Vì sao có thủy quân lục chiến

Thủy quân lục chiến Mỹ tập luyện tại Okinawa, Nhật - Ảnh: US Marines

Như thông tin đã đưa, lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ đang chuẩn bị có kế hoạch hợp tác tập luyện với quân đội Việt Nam trong thời gian sớm nhất khi hai bên tìm được tiếng nói chung. Đây cũng là một phần của chính sách của lực lượng này trong chiến lược tổng thể "xoay trục sang châu Á" của chính quyền Washington.

Theo tạp chí Marine Corps Times, trước tình hình ngày càng nhiều quân số được điều động đến các địa bàn nhiệt đới như Philippines, Honduras và Úc, lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ đã quyết định cho tăng số lượng binh sĩ trong quân chủng phải trải qua các khóa huấn luyện trong rừng rậm.

Mục tiêu: đối mặt Trung Quốc

Trung úy Martin Harris, người phát ngôn lực lượng thủy quân lục chiến viễn chinh III của Mỹ,  cho biết trong hai năm qua, mỗi năm có hơn 5.000 lính thủy đánh bộ Mỹ tham dự Trại huấn luyện tác chiến trong rừng rậm của quân chủng được đặt tại tỉnh Okinawa [Nhật Bản] - tăng xấp xỉ 30% so với trước kia.

Năm 2015, khi Thiếu tướng Richard Simcock lên nắm quyền tư lệnh Sư đoàn 3 Thủy quân lục chiến Mỹ đóng tại Nhật, ông đã không giấu diếm ý muốn cải thiện khả năng tác chiến trong rừng cho binh sĩ dưới quyền.

Giờ đây, ngày càng nhiều trong số các lính thủy đánh bộ được luân chuyển đến Nhật theo Chương trình triển khai đơn vị của Mỹ được gửi đến trại huấn luyện. Tại đây, họ tham gia các khóa huấn luyện và kiểm tra dài hơi kỹ năng chiến đấu trên địa hình khắc nghiệt với độ ẩm cao đặc trưng của rừng rậm nhiệt đới.

Luyện tập kỹ năng cứu giúp đồng đội trong môi trường khắc nghiệt - Ảnh: US Marines

Theo báo Marine Corps Times, việc chuẩn bị cho binh sĩ thủy quân lục chiến có thể hoạt động trong những điều kiện như vậy là sự hòa nhịp với chính sách xoay trục sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương của lực lượng này.

Do các đồng minh của Mỹ ngày càng bộc lộ nỗi lo trước sự trỗi dậy của Trung Quốc cùng hàng loạt hoạt động xây dựng đảo trái phép của nước này trên Biển Đông, lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ đã có kế hoạch đóng khoảng 15% quân số của mình trên đảo Hawaii và thậm chí xa hơn nữa trong vòng vài năm tới.

Đại tá Michael Kuhn, phó chỉ huy Sư đoàn 3 Thủy quân lục chiến Mỹ, đơn vị chịu trách nhiệm vận hành Trại huấn luyện tác chiến trong rừng, nhấn mạnh với tờ Marine Corps Times: “Chúng ta cần có khả năng chiến đấu bất kể đặc thù quân chủng của mình là gì - bộ binh hay phi bộ binh - tất cả chúng ta sẽ phải có khả năng chiến đấu trong môi trường rừng rậm".

Những khóa huấn luyện cải tiến

Hiện lực lượng của Mỹ mở ba khóa huấn luyện tại Trại huấn luyện tác chiến trong rừng: một khóa cơ bản kéo dài 5 ngày, một khóa "Kỹ năng đi rừng" dành kéo dài 12 ngày, và một khóa "Tìm dấu vết trong rừng" kéo dài 14 ngày.

