Vì sao khi cho tôm cá ăn cần đảm bảo nguyên tắc “ lượng ít nhưng nhiều lần”?

Lựa chọn thức ăn hiệu quả

Hiện có ba loại thức ăn dành cho tôm:

– Thức ăn tự nhiên, bao gồm các phiêu sinh vật [động vật và thực vật phù du], các mùn bã hữu cơ, các loại thực vật sống trong nước…

– Thức ăn tự chế được sản xuất từ nguồn nguyên liệu sẵn có như ốc, cá tạp, phụ phẩm nông nghiệp.

– Thức ăn công nghiệp cung cấp bởi các nhà sản xuất.

Việc gây màu nước trong ao nuôi tôm được thực hiện sau khi cấp nước hai ngày vào ao nuôi, giúp phát triển vi sinh vật phù du, ổn định môi trường nước. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu mới thả, rất khó ổn định màu nước, nguồn thức ăn tự nhiên ít. Hơn thế, nguồn thức ăn tự chế dễ gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt khi sử dụng ở dạng tươi sống, độ dính kém, hàm lượng các chất dinh dưỡng, đặc biệt độ đạm không đủ, do vậy lượng thức ăn khó điều chỉnh, dễ thừa hoặc thiếu. Vì thế, cho tôm mới thả ăn hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp, đảm bảo lượng dinh dưỡng, môi trường nước ao nuôi. Ngoài ra, cần bổ sung khoáng, men, Vitamin C, E, dầu mực.

Cho tôm ăn đúng cách

Đối với tôm mới thả, việc cho ăn theo đúng quy tắc là vô cùng quan trọng. Cần phải tuân thủ quy tắc chung về chất, lượng, địa điểm, thời gian.

Kiểm tra sàng để điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp cho tôm – Ảnh: Phan Thanh Cường

Theo từng giai đoạn

–   Khi tôm thả 7 – 10 ngày, cho tôm ăn cách bờ 2 – 4m. Thức ăn ở giai đoạn này là dạng bột mịn, vì vậy cần tắt quạt nước và trộn thức ăn với nước rồi tạt xuống ao.

– Ngày thứ 10 sau khi thả giống, cho lượng ít thức ăn dạng cỡ nhỏ vào sàng để tôm làm quen và dễ kiểm tra lượng thức ăn dư. Sàng đặt nơi bằng phẳng, cách bờ 1,5 – 2m, sau cánh quạt nước 12 – 15cm, không đặt ở góc ao, khoảng 1.600 – 2.000m2 đặt một sàng. Sau 15 ngày, có thể sử dụng các chất bổ sung cung cấp vitamin, khoáng chất theo chỉ dẫn của nhà cung cấp giúp tăng cường sức khỏe cho tôm.

Lượng thức ăn

– Đối với tôm sú, ngày đầu tiên sau khi thả giống cho ăn với lượng 1,2 – 1,5 kg/100.000 giống, cứ 2 ngày tăng 0,2 – 0,3 kg/100.000 giống.

– Đối với tôm thẻ chân trắng, ngày đầu tiên cho 2,8 – 3 kg/100.000 giống. Trong 10 ngày đầu tiên, cứ 1 ngày tăng 0,4 kg/100.000 giống. Từ ngày thứ 10 đến 20, cứ 1 ngày tăng 0,5 kg/100.000 giống.

Số lần cho ăn

Tôm mới thả có thể cho ăn 5 – 6 bữa/ngày để tôm có thể ăn mồi và tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Khi tôm được 30 ngày tuổi nên cho tôm ăn 4 bữa/ngày. Lượng thức ăn mỗi bữa có thể tương đương nhau hoặc điều chỉnh tùy thuộc điều kiện ao nuôi [chất lượng nước, thời tiết, sử dụng hóa chất…].

>> Trong giai đoạn tôm mới thả, không nên sử dụng thịt giáp xác, cá băm nhỏ trộn với thức ăn để kích thích tôm bắt mồi, vì đây có thể là nguyên nhân truyền bệnh cho tôm.

