Vì sao cổ phiếu tdm giảm suốt 3 tháng

Thị trường chứng khoán diễn biến sôi động và liên tiếp cán mốc lịch sử trong quý 1/2021 với dòng tiền F0 đổ vào ồ ạt đã góp phần cho các công ty chứng khoán ghi lãi đậm về tự doanh.

Theo thống kê của FiinPro, khối tự doanh công ty chứng khoán trong quý 1/2021 mua vào 678 triệu cổ phiếu trên sàn HoSE, trị giá 27.280 tỷ đồng, trong khi bán ra 851,5 triệu cổ phiếu, trị giá 28.600 tỷ đồng. Tổng khối lượng bán ròng ở mức 173,4 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị bán ròng là hơn 1.342 tỷ đồng, trong quý 4/2020, dòng vốn này mua ròng mạnh với gần 1.200 tỷ đồng.

Khối tự doanh bán ròng mạnh trong tháng 2 và 3 với giá trị lần lượt 547 tỷ đồng và 789,5 tỷ đồng, trong khi chỉ bán ròng vỏn vẹn 5,9 tỷ đồng ở tháng 1.

Việc bán ra hàng loạt cổ phiếu đã giúp cho các công ty chứng khoán lãi đậm. Lợi nhuận tự doanh [EVTPL] của khối doanh nghiệp chứng khoán trong quý 1/2021 hầu hết đều tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2020. Mặc dù vậy, nếu so với giá trị thị trường hiện tại của nhiều cổ phiếu, khối tự doanh đã bán bị hớ hàng trăm tỷ đồng.

Tại Công ty CP Chứng khoán MB [MBS], lãi bán các tài sản tài chính EVTPL đạt 38,6 tỷ đồng, tăng 34,5% so với quý 1/2020. Trong kỳ, MBS đã bán ra 1,36 triệu cổ phiếu HPG, tổng giá trị bán 60,47 tỷ đồng, tính ra giá bán bình quân 44.200 đồng/cổ phiếu, lãi 3,47 tỷ đồng. Thị giá của HPG thời điểm hiện tại 57.800 đồng/cổ phiếu, nếu để bán theo giá này, MBS có thể thu được 79,08 tỷ đồng từ bán cổ phiếu HPG. Hay nói cách khác, MBS đã bán hớ 18,6 tỷ đồng cổ HPG. 

MBS cũng bán ra hàng loạt cổ phiếu như TCB, FPT, DXG, MSN, KDH, VRE, MWG trong quý 1/2021, đây đều là những mã tăng trưởng bứt phá thời gian gần đây. Nếu tính ở thị giá hiện tại, MBS đã bán bị hớ gần 19 tỷ từ các cổ phiếu này. Tổng cộng, MBS đã bán hớ gần 38 tỷ đồng từ danh mục tự doanh. Chưa kể, MBS còn bán lỗ 7 tỷ từ các cổ phiếu STB, HPG, KDH, MSN, FPT, MWG, VRE, VHM.

MBS cắt lỗ nhiều mã trong danh mục.

Tương tự, tại Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI, lãi bán các tài sản tài chính EVTPL trong quý 1/2021 là 378 tỷ đồng, tăng 372% so với quý 1/2020. Trong kỳ, SSI đã bán ra 12,67 triệu cổ phiếu HPG, giá bán bình quân 43.935 đồng/cổ phiếu, tổng giá trị bán 557 tỷ đồng, lãi được 41 tỷ đồng. Tuy nhiên, nếu so với thị giá hiện tại của HPG thì Chứng khoán SSI đã bán bị hớ 176 tỷ đồng. 

SSI cũng đã bị bán hớ FPT 63,5 tỷ đồng; bán hớ TCB 63,5 tỷ đồng; bán hớ VPB 94,3 tỷ đồng; bán hớ MBB 38 tỷ đồng. Tổng cộng, SSI đã bán danh mục tự doanh bị thiệt 434 tỷ đồng so với giá bán cổ phiếu ở thời điểm hiện tại.