Các khóa huấn luyện này đã được điều chỉnh dài thêm so với thời gian trước đây, lần lượt là 3 ngày, 5 ngày, và 8 ngày cho mỗi khóa. Đại tá Michael Kuhn lý giải sự điều chỉnh này là nhằm giúp binh sĩ có nhiều thời gian hơn để ứng dụng vào thực tế những kỹ năng mình được học.

Cũng theo vị phó tư lệnh này, giáo án huấn luyện của Trung tâm được ban lãnh đạo Thủy quân lục chiến xem xét và điều chỉnh, theo đó thêm vào nhiều tình huống huấn luyện khó khăn mới.

“Chúng tôi cân chỉnh chương trình huấn luyện sao cho sâu sát hơn với các nhiệm vụ mà thủy quân lục chiến sẽ phải thực thi trong chiến đấu trong điều kiện rừng rậm”, sĩ quan này cho biết.

“Chúng tôi cũng đã tăng cường các buổi huấn luyện vào ban đêm vì chúng tôi biết mình sẽ phải có khả năng chiến đấu trong điều kiện thiếu sáng và ban đêm”.
Đại tá Michael Kuhn, phó chỉ huy Sư đoàn 3 Thủy quân lục chiến Mỹ
Thủy quân lục chiến Mỹ phải tập ăn thịt động vật trong rừng trong đợt tập luyện tại Thái Lan - Ảnh: Reuters

Khóa huấn luyện cơ bản được thiết kế dành cho những đơn bị phi bộ binh, trong đó thủy quân lục chiến được học về các đặc điểm của rừng rậm cùng những bài tập tuần tra, đổ bộ từ trực thăng, và định hướng trên mặt đất, Đại tá Kuhn tiết lộ.

Khóa huấn luyện 12 ngày dạy các đơn vị bộ binh phương thức tác chiến trong rừng, trong đó chú trọng đến huấn luyện các đại đội bộ binh tiến hành các cuộc tuần tra trinh sát và kết thúc bằng một bài tập tuần tra kéo dài bốn ngày, cũng theo vị sĩ quan này.

Thủy quân lục chiến bộ binh hay không thuộc bộ binh đều phải hoàn thành một khóa kiểm tra sức bền dài hơn 6km, trong đó các binh sĩ phải vượt qua hàng tá chướng ngại vật, bao gồm bò qua một vũng nước sình lầy lội và luồn lách bên dưới những tấm thủy tinh hữu cơ treo lủng lẳng mô phỏng những chiếc bẫy nổ.

Chỉ cần một người lính chạm vào một trong những tấm kính ấy, tất cả đồng đội của anh trong bán kính năm mét đều “hi sinh” và phải vượt chướng ngại vật từ đầu.

Tập luyện trong rừng đầy gian khổ - Ảnh: US Marines

Khóa huấn luyện lần tìm dấu vết trong rừng 14 ngày trang bị cho các tiểu đội trưởng phương thức định vị kẻ địch trong rừng, đi kèm là nhiều bài kiểm tra định vị mục tiêu ở nhiều cự li khác nhau. Các binh sĩ cũng được học nguyên lý động lực học đằng sau mỗi dấu chân cùng những kỹ năng ngụy tạo và chống theo dõi.

“Rất lâu trước đây, phần lớn các nhiệm vụ của lực lượng thủy quân lục chiến đều được thực hiện trong rừng hay ở vùng nhiệt đới", Đại tá Kuhn giải thích. “Nay khi lực lượng bộ binh tại khu vực Trung Đông không còn nhiều nữa và chúng tôi đã chuyển hướng tập trung đôi chút sang các nhiệm vụ tại Thái Bình Dương thì việc tăng cường năng lực chiến đấu trong rừng là vô cùng quan trọng”.

Thủy quân lục chiến Mỹ cũng đang triển quân số lượng lớn đến Trung Mỹ, nơi các băng đảng buôn ma túy và băng đảng bạo lực đã buộc hàng chục ngàn trẻ em di cư cơ nhỡ chạy trốn sang biên giới Mỹ. Những người lính này tập luyện cùng với binh sĩ địa phương ròng rã hàng năm trời trong những khu rừng nhiệt đới trên núi.

