Vì sao lãnh đạo phải nhắc nhở nhân viên bán hàng

Vậy nhu và cương sẽ áp dụng như thế nào trong trường hợp này? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu một số cách quản lý nhân viên cứng đầu qua bài viết dưới đây nhé.

Trong chúng ta chắc hẳn đều đã có người nghe nói việc quản lý thực chất cũng là một nghệ thuật cần phải có đủ nhu và cương. Điều này rất đúng bởi trong công việc đôi khi người quản lý sẽ gặp phải những nhân viên rất khó kiểm soát. Vậy nhu và cương sẽ áp dụng như thế nào trong trường hợp này? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu một số cách quản lý nhân viên cứng đầu qua bài viết dưới đây nhé.

Cách quản lý nhân viên cứng đầu cần có cả nhu và cương

Đôi khi trong công việc, người quản lý sẽ gặp phải những nhân viên cứng đầu. Tuy nhiên, vì nhiều lý do mà người quản lý không thể đưa ra quyết định cho những nhân viên cứng đầu này nghỉ việc. Vậy để quản lý họ, bạn nên làm gì?

Là một người quản lý sáng suốt, bạn cần hiểu rằng những người nhân viên cứng đầu thường sẽ ẩn chứa phía sau một nguyên nhân nào đó. Ví dụ như họ có ác cảm với nơi làm việc, đồng nghiệp xung quanh hay cũng có thể đó là những thói quen được tạo dựng theo thời gian.

Cách tốt nhất là bạn nên tạo sự gần gũi, chủ động tìm hiểu tâm tư, mong muốn của những nhân viên này. Từ đó, đề ra những phương án quản lý hiệu quả hơn.

Không nên to tiếng hay luôn tỏ vẻ mình là một người đứng đầu mà áp đặt lên họ những áp lực vô hình. Điều đó không những không giúp được bạn “trị” những nhân viên cứng đầu mà còn khiến mọi việc tồi tệ hơn.

Khéo léo ở đây có nghĩa là thay vì chỉ muốn tập trung kiểm tra, nhắc nhở những nhân viên cứng đầu thì bạn nên thường xuyên làm việc đó với tất cả các nhân viên. Điều này sẽ giúp những nhân viên cứng đầu cảm thấy họ không bị kỳ thị và đối xử bất công.

Qua đó vẫn đưa ra những đánh giá, khen thưởng, phê bình cụ thể cho tất cả nhân viên. Từ đó giúp nhân viên cứng đầu tự nhận ra ưu, khuyết điểm của bản thân để thay đổi cho phù hợp. Đây cũng là một cách giúp họ tự tạo dựng lại nguyên tắc làm việc hợp lý hơn cho riêng mình.

Thường xuyên trao đổi công việc cũng là cách trị nhân viên cứng đầu

Bên cạnh cách kheo léo, người quản lý cũng nên đưa ra những quyết định kỷ luật, thưởng phạt thật rõ ràng khiến nhân viên tâm phục khẩu phục. Điều này cũng rất quan trọng trong việc định hướng lại tư tưởng làm việc cho các nhân viên cứng đầu.

Cụ thể, thường những nhân viên cứng đầu rất bảo thủ với những việc họ làm ngay cả khi họ làm sai. Với trường hợp này, không nên nhân nhượng mà phải làm thẳng tay, phân tích rõ ràng đúng sai và chỉ ra hậu quả của lỗi mà họ gây ra. Ngoài ra có thể đưa ra hình thức phạt lương hay kỷ luật trước nhóm tùy vào mức độ sai lớn hay nhỏ.

Nhiều lần như vậy, những nhân viên cứng đầu sẽ tự phải hiểu ra sự bảo thủ vô lý của họ trong công việc và từ từ sửa chữa.

Để công việc luôn được suôn sẻ, thuận lợi, cách làm việc của nhân viên luôn đi đúng nguyên tắc người quản lý cũng nên xây dựng nên những quy định rõ ràng, công bằng.

Công bằng ở đây có nghĩa là những quy định, nguyên tắc làm việc này đều phải được cả người quản lý và toàn bộ nhân viên chấp hành để không gây ra tranh cãi.

Hơn nữa, việc người quản lý có thể hiện các quy định làm gương cũng giúp nhân viên có cái nhìn tốt hơn về người đứng đầu.

Với công nghệ online bạn cũng dễ dàng quản lý nhân viên cứng đầu với MyXteam

Quản lý nhân viên cứng đầu hiệu quả hơn với ứng dụng MyXteam

Tuy trên lý thuyết, việc quản lý nhân viên cứng đầu cũng có vẻ không khó khăn lắm nhưng thực tế việc làm này lại không đơn giản chút nào nếu cứ tiếp tục áp dụng những biện pháp cũ.

Tuy nhiên, với ứng dụng quản lý nhân viên mới từ MyXteam bạn sẽ không còn phải lo lắng về vấn đề tưởng chừng nan giải này.

Cụ thể với công nghệ điều hành quản lý Online đã được đồng bộ hóa trên hầu hết các thiết bị hiện đại như smartphone, laptop,... người quản lý có thể dễ dàng theo dõi tất cả nhân viên của mình mọi lúc mọi nơi.

Từ đó, tạo ra một môi trường làm việc tự giác, năng động và chủ động hơn cho nhân viên. Đồng thời người đóng vai trò quản lý cũng dễ dàng nhắc nhở, tương tác với các nhân viên cứng đầu để đưa ra biện pháp giải quyết.