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Tại sao khi cho tôm cá ăn cần cho ăn theo lượng ít-nhiều lần.

Nhanh chóng

Các câu hỏi tương tự

TRƯỜNG THỰC HÀNH SƯ PHẠM N i dung chínhộI. Chăm sóc tôm cáII. Quản líIII. Một số phương pháp phòng trị bệnh cho tôm, cá Bài 54: Chăm sóc, quản lí và phòng trị bệnh cho động vật thuỷ sản [tôm, cá]I. CHĂM SÓC TÔM, CÁ1. Thời gian cho ăn- Mục đích của việc cho tôm, cá ăn đủ chất dinh dưỡng và đủ lượng?- Để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng khối lượng của tôm, cá.- Nên cho cá ăn vào thời gian nào trong ngày?- Buổi sáng từ 7 – 8h. - Tại sao nên cho ăn lúc trời còn mát, nhiệt độ từ 20 - 30°C?- Vì nhiệt độ từ 20 - 30°C là nhiệt độ thích hợp để thức ăn sẽ phân huỷ từ từ, tránh gây ô nhiễm môi trường.- Lượng thức ăn và phân bón nên tập trung vào thời gian nào? Vì sao?- Tập trung vào tháng 8 đến tháng 11, vì đây là thời gian tôm cá cần tích luỹ thức ăn cho mùa đông nên ăn nhiều. - Tại sao hạn chế bón phân và thức ăn vào tháng 4, tháng 6?- Vì nhiệt độ cao, thức ăn phân huỷ nhanh, gây ô nhiễm nguồn nước- Cho ăn vào buổi sáng [từ 7 – 8h].- Lượng thức ăn và phân bón nên tập trung vào mùa xuân và tháng 8 – tháng 11 I. CHĂM SÓC TÔM, CÁ1. Thời gian cho ăn2. Cho ăn - Nguyên tắc cho ăn lượng ít nhưng nhiều lần mang lại lợi ích gì?- Tiết kiệm thức ăn và tránh ô nhiễm môi trường - Đối với các loại thức ăn khác nhau ta có cách cho ăn như thế nào?- Thức ăn tinh và xanh phải có máng, giàn ăn.- Phân xanh bó thành từng bó dìm xuống nước.- Phân chuồng và phân vô cơ té đều khắp ao. I. CHĂM SÓC TÔM, CÁII. QUẢN LÍ1. Kiểm tra ao nuôi tôm cá- Kiểm tra ao nuôi tôm cá cần phải thực hiện công việc gì?- Kiểm tra đăng, cống, màu nước, thức ăn và hoạt động của tôm cá. Xử lí cá nổi đầu và bệnh tôm cá.- Thời điểm thực hiện việc kiểm tra? I. CHĂM SÓC TÔM, CÁII. QUẢN LÍ1. Kiểm tra ao nuôi tôm cá2. Kiểm tra sự tăng trưởng của tôm, cá- Nêu ý nghĩa của việc kiểm tra sự tăng trưởng của tôm, cá?- Để đánh giá tốc độ lớn, và chất lượng khu vực nước nuôi - Để kiểm tra sự tăng trưởng cần tiến hành như thế nào?- Kiểm tra chiều dài, kiểm tra khối lượng- Quan sát ngoại hình I. CHĂM SÓC TÔM, CÁII. QUẢN LÍIII. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH CHO TÔM, CÁ1. Phòng bệnh- Tại sao việc phòng bệnh phải đặt lên hàng đầu?- Vì tôm cá bị bệnh chữa trị rất khó khăn, tốn kém, hiệu quả thấp. III. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH CHO TÔM, CÁ1. Phòng bệnha. Mục đích- Tạo điều kiện cho tôm, cá khoẻ mạnh và phát triển bình thường.b. Biện pháp- Dựa vào SGK/157, nêu các biện pháp phòng trị bệnh cho tôm, cá? b. Biện pháp- Thiết kế ao nuôi hợp lí.- Tẩy và dọn ao trước khi cho ăn, thả tôm, cá.- Cho tôm, cá ăn đầy đủ.- Kiểm tra môi trường nước.- Dùng thuốc phòng bệnh. III. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH CHO TÔM, CÁ1. Phòng bệnh2. Chữa bệnha. Mục đích- Tiêu diệt các tác nhân gây bệnh cho tôm, cá. Đảm bảo cho tôm cá khoẻ mạnh trở lại và sinh trưởng, phát triển bình thường. III. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH CHO TÔM, CÁ1. Phòng bệnh2. Chữa bệnha. Mục đíchb. Một số thuốc thường dùng- Kể tên một số thuốc phòng và trị bệnh cho tôm cá? b. Một số thuốc thường dùng- Có thể sử dụng vôi, thuốc tím, tỏi, amôxycilin, sunfamit, cây duốc cá* Từ hình 85, ghi vào vở bài tập các loại thuốc, trị bệnh cho tôm cá theo ba nhóm:- Hoá chất: vôi, thuốc tím- Thuốc tân dược: amôxycilin, sunfamit - Thuốc thảo mộc: cây duốc cá, tỏi Trong những câu sau, câu nào đúng, câu nào sai?ĐSSĐ

