tủ, giường, sập,…
  • Gỗ Muồng đen: dùng để bàn ghế, cầu thang, sập ngủ, cột nhà, cửa ra vào, tủ chè,…các đồ mỹ nghệ cao cấp, đồ thủ công, quà tặng, vật dụng trang trí.
  • Gỗ Pơ-mu: dùng làm sàn gỗ, ốp trần, đóng bàn ghế, đóng cửa, tủ, kệ, giường, trang trí nội thất, làm đồ mỹ nghệ như tạc tượng, chạm khắc tranh gỗ,..
  • Gỗ Sơn Huyết: là gỗ quý, nhưng hiếm ít có, dùng để đóng đồ nội thất cao cấp như Kệ tivi, Tủ quần áo, bàn ghế, Sập thờ, Lộc bình, Đồ phong thủy, tượng gỗ phong thủy…
  • Gỗ Sưa: là loại gỗ siêu đắt đỏ, dùng để làm các vật phẩm phong thủy như tượng, vòng tay,… nhìn chung chủ yếu gỗ này xuất sang Trung Quốc, mà cũng không rõ chính xác họ dùng làm những gì.
  • Gỗ trắc: làm đồ gỗ mỹ nghệ, sập, tủ, khắc tượng, làm vòng tay, làm sàn gỗ,…
  • Gỗ Trầm hương: là gỗ siêu quý với giá cả tỷ một kilogram, thường được dùng làm vòng tay, chuỗi hạt, tạc tượng, làm nhang, chiết xuất tinh dầu,…
Hình ảnh gỗ Trắc – thuộc nhóm I, là loại gỗ quý thường được bán bằng Cân/ký

Lưu ý về khai thác – sử dụng, nhiều gỗ nhóm I thuộc loại cấm

Gỗ tự nhiên thuộc nhóm I là những loại rất quý và có giá trị sử dụng cao. Tuy nhiên vì quý nên có thời gian bị khai thác kiểu tận diện, số lượng cây lớn còn trong tự nhiên không nhiều. Thêm nữa là, những cây gỗ quý thuộc nhóm I là cây lâu năm với thời gian sinh trưởng dài cả trăm năm. Khi đã bị phá, bị khai thác cạn…thì rất khó và rất lâu mới có thể phục hồi, không dễ như các loại cây ngắn ngày mà có thể trồng rừng tái tạo lại được.

Bởi vậy, nhiều cây gỗ trong nhóm I thuộc diện Cấm Khai Thác, và được chia riêng thành nhóm IA. Cụ thể như dưới đây:

STTTÊN GỖTÊN KHOA HỌCTÊN ĐỊA PHƯƠNG
1Gỗ Bách XanhCalocedrusmacrolepis
2Gỗ Thông đỏTaxus chinensis
3Gỗ Phỉ 3 mũiCephalotaxus fortunei
4Gỗ Thông trePodocarpus neriifolius
5Gỗ Thông Pà còPinus Kwangtugensis
6Gỗ Thông Đà lạtPinus dalattensis
7Gỗ Thông nướcGlyptostrobus pensilis
8Gỗ Hinh đá vôiKeteleeria calcarea
9Gỗ Sam bôngAmentotaxus argotenia
10Gỗ Sam lạnh Abies nukiangensis
11Gỗ Trầm [gió bầu]Aquilaria crassna
12Gỗ Hoàng đànCopressus Torulosa
13Gỗ Thông 2 lá dẹtDucampopinus krempfii
Các loại gỗ thuộc nhóm IA – Cấm khai thác ở Việt Nam

Trên đây TOPnoithat đã giới thiệu quý khách tham khảo các loại gỗ tự nhiên nhóm 1 cùng các đặc tính nổi bật, những ứng dụng và các lưu ý khi khai thác sử dụng. Hy vọng thông tin có ích với quý vị!

Xin mời tham khảo thêm:

Bảng phân loại nhóm gỗ theo tiêu chuẩn Việt Nam [chi tiết 8 nhóm chính và 2 nhóm cấm khai thách – IA, IIA , cùng nhiều thông tin hữu ích khác].

Gỗ nhóm II, đặc điểm và ứng dụng

Gỗ nhóm III, đặc điểm và ứng dụng

Gỗ nhóm IV, đặc điểm và ứng dụng

Gỗ nhóm V, đặc điểm và ứng dụng

Gỗ nhóm VI, đặc điểm và ứng dụng

Gỗ nhóm VII, đặc điểm và ứng dụng

Gỗ nhóm VIII, đặc điểm và ứng dụng

Cảm ơn quý khách đã dành thời gian xem bài viết này!

Video liên quan

Chủ Đề