Vì sao cần xây dựng sân bay long thành

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn công tác động viên công nhân thi công dự án sân bay Long Thành. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Cùng dự cuộc làm việc có Phó Thủ tướng Lê Văn Thành, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp Nguyễn Hoàng Anh, lãnh đạo các bộ ngành Trung ương, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh.

Dự án sân bay Long Thành là dự án trọng điểm quốc gia với quy mô vốn khoảng 5 tỷ USD [khoảng 110 nghìn tỷ đồng], gồm nhiều dự án thành phần. Trong đó, UBND tỉnh Đồng Nai thực hiện dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư với tổng kinh phí hơn 22 nghìn tỷ đồng-đến nay ngân sách Nhà nước đã bố trí đầy đủ.

Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam [ACV] làm chủ đầu tư dự án thành phần 3, là các công trình thiết yếu trong cảng, bao gồm: Nhà ga hành khách, hạ tầng hàng không; hệ thống cấp nước, xử lý nước thải; nhà ga hàng hóa số một, nhà để xe; hệ thống giao thông kết nối…

Tại cuộc họp ngay sau khi kiểm tra công trường, Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ không hài lòng và phê bình cách làm việc của một số cơ quan, đơn vị liên quan thời gian qua. Theo Nghị quyết mới nhất của Quốc hội, sân bay Long Thành phải đưa vào sử dụng trong năm 2025 nhưng đến nay, giải phóng mặt bằng vẫn chưa xong, nơi làm việc của Ban Quản lý dự án còn tạm bợ..

Thủ tướng cũng lưu ý ACV hiện đang nhận nhiều dự án cảng hàng không trong khi nguồn lực, thời gian có hạn, kinh nghiệm không nhiều. Ông cho rằng, lãnh đạo ACV phải lên hiện trường làm việc, sát cánh cùng với địa phương, cùng với dân thì mới sớm có mặt bằng cho dự án Long Thành.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nghe đơn vị thi công dự án sân bay Long Thành báo cáo về tổng thể quy hoạch, tiến độ thi công các hạng mục. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Người đứng đầu Chính phủ nêu rõ: Đề nghị các bộ, ngành, đơn vị bàn rõ việc, rõ trách nhiệm, chậm ở khâu nào, ai chịu trách nhiệm, ai làm được thì quyết tâm, ra sức thực hiện; ai không làm được thì đứng ra một bên cho người khác làm.

Tại cuộc làm việc, các đại biểu đã trao đổi, thảo luận về các vấn đề liên quan nhằm thúc đẩy tiến độ xây dựng dự án; dành nhiều thời gian phân tích về những hạn chế, những vấn đề cần rút kinh nghiệm sâu sắc để làm tốt hơn thời gian tới. Đến nay, UBND tỉnh Đồng Nai đã bàn giao mặt bằng đầu tư xây dựng giai đoạn 1 được hơn 1.284 ha trong tổng số 1.810 ha, tức là còn lại khoảng 525 ha.

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đề nghị cần thay đổi cách làm việc, triển khai quyết liệt các nhiệm vụ, như không thể đợi có đủ hàng chục nghìn bản vẽ thiết kế rồi mới thẩm định mà phải thẩm định nhanh nhất, sớm nhất có thể; chuẩn bị ngay danh sách các nhà thầu có thể tham gia xây lắp…

Kết luận cuộc họp, Thủ tướng ghi nhận những nỗ lực, cố gắng, liên tục điều chỉnh công việc của các bên liên quan để có kết quả như ngày hôm nay. Thời gian qua, Thủ tướng đã giao Phó Thủ tướng Lê Văn Thành trực tiếp chỉ đạo với sự vào cuộc của các cơ quan có liên quan. Do đó, công việc có chuyển biến.

Tuy nhiên, nhìn lại hơn 6 năm vừa qua, công tác lãnh đạo, chỉ đạo, công tác quản lý nhà nước, công tác phối hợp giữa các cơ quan liên quan, việc tổ chức thực hiện và đôn đốc, kiểm tra, giám sát chưa xứng tầm với một công trình trọng điểm quốc gia, nên vẫn còn những tồn tại, khó khăn, vướng mắc.

Tại cuộc làm việc với các đơn vị liên quan, Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành, đơn vị bàn rõ việc, rõ trách nhiệm, chậm ở khâu nào, ai chịu trách nhiệm. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Do đó, phải thay đổi tư duy, phương pháp luận phù hợp tình hình và xứng tầm công trình trọng điểm quốc gia, ai được giao nhiệm vụ phải luôn tâm niệm điều này, tất cả phải vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích của nhân dân.

