Vì sao có khơ me đỏ

THỨ HAI, 05/08/2019 19:03:07

Thủ lĩnh Khmer Đỏ Nuon Chea

Người gốc Hoa Nuon Chea có thời kỳ hoạt động chính trị dài lâu với tư cách là “Anh 2” trong phong trào Khmer Đỏ ở Campuchia. Y giám sát các cuộc thanh lọc các đối thủ tiềm tàng bên trong và bên ngoài đảng cầm quyền ở Campuchia giai đoạn đó. Hơn 300.000 người Campuchia đã bị hành quyết từ năm 1975 - 1979. Trong thời gian cầm quyền, Chea nổi danh vì tính thực dụng và sự tàn nhẫn. Y thực thi các chính sách liều lĩnh và hoang tưởng của Đảng Khmer Đỏ như làm trống các thành phố, đóng cửa trường học và chùa chiền, phá bỏ tài sản tư và trao quyền cho các tầng lớp nghèo nhất. Các chính sách này được thực thi với tốc độ nhanh rợn người, đã gây ra những tổn thất to lớn về sinh mạng. Ngoài các nạn nhân bị nhà nước Khmer Đỏ hành quyết, ước tính gần 1,5 triệu người dân Campuchia đã tử vong trong các năm tháng đó do đói khát, làm việc quá sức và bệnh tật không được chữa trị. Nuon Chea là bí danh của Lau Kim Korn, sinh ra trong một gia đình Khmer gốc Hoa giàu có ở Battambang [Campuchia] vào năm 1926. Lớn lên, Chea cùng người họ hàng Sieu Heng gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương. Khi ấy, Heng dẫn dắt phong trào cộng sản mật còn non yếu của Campuchia. Chea học trong 2 năm tại các trường đảng ở Việt Nam trước khi quay trở về Campuchia vào năm 1955. Y giúp đỡ một cựu sư tên Tou Samouth lãnh đạo nhánh đô thị của phong trào Cộng sản Campuchia. Y sát cánh với một thầy giáo trẻ tên Saloth Sar, về sau được biết đến với cái tên Pol Pot. Năm 1958, Heng đào tẩu khỏi phong trào Cộng sản Campuchia mà 2 năm sau được tái tổ chức thành Đảng Lao động Campuchia, với Samouth làm Tổng Bí thư và Chea làm cấp phó. Thời gian ngắn sau đó, Chea bí mật tới miền Bắc Việt Nam, nơi y giải thích các chính sách của đảng mới thành lập. Tổng Bí thư Samouth bị Cảnh sát của Hoàng thân Norodom Sihanouk ám sát vào năm 1962. Sar [tức Pol Pot] lên thay ông này, vượt qua cả Chea là người đứng ở vị trí thứ 2. Bút lục không lưu lại lý do hợp lý cho việc này cũng như phản ứng của Chea nhưng trong 35 năm kế tiếp, y phục vụ trung thành và hiệu quả với tư cách là nhân vật số 2 của cái gọi là “Đảng Cộng sản Campuchia”. Lo sợ bị bắt, Sar lẩn trốn ở vùng biên giới với Việt Nam vào năm 1963 cùng với một số tay chân của mình. Phó Tổng Bí thư Chea ở Phnom Penh nhưng không bị cảnh sát của Hoàng thân Sihanouk phát hiện. Sau khi Sar thăm Trung Quốc và miền Bắc Việt Nam rồi trở về Campuchia, Chea lại đến ở bên Sar tại một căn cứ mới của Khmer Đỏ ở vùng đông bắc xa xôi của Campuchia vào năm 1968. Sau khi xảy ra cuộc đảo chính do Mỹ đứng đằng sau lật đổ Sihanouk vào năm 1970, Chea xây dựng một đội quân cách mạng nhằm chống lại chế độ do Mỹ dựng lên. Lực lượng Cộng sản Campuchia này giành thắng lợi vào tháng 4.1975 và Chea trở về Phnom Penh với tư cách là chỉ huy thứ 2 của chế độ Pol Pot.

Theo đuổi chủ nghĩa dân tộc cực đoan

Chea nỗ lực bảo đảm cấu trúc lãnh đạo của đảng này, bao gồm y, Pol Pot và 100 kẻ khác nữa, luôn được che giấu an toàn. Theo biên bản của tòa án đặc biệt xét xử chế độ Khmer Đỏ [tòa này hoạt động vào năm 2006], cá nhân Chea đã phê chuẩn lệnh bắt và hành quyết hàng trăm nhân vật cấp cao và cấp trung trong Đảng Cộng sản Campuchia bị Pol Pot nghi ngờ là phản bội chế độ. Khi chế độ diệt chủng Khmer Đỏ bị lật đổ vào năm 1979, Chea cùng với Pol Pot và một nhóm thủ lĩnh sống sót của chế độ này chạy sang Thái Lan - nơi lực lượng Khmer Đỏ giành được sự ủng hộ của chính quyền Thái Lan cũng như sự hậu thuẫn gián tiếp từ Trung Quốc và Mỹ. Phong trào Khmer Đỏ bắt đầu tan rã vào năm 1997. Khi ấy, Chea chuyển hướng sự trung thành của mình sang nhà lãnh đạo mới của phong trào này là Ta Mok. Vào tháng 12.1998, sau khi Pol Pot chết, Chea đào tẩu sang chính quyền mới của Campuchia để đổi lấy sự ân xá. Sau đó y định cư cùng vợ và các con ở thị trấn Pailin nằm ở biên giới Thái Lan-Campuchia, nơi y sống một cách kín đáo.

