Vì sao phải bôi trơn bơm thủy lực

Dầu Thủy lực là một trong những sản phẩm bôi trơn được sử dụng phổ biến trong đời sống và sản xuất. Với cấu tạo từ dầu khoáng và hệ phụ gia, Dầu Thủy lực rất dễ bị nóng lên một cách nhanh chóng. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ gây ra những ảnh hưởng nhất định đến hệ thống thủy lực.

Dầu Thủy lực bị nóng gây ra những tác hại gì?

Trong những điều kiện môi trường bình thường, tình trạng Dầu Thủy lực bị nóng khó xảy ra nếu hệ thống thủy lực hoạt động đúng định mức công suất cho phép. Tuy nhiên, nếu hệ thống được lắp đặt trong các môi trường thường xuyên thay đổi nhiệt độ và độ ẩm, dầu sẽ bị nóng lên trong quá trình vận hành.

Nhiệt độ riêng của Dầu Thủy lực tăng thêm 18 độ C ở mức trên 60 độ C sẽ khiến thời gian sử dụng dầu bị giảm đi một nửa so với giới hạn tuổi thọ tối đa. Bên cạnh đó, Dầu Thủy lực bị nóng có thể gây nên những tác hại khôn lường đối với hệ thống máy móc thủy lực.

Vì sao phải bôi trơn bơm thủy lực

Dầu Thủy lực bị nóng gây ra những tác hại gì?

– Tác dụng chính của Dầu Thủy lực là bôi trơn và hạn chế tình trạng ma sát giữa các chi tiết máy như bánh răng, gioăng hoặc ổ vít. Khi dầu bị nóng, khả năng bôi trơn cũng giảm đi. Về lâu dài, nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên, các chi tiết máy sẽ bị mài mòn nhanh chóng, ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống thủy lực.

– Sự gia tăng nhiệt độ của Dầu Thủy lực tác động đến các tính năng như chống oxy hóa, chống han gỉ, chống mài mòn khiến Dầu Thủy lực bị biến chất, giảm hiệu năng sử dụng.

– Nếu không được xử lý kịp thời, tình trạng Dầu Thủy lực bị nóng có thể gây suy giảm thời gian sử dụng của dầu và cả hệ thống thủy lực, đặc biệt là các loại máy móc chịu tải lớn.

Xem thêm:

Địa chỉ bán Dầu Bôi Trơn Chịu Nhiệt tại Hà Nội

Những điều cần biết về Dầu Bôi Trơn Máy Tiện CNC

Khái niệm và chức năng của Dầu Bôi Trơn

Một số nguyên nhân gây nóng Dầu Thủy lực

Các hệ thống thủy lực bất kỳ sẽ sinh ra một lượng nhiệt nhất định trong quá trình vận hành và sản xuất. Nhiệt lượng chủ yếu sinh ra từ quá trình ma sát giữa các chi tiết máy hay sự luân chuyển dầu thủy lực trong khoang chứa và các đường ống.

Theo đó, hơn 25% mã lực điện từ nguồn cấp đầu vào sẽ được sử dụng cho các bộ phận tản nhiệt, làm mát nhằm điều hòa nhiệt độ bên trong hệ thống. Nguyên nhân chính của hiện tượng này thường đến từ những lỗi hỏng trong quá trình vận hành.

Vì sao phải bôi trơn bơm thủy lực

Bộ phận tản nhiệt, làm mát khiến dầu bị nóng

– Dầu Thủy lực nóng lên do hệ thống tản nhiệt gặp trục trặc là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến Dầu Thủy lực nhanh chóng biến chất và giảm hiệu quả ma sát.

Hầu hết các loại máy móc thủy lực đều được trang bị hệ thống tản nhiệt nhằm đảm bảo sự ổn định nhiệt độ trong quá trình vận hành. Nếu hệ thống gặp hư hỏng, quạt tản nhiệt không hoạt đậu sẽ gây nên hiện tượng quá tải nhiệt. Sự gia tăng nhiệt độ trong các đường ống dẫn và khoang chứa dầu sẽ khiến dầu nóng lên một cách nhanh nhất.

