Vì sao nói rằng giun đất là những kiến trúc sử kiến tạo hơi thở cho đất

Câu hỏi: Cấu tạo ngoài giun đất thích nghi với đời sống trong đất như thế nào

Lời giải:

Cấu tạo ngoài của giun đất thích nghi với đời sống chui rúc trong đất:

– Cơ thể dài, gồm nhiều đốt, cơ phát triển để có thể chun giãn, phần đầu có miệng, phần đuôi có hậu môn.

– Ở phần đầu có vòng tơ xung quanh mỗi đốt, dùng để tì vào đất khi chui bò [giun đất không có chân].

– Khi tìm kiếm thức ăn, nếu gặp đất khô và cứng, giun tiết ra chất nhày làm mềm đất rồi nuốt đất vào miệng.

– Lớp da mỏng, da luôn ẩm để trao đổi khí qua da.

– Mắt tiêu giảm, thích nghi với đời sống chui rúc trong đất.

Giun là sinh vật sống trong đất, chúng rất gần gũi trong đời sống của chúng ta, thức ăn của chúng là những vật chất hữu cơ hoại mục. Giun đất sống tại các vùng đất ẩm ướt có nhiều mùn hữu cơ và chúng đóng vai trò rất quan trọng trong hệ sinh thái, thậm chí được xem là yếu tố cốt lõi của nông nghiệp hữu cơ. Vậy các bạn hãy cùng Toploigiai đi tìm hiểu về giun đất nhé

I . Hình dạng ngoài

II. Di chuyển

Hình 15.3 vẽ quá trình di chuyển [bò] của giun đất. Sau là chú thích kèm theo nhưng sắp xếp không đúng thứ tự các động tác di chuyển của giun đất.

III. Dinh dưỡng

Giun đất ăn vụn thực vật và mùn đất. Hệ tiêu hoá chia làm nhiều phần [hình 15.4], thức ăn lấy từ miệng [1], chứa ở diều [4], nghiền nhò ớ dạ dày cơ [5], được tiêu hoá nhờ enzim tiết ra từ ruột tịt [6] và hấp thụ qua thành ruột [7].
Sự trao đổi khi [hô hấp] được thực hiện qua da.

IV. Sinh sản

Giun đất lưỡng tính. Khi sinh sản, hai con giun chập phần đầu vào nhau trao đổi tinh dịch [hình 15.6]. Sau khi hai cơ thê ghép đôi tách nhau được 2, 3 ngày, thanh dai sinh dục bong ra, tuột về phía trước, nhận trứng và tinh dịch trên đường đi. Khi tuột khỏi cơ thể, đai thắt hai đầu lại thành kén. Trong kén, sau vài tuần, trứng nỡ thành giun non.

V. Khả năng của giun đất

1.Là tín hiệu của những vùng đất màu mỡ

Khi ta thấy sự hiện diện của giun trong đất, đó là dấu hiệu cho thấy đất canh tác sạch, khỏe và phì nhiêu. Đối với loại đất màu mỡ, số lượng giun dao động tầm 300-500 con/m2. Càng có nhiều giun nghĩa là chất lượng đất tại khu vực đó rất tốt.

Ngoài ra, mật độ giun trong đất lớn còn ngầm hiển thị các hoạt động sống tự nhiên của các sinh vật và vi sinh vật như vi khuẩn, vi nấm,… Hệ sinh vật đất giúp phân hủy chất hữu cơ làm đất giàu dinh dưỡng.

Giun còn làm đất tơi xốp, thoáng khí nên tác động trực tiếp đến sự phát triển của cây trồng, cấu trúc đất và chu trình cacbon.

Lớp đất sẽ màu mỡ hơn nếu có sự hiện diện của giun

2. Kiến tạo lớp đất

Giun đất ăn những mảnh vụn hữu cơ mục nát như xác bã thực vật nên phân của chúng có hàm lượng dinh dưỡng rất lớn. Do đó, những vùng đất không có giun là những khu vực đất kém màu mỡ, chai cứng… Vì thế nên giun góp vai trò quan trọng trong việc làm đất tơi xốp, tăng độ phì nhiêu của đất. Khi giun chết, xác chúng phân hủy và tỏa ra lượng Nitơ cho đất hấp thụ. Ngoài ra, chúng còn có tác dụng cân bằng độ pH trong đất.

Trong các hang đất của giun thường chứa nhiều phân của chúng. Phân giun kiến tạo môi trường thuận lợi để cây sinh trưởng cũng như phát triển tốt.