Đồng hành cùng MyXteam để trở thành người quản lý sáng suốt nhé!

Có đôi khi những nhân viên không nghe lời làm những người sếp như bạn “phát điên”. Làm sao để trị được những nhân viên như thế, lỗi do mình hay do bản tính của họ? Việc Tốt Nhất xin chia sẻ với bạn một vài cách dưới đây, đảm bảo nhân viên phải phục tùng.

Với những kiểu nhân viên không nghe lời như thế này thì rất khó hợp tác vì bất đồng ý kiến. Nhưng hãy nhớ rằng, đừng nổi nóng hay quyết cạnh tranh với họ cho bằng được. Nổi nóng không có ích trong trường hợp này vì kiểu nhân viên thế này không ngại “cãi tay đôi”. Bạn cũng không phải là đồng nghiệp ngang hàng để mà cạnh tranh với họ. Vì thế để giải quyết trường hợp này, đứng ở cương vị quản lý, bạn chỉ có thể cố gắng giải thích cho người này hiểu và giúp họ tiếp nhận, sau đó họ sẽ chủ động làm.

Nổi nóng không có ích trong trường hợp này vì kiểu nhân viên thế này không ngại “cãi tay đôi”.

Đừng dọa nạt mà hãy chấp nhận tính cách của họ

Nếu nhân viên của bạn thích những câu hỏi tại sao như “tại sao tôi lại phải làm việc này?” thì cũng không phải là điều xấu vì thực ra, câu hỏi đó không có nghĩa là phản đối. Hãy xem đó như là một tín hiệu mừng vì bạn tìm được một người có tư duy logic. Đừng cho họ phiền phức hay dọa nạt họ mỗi khi bắt gặp những câu hỏi như vậy. Tập quen dần và chấp nhận tính cách đó của họ nhưng bạn phải luôn nhắc nhở bản thân rằng, những người này sẽ luôn dùng lý để nói chuyện, chứ họ không muốn chống lại hay ăn thua với bạn.

Suy cho cùng, kiểu nhân viên này chỉ muốn biết rõ ý nghĩa và giá trị của công việc, khi thực sự hiểu họ sẽ ngoan ngoãn làm theo. Đừng quát họ kiểu “Hãy làm đi đừng hỏi nhiều!”. Với những câu hỏi “tại sao”, bạn hãy cố gắng giải thích “tại sao như vậy” cho họ hiểu nhé!

Tập quen dần và chấp nhận tính cách đó của họ nhưng bạn phải luôn nhắc nhở bản thân rằng,những người này sẽ luôn dùng lý để nói chuyện.

Không dùng quyền để ra lệnh

Bạn có quyền giao việc cho nhân viên nhưng nếu bạn dùng quyền lực của mình để ra lệnh, khiến nhân viên cảm thấy “bị cưỡng ép, bị điều khiển” thì họ lại càng kháng cự và không phục. Lúc này, nhân viên của bạn cảm thấy mình như một con rối, chỉ biết nghe lệnh và phục tùng chứ không phải là làm công việc mình yêu thích. Thay vào đó hãy nghĩ cách để nhân viên làm việc một cách chủ động hơn.

Đừng dùng quyền lực ép buộc khi nhân viên không nghe lời

Đừng cho rằng mình luôn luôn đúng

Có đôi lúc bạn nên dừng lại lắng nghe ý kiến của nhân viên. Đừng cho rằng nhân là phải răm rắp nghe theo lệnh sếp. Cách suy nghĩ này sẽ khiến bạn mất đi không ít nhân viên giỏi đấy!

Một vị sếp dù có tài giỏi đến đâu cũng không thể làm hết mọi việc. Vì vậy, hãy lắng nghe ý kiến và đánh giá năng lực của từng nhân viên. Sau đó giao cho họ công việc phù hợp. Nhân viên sẽ cảm thấy được tôn trọng và có động lực làm việc hơn rất nhiều!

Tự vấn lại mình

Không ít người nghĩ rằng, làm sếp cũng như làm vua, oai phong một cõi. Nếu đơn giản như vậy thì phải chăng đâu ai cần học đến thuật “đắc nhân tâm”.

Hãy nhìn lại và suy nghĩ xem mình đã làm gì khiến nhân viên không nghe lời. Đó có thể xuất phát từ cách giao việc đến việc đánh giá và ghi nhận kết quả của họ. Liệu bạn có đời hỏi quá cao ở họ không? Bạn có quá cứng nhắc khi giao việc? Hoặc bạn đã đánh giá đúng năng lực của họ chưa? Có đôi khi, một hành động tuyên dương hay chê bai về họ cũng sẽ tác động rất lớn đến thái độ làm việc của nhân viên đấy!

Cai trị một vương quốc chưa bao giờ là chuyện dễ của các đấng minh quân. Việc quản lý nhân sự đòi hỏi sự hiểu biết về con người ở nhiều khía cạnh. Với những nhân viên không nghe lời, các nhà quản trị cần dần dần uốn nắn và đưa họ vào những khuôn khổ cần thiết. Nếu cần có thể dứt khoát cho họ ra đi không nuối tiếc. Làm lãnh đạo, bạn cần phải hiểu rằng, muốn thành công phải gây dựng cả một tập thể chứ không chỉ dựa vào một nhân viên, dù họ có tài giỏi đến mức nào. Theo dõi chuyên mục bí quyết lãnh đạo của Việc Tốt Nhất để biết thêm nhiều kiến thức mới trong lĩnh vực quản trị nhân sự nhé!

Video liên quan

Chủ Đề