Khi tòa án do Liên hợp quốc bảo trợ nhằm xét xử các thủ lĩnh của nhà nước “Campuchia Dân chủ” khởi động ở Phnom Penh, Chea bị bắt lại vào năm 2007 và bị tống giam. Y bị truy tố về các tội ác chống lại nhân loại vào tháng 9.2010 và bị xét xử vào tháng 6.2011 cùng với các cựu đồng bọn Ieng Sary, Khieu Samphan và Khieu Thirith. Chea đã bị buộc tội đã thực hiện các tội ác chống lại loài người vào năm 2014 và phạm tội diệt chủng vào năm 2018. Y bị kết án tù chung thân cho các tội ác đó.

PHƯƠNG LINH [tổng hợp]

  • TAG
  • NUON CHEA
  • POL POT
  • KHMER ĐỎ
  • DIỆT CHỦNG
  • TỘI ÁC CHỐNG LẠI LOÀI NGƯỜI
  • CAMPUCHIA

Hơn 3 triệu người Campuchia thiệt mạng trong thời gian kéo dài 3 năm 8 tháng 20 ngày từ năm 1975-1979.

Dưới sự lãnh đạo của Pol Pot, Khmer Đỏ nỗ lực đưa Campuchia trở lại thời Trung Cổ, buộc hàng triệu người phải bỏ thành thị về sống trong các công xã nông thôn. Chương trình cải tạo xã hội gây ra hậu quả thảm khốc. Nhiều gia đình chết cả nhà vì bị hành hình, đói, bệnh hoặc lao lực.

Xã hội bị cải hoán theo mô hình cánh tả cực đoan. Pol Pot và đồng bọn biến Campuchia thành một xã hội nông nghiệp hoang tưởng, không sách vở, không tiền bạc. Pol Pot tìm mọi cách xóa sổ trường học, hủy hoại văn hóa truyền thống, không để tri thức có cơ hội ươm mầm phát triển.

Người dân Campuchia những tháng ngày ấy chỉ biết sống trong lầm than, tuyệt vọng. Họ tìm cách vượt biên sang các nước khác để khoát khỏi địa ngục. Người trốn không thành bị bắt lại, kẻ thoát đi thành công kể lại những câu chuyện man rợ diễn ra như cơm bữa bên trong đất nước.

Khmer Đỏ tàn độc đến độ mất hết nhân tính, chúng xử tử người bằng các công cụ thô sơ.

Hộp sọ và xương cốt các nạn nhân của chế độ diệt chủng Pol Pot tại Bảo tàng diệt chủng Tuol Sleng ở Phnom Penh. [Ảnh: News Limited]

Người dân bị ép lao động đến kiệt sức trong điều kiện hà khắc, ăn rồi lại làm, uống rồi lại tiếp tục công việc không nghỉ. Họ sinh hoạt kham khổ và không được chữa trị khi lâm bệnh. Tại các công trường, nhiều người phải tự đào hố chôn mình thay vì chịu cảnh bị xử tử vì nghi là gián điệp hay bị bổ cuốc vào đầu với lý do lười lao động.

Đấu tố diễn ra khắp mọi nơi. Những ai bị coi là kẻ thù giai cấp sẽ bị đày đi cải tạo, tù đày hoặc giết hại.

Chỉ trong 1 nhà tù ở Phnom Penh, vốn từng là một trường học, Khmer Đỏ giam cầm 17.000 người, bao gồm cả trẻ em và phụ nữ. Nhiều người trong đó bị tra tấn và giết hại.

Song song với việc tàn sát trong nước, Khmer Đỏ tìm cách tấn công các nước láng giềng. Chúng tuyên bố muốn hòa bình với các nước nhưng liên tục thúc đẩy các cuộc đụng độ ở biên giới, nghiêm trọng nhất cuộc tấn công sang vùng biên giới Tây Nam Việt Nam, thảm sát dân thường.

XEM LOẠT BÀI PHƠI BÀY TỘI ÁC MAN RỢ CỦA LŨ DIỆT CHỦNG POL POT

 >> Chuyện kinh hoàng ở vùng đất Tây Nam: Những hộp sọ u buồn và bức tường chùa đẫm máu

>> Cô bé bị bắn vỡ sọ, thủng ngực, thoi thóp 12 ngày giữa cánh đồng xác chết

 >> Ác thú Pol Pot và chuyện chưa tiết lộ về cuộc hành quyết man rợ 800 người ở An Giang

>> Chuyện kinh hoàng của người đàn bà có 100 người thân bị ‘ác thú’ hành quyết man rợ

Năm 1975, khi Việt Nam đang tìm cách vực dậy hậu chiến tranh sau ngày thống nhất đất nước, Khmer Đỏ xua quân tấn công các đồn biên phòng, làng mạc, thị trấn biên giới của Việt Nam, tàn sát dã man dân thường.