3. Mang đến cho đất 1 hơi thở mới

Giun đất di chuyển và đào hang sống trong đất, do đó đất luôn được tác động tạo thành các khoảng trống, từ đó giúp cải thiện hệ thống thoát nước tự nhiên cho đất. Đất không được cày xới và có nhiều giun sinh sống thì khả năng thoát nước tốt hơn nhiều so với đất được canh tác.

Sự di chuyển linh hoạt của giun trong lòng đất đồng thời khiến các chất dinh dưỡng được tán đều và phân bổ rộng khắp khu vực.Thêm vào đó, việc giun thường xuyên di chuyển tạo thành những khe hở trong đất làm đất được tơi xốp, thoáng, không bị ứ nước, không khí trong đất được lưu thông hỗ trợ cây trồng hô hấp dễ dàng.

4. Thay hóa kết cấu của đất

Phân và xác giun khi kết hợp với hạt đất có thể làm tái tạo keo đất, tăng khả năng giữ nước, lưu giữ độ ẩm và đồng thời góp phần tái tạo lớp đất mặt.

Nếu gặp điều kiện sống thích hợp, trung bình giun sẽ thải ra khoảng 50 tấn phân/ ha, mỗi năm đủ để tạo thành một lớp đất sâu 5mm.

Nhờ khả năng di chuyển được trong đất nên đất được thoáng khí. Từ đó, những vi sinh trong đất sẽ phát triển mạnh và tạo cho đất một môi trường tương tác sinh học cao qua đó tiết chế được tác động xấu từ sâu bệnh hại sinh sống trong đất gây nên.

5. Điều tiết sự phát triển của sâu hại, nấm mốc

Giun đất còn có khả năng hỗ trợ tiêu diệt những vi sinh có hại gây bệnh trên cây trồng hiệu quả vì khi chúng ăn lá cây sẽ đồng thời tiêu hóa luôn những nấm mốc, khuẩn hại.

Đặc biệt là phân của chúng, đó là môi trường tốt nhất cho nhiều loại vi sinh vật hữu ích phát triển. Phân của giun thật sự rất giá trị.

6. Bảo tồn và phát triển giun đất

Khi bạn hiểu thêm về giun đất thì bạn cũng sẽ hiểu vì sao giun đất được xem là chìa khóa trong nông nghiệp hữu cơ. Vậy thì ta hãy cùng tìm hiểu thêm phương cách để bảo vệ và phát triển chúng.

Điều mà loài giun cần là cung cấp đủ cho chúng lượng sinh khối, nhiệt độ vừa phải và đủ ẩm. Do đó cần có 1 lớp thảm che phủ đất bằng các vật liệu che phủ hữu cơ hoặc trồng cây che phủ để tạo một lớp thảm thực vật, đồng thời cung cấp nguồn thức ăn cho giun đất.

Cần nên hạn chế tối đa cày xới đất thường xuyên vì điều đó sẽ làm động đến môi trường sống của chúng, làm rối loạn sinh hoạt của các loài sinh sống trong đất cũng như làm giảm số lượng giun.

Giun rất sợ thuốc BVTV, khi các hóa chất này ngấm vào đất sẽ đồng thời làm giun nhiễm độc mà chết. Do đó cũng cần hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc BVTV, có thể thay thế bằng các loại thuốc sinh học, không gây hại đến giun, hệ sinh vật đất và bảo đảm luôn cả sức khỏe con người.

Tìm kiếm

  • Sản phẩm sinh học
  • Chữa bệnh vàng lá thối rễ
  • Cách cải tạo đất
  • Cách ủ phân hữu cơ
  • Cách quản lý cỏ dại

Trang chủ » Giun đất mang đến điều gì cho đất trồng của bạn?

Giun đất mang đến điều gì cho đất trồng của bạn?

Giun đất hay trùn đất là một trong những loài sinh vật giúp đất màu mỡ, cây trồng tươi tốt. Chúng thường sống ở những khu vực đất ẩm ướt, có nhiều mùn hữu cơ. Bởi thức ăn của chúng là những vật chất hữu cơ hoai mục. Vậy, bạn có biết giun đất mang đến điều gì cho đất trồng? Cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé.

1. Giun đất mang đến điều gì cho đất trồng?

1.1 Mật độ giun trong đất là chỉ số để đánh giá chất lượng đất

Cách đơn giản nhất để đánh giá sức khoẻ của đất canh tác là kiểm tra số lượng giun trong đất. Trong đất màu mỡ, số lượng giun trung bình khoảng từ 300-500 con/m2. Ở những vùng đất kém màu mỡ và chai cứng gần như không tồn tại giun đất, hoặc số lượng rất ít.

