Vì sao format ổ cứng quá lâu

Ổ cứng đang sử dụng bình thường, bỗng dưng một hôm không nhìn thấy phân vùng [partition] đâu nữa. Vào mục Disk management thấy một hoặc tất cả các phân vùng [DV: ổ D, ổ E] trước đây là định dạng FAT32 hoặc NTFS giờ thấy chuyển sang định dạng RAW. Click chuột để mở phần vùng đó thì máy tính bắt format. Bệnh này chúng ta thường hay gọi là ổ cứng mất định dạng. Vậy nguyên nhân của hiện tượng ổ cứng bị mất định dạng là do đâu? Khi gặp hiện tượng trên chúng ta xử lý ra sao để cứu dữ liệu trong chiếc ổ cứng đó.

 Nguyên nhân ổ cứng bị mất định dạng

Phải khẳng định rằng Partition chuyển từ định dạng NTFS hay FAT32 hay bất kỳ định dạng nào khác sang định dạng RAW là do cấu trúc của Partition đó bị lỗi, nguyên nhân này do các lỗi sau [các lỗi từ nhẹ đến nặng]:

1. Mất định dạng do virus hoặc do quá trình tắt máy đột ngột [không thực hiện quá trình shutdown]

2. Mất partition, ổ cứng mất định dạng [thông tin của Partition lỗi hoặc thiếu, đường dẫn theo cây thư mục bị hỏng] do bad sector

3. Một trong các đầu đọc nằm trên cụm đầu đọc bị lỗi

Cách xác định lỗi khi ổ cứng mất định dạng

Để kết luận ổ cứng mất định dạng nằm trong nguyên nhân nào ta kiểm tra như sau:
Dùng phần mềm MHDD có sẵn trong đĩa Hirent boot để test hoặc phần mềm test ổ cứng victoria:

  •  TH1: Nếu không thấy bad sector thì chắc chắn nguyên nhân mất thông tin partition do virut hoặc do lỗi tắt máy đột ngột.
  • TH2: Nếu thấy ổ cứng bị bad sector thì ta để ý: Nếu ổ cứng chỉ bị bad một đoạn [là đoạn đầu đoạn giữa hay đoạn cuối] thì nguyên nhân này là do bad trên bề mặt địa. Nếu từ đầu đến cuối ổ cứng mà ta quan sát thấy cứ một đoạn không bị bad rồi một đoạn bị bad, rồi đến đoạn không bị bad. Cứ thế lặp đi lặp lại thì nguyên nhân ở đây do một trong các đầu đọc nằm trên cụm đầu đọc bị lỗi.

Ở TH1, việc cứu dữ liệu từ chiếc ổ cứng này có vẻ đơn giản hơn. Sử dụng một phầm mềm khôi phục dữ liệu ổ cứng nào đó là có thể lấy lại được dữ liệu.
Các bạn hãy tham khảo top phần mềm phục hồi dữ liệu ổ cứng miễn phí.

Trong TH2, ổ cứng mất định dạng do bị bad sector hoặc đầu từ lỗi, việc lấy dữ liệu ra sẽ gặp nhiều khó khăn nếu bạn không có thiết bị chuyên dụng để đọc thông tin từ các sector bị bad [từ tính trên bề mặt đĩa kém]. Và nếu như ổ cứng bị lỗi đầu đọc, bạn muốn lấy toàn bộ dữ liệu từ chiếc ổ cứng đó ra thì nhất thiết bạn phải thay thế cả cụm đầu đọc đó. Nếu không dữ liệu bạn có lấy được ra cũng bị lỗi [không mở được file, bị mất file]. Gặp trường hợp này chắc chắn bạn phải nhờ các công ty cứu dữ liệu nơi mà có đủ thiết bị và kinh nghiệm để có thể lấy dữ liệu cho bạn một cách an toàn nhất.