SSI còn bán lỗ 288 tỷ đồng từ cổ phiếu, trái phiếu, phái sinh…với danh mục như DSG, TDM. Giá bán bình quân DSG, TDM lần lượt 5.600 đồng/cổ phiếu và 26.220 đồng/cổ phiếu. Nếu tính thị giá hiện tại của DSG 7.600 đồng và TDM 27.600 đồng/cổ phiếu, SSI có vẻ cắt lỗ hơi sớm.

Lỗ bán của SSI trong kỳ tăng mạnh so với quý 1/2020.

Tại Công ty CP Chứng khoán Tp.HCM [HSC], trong quý 1/2021, lãi bán danh mục tự doanh của HSC ghi nhận 625 tỷ đồng, tăng 286% so với quý 1/2021. 

Trong kỳ, HSC đã bán ra hàng loạt cổ phiếu, giảm giá trị sở hữu như HPG giảm sở hữu từ 119 tỷ đồng xuống còn 32,6 tỷ đồng; VPB giảm từ 74 tỷ đồng xuống còn 17 tỷ đồng; TCB giảm từ 102 tỷ đồng xuống còn 9,5 tỷ đồng; MWG giảm từ 45,5 tỷ đồng xuống còn 7,7 tỷ đồng, và bán sạch loạt blue-chips như MBB, VIC, VCB, VNM với giá gốc 264 tỷ đồng.

Nhìn vào thị giá HPG trong suốt quý 1, HPG giao dịch xung quanh vùng giá 41.000 - 48.000 đồng/cổ phiếu. Sau khi HSC bán ra HPG ngay lập tức cổ phiếu HPG cất cánh tăng 30% kể từ đầu tháng 4. Điều này diễn ra tương tự với các cổ phiếu khác mà HSC bán ra như VPB, VIC… Như vậy, rất có thể HSC đã bán hớ hàng chục tỷ đồng từ danh mục tự doanh.

Lỗ bán của HSC tăng mạnh so với quý 1//2020.

Chưa kể, HSC còn lỗ bán các tài sản tài chính EVTPL lên đến 455 tỷ đồng, trong khi năm ngoái chỉ lỗ 159 tỷ đồng.

Mặc dù không thuyết minh chi tiết các khoản lãi từ bán cổ phiếu niêm yết song trong kỳ, Chứng khoán Tecombank [TCBS] cũng ghi nhận lãi từ bán cổ phiếu 1,4 tỷ đồng. Lãi bán các khoản trái phiếu chưa niêm yết và trái phiếu niêm yết cũng mang lại cho TCBS 292 tỷ đồng, giảm mạnh so với con số 846 tỷ đồng của quý 1/2020. Bên cạnh đó, TCBS cũng lỗ bán các tài sản tài chính 18,3 tỷ đồng. Cùng với tăng trưởng ở các nghiệp vụ khác, kết thúc quý 1/2021 TCBS doanh thu 1.025 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với quý 1/2020; lợi nhuận sau thuế 674 tỷ đồng, tăng 65%. 

Chứng khoán Bản Việt lãi 494 tỷ đồng từ việc bán các tài sản tài chính EVTPL đồng thời cũng lỗ 163 tỷ đồng từ chính hoạt động này [tăng mạnh so với con số lỗ 30 tỷ đồng của quý 1/2020]. SCBS lãi ròng từ tự doanh 330,6 tỷ đồng. Kết thúc quý 1/2021, Chứng khoán Bản Việt doanh thu 777,8 tỷ đồng; tăng 105%; lợi nhuận sau thuế 291 tỷ đồng, tăng 146% so với quý 1/2020.

Một số công ty chứng khoán khác cũng ghi nhận có những khoản lãi/lỗ bán các tài sản tài chính EVTPL như Chứng khoán KIS. Kết thúc quý 1/2021, doanh thu hoạt động của KIS tăng gấp gần 7 lần, đạt 723 tỷ đồng chủ yếu nhờ chênh lệch đánh giá lại phải trả chứng quyền đang lưu hành, môi giới lãi cho vay và các khoản phải thu. Lợi nhuận sau thuế của KIS đạt 104 tỷ đồng, tăng 205% so với quý 1/2020.