Thêm vào đó, nhiệt độ riêng của Dầu Thủy lực cũng tăng lên trong suốt quá trình bôi trơn do lực ma sát với các chi tiết máy xung quanh, nhất là trong các hệ thống máy móc gia nhiệt. Do đó, nếu quạt tản nhiệt bị hỏng, Dầu Thủy lực sẽ không được làm mát kịp thời khiến nhiệt độ tăng lên.

– Bơm thủy lực bị hỏng là một trong những nguyên nhân chính khiến Dầu Thủy lực nóng lên nhanh chóng.Đối với trường hợp bơm không tạo đủ áp lực để cấp Dầu Thủy lực, việc ma sát các loại bánh răng và gioăng trong động cơ sẽ tạo nên nhiệt lượng lớn trong khi lượng dầu bôi trơn không đủ. Sự di chuyển guồng quay của những bánh răng khiến dầu không có thời gian nghỉ để nguội đi. Dầu liên tục bị ma sát khiến nhiệt độ riêng gia tăng ảnh hưởng đến sự vận hành của hệ thống.

Đối với trường hợp bơm chạy liên tục và không ngắt, khi vận hành hệ thống, toàn bộ lượng dầu bên trong khoang chứa đều được di chuyển luân phiên theo một vòng tròn khép kín. Vòng tròn này không có điểm dừng. Do đó, thay vì toàn bộ lượng dầu đều được phân bố đều thì chỉ có một lượng nhỏ dầu được sử dụng để bôi trơn. Việc liên tục luân chuyển sẽ khiến dầu nóng lên nếu không được ngắt van bơm kịp thời.

– Hư hại phần van thủy lực là một trong những yếu tố có khả năng gây ra tình trạng quá nhiệt cho Dầu Thủy lực. Khi phần van thủy lực hỏng, Dầu Thủy lực chuyên dụng được sử dụng để làm mát bên ngoài không được luân chuyển vào bên trong để thay thế cho lượng dầu đang bôi trơn. Trong khi đó, phần dầu ở bên trong luôn được lưu chuyển sinh ra nhiệt độ cao.

Ngược lại, nếu van không thể khóa, sự phân bố bất đồng các tia dầu từ van sẽ có tốc độ cao hơn khiến lượng dầu từ bên ngoài đi vào bên trong hệ thống máy móc nóng lên khi bơm.

– Trong quá trình vận hành máy móc, sự ma sát giữa các chi tiết máy khiến chỉ số độ nhớt của Dầu Thủy lực tăng quá cao. Kèm với đó là sự tích lũy các nhiệt lượng dư thừa phát sinh khi chuyển động.

– Áp suất tổng của hệ thống thủy lực được thiết lập ở giá trị cao quá tiêu chuẩn cho phép khiến Dầu Thủy lực luôn phải chịu sự đè nén liên tục gây nóng.

– Người vận hành không bổ sung thêm lượng dầu cần thiết vào phần khoang chứa khiến dầu trong hệ thống quá ít, không đủ để tự làm nguội và tái vận hành khi hệ thống hoạt động.

Xem thêm:

TOP 3 loại Dầu Bôi Trơn Máy Nén lạnh tốt nhất hiện nay

Mua Dầu Bôi Trơn Máy Móc ở đâu chất lượng

Hướng dẫn sử dụng dầu bôi trơn quạt hiệu quả

Giải pháp xử lý Dầu Thủy lực bị nóng

– Nếu tình trạng nóng lên của Dầu Thủy lực xuất phát từ chỉ số độ nhớt kỹ thuật, hãy thay thế loại dầu đang sử dụng bằng các loại dầu nhớt có chỉ số cao hơn. Xem xét kỹ các khuyến cáo của nhà sản xuất để tránh các nguy cơ gây biến chất dầu thủy lực.

– Nếu phát hiện hệ thống thủy lực có sự rò rỉ dầu, bạn nên kiểm tra chi tiết các bộ phận bên trong. Bất kỳ bộ phận nào bị mài mòn, bể vỡ hay thất lạc đều cần được thay thế kịp thời.

– Các hệ thống thủy lực hoạt động chịu tải nặng và liên tục nên được bổ sung những sản phẩm dầu thủy lực có chỉ số độ nhớt kỹ thuật cao.