Lưu ý:

Trên một số trang web hướng dẫn cứu dữ liệu khi ổ cứng đòi format là: Việc đầu tiên cứ format sau đó chạy phần mềm cứu dữ liệu. Đây là hướng dẫn hoàn toàn sai vì nếu ổ cứng mất định dạng thông thường [không bị bad sector hay lỗi đầu đọc] thì không vấn đề gì. Nhưng nếu ổ cứng của bạn bị bad sector hay lỗi đầu đọc thì lúc này bạn lại làm vấn đề phức tạp lên rất nhiều lần đấy!

Xem thêm:

Em muốn hỏi các bác sài laptop lâu năm: Ổ cứng của laptop mà mình format bao nhiêu lần thì hư? Em nghe nói là khoảng 100 lần hay gì đó. vậy khi mình ghost thì có hại cho ổ cưng không?

Tuổi thọ ổ cứng theo nsx là 10.000 giờ. Format cũng giống như ghi chép dữ liệu nhưng có ảnh hưởng đến hoạt động vật lý của đĩa. Format vài trăm lần cũng không sao [trừ phi lowformat]. Ghost cũng như format thôi, nó định dạng lại hệ thống vật lý của đĩa [sectors,..].

vậy em bỏ đĩa xp vào sau do format NTFS thì sao ạ.

vậy em bỏ đĩa xp vào sau do format NTFS thì có ảnh hưởng gì không ạ. Nên dùng format NTFS hay quick format NTFS ạ.thanks bác.

Cứ làm tới đi bạn ! [ có ảnh hưởng là mất dữ liệu nếu quên backup trước khi format ..he he ]

chưa bao giờ nghe format ổ cứng nhiều thi hỏng


chắc đến lúc hỏng thì cũng tới cái thời kỳ nó + bác về hưu lâu rồi

Viva la Apple

em chẳng biết là bao nhiêu lần nhưng chỉ biết là bon Vaio nó quảng cáo ổ quang của nó fomat thoải mái .he he he thế là em mua mà em về ghost ầm ầm hình như khoảng hơn trăm lần rồi thì phải ,chẳng sao cả.

Tuổi thọ ổ cứng theo nsx là 10.000 giờ. Format cũng giống như ghi chép dữ liệu nhưng có ảnh hưởng đến hoạt động vật lý của đĩa. Format vài trăm lần cũng không sao [trừ phi lowformat]. Ghost cũng như format thôi, nó định dạng lại hệ thống vật lý của đĩa [sectors,..].

Thực ra cơ chế Format, Quick Format hay Lowlevel Format là như nhau, tức là đầu từ đọc đọc, ghi ghi vào một cái chỗ nào đó trên cái ổ đĩa yêu quý của anh. Tuy nhiên mục đích khác nhau dẫn đến quá trình khác nhau:

- Lowlevel Format: đầu từ sẽ đọc từng tí, từng tị trên HDD của anh, xem xét cẩn thận kỹ lưỡng xem HDD của anh có vấn đề gì không, dùng đầu từ lăn đi lăn lại cố gắng định nghĩa lại chỗ đó. Kết quả là sau khoảng 10 tiếng đến 3 ngày hì hục [tùy dung lượng ổ và phần mềm Format] anh sẽ có một cái HDD sạch bóng như mới được rửa bằng nước sôi và xà phòng. Tất cả những chỗ nào hư hại, lỗi liếc đều được lưu vào Black List

- Format: đầu từ lướt qua HDD, thay đổi toàn bộ các Bit thành Bit 0. Kết quả là sau 10 phút đến 30 phút, anh có một cái HDD tương đối sạch.

- Quick Format: đầu từ chạy vù đến Track 0 [nơi lưu địa chỉ của các file trên ổ cứng để đầu từ biêt phải đến nhà mấy khu phố mấy để gặp anh vinh_pb, kiều kiều như thế ] và nói với Track 0 là toàn bộ dữ liệu trên HDD đã bị xóa rồi [thực tế vẫn còn nguyên vẹn trên bề mặt vật lý của ổ, chỉ mất đi địa chỉ truy xuất mà thôi]. Kết quả là sao 20 giây đến 30 giây anh sẽ có một cái HDD bẩn thỉu nhưng bề ngoài trông sạch sẽ.