Tại Chứng khoán Everest, tại kỳ đánh giá 31/3, bên cạnh hàng loạt cổ phiếu công ty chứng khoán đang nắm giữ có lãi như NVB, GMA, HPG, VHL…thì cũng có một dãy tự doanh khiến công ty bốc hơi tiền tỷ như VIT, GDM, VCB...  

VietNam Finance - 30/03/2022 9:55:34 SA

 Không chỉ 2 năm đại dịch mà trong lịch sử thị trường chứng khoán, không hiếm các cổ phiếu chu kỳ đem lại lợi nhuận “khủng” cho nhà đầu tư. Nhận ra cơ hội lớn, không ít nhà đầu tư chuyên “săn lùng” cổ phiếu chu kỳ.

“Ăn bằng lần”

Suốt từ khi dịch Covid-19 bùng phát đến nay, các cổ phiếu “ăn bằng lần” xuất hiện liên tục. Đây là cơ hội hiếm có trên thị trường chứng khoán Việt Nam và không ít nhà đầu tư đã kịp nhân đôi, nhân ba tài khoản, thậm chí đổi đời. Trong số các cổ phiếu “ăn bằng lần” thời gian qua, có rất nhiều cổ phiếu nặng tính chu kỳ.

Mặc dù nền kinh tế hay thị trường chứng khoán nhìn chung cũng đều có tính chu kỳ nhưng không phải cổ phiếu nào cũng có tính chu kỳ rõ rệt, thể hiện ra ở biến động có tính đột biến về giá cổ phiếu và khối lượng giao dịch, đi kèm là lợi nhuận tăng mạnh trong một khoảng thời gian nhất định. Đầu tiên có thể kể đến cổ phiếu thép.

Suốt từ quý IV/2018 đến quý III/2019, Tập đoàn Hòa Phát [HoSE: HPG] ghi nhận lợi nhuận ròng sụt giảm so với cùng kỳ năm trước đó. Sau giai đoạn “đáng quên”, từ quý IV/2019 đến quý IV/2021, lợi nhuận ròng của HPG liên tục tăng theo quý so với cùng kỳ, đặc biệt là từ quý I/2020 trở đi tăng trưởng hai đến ba chữ số. Trên thực tế, từ khi dịch Covid-19 diễn ra, giá thép trên thị trường Việt Nam cũng như thế giới liên tục tăng mạnh, là yếu tố “thiên thời” giúp lợi nhuận của HPG nói riêng và các doanh nghiệp ngành thép nói chung tăng phi mã.

Giá cổ phiếu HPG cũng bám khá sát chu kỳ lợi nhuận. So với đầu quý IV/2018, giá cổ phiếu HPG cuối quý III/2019 đã giảm khoảng 32%. Từ quý IV/2019 đến cuối quý IV/2021, giá cổ phiếu HPG đã tăng gấp 3,6 lần.

Tương tự, Tập đoàn Hoa Sen [HoSE: HSG] ghi nhận lợi nhuận ròng suy giảm so với cùng kỳ suốt từ quý I/2017 đến quý I/2019, đi liền với đó, giá cổ phiếu giảm khoảng 63%. Sau đó, lợi nhuận ròng của HSG đảo chiều tăng trong giai đoạn quý II/2019 đến quý IV/2021, giá cổ phiếu theo đó tăng gấp 5,2 lần.

Bên cạnh thép, các ngành vận tải thủy, phân bón gần đây cũng trải qua chu kỳ “thịnh vượng”. Như với ngành vận tải thủy, việc giá cước vận chuyển tăng vọt trên toàn thế giới là yếu tố “thiên thời” đưa cổ phiếu ngành này “lên mây”. Công ty Vận tải và Xếp dỡ Hải An [HoSE: HAH] liên tục tăng trưởng lợi nhuận hai đến ba chữ số trong giai đoạn quý IV/2020 – quý IV/2021, giá cổ phiếu theo đó cũng tăng gấp 5,1 lần. Trước đó, trong giai đoạn quý II/2018 – quý III/2020, ngoại trừ quý II/2020 tăng nhẹ 3,8% thì lợi nhuận ròng của các quý khác đều giảm so với cùng kỳ năm trước đó, giá cổ phiếu HAH cũng chỉ giữ xu hướng đi ngang, xen kẽ là nhiều pha đi xuống.