Cách tiếp cận cần tổng thể, đồng bộ, toàn diện, liên thông, có trọng tâm trọng điểm, làm việc nào dứt điểm việc đó, tăng cường kỷ luật kỷ cương, tăng cường trách nhiệm cá nhân và đặc biệt là chống tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm, đấu thầu "quân xanh, quân đỏ"…

Cùng với quyết tâm chính trị cao, việc tổ chức thực hiện phải bám sát thực tiễn để bảo đảm quy trình, tiến độ, chất lượng, có lộ trình cụ thể cho từng phần việc. Việc phối hợp giữa các cơ quan chặt chẽ, nhịp nhàng, hiệu quả, phân công trách nhiệm rõ ràng, đúng vai, thuộc bài. 

Về vấn đề cụ thể, Thủ tướng nêu rõ với dự án giải phóng mặt bằng đã được bố trí vốn năm 2021 và 2022, cơ quan nhà nước có thẩm quyền là UBND tỉnh Đồng Nai, trực tiếp là Chủ tịch UBND tỉnh phải chịu trách nhiệm bàn giao mặt bằng đúng tiến độ. Các dự án tái định cư phải bảo đảm cuộc sống người dân ổn định, bằng hoặc hơn nơi ở cũ, năm sau tốt hơn năm trước, tránh khiếu kiện. Về các đề xuất của tỉnh, UBND tỉnh chủ trì phân tích, đánh giá, đề nghị các bộ ngành thẩm định, vào cuộc giải quyết.

Thủ tướng lưu ý: Công tác quy hoạch cảng hàng không và đô thị sân bay phải tổng thể nhưng xây dựng theo lộ trình; làm đến đâu dứt điểm đến đó. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Về các gói thầu xây lắp, Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu triển khai đồng bộ. Bộ Giao thông vận tải phải chịu trách nhiệm quản lý nhà nước. Các bộ, ngành phối hợp với địa phương để xây dựng quy hoạch, đồng bộ các hạ tầng kết nối với cảng hàng không.

Thủ tướng lưu ý phải bảo đảm hạ tầng liên quan như điện, nước, viễn thông, đường hậu cần và các hạ tầng khác cho dự án. Ban Quản lý dự án phải sắp xếp nơi làm việc tập trung, liên thông.

Thủ tướng cũng đề nghị tập trung bố trí vốn cho dự án xây lắp, đa dạng hóa huy động vốn và có phương án cụ thể, rõ ràng, khả thi. Chuẩn bị đầy đủ, sẵn sàng nguyên vật liệu phục vụ xây dựng dự án. Công tác đấu thầu phải thực hiện nghiêm theo quy định, tránh tiêu cực; tất cả vì lợi ích quốc gia, dân tộc; nếu cần thiết thì xem xét có hình thức chỉ định thầu đối với những dự án cụ thể. Việc thiết kế công trình lớn, phức tạp nên phải vào cuộc, giám sát, kiểm tra ngay từ đầu, tính toán đồng bộ, cụ thể biện pháp thi công, tiến độ thi công…

"Công tác quy hoạch cảng hàng không và đô thị sân bay phải tổng thể nhưng xây dựng theo lộ trình; làm đến đâu dứt điểm đến đó", Thủ tướng nhắc nhở.

Thủ tướng Phạm Minh Chính giao Phó Thủ tướng Lê Văn Thành chịu trách nhiệm chỉ đạo thực hiện dự án. Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, các bộ ngành và địa phương phải vào cuộc theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn. Đối với những vấn đề nảy sinh thì báo cáo, đề xuất cấp có thẩm quyền giải quyết. bảo đảm mục tiêu đến năm 2025 phải khánh thành giai đoạn 1 Cảng hàng không quốc tế Long Thành.

Sau cuộc làm việc với các đơn vị, Thủ tướng và đoàn công tac tới thăm hỏi, động viên người dân nơi tái định cư. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Ngay sau khi thăm công trường xây dựng và làm việc với Ban Quản lý dự án, Thủ tướng Chính phủ đã tới thăm hỏi, động viên người dân tại một khu tái định cư di dân xây dựng dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành.

Hà Văn


Sài Gòn ban đầu được định hướng sẽ là nơi giao thoa tất cả những yếu tố định hướng lớn về kinh tế Việt Nam như Nông Nghiệp Xanh Sạch, KCN& Logictics, hậu cần cảng, cụm cảng, kết nối du lịch và cả phát triển sân bay Tân Sơn Nhất thành sân bay cỡ tầm 4F nhưng đã lỡ nhịp cơ hội đầu tư và một số yếu tố khác trong những năm đầu sau thời gian mở cửa thị trường đầu thập niên 1990.

Không ảnh sân bay Tân Sơn Nhất năm 1968, khu vực trên và dưới đường băng vốn là căn cứ quân sự nay thành khu dân cư và sân golf.