Mật độ giun đất nói lên sự màu mỡ của đất

1.2 Giun đất bổ sung nguồn dinh dưỡng cho đất

Thức ăn của giun đất là các mảnh vụn hữu cơ mục nát như xác bã thực vật. Hệ thống tiêu hóa của chúng tập trung các thành phần hữu cơ và chất khoáng từ thực phẩm chúng ăn. Do vậy chất thải của chúng rất giàu chất dinh dưỡng đối với đất trồng. Giun đất thường để lại phân giàu chất dinh dưỡng trong các hang đất của chúng, đó chính là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho cây sinh trưởng và phát triển.

Trong phân giun: các thành phần N, P, K, Mg nhiều hơn gấp 5 – 11 lần so với đất thường. Khi giun chết, xác của chúng cung cấp một lượng lớn Nitơ cho đất. Như vậy, giun đất mang lại một nguồn dinh dưỡng lớn cho đất trồng, làm tơi xốp, tăng độ phì nhiêu cho đất.

Phân giun cung cấp một lượng dinh dưỡng rất lớn cho đất

1.3 Giun đất giúp cải thiện hệ thống thoát nước, thoáng khí

Những chú giun đất được ví như những kỹ sư xây dựng tài giỏi. Trong quá trình di chuyển và đào hang sống trong đất, chúng tạo thành các đường mòn, khe hở trong đất. Nhờ đó, nước, không khí và chất dinh dưỡng được lưu thông, phân tán đều trong đất. Hệ thống thoát nước tự nhiên của đất cũng hoạt động tốt hơn. Đất trở nên tơi xốp, thoáng và giàu dưỡng khí, rễ cây hô hấp dễ dàng, hấp thu dinh dưỡng để phát triển khỏe mạnh.

Giun đất di chuyển tạo thành các khoảng trống trong đất

1.4 Giun giúp cải thiện cấu trúc đất, làm tăng năng suất cây trồng

Phân giun và xác giun kết hợp với hạt đất có khả năng tái tạo keo đất, ổn định nước, lưu giữ độ ẩm và góp phần tái tạo lại lớp đất mặt. Giun để lại phân trong đất, xây dựng lại cấu trúc bề mặt đất. Trong điều kiện thuận lợi chúng sẽ mang lại khoảng 50 tấn phân/ ha. Và lượng phân giun mỗi năm đủ để tạo thành một lớp đất dày 5mm.

Quá trình hoạt động của giun giúp đất thoáng khí, tạo môi trường thuận lợi cho sinh vật trong đất phát triển mạnh. Đó chính là điều kiện để đất có hoạt động sinh học cao. Góp phần giảm được tác động xấu từ sâu bệnh hại tồn tại trong đất.

1.5 Giun đất giúp tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh

Theo các nhà nghiên cứu, giun đất còn giúp tiêu diệt các vi sinh có hại gây bệnh cây trồng hiệu quả. Khi chúng ăn lá cây sẽ tiêu hóa luôn những nấm mốc, khuẩn hại trên lá.

Phân của chúng là môi trường tốt nhất để các loại vi sinh vật hữu ích phát triển. Các vi sinh vật hữu ích sẽ tạo ra chất kháng sinh để ngăn chặn các vi sinh vật gây hại cho cây trồng. Mật độ giun trong đất cao cũng tạo môi trường thuận lợi cho các vi sinh vật có lợi phát triển. Giúp hạn chế tuyến trùng và nấm gây hại trong đất.

Giun giúp cải thiện cấu trúc đất

Đến đây, chắc hẳn bạn đã có đáp án cho câu hỏi giun đất mang đến điều gì cho đất trồng. Vậy hiểu rõ được tầm quan trọng và lợi ích của giun đối với đất trồng rồi, việc cần làm tiếp theo là hãy bảo vệ và phát triển giun đất để tận dụng lợi ích của chúng.

2. Bảo vệ và phát triển giun đất

Một số biện pháp giúp bảo vệ và phát triển giun đất có thể kể đến như:

2.1: Che phủ mặt đất bằng vật liệu hữu cơ

Việc che phủ mặt đất bằng các vật liệu che phủ hữu cơ, cỏ dại hoặc các loại cây trồng che phủ rất quan trọng nếu bạn muốn duy trì mật độ giun đất lớn trong vườn. Chính là tạo cho chúng một môi trường sống thuận lợi, đủ nước, độ ẩm, và nguồn thức ăn dồi dào.