"Sau hơn một thập niên đóng quân tại Iraq và Afghanistan, thủy quân lục chiến cần có sự chuẩn bị tốt hơn để hoạt động trong những môi trường như vậy", Đại tá Michael Kuhn, phó tư lệnh Sư đoàn 3 Thủy quân lục chiến Mỹ, đơn vị chịu trách nhiệm vận hành Trại huấn luyện tác chiến trong rừng, nhận định.

Kỳ tới: Những thử thách khắc nghiệt

TUẤN SƠN - TÚ ANH

  • Vũ khí bí mật của hải quân Mỹ ở Thái Bình Dương

Chưa hết, cơ sở mới này sẽ cho phép Thủy quân lục chiến tận dụng công nghệ lập mô hình hiện đại nhằm mô phỏng môi trường hoạt động trong tương lai, khiến những người tham gia phát triển các kỹ năng mới và đồng thời thử nghiệm các khái niệm mới trong bối cảnh mô phỏng, thực tế.

Sự tham gia của các bên liên quan

Sự hợp tác giữa Thủy quân lục chiến và ngành công nghiệp đang đóng một vai trò quan trọng trong việc mang khả năng thế hệ mới này cho các chiến binh. Nó sẽ bắt đầu bằng Giám đốc chương trình khả năng tác chiến của MCWAC, người đóng vai trò giám sát những khả năng tác chiến tương lai của Thủy quân lục chiến.

Trung tá Raymond Feltham, Giám đốc chương trình khả năng tác chiến [MCSC] của MCWAC, cho biết: “Văn phòng chương trình đã liên kết đối tác với một số tổ chức khác, chẳng hạn như Trung tâm tác chiến bề mặt hải quân – Đập Neck, và Trung tâm tác chiến bề mặt hải quân – Panama City nhằm hỗ trợ tác chiến, lập mô hình”. 

Phòng thí nghiệm tác chiến thủy quân lục chiến sẽ vận hành các hoạt động thường nhật của MCSC; phát triển những giải pháp cho một loạt những vấn đề quan trọng tác động đến thủy quân lục chiến, bao gồm làm cách nào để tổ chức, đào tạo và trang bị tốt nhất cho lính thủy đánh bộ trong tương lai. 

Hải quân Mỹ sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng MCWAC. Thủy quân lục chiến đang kêu gọi sự giúp đỡ từ một vài tổ chức hải quân, họ chủ yếu là các chuyên gia chủ đề trong các dự án điều phối xây dựng quân sự. Chẳng hạn như, Bộ Tư lệnh công trình thủy quân lục chiến đang làm việc với Bộ Tư lệnh công trình cơ sở hải quân để điều phối việc xây dựng MCWAC, bao gồm một nhà để xe nhiều tầng cùng các tiện ích khác.

Trung tâm tác chiến thông tin hải quân – Đại Tây Dương sẽ lắp đặt nhiều thành phần bên trong của tòa nhà như hệ thống an ninh, sưởi, thông gió, điều hòa, hệ thống nghe nhìn và hội nghị từ xa, các hệ thống công nghệ thông tin...

Trung tá Raymond Feltham, Giám đốc chương trình khả năng tác chiến nhấn mạnh: “Bộ Tư lệnh các hệ thống thủy quân lục chiến thật sự đánh giá cao sự hỗ trợ này khi được nhiều đối tác cung cấp, bao gồm hải quân Mỹ. Những mối quan hệ đối tác này là rất quan trọng trong việc trở thành một lực lượng hải quân hùng mạnh hơn trong Thủy quân lục chiến”.

Các chuyên gia kiểm tra mô hình tác chiến. Ảnh nguồn: Chavonne Ford/Marine Corps.