Sân bay Tân Sơn Nhất ở hiện tại

Việc chọn cho miền Nam một vị trí khác thay thế Sài Gòn là cấp thiết để đặt sân bay quốc tế tầm 4F ko hề dễ, phải đáp ứng rất nhiều các yêu cầu để giao thoa định hướng kinh tế của toàn miền Nam Việt Nam, phải kể đến là:1/ vệ tinh gần trung tâm phát triển kinh tế, dịch vụ đầu não toàn Miền Nam tại Sài Gòn.2/ Tận dụng, phát triển, khai thác nông nghiệp xanh, sạch và dồi dào từ vựa lương thực toàn miền Tây.3/ Phát triển KCN & logistic yêu cầu về vị trí địa hình khu vực và diện tích rộng lớn, giúp có sự bền vững có kiểm soát tốt trong dòng tiền của nền kinh tế phía Nam, lại phải là nơi có nhiều đất cao su, vắng người để dễ triển khai hạ tầng, đền bù triển khai đồng loạt nhanh, đồng bộ…4/ Tìm ra 1 cảng nước sâu đáp ứng đủ tiêu chuẩn những con tàu siêu trường siêu trọng, chẳng nơi nào khác ngoài Cảng Cái Mép phù hợp hơn.[ Thị Vải – Cái Mép được chọn lựa vì nó có độ sâu, nằm gần khu vực hội tụ sản xuất ở miền Đông Nam Bộ, lại nằm trên tuyến đường hàng hải quốc tế từ Hong Kong tới Singapore. Tháng 11 năm 1992, quy hoạch tổng thể hệ thống cảng nước sâu Thị Vải – Vũng Tàu được phê duyệt và đến ngày 28 tháng 2 năm 1998, dự án được điều chỉnh và bổ sung, nghĩa là theo thời gian ta thấy việc chọn cảng Cái Mép là trước thời gian chọn sân bay quốc tế Long Thành khoảng 4-5 năm..5/ Phát triển du lịch theo hướng Đông Nam Bộ và duyên hải miền trung, bao gồm Bà Rịa, Bình Thuận, Khánh Hòa, Phú Yên và Quy Nhơn bằng đường cao tốc kết hợp đường ven biển trong khoảng 2-3 tiếng.

Từ những dữ liệu trên ta thấy các vệ tinh của Sài Gòn gồm những ông gần nhất là Long An, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa thì chỉ có Đồng Nai và Bà Rịa đáp ứng gần như đầy đủ nhất, ta lại xét kĩ thấy để chọn một nơi có địa hình rộng, tương đối bằng phẳng để làm sân bay và phát triển KCN và Logistic thì Đồng Nai chiếm ưu thế hơn hẳn, khi địa hình Đồng Nai ko phức tạp, có sự liền mạch lớn hơn, tổng diện tích 5862,37km2 chiếm ¼ tổng diện tích của Đông Nam Bộ, hơn nữa theo trục quốc lộ cũ, thì Đồng Nai nằm ở cửa ngõ vào Sài Gòn lại là nơi giao thoa của Đông Nam Bộ với Nam Trung Bộ và Nam Tây Nguyên.

Bản đồ các tỉnh Nam Trung Bộ

Thế nhưng tại sao không phải là Nhơn Trạch mà lại là Long Thành, vì Nhơn Trạch gần TPHCM hơn Long Thành??? Để nói về vấn đề này ta phải nhìn nhận về quy hoạch định hướng và yếu tố địa lý của khu vực Nhơn Trạch và Long Thành, trong đó ta thấy rõ:1/ Quy hoạch Nhơn Trạch từ lâu đã định hướng là quận 13 của sài gòn để phát triển dân cư nếu Sài Gòn quá tải, địa thế của Nhơn Trạch thì gần như giống bán đảo, 3 mặt giáp sông lớn, phù hợp đặt cụm liên cảng và KCN hậu cần cảng, diện tích phần ổn định địa hình nhất nằm ngay tâm của Nhơn Trạch, nếu đặt 5000ha tại vị trí này thì việc triển khai KCN và logistic sẽ cục bộ và khó có thể mở rộng phát triển thêm nếu mọi thứ về hạ tầng, sân bay và cảng nước sâu đi vào hoạt động trơn tru.2/ Vị trí Long Thành nằm ở trung tâm của các vị trí kết nối và mở rộng, kéo dài từ giáp Biên Hòa, giáp Nhơn Trạch,giáp Thống Nhất Cẩm Mỹ, giáp Bà Rịa ngay Phú Mỹ- cảng Thị Vải Cái Mép và đặc biệt là giáp cả 1 phần Sài Gòn khu vực quận 9, sẽ hơi xa hơn Nhơn Trạch về Sài Gòn nhưng rất phù hợp với định hướng, dễ dàng nếu phát triển KCN và logistic, cần mở rộng thì cũng rất khả thi câu chuyện dài hạn 30-50 năm sau khi hình thành sân bay quốc tế Long Thành.Vị trí sân bay quốc tế cuối cùng được chọn tại điểm giữa của Huyện Long Thành hơi lệch về phía cảng Cái Mép, nơi địa hình tương đối bằng phẳng, đất cao su nhà nước nhiều, dân cư thưa thớt, để dễ dàng triển khai hạ tầng kết nối liền mạch trong và ngoài sân bay Long Thành. Sân bay Long Thành chính thức được quy hoạch tại Quyết định số 911/1997/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 24/10/1997 về quy hoạch mạng cảng hàng không sân bay toàn quốc,sau cảng Cái Mép 5 năm.Nói không ngoa, việc chọn Cảng Cái Mép trước vào năm 1992, việc bỏ lỡ cơ hội của Sài Gòn những thập niên đầu 1990, là tiền đề để chọn sân bay Quốc Tế đặt tại Long Thành năm 1997 để bây giờ 2021 sẽ triển khai thi công giai đoạn 1, gần 25 năm để bắt đầu hiện thực hóa giấc mơ dân tộc.