2.2: Hạn chế cày xới đất

Việc cày xới đất thường xuyên làm xáo trộn môi trường sống và hoạt động của giun. Khi môi trường sống bị xâm hại, số lượng giun trong đất sẽ bị giảm đáng kể.

Do vậy, cần hạn chế tối đa quá trình cày xới đất. Bạn đừng quá lo lắng, bởi mỗi chú giun chính là một người thợ cày cần mẫn ngày đêm giúp chúng ta cải thiện cấu trúc đất một cách tự nhiên rồi.

2.3: Hạn chế tối đa các loại thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ

Các loại thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ gây ảnh hưởng rất xấu tới giun. Khi các hóa chất BVTV này được đưa vào đất, giun tiếp xúc phải sẽ nhiễm độc và chết. Vì vậy, nên sử dụng các loại chế phẩm sinh học để chăm sóc cho cây trồng thay cho các loại hóa chất độc hại. Mục đích là bảo vệ và duy trì môi trường sống khỏe mạnh cho giun đất cũng như hệ sinh vật trong đất.

>>> Xem thêm:

  • Tác dụng của phân trùn quế trong việc trồng và chăm sóc cây.
  • 5 loài sinh vật giúp đất màu mỡ, cây trồng tươi tốt.

Vân Hồng

Xem thêm về: Chăm sóc đất

Danh mục: Kỹ thuật canh tác

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỂ

Biện pháp cải tạo tăng độ phì nhiêu cho đất

Chế phẩm sinh học chăm sóc đất bảo vệ rễ

Đất trồng là gì ? Những loại đất trồng trọt nào phổ biến hiện nay ?

Những lợi ích của cỏ dại mang lại cho vườn cây ăn trái

Giải pháp lâu dài giúp vườn cây ăn trái thích ứng với hạn mặn

TƯ VẤN MIỄN PHÍ

    WAO sẽ liên lạc lại với bạn trong thời gian sớm nhất!

    Δ

    SẢN PHẨM TIÊU BIỂU

    • WAO BOOM – Chăm sóc đất, bảo vệ rễ, diệt trừ nấm hại trong đất

      885,000 Thêm vào giỏ hàng
    • MIG 29 Chitosan – Phòng trừ xoăn lá, xoắn ngọn, héo xanh

      170,000 Thêm vào giỏ hàng
    • Vaccin – Đặc trị thán thư, ghẻ, nứt thân xì mủ, thối trái, héo xanh

      205,000 Thêm vào giỏ hàng
    • Kéo cắt cành nhập khẩu Đức Original LOWE 15.107

      850,000 Thêm vào giỏ hàng
    • Phân bón lá amino A4 500ml – Tăng ra hoa đậu quả

      540,000 Thêm vào giỏ hàng

    BÀI VIẾT MỚI NHẤT

    • Giá trị bảo toàn của cỏ – lời tạm biệt với thuốc diệt cỏ [phần 2]
    • Các nguồn lân hữu cơ mà nhà vườn canh tác thuận tự nhiên nên sử dụng
    • Giá trị bảo toàn của cỏ – lời tạm biệt với thuốc diệt cỏ [phần 1]
    • Cách quản lý người bạn cỏ của nhà nông trong vườn
    • 4 tác động lớn của pH đất đến sinh trưởng và phát triển của cây trồng

    CÔNG NGHỆ SINH HỌC WAO

    VP Hà Tĩnh: Số 342, đường Trần Phú, TP Hà Tĩnh

    Điện thoại: 0239.3.845.888

    VP Hoà Bình: Số 91, TT Cao Phong, Tỉnh Hoà Bình

    Điện thoại: 034.234.3989

    VP Bình Phước: Quốc Lộ 14, Thôn 2, Xã Đoàn Kết, Huyện Bù Đăng, Tỉnh Bình Phước

    Điện thoại: 0978.497.345

    CHÍNH SÁCH CHUNG

    Chính sách & quy định chung

    Hình thức thanh toán

    Chính sách vận chuyển

    Chính sách đổi trả

    Ghi rõ nguồn "Công Nghệ Sinh Học WAO" khi phát hành lại thông tin.
    © 2022 Copyright Công nghệ sinh học WAO - WordPress & HTML5 Blank.

    Trang chủ
    0 Giỏ hàng
    Siêu thị WAO
    Liên hệ
    Danh mục

    • Trang chủ
    • WAO LÀ AI?
    • Đất
    • Vi sinh
    • Kỹ thuật canh tác
    • Kỹ thuật chăm sóc cây
    • Cách sản xuất phân hữu cơ
    • Tủ sách nông nghiệp
    • Câu Chuyện Nông Nghiệp

    Video liên quan

    Chủ Đề