Biện pháp chăm sóc và quản lí thủy sản

1.1. Chăm sóc tôm, cá

a. Thời gian cho ăn

  • Trong ngày nên cho tôm, cá ăn khi trời còn mát [nhiệt độ từ 20 đến 30oC], buổi sáng từ 7 – 8 giờ.
  • Lượng thức ăn và phân bón tập trung mùa xuân và các tháng từ 8 – 11.
  • Mùa hè trời nắng nóng, nhiệt độ tăng nên thức ăn phân bón bị phân huỷ nhanh làm ao bẩn dẫn đến thiếu oxi cho tôm cá, do đó cần giảm lượng thức ăn và phân bón.

b. Cho ăn

- Cho ăn đủ dinh dưỡng, đủ lượng theo yêu cầu từng loại và từng giai đoạn.

- Cho ăn “lượng ít và nhiều lần” để tránh lãng phí và ô nhiễm môi trường, mỗi loại thức ăn có các cách khác nhau:

  • Thức ăn tinh và xinh phải có giàn, máng ăn.
  • Phân xanh bó thành từng bó.
  • Phân chuồng hoại mục và vô cơ hoà tan trong nước rồi té đều khắp ao.

1.2. Quản lí

a. Kiểm tra ao nuôi tôm, cá

Các công việc, thời điểm kiểm tra ao nuôi cá

Công việc và thời điểm kiểm tra ao nuôi cá

b. Kiểm tra sự tăng trưởng của tôm, cá

  • Đánh giá tốc độ lớn của chúng và chất lượng của vực nước nuôi.
  • Thông qua 2 chỉ số: Chiều dài và khối lượng

Kiểm tra sự tăng trưởng của cá

1.3. Một số phương pháp phòng và trị bệnh cho tôm, cá

Phòng bệnh được đặt lên hàng đầu.

a. Phòng bệnh

- Mục đích: Là tạo điều kiện cho tôm, cá khỏe mạnh, sinh trưởng và phát triển bình thường.

- Biện pháp:

  • Thiết kế ao nuôi hợp lý.
  • Tẩy và dọn ao trước khi cho ăn, thả tôm, cá.
  • Cho tôm, cá ăn đầy đủ.
  • Kiểm tra môi trường nước.
  • Dùng thuốc phòng bệnh.

b. Chữa bệnh

- Mục đích: tiêu diệt các tác nhân bệnh cho tôm, cá, đảm bảo chúng khoẻ mạnh trở lại, sinh trưởng và phát triển bình thường.

- Một số thuốc thường dùng: thảo mộc hoặc tân dược.

  • Hoá chất gồm: vôi, thuốc tím.
  • Thuốc tân dược gồm: sunfamit, ampiolin, …
  • Thuốc thảo mộc gồm: cây duốc cá, tỏi.

Một số thuốc thường dùng phòng và trị bệnh cho cá

Video liên quan

Chủ Đề