Vì sao luận văn có kết cấu 3 chương

Có rất nhiều việc bạn cần làm để hoàn thành một bài tiểu luận. Kết luận tiểu luận cũng là một trong những bước quan trọng để hình thành nên một bài tiểu luận hoàn chỉnh. Thành thật mà nói, có rất nhiều bạn lúng túng không biết phải làm sao đối với phần này. Để giải đáp cho câu hỏi "Kết thúc bài tiểu luận nên ghi gì?” Chúng tôi sẽ mách bạn “nghệ thuật” viết lời kết luận hay, đầy đủ và chuẩn nhất. Đồng thời cung cấp cho bạn một số mẫu kết luận tiểu luận tiêu biểu nhất. Cùng bắt đầu nào!

Kết luận của tiểu luận là gì?

Đầu tiên, bạn phải hiểu rằng, phần kết luận của bài tiểu luận không đơn giản chỉ là một bản tóm tắt sơ lược lại những gì bạn đã trình bày ở các phần chính của bài tiểu luận. Mà hãy suy nghĩ rằng: Nếu như chúng ta coi bài tiểu luận như một món quà thì phần kết luận tiểu luận sẽ được ví như chiếc nơ cột lại món quà, giúp cho “món quà” của bạn thêm chặt chẽ và đẹp mắt. Đó là cơ hội để tác giả của bài luận gây ấn tượng cho người đọc, khẳng định lại lý do vì sao bài tiểu luận của bạn lại quan trọng, có giá trị. Nói một cách dễ hiểu, phần kết luận của tiểu luận sẽ trả lời cho câu hỏi “So what?” [ Vậy thì sao?].  

Đối với người đọc, nếu như Bìa tiểu luận là bộ mặt gây ấn tượng đầu tiên cho bài tiểu luận thì kết luận là chìa khóa cung cấp thông tin quan trọng nhất vì vậy nó phải thật ấn tượng và thuyết phục. 

3 Bước tạo nên kết luận bài tiểu luận hay

Bước 1: Trình bày lại luận điểm bằng cách đưa ra một quan điểm có nội dung tương tự nhưng sử dụng từ ngữ khác. Trong phần này, để câu văn mạch lạc, mới mẻ, bạn nên tránh sử dụng lặp lại các cụm từ “Tóm lại là”, “Kết thúc lại”, “Cuối cùng”...

Bước 2: Xem xét lại các luận điểm có trong bài tiểu luận. Củng cố lập luận bằng cách tóm lược nội dung lập luận của từng luận điểm bằng 1 - 2 câu. Việc này sẽ nhắc người đọc hồi tưởng lại những vấn đề đã được đề cập trong bài tiểu luận.

Bước 3: Liên kết phần kết luận của bạn với đề tài tiểu luận, khẳng định lại vấn đề một cách ấn tượng, thu hút người đọc!

Cấu trúc 3 bước viết phần kết luận của tiểu luận

Một vài lưu ý khi viết kết luận tiểu luận

  • Cung cấp cho khán giả một điều gì đó để họ phải suy nghĩ sau khi đọc xong bài tiểu luận của bạn.
  • Phần kết luận tuyệt đối không phải là phần để nêu ý tưởng mới! Trong phần này bạn chỉ nên tóm tắt lại bài viết một cách tổng quát, kết luận suy nghĩ, gây ấn tượng cuối cùng với người đọc.
  • Tiểu luận nên bắt đầu bằng một cái gì đó chung chung, và kết luận của bạn kết thúc bằng một cái gì đó cụ thể.
  • Kết luận tiểu luận nên được trình bày một cách dễ hiểu, quyết đoán, rõ ràng bằng những câu văn súc tích, nổi bật.
  • Không nên trích dẫn trong phần kết luận
  • Không có một quy chuẩn nào cho độ dài phần kết luận của bài tiểu luận. Độ dài kết luận sẽ phụ thuộc vào nội dung của tiểu luận. Tuy nhiên, đối với các bài tiểu luận đại học, độ dài lý tưởng của kết luận tiểu luận nên là 5 - 7 câu. Tối thiểu là 3 câu.

Các mẫu kết luận tiểu luận tham khảo

Mẫu 1: Tiểu luận Marketing: Nghiên cứu hành vi khách hàng với sản phẩm bột giặt OMO

Kết luận tiểu luận marketing

Mẫu 2: Gia tăng sự phụ thuộc vào công nghệ có tốt cho xã hội không? 