Vì sao phải bôi trơn bơm thủy lực

Cần xử lý ngay Dầu Thủy lực bị nóng

– Nếu dầu nóng lên do áp suất bên trong hệ thống thủy lực giảm thấp hơn định mức cho phép, người dùng nên kiểm tra phần van giảm áp.

– Nếu nhiệt lượng của Dầu Thủy lực phát sinh do hỏng các bộ phận tản nhiệt, cần vệ sinh lại hệ thống tản nhiệt và thay thế các bộ phận bị hỏng.

– Luôn luôn bổ sung lượng dầu cần thiết để tăng cường khả năng bôi trơn của dầu thủy lực trong hệ thống thủy lực. Lượng dầu vừa đủ sẽ giúp hạn chế tình trạng dầu thủy lực bị nóng.

Dầu Thủy lực bị nóng là tình trạng thường gặp đối với các hệ thống thủy lực. Mặc dù có thể gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng nhưng nếu được xử lý kịp thời, dầu hoàn toàn có thể được tái sử dụng để vận hành hệ thống thủy lực hiệu quả hơn.

Trong hệ thống bôi trơn động cơ thì bơm bánh răng thường được chọn để sử dụng hơn cả là so với các loại bơm khác như bơm cánh gạt, bơm piston hay bơm trục vít? Vậy, lý do nào mà bơm bánh răng lại chiểm được ưu thế đó? Hãy tìm câu trả lời qua bài viết này.

Nguyên lý làm việc của bơm bánh răng là thay đổi thể tích, khi thể tích của buồng hút A tăng bơm hút dầu thực hiện chu kỳ hút, và nén khi giảm thể tích bơm đẩy dầu ra ở buồng B thực hiện chu kỳ nén. Nếu như trên đường dầu bị đẩy ra ta đặt một vật cản dầu bị chặn lại sẽ tạo nên một áp suất nhất định phụ thuộc vào độ lớn của sức cản và kết cấu đơn.

Vì sao phải bôi trơn bơm thủy lực

Phân loại


Bơm bánh răng ăn khớp ngoài

Vì sao phải bôi trơn bơm thủy lực

Bơm bánh răng ăn khớp trong

Vì sao phải bôi trơn bơm thủy lực

Ưu điểm bơm bánh răng:

  • Kết cấu đơn giản, dễ chế tạo, dễ tháo lắp, bảo trì, bảo dưỡng
  • Độ tin cậy cao, kích thước nhỏ gọn, dễ di chuyển
  • Số vòng quay và công suất trên một đơn vị trọng lượng lớn
  • Ưu điểm của bơm bánh răng là có khả năng chịu quá tải trong một thời gian ngắn.
  • Là loại máy bơm áp suất cao bơm được mọi loại chất lỏng siêu đặc, siêu nhớt
  • Nhờ những ưu điểm bơm bánh răng thường được sử dụng làm bơm sơ cấp trong hệ thống thủy lực
  • Có thể điều chỉnh lưu lượng và áp suất bơm phù hợp với nhu cầu một cách dễ dàng

Nhược điểm bơm bánh răng:

  • Kích thước khá lớn
  • Việc theo dõi và phát hiện hư hỏng khó
  • Phát ra tiếng ồn hơn so với các loại bơm khác.

Nhìn chung bơm bánh răng chiếm ưu thế hơn so với các loại bơm khác vì:

  • Việc bôi trơn không cần lưu lượng lớn như bơm cánh gạt, trong khi tuổi thọ loại bơm này rất nhanh hỏng.
  • Việc ổn định lưu lượng không đảm bảo với loại bơm piston khi nó cần quá trình hút - đẩy
  • Với bơm trục vít, cấu tạo quá phức tạp, khó bảo dưỡng, lưu lượng cung cấp lại nhỏ quá.

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho các bác những thông tin bổ ích! Mọi góp ý hãy để lại ngay bên dưới!

Nhận tư vấn và đặt mua sản phẩm uy tín chất lượng tại:

CÔNG TY CỔ PHẦN PHỤ TÙNG TRƯỜNG LINH

HOTLINE: 0913 971 943 - 0918 630 047

Địa chỉ: Số 19, Đường Số 10, Khu Phố 6, P. Hiệp Bình Chánh, TP. Thủ Đức, TP. HCM

Email:

Website: phutungxenanghang.net

Facebook:fb.com/phutungxenangtruonglinh