25 năm để tính toán chi tiết cụ thể định hướng, đồng bộ và tiến độ song song hạ tầng kết nối sân bay phục vụ các mục tiêu kinh tế, cơ hội đã rõ, thách thức là làm sao triển khai đúng như những gì tính toán, từ nhân lực, vật lực, tài lực cho sân bay Long Thành, cho kết nối kinh tế mục tiêu thì còn phải làm nhiều và chờ, nhưng tin chắc, nó không đơn giản chỉ là nơi bay lên đáp xuống như những sân bay quốc tế thông thường mà mọi người thường liên tưởng nhanh đến.

Hạ Tầng Xung Quanh Sân Bay Long Thành


Sau khi đi hết tất cả các xã của Long Thành để review cũng như hoàn thành khảo sát hướng cầu Phước An, cảng Thị Vải- Cái Mép, 4 phương 8 hướng của sân bay Long Thành sẽ được quy hoạch định hướng theo cảm nhận của mình như sau:

Quy hoạch trong điểm sân bay Long Thành

  • Hướng Tây Bắc của sân bay Long Thành gồm các khu hỗ trợ chức năng phát triển, khu trung chuyển, khu logistics, khu công nghiệp [KCN]. Vùng này nhằm phục vụ vận chuyển, trung chuyển hàng hóa của các nhà máy, KCN lân cận được thuận lợi, giảm thiểu tối đa chi phí đi lại, vận chuyển.
  • Hướng Bắc của sân bay Long Thành gồm khu đô thị, khu dân cư tự cải tạo, khu tái định cư có diện tích 15.000 ha, phạm vi bán kính từ 10 – 15km kèm theo hiện trạng các KCN cũ đã đang sản xuất.
  • Hướng Tây Bắc là khu chức năng dịch vụ – thương mại, sinh thái quy mô lớn, khu vui chơi giải trí có diện tích 5.000 ha, đô thị đa chức năng, hiện tại khu này đang triển khai khu đô thị dich vụ AMATA 753ha.
  • Hướng Tây chia làm 2 phần, đoạn 1 giáp trực tiếp Nhơn Trạch và đoạn 2 phía trước của sân bay Long Thành, đoạn 1 rất phù hợp làm cụm KCN cảng, Logistics và cảng cạn theo tiêu chuẩn, đoạn 2 rất phù hợp làm sinh thái nông nghiệp, công nghệ cao và dịch vụ, đô thị xanh.
  • Hướng Tây Nam và Nam sân bay Long Thành thì không gì lý tưởng bằng làm cảng cạn, khu công nghiệp và Logistic để giúp liên kết trực tiếp,giảm thiểu chi phí, thời gian ra cảng Cái Mép, có thể thêm mảng nông nghiệp sạch và chăn nuôi tập trung 1 số vị trí xã Bàu Cạn, Tân Hiệp hướng cách xa quốc lộ 51.
  • Hướng Đông Đông Nam sân bay Long Thành có thể thêm mảng du lịch sinh thái vườn và lâm nghiệp.

Quy hoạch các thành phố vệ tinh xung quanh sân bay Long Thành


Đó cũng là 1 phần lý do rất lớn mà mới hôm rồi rầm rộ thành phố phía Đông, thành phố trong thành phố gồm 3 quận là quận 2, quận 9, Thủ Đức, đó là một câu chuyện dài, và sẽ có cả Long Thành…

Trần Quang Liêm- Review long Thành

Video liên quan

Chủ Đề