Công nghệ chắc chắn sẽ không biến mất. Điều duy nhất có thể xảy ra đó chính là việc chúng ta ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào các chức năng của điện thoại thông minh hay các thiết bị công nghệ khác trong tương lai. Tuy nhiên, chúng ta phải đảm bảo rằng sự phụ thuộc này sẽ không khiến chúng ta lười biếng hơn hoặc ít tò mò hơn về thế giới xung quanh. Với khối lượng kiến thức khổng lồ được mang đến từ các thiết bị công nghệ, mọi người ít sáng suốt hơn về loại tài liệu họ đọc và liệu những tài liệu đó có chính xác hay không. Mọi người cũng ít có cơ hội giao tiếp với mọi người xung quanh hơn, điều này có thể làm tăng mức độ trầm cảm, lo lắng và căng thẳng. Cuối cùng, chúng ta phải học cách cùng tồn tại với công nghệ theo cách vừa có lợi cho sức khỏe vừa mang tính xây dựng.

Một số mẫu kết luận tiểu luận tham khảo

Mẫu 3: Trò chơi điện tử ảnh hưởng đến trẻ em và thanh thiếu niên như thế nào? 

Trò chơi điện tử là một phần không thể thiếu đối với trẻ em, thanh thiếu niên trong vài thập kỷ nay. Tuy nhiên, những ảnh hưởng không tốt như mức độ gây hấn, bạo lực khiến cho các bậc phụ huynh ngăn cấm việc cho con mình tiếp xúc với các trò chơi này. 

Ngành công nghiệp trò chơi video đang phát triển theo cấp số nhân, và khi chất lượng công nghệ và video tăng lên, rất khó để trẻ em có thể nhận thức và phân biệt giữa thực tế và thực tế ảo. Các trò chơi có nội dung bạo lực được biết là gây ra hành vi hung hăng và đôi khi thậm chí là bạo lực ở thanh thiếu niên. 

Rất nhiều trò chơi có nội dung bạo lực, khi người chơi còn được thưởng cho hành vi bạo lực, khiến cho trẻ em, thanh thiếu niên lầm tưởng rằng bạo lực có thể chấp nhận được và có thể được sử dụng trong cuộc sống. Với công việc bận rộn, thật khó để cha mẹ có thể giám sát mọi thứ mà con cái họ tiếp xúc. Các nhà thiết kế trò chơi video phải chịu trách nhiệm về nội dung trong trò chơi của mình và để tâm nhiều hơn đến giám sát các quy tắc về việc sử dụng trò chơi video.

Mẫu 4: Phân tích kết quả kinh doanh quốc tế của tập đoàn đa quốc gia PEPSI

Mẫu lời kết luận tiểu luận tham khảo

Mẫu 5: Làm thế nào các trường học có thể sử dụng tốt nhất công nghệ thông tin trong lớp học?

Công nghệ thông tin là một phần rất quan trọng trong xã hội hiện đại. Việc sử dụng tốt nhất công nghệ thông tin trong giáo dục là vô cùng quan trọng. Trước hết, việc triển khai sử dụng công nghệ thông tin cần phải được lên kế hoạch cẩn thận. Sự bùng nổ thông tin trong thời đại mới làm cho việc trẻ em cần phải biết sử dụng công nghệ thông tin một cách phù hợp và hiệu quả. Do đó, bạn giám hiệu nhà trường cần phải đảm bảo rằng tất cả giáo viên có kế hoạch rõ ràng về những gì họ muốn học sinh của mình đạt được thông qua việc sử dụng công nghệ thông tin. Giáo viên phải được phổ biến đầy đủ kiến thức về công nghệ thông tin và phân tích được chúng có phù hợp để sử dụng trong lớp học hay không. Sự kết hợp khoa học của công nghệ thông tin vào giáo dục sẽ mở rộng tư duy và kỹ năng của học sinh, giúp họ nắm bắt và làm chủ công nghệ trong tương lai. 

Lời kết

Qua bài viết trên, Luận Văn 2S đã giúp bạn gỡ rối trong việc viết kết luận tiểu luận cũng như gợi ý cho bạn một số mẫu kết luận tiểu luận chuẩn, hay và để lại ấn tượng. Mong rằng, bài viết này sẽ hữu ích cho bạn. Để bài tiểu luận của bạn hoàn hảo hơn, bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Tổng hợp 5 mẫu lời mở đầu tiểu luận hay và ấn tượng nhất: //luanvan2s.com/loi-mo-dau-tieu-luan-bid22.html 

Chúc bạn thành công!