Thiết kế lực lượng 2030

MCSC sẽ làm việc với ngành công nghiệp để có được các năng lực của thế kỷ 21 được thiết kế để xác định các vấn đề, xem xét các mục tiêu, phạm vi và phân tích các vấn đề nổi cộm. Kết quả từ những trò chơi chiến tranh mô phỏng này sẽ cung cấp dữ liệu và phân tích nhằm thông báo những quyết định ảnh hưởng đến phát triển lực lượng, quản lý lực lượng, chức năng hệ thống và chức năng dịch vụ.

Thủy quân lục chiến đang nâng cao khả năng tác chiến của mình bằng cách chuyển quy trình hiện tại do con người điều khiển vốn lệ thuộc vào kiến thức và kinh nghiệm của các chuyên gia về chủ đề, sang phương pháp dữ liệu kết hợp, nơi mà người tham gia có thể lấy được thông tin cực nhanh chóng và chính xác.

Những trò chơi chiến tranh theo hướng dữ liệu sẽ cho phép quân đoàn đáp ứng những mục tiêu dài hạn của mình theo lối dễ đo lường hơn. Khả năng tác chiến mạng cho phép tăng cường thu thập và hợp nhất dữ liệu, dẫn đến lượng thông tin lớn hơn cùng bài học kinh nghiệm mà quân đoàn có thể chia sẻ ngay trong Bộ Quốc phòng.

Cũng giống như thiết bị mô phỏng chuyến bay cho phép phi công có được kinh nghiệm khi bay vào môi trường an toàn, thì một kịch bản chiến tranh theo hướng dữ liệu nâng cao sẽ giúp lính thủy đánh bộ khám phá các khả năng tương lai, đánh giá những kế hoạch hành động, và diễn tập khả năng chiến đấu gây chết người trong bối cảnh mà sai lầm không gây tử vong.

Được biết, mỗi năm MCWAC sẽ hỗ trợ cho khoảng 20 trò chơi chiến tranh phức tạp, bao gồm 2 sự kiện mô phỏng quy mô lớn với 250 người tham dự. Những dạng mô phỏng và kịch bản chiến tranh này sẽ tái tạo những kịch bản hiện tại và tương lai cho bất kỳ lực lượng nào, ở bất kỳ thời điểm nào.

Giám đốc chương trình khả năng tác chiến Raymond Feltham phân tích: “Trung tâm trò chơi tác chiến thủy quân lục chiến [cũng sẽ tích hợp các thành phần trí tuệ nhân tạo [AI] và học máy nhằm khuếch đại độ chính xác mà từ đó sẽ quyết định cách chúng ta tổ chức, huấn luyện và trang bị cho chiến tranh tương lai”.  Thủy quân lục chiến đã chú trọng nhiều hơn đến việc giáo dục và đào tạo lực lượng cho chiến tranh tương lai.

Ông Raymond Feltham nói rằng vai trò của MCWAC là nhằm chuẩn bị sẵn sàng cho chiến trường tương lai, cho phép thủy quân lục chiến trải nghiệm “chiến dịch học tập”. Những kết quả được tạo ra ngay trong MCWAC sẽ cải tiến Thiết kế lực lượng 2030 bằng cách thông báo cho chiến dịch học tập ngay trong Thủy quân lục chiến bằng cách tập trung vào dữ liệu, khách quan và hợp thời.

Theo đó, MCWAC sẽ cho phép lính thủy chuẩn bị cho một kẻ thù đang di chuyển, phát triển tại bất kỳ vị trí nào trên thế giới. “MCWAC sẽ giúp chúng tôi hình dung các lực lượng sẽ như thế nào vào năm 2030 và xa hơn nữa”. Dự kiến cơ sở MCWAC sẽ đi vào hoạt động năm 2024 và đạt công suất tối đa đến năm 2025.

Nguyễn Thanh Hải [Tổng hợp]

Video liên quan

Chủ Đề