Quay lại vấn đề hại ổ cứng, tại sao Lowlevel Format hại HDD? Vì HDD phải chạy trong một thời gian dài không nghỉ [thông thường HDD của các bác cũng lúc chạy lúc nghỉ chứ không phải cứ bật máy là nó chạy huỳnh huỵch đâu ạ], đầu từ phải chạy đi chạy lại lăng xăng, thế nên hại. Format với Quick Format không chênh nhau nhiều lắm về thời gian cũng như ảnh hưởng, bác nào vội thì Quick Format, bác nào cẩn thận thì Format từ từ.

Ghost theo em hiểu là ghi cưỡng bức dữ liệu lên bề mặt ổ cứng, không cần biêt trước đó ở vị trí đó là dữ liệu gì. Vì thế thực chất cũng chỉ là thao tác đọc ghi dữ liệu mà thôi.

- Lowlevel Format: đầu từ sẽ đọc từng tí, từng tị trên HDD của anh, xem xét cẩn thận kỹ lưỡng xem HDD của anh có vấn đề gì không, dùng đầu từ lăn đi lăn lại cố gắng định nghĩa lại chỗ đó. Kết quả là sau khoảng 10 tiếng đến 3 ngày hì hục [tùy dung lượng ổ và phần mềm Format] anh sẽ có một cái HDD sạch bóng như mới được rửa bằng nước sôi và xà phòng. Tất cả những chỗ nào hư hại, lỗi liếc đều được lưu vào Black List


Chưa từng nghe hay đọc qua tài liệu nào nói như bác này! LLF trước đây được định nghĩa là thao tác do người dùng tự xác định số track, cylinder, kích thước cluster, sector. Dựa vào tham số do người dùng cung cấp mà HDD BIOS sẽ tự định dạng lại cho HDD. Do quá trình không tạo bảng FAT, hệ điều hành không sử dụng HDD được nên nó được gọi là LLF.

Hiện nay, NSX HDD đã bỏ cách làm này vì nếu người dùng không có hiểu biết thì sẽ định dạng sai HDD, gây khó khăn trong việc truy cập HDD. LLF bây giờ được định nghĩa là thao tác ghi bit mang giá trị 0 lên toàn bộ các cluster của HDD. Việc làm này sẽ giúp loại bỏ bad sector và các sector bị nhiễm Virus thuộc nhóm Boot Sector, một điều mà HLF không thể làm được!

Lonely, I'm Mr. Lonely, I have nobody for my own. I'm so lonely, I'm Mr. Lonely, Wish I had someone to call on the phone.

Chưa từng nghe hay đọc qua tài liệu nào nói như bác này! LLF trước đây được định nghĩa là thao tác do người dùng tự xác định số track, cylinder, kích thước cluster, sector. Dựa vào tham số do người dùng cung cấp mà HDD BIOS sẽ tự định dạng lại cho HDD. Do quá trình không tạo bảng FAT, hệ điều hành không sử dụng HDD được nên nó được gọi là LLF.

Hiện nay, NSX HDD đã bỏ cách làm này vì nếu người dùng không có hiểu biết thì sẽ định dạng sai HDD, gây khó khăn trong việc truy cập HDD. LLF bây giờ được định nghĩa là thao tác ghi bit mang giá trị 0 lên toàn bộ các cluster của HDD. Việc làm này sẽ giúp loại bỏ bad sector và các sector bị nhiễm Virus thuộc nhóm Boot Sector, một điều mà HLF không thể làm được!

Bác đọc tài liệu này ở đâu vậy??? Mình nghĩ như anh Mit nói chắc là đúng rồi. Có chuơng trình này cũng giống low lever format nè hdd regenerator. Cái này theo giới thiệu của nó là nó cố gắng định dạng lại sector cho hợp lý. Đâu phải format hỏng thì chuơng trình làm sao sửa được.