Hoặc như ngành phân bón, Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí [HoSE: DPM], sau khi trải qua 3 quý liền giảm hai chữ số từ quý I/2019 đến quý III/2019, lợi nhuận ròng của DPM tăng mạnh 57% từ quý IV/2019. Sau đó, từ quý I/2020 đến quý IV/2021, lợi nhuận ròng tăng trưởng tới 3 chữ số so với cùng kỳ, ngoại trừ quý IV/2020. Giá cổ phiếu DPM diễn biến thuận chiều với lợi nhuận khi giảm 56% trong giai đoạn từ đầu quý I/2019 đến cuối quý III/2019 rồi tăng gấp 3,8 lần từ đầu quý IV/2019 đến cuối quý IV/2021.

Có tính chu kỳ rõ rệt hơn cả ngành vận tải thủy và phân bón là cổ phiếu ngành dầu khí. Giá dầu đã có sự phục hồi và tăng trưởng “thần kỳ”, từ hiện tượng giá dầu âm do “cú sốc” Covid-19 đến thời kỳ giá dầu liên tục đạt những mốc cao hiếm có trong lịch sử nhờ nhu cầu hồi phục sau đại dịch và căng thẳng địa chính trị do chiến sự Nga – Ukraine.

Đơn cử, Công ty Lọc hóa Dầu Bình Sơn [UPCoM: BSR] ghi nhận mức lỗ ròng lịch sử hơn 2.300 tỷ đồng trong quý I/2020 và tiếp tục lỗ hơn 1.900 tỷ đồng trong quý II/2021, giá cổ phiếu theo đó giảm 19%. Hai quý còn lại của năm 2020, lợi nhuận hồi phục lại, giá cổ phiếu BSR cũng đảo chiều tăng 41% và tiếp tục tăng 173% từ đầu năm 2021 đến thời điểm chốt phiên 29/3/2022.

Cổ phiếu thủy sản cũng đang nằm trong chu kỳ đi lên theo giá thủy sản, đặc biệt là giá cá tra. Công ty Vĩnh Hoàn [HoSE: VHC], sau khi ghi nhận 7 quý liền giảm liên tiếp từ quý III/2019 đến quý I/2021, lợi nhuận ròng đã bắt đầu tăng từ quý II/2021 [16%], tăng tốc trong quý III/2021 [46%] và tiếp tục tăng mạnh trong quý IV/2021 [197%]. Giá cổ phiếu VHC sau khi giữ xu hướng suy giảm từ quý II/2019 đến quý I/2021 đã chuyển sang xu hướng tăng, từ quý đầu quý II/2021 đến thời điểm chốt phiên 29/3/2022 đã tăng hơn 2 lần.

Suốt từ khi dịch Covid-19 bùng phát đến nay, các cổ phiếu “ăn bằng lần” xuất hiện liên tục.

Làm sao để “săn” cổ phiếu chu kỳ?

Không chỉ 2 năm đại dịch mà trong lịch sử thị trường chứng khoán, không hiếm các cổ phiếu chu kỳ đem lại lợi nhuận “khủng” cho nhà đầu tư. Nhận ra cơ hội lớn, không ít nhà đầu tư chuyên “săn lùng” cổ phiếu chu kỳ.

Tương tự như chu kỳ kinh tế, có thể chia chu kỳ ngành ra thành 4 giai đoạn: Suy thoái, Khủng hoảng, Phục hồi và Hưng thịnh. Hầu hết các ngành đều chịu ảnh hưởng bởi tính chu kỳ nhưng một số ngành chịu ảnh hưởng rõ rệt hơn hẳn các ngành khác, nhất là các cổ phiếu phụ thuộc nhiều vào một loại đầu vào, chẳng hạn như nguyên, nhiên liệu thô [commodity].