Đến cuối năm 1975 và cả năm 1976, chúng tiếp tục gặm nhấm, gây rất nhiều tội ác ở vùng biên giới Việt Nam, trong đó có những vụ tàn sát được nhiều người biết tới như ở Tân Lập [Tây Ninh], Ba Chúc [An Giang] và nhiều nơi khác ở vùng biên giới.

Hài cốt các nạn nhân tại khu tưởng niệm ở tỉnh Kandal . [Ảnh: CNN]

Sang năm 1977, ý đồ, dã tâm đánh chiếm một số vùng đất Việt Nam của Pol Pot càng rõ hơn. Chúng tập hợp lực lượng cấp sư đoàn để tiến đánh. Đến cuối năm 1977, chúng triển khai 10 sư đoàn đánh toàn tuyến biên giới Việt Nam.

Theo các con số thống kê, từ tháng 5/1975 tới tháng 12/1978, Khmer Đỏ thực hiện gần 10.000 cuộc tấn công vào biên giới Việt Nam, giết hại hàng nghìn thường dân, bắt và mang đi thủ tiêu hơn 20.700 người; đốt phá hơn 21.200 nóc nhà, trường học, bệnh viện, chùa chiền, khiến 400.000 người sống ở dọc biên giới rơi vào cảnh màn trời chiếu đất, đi lánh nạn.

Là một đất nước ưa chuộng hòa bình, Việt Nam vẫn tìm cách giải quyết các tranh chấp bằng đàm phán hòa bình. Nhưng Khmer Đỏ lại tỏ ra hết sức ngông cuồng và không cho thấy có dấu hiệu hợp tác. Điều này buộc các lực lượng vũ trang Việt Nam đứng lên chống trả, tìm lại cuộc sống bình yên cho người dân.

Việt Nam đã tiêu diệt 38.563 quân Khmer Đỏ, bắt sống 5.800 tên, đồng thời dùng không quân phối hợp với bộ binh triển khai các cuộc không kích và giao tranh trên bộ, đánh vào các đơn vị quân Khmer Đỏ dọc biên giới, nhằm làm suy yếu quân Khmer Đỏ

Sau các đòn đáp trả quyết liệt của quân đội Việt Nam, Pol Pot chịu tổn thất nặng nề. Cực chẳng đã, chúng tìm cách vu cáo để cô lập Việt Nam, tìm kiếm sự ủng hộ từ bên ngoài trong khi vẫn tập trung tiếp tục mở các cuộc tấn công mới.

Video: Nhà tù S 21 - Bộ máy giết người của Khmer Đỏ

Tới ngày 2/12/1978, Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia được thành lập. Đáp lại lời cầu cứu của nhân dân Campucchia và lời kêu gọi của Mặt trận Đoàn kết Cứu quốc Campuchia, quân tình nguyện Việt Nam tiến về thủ đô Phnom Penh.

Tới ngày 31/12/1978, quân dân Việt Nam hoàn thành nhiệm vụ đánh đuổi Pol Pot, thu hồi toàn bộ chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc bị kẻ thù lấn chiếm.

Các tàn dư của Khmer đỏ sau đó vẫn hiện diện ở nhiều nơi tại Campuchia. Tới tháng 4/1998, Pol Pot chết trong rừng rậm. tháng 12 năm đó, Khieu Samphan ra đầu hàng.

Tới tận tháng 12/1999, thủ lĩnh cuối cùng, Ta Mok và các chỉ huy còn lại đầu hàng, chấm dứt tàn dư của Khmer Đỏ ở Campuchia.

Tuy nhiên nhiều năm sau, chỉ một số lượng rất nhỏ các cựu lãnh đạo Khmer Đỏ bị đưa ra xét xử về tội chống nhân loại và gần đây là tội diệt chủng.

Hàng chục năm qua đi, nhưng vết thương vẫn chưa lành sẹo. Bảo tàng diệt chủng Tuol Sleng ở Phnom Penh vẫn còn đó những ký ức ghê rợn nhắc lại địa ngục trần gian cách đây hàng thập kỷ. Những người con, người em, người anh vẫn đau đáu về số phận của những người thân bị lạc mất trong thời kỳ loạn lạc. Những "Cánh đồng chết" - ngôi mộ tập thể chôn lấp các nạn nhân vẫn đang bị chôn vùi ở đâu đó, chờ được tìm thấy để trả lại danh tính cho những người chết oan dưới ách thống trị của Pol Pot.

Những ký ức đó dù rất muốn quên đi nhưng sẽ mãi là nỗi ám ảnh khó gột bỏ trong ký ức của người dân Campuchia.   

Song Hy

Video liên quan

Chủ Đề