Trong bài viết này Học Thuê Net sẽ lấy một mẫu của trường đại học Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM [UEF] đã giới thiệu kết cấu và cấu trúc luận văn thạc sĩ của trường để phân tích và đưa ra bình luận một kết cấu luận văn thạc sĩ điển hình. Với những trường khác nhau sẽ có những kế cấu hoặc cấu trúc khác nhau nhưng sẽ không khác biệt nhiều.

Kết cấu và Cấu trúc mẫu luận văn cao học hay thạc sĩ rất quan trọng trong việc trình bày luận văn. Nếu bạn đang học trường nào đó và chuẩn bị làm luận văn thạc sĩ thì điều đầu tiên HocThue muốn nói với bạn đó là bạn phải đọc hướng dẫn viết luận văn thạc sĩ trước. Sau đó chú ý vào bố cục, kết cấu, cấu trúc yêu cầu của trường.

Về phương pháp nghiên cứu trong làm đề tài luận văn thạc sĩ: Học viên cao học thông thường có thể sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa học như đã trình bày. Bạn cần đọc và nghiên cứu bài này cẩn thận trước khi viết luận văn cao học. Hiện nay sẽ có hai phương pháp nghiên cứu phổ biến trong khoa học đó là :

  • Phương pháp nghiên cứu định tính
  • Phương pháp nghiên cứu định lượng

Bạn có thể tham khảo thêm sự khác nhau về định tính và định lượng trong sơ đồ của bài viết dự báo trong kinh doanh để phân biệt rõ phương pháp định tính và định lượng cũng như những trường hợp thường sử dụng

Đây là một ví dụ về cấu trúc luận văn mà bạn có thể tham khảo. Nó sẽ bao gồm các mục như trên.

PHẦN 1: Kết cấu và cấu trúc luận văn cao học theo định tính

Kết cấu và Cấu trúc truyền thống, như sau:

1.1.Phần mở đầu:

Trong phần mở đầu bạn có thể tham khảo cách viết đề cương luận văn thạc sĩ để hiểu rõ hơn cách viết tính cấp thiết, ý nghĩa khoa học của đề tài...

1.1.1.    Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu [lý do chọn đề tài, sự cần thiết của đề tài nghiên cứu] 1.1.2.    Mục tiêu nghiên cứu -    Mục tiêu tổng quát -    Mục tiêu cụ thể 1.1.3.    Các câu hỏi được đặt ra 1.1.4.    Đối tượng và phạm vị nghiên cứu -    Đối tượng nghiên cứu     o    Không gian nghiên cứu     o    Thời gian nghiên cứu -    Phạm vị nghiên cứu

1.1.5.    Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Phương pháp luận: Đây là hệ thống lý luận về phương pháp nghiên cứu, phương pháp nhận thức và cải tạo hiện thực. Tất cả những lý luận và nguyên lý nào có tác dụng hướng dẫn, gợi mở, chỉ đạo đều là những lý luận và nguyên lý có ý nghĩa phương pháp luận. - nghiên cứu gắn bó với các hình thức tư duy: lý luận, thực tiễn, sáng tạo và phản biện. Chẳng hạn như phương pháp duy vật biện chứng. Phương pháp nghiên cứu, có thể: -    Phương pháp phân tích thống kê – chủ yếu là sử sụng các dữ liệu thống kê [số liệu thứ cấp] để tạo ra các thống kê mô tả và có liên quan để phân tích minh chứng các luận điểm, luận cứ   -    Phương pháp điều tra và khảo sát -    Phương pháp phân tích và tổng hợp -    Phương pháp suy diễn và quy nạp, ..

Cách tiếp cận: Với các quan điểm lý luận và thực tiễn. Chẳng hạn như cách tiếp cận từ quan điểm lịch sử. Điều đó cho thấy tiếp cận, nghiên cứu theo thời gian từ cổ xưa đến hiện đại.