Cách đầu tiên để “săn” cổ phiếu chu kỳ là mua cổ phiếu ở thời kỳ Khủng hoảng. Với phương pháp này, nhà đầu tư có thể “ăn trọn sóng” cổ phiếu. Không quá khó để nhận ra một ngành đang rơi vào khủng hoảng, nhưng bao giờ ngành đó mới phục hồi lại là câu hỏi không dễ có lời giải. Chọn đúng cổ phiếu, nhưng sai thời điểm có thể khiến nhà đầu tư bị chôn vốn, thậm chí thua lỗ và nếu không kiên định, hoàn toàn có thể bán cổ phiếu “đúng đáy”.

Phải rất am hiểu ngành hoặc/và kiên định với chiến lược đầu tư dài hạn thì nhà đầu tư mới nên “bắt dao rơi”, mua cổ phiếu trong thời kỳ Khủng hoảng khi thị trường rơi vào “sợ hãi”.

Cách thứ hai, thường dùng hơn, là “săn” pha đầu của thời kỳ Phục hồi. Thông thường, trong thời kỳ Khủng hoảng vẫn có một số thời điểm giá đầu vào, đầu ra phục hồi trở lại nhưng rất có thể sự phục hồi này chỉ mang tính tạm thời, khiến nhà đầu tư lầm tưởng và đưa ra quyết định đầu tư vội vàng, không hiệu quả. Nhưng khi một số doanh nghiệp trong ngành bắt đầu đồng loạt hưởng lợi nhất định từ sự phục hồi của giá đầu vào, đầu ra trong một vài tháng và sự hưởng lợi này thể hiện qua kết quả kinh doanh khả quan cuối quý, thì rất có thể ngành đó đã bước vào thời kỳ Phục hồi và điều này thường diễn ra trong nhiều quý tiếp theo, có thể càng ngày càng được hưởng lợi mạnh mẽ hơn, kéo theo đó lợi nhuận ngày càng tăng cao và giá cổ phiếu cũng tăng phi mã theo.

Với cách này, nhà đầu tư có thể lỡ một/một vài nhịp tăng đáng kể nhưng đổi lại, rủi ro ít hơn và thành quả đầu tư nhiều khi cũng rất đáng mơ ước, thậm chí vẫn có thể “ăn bằng lần”.

Hiện nay, các công cụ đầu tư giúp ích rất nhiều cho phương pháp đầu tư này. Nhà đầu tư có thể dễ dàng tìm ra những doanh nghiệp ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận theo quý ở mức cao [so với cùng kỳ năm trước] sau một thời gian khá dài lợi nhuận suy giảm hoặc đi ngang theo quý.

Một số nhà đầu tư kết hợp thêm với các phương pháp phân tích kỹ thuật để tự tin hơn vào thời điểm đầu tư. Hoặc phân kỳ đầu tư từ khi mới chớm xuất hiện tín hiệu đảo chiều cho đến khi doanh nghiệp thực sự ghi nhận kết quả kinh doanh khả quan thể hiện qua báo cáo tài chính.

Tương tự như cách xác định thời điểm mua vào, nhà đầu tư “săn” cổ phiếu chu kỳ bán ra theo nhiều cách: hoặc là bán ra ở thời điểm thị trường “hưng phấn”, nhờ đó có thể chốt lời ở đỉnh nhưng cũng có thể bán quá sớm; hoặc là bán ra khi doanh nghiệp không còn ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận đáng kể theo quý [tăng trưởng một chữ số hoặc thụt lùi], nhờ đó không bị bán quá sớm nhưng phải chấp nhận mức giá suy giảm nhất định từ đỉnh; hoặc phân kỳ bán từng phần theo các tín hiệu về kết quả kinh doanh và phân tích kỹ thuật.

Page 2

ĐHĐCĐ thường niên 2022 Chứng khoán BIDV [BSC]: Kế hoạch LNTT đạt 465 tỷ đồng, tăng 6,7% so với năm 2021 và hoàn thành phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho đối tác chiến lược trước 30/06/2022

| 04/05/2022 11:06:29 SA

ĐHĐCĐ thường niên 2022 Chứng khoán BIDV [BSC]: Kế hoạch LNTT đạt 465 tỷ đồng, tăng 6,7% so với năm 2021 và hoàn thành phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho đối tác chiến lược trước 30/06/2022

Video liên quan

Chủ Đề