Còn format thì không phải ghi toàn bộ bit 0 lên toàn bộ đĩa cứng đâu. Nó chỉ kiểm tra lại toàn bộ bề mặt dĩa thôi. Giống scan badsector thôi. Nếu ghi bit 0 lên hết thì chỉ có chúa mới viết được chuơng trình phục hồi file khi bị lỡ format. [ QFormat chỉ làm lại bản fat nên nhanh hơn nhiều ]. Lưu ý là trong windows format cũng chưa fotmat full đâu. Nó chỉ kiểm tra bề mặt dĩa sơ thôi. Nó có khuyến cáo là nên scandisk lại. Còn format full là chạy ở dos ấy. Nó chạy siêu chậm.

Page 2

Chưa từng nghe hay đọc qua tài liệu nào nói như bác này! LLF trước đây được định nghĩa là thao tác do người dùng tự xác định số track, cylinder, kích thước cluster, sector. Dựa vào tham số do người dùng cung cấp mà HDD BIOS sẽ tự định dạng lại cho HDD. Do quá trình không tạo bảng FAT, hệ điều hành không sử dụng HDD được nên nó được gọi là LLF.

Hiện nay, NSX HDD đã bỏ cách làm này vì nếu người dùng không có hiểu biết thì sẽ định dạng sai HDD, gây khó khăn trong việc truy cập HDD. LLF bây giờ được định nghĩa là thao tác ghi bit mang giá trị 0 lên toàn bộ các cluster của HDD. Việc làm này sẽ giúp loại bỏ bad sector và các sector bị nhiễm Virus thuộc nhóm Boot Sector, một điều mà HLF không thể làm được!


Anh ơi, có nên lúc nào cũng mang Track, Cylinder, Sector với Cluster ra để dọa những thành viên mới không ạ? Thực ra những gì anh viết, em đều biết cả mà. Có điều em chỉ giải nghĩa sơ lược về mục đích cũng như cách thức tiến hành của mỗi hình thức Format, từ đó người đọc sẽ nắm được một cách tổng quát nhất về các hình thức Format. Người dùng cuối chỉ nên biết thế thôi anh ạ.

Em muốn hỏi các bác sài laptop lâu năm: Ổ cứng của laptop mà mình format bao nhiêu lần thì hư? Em nghe nói là khoảng 100 lần hay gì đó. vậy khi mình ghost thì có hại cho ổ cưng không?

Ổ cứng ngoài trường hợp lỗi kỹ thuật của nhà sản xuất ra thông thường dùng cũng lâu hư lắm, format hay ghost nếu có ảnh hưởng cũng không nhiều. Nói chung của bền tại người. Muốn cho ổ cừng sử dụng được bền lâu :

Khám sức khỏe cho ổ cứng : Công việc này rất đơn giản, từ cửa sổ My Computer, bạn kích chuột phải lên biểu tượng ổ cứng muốn kiểm tra, chọn Properties\Tools\Check now. Bạn cũng có thể dùng các phần mềm chuyên nghiệp khác để kiểm tra kỹ hơn. Nếu chương trình phát hiện ổ cứng có nhiều lỗi hay bad sector thì bạn hãy ngay lập tức sao lưu các dữ liệu quan trọng rồi mới tiến hành sửa chữa.

Dọn dẹp Registry : Bạn thích vọc máy tính nên thường xuyên cài đặt, gỡ bỏ các chương trình thử nghiệm vào hệ thống. Sau một thời gian, bạn sẽ thấy hệ thống trở nên chậm chạp đến khó hiểu. Nguyên nhân chủ yếu là do thông tin của các ứng dụng đã gỡ bỏ vẫn còn tồn tại trong Registry và ngày càng nhiều thêm. Kết quả là Registry phình to ra với khá nhiều rác. Để quét sạch các thứ rác thải này, bạn nên dùng những phần mềm chuyên nghiệp như: Registry Mechanic, Tuneup Utilities 2006...

Thỉnh thoảng nên Disk Defragmenter, có thể dùng DerfectDisk 8.0

Video liên quan

Chủ Đề