1.1.6.Lược khảo tài liệu: Các tài liệu dùng để tham khảo trước đó về các đề tài nghiên cứu tương tự. Có thể bạn tham khảo tài liệu, công trình của người khác rồi trình bày hiểu biết và kết quả của họ ở đây. 1.1.7.Giới thiệu các chương trong luận văn. Chẳng hạn: Chương 1: Chương 2:

Chương 3:

Chương 1 – Khung nghiên cứu và lý thuyết[cơ sở lý luận]

Chương này hệ thống hóa và trình bày các lý thuyết và quan điểm lý luận làm luận điểm khoa học xuyên suốt cho đề tài nghiên cứu: Có nhiều cách kết cấu và cấu trúc khác nhau  chẳng hạn kết cấu và cấu trúc như sau: 1.1    Khái niệm về đối tượng nghiên cứu 1.2    Nội dung... 1.3    Đặc điểm... 1.4    Vai trò... 1.5    Các yếu tố ảnh hưởng đến đối tượng 1.6    Bài học kinh nghiệm từ trong và ngoài nước...

Kết luận [nếu có]

Chương 2 – Phân tích thực trạng của đối tượng nghiên cứu

Phần này là phần quan trọng nhất đó là việc sử dụng các dữ liệu thống kê [số liệu thứ cấp] kết hợp với điều tra khảo sát để phân tích theo các tiêu chí thích ứng, nhằm rút ra những kết quả, bất cập và nguyên nhân ... Đây là những căn cứ quan trọng cho các đề xuất [giải pháp].

Chương 3 – Các giải pháp [hoàn thiện]
 

Một số gợi ý như sau: 3.1    Trình bày về thuận lợi và khó khăn trong việc đưa ra giải pháp 3.2    Đưa ra định hướng và các quan điểm... 3.3    Đưa ra các giải pháp... 3.4    Các đề nghị Kết luận chung

Mở rộng kết cấu và cấu trúc luận văn thạc sĩ theo định tính

Luận văn viết theo định tính cũng có thể mở rộng lên 5 chương hoặc 7 chương. Cụ thể: "Phần mở đầu" theo truyền thống có thể chuyển thành Chương 1: "Tổng quan" – Bởi chương này ... tổng quát nội dung của luận văn. + Phần giới thiệu – là 1 chương; phương pháp nghiên cứu – là 1 chương; danh mục tài liệu tham khảo – là 1 chương [như vậy ở định tính "phần mở đầu" tương đương với 3 chương của định lượng]. Do vậy, có thể chuyển "phần mở đầu" thành chương “tổng quát” là hợp lý.

Khi đưa ra cấu trúc luận văn thạc sĩ thì tùy vào tính chất của đề tài, bạn có thể viết theo định tính cũng có thể cấu thành 4 chương hoặc 5, 6 chương nếu hội đủ cơ sở lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên HỌC THUÊ NET không khuyến khích bạn làm quá khác biệt trừ khi bản đủ khả năng làm vậy.

PHẦN 2: Cấu trúc mẫu luận văn viết theo định lượng

Kết cấu và cấu trúc luận văn cao học theo phương pháp định lượng có thể từ 5- 7 chương. Theo phương pháp định lượng nhìn chung là ít chữ hơn định tính nhưng lại nhiều công thức hơn. Bạn có thể phải trình bày các mô hình hồi quy sử dụng các tài liệu kinh tế lượng do hocthue.net giới thiệu. Chẳng hạn cấu trúc như sau: Chương 1: Giới thiệu về đề tài Chương 2: Khung lý thuyết trong nghiên cứu Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Các đề tài đã nghiên cứu. Có thể dựa vào chương 1 hoặc tách riêng thành 1 chương. Chương 5 [4]: Phân tích dữ liệu và trình bày kết quả [ứng dụng mô hình hồi quy]. Chương 6: Trao đổi và ý nghĩa [khuyến nghị]. Kết luận chung

Trên đây giời thiệu các mẫu kết cấu và cấu trúc luận văn cao học do hocthue.net tổng hợp và biên soạn. Bạn nên dựa vào để tham khảo từ đó lựa chọn cách viết theo định tính hay định lượng cho đề tài luận văn của bạn. Mọi sự khác biệt trong hình thức trình bày, quan điểm khoa học nên được tôn trọng. Bạn có thể thấy rằng trong đề cương trên đã trình bày tới tận 5 chương nhưng thông thường chúng tôi thấy 3 chương.

Sau khi bạn nắm rõ kết cấu luận văn thạc sĩ thì bạn có thể tham khảo thêm những bài viết sau:

Nếu bạn đọc hết các bài viết trên chắc hocthue.net khỏi kinh doanh dịch vụ làm thuê luận văn nữa rồi :D.

Tham khảo: //www.uef.edu.vn/newsimg/pqlkh/ThayTuyen6%281%29.pdf
 

Video liên quan

Chủ Đề