Vì sao phải dồn điền đổi thửa ở quế võ

10:30, 23/07/2021

BHG - “...Ruộng anh, ruộng tôi ở chỗ này, chỗ kia, hay bờ ruộng nhà anh bé, bờ ruộng nhà tôi to thế này, dài thế khác, đến nay đã là quá vãng. Người Hạ Thành bây giờ làm ăn thật nhàn, luôn biết nhường nhịn, yêu thương, sẻ chia cho nhau nhiều lắm...”.

Cánh đồng 5,2 ha tại xóm 1, thôn Hạ Thành được dồn điền, đổi thửa.

Câu chuyện trên là lời bộc bạch của Bí thư Chi bộ thôn Hạ Thành, xã Bằng Lang, huyện Quang Bình, Nguyễn Văn Hà. Vâng, chuyện xưa tôi vẫn nhớ! Năm ấy, vụ Mùa 2015, tôi đã cùng anh Lý Văn Ba, Phó trưởng Trạm Khuyến nông huyện về Hạ Thành giúp dân sử dụng mạ khay, máy cấy. Cánh đồng Hạ Thành trước dồn điền chia làm vài trăm mảnh ruộng. Để thuận lợi cho việc sản xuất hàng hóa, UBND huyện Quang Bình chủ trương dồn điền, đổi thửa để làm thành những thửa ruộng lớn. Căn cứ vào diện tích ruộng của từng nhà trước đó để chia lại ruộng cho người dân. Đồng chí Phùng Viết Vinh, nguyên Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: Thường vụ Huyện ủy đã “mặc cả”: Nếu, việc dồn điền, đổi thửa ở Hạ Thành thất bại thì Phó Chủ tịch UBND huyện cứ tự giác làm đơn xin miễn nhiệm!

Anh Lý Văn Ba cho biết thêm: Không nề hà, cứ hết giờ làm việc, anh Vinh, chú Hoàng - cán bộ Phòng Nông nghiệp - PTNT huyện lại đến Hạ Thành gặp dân, tháo gỡ chuyện của bờ ruộng to, nhỏ. Không dàn xếp được những thắc mắc, phàn nàn của người dân thì không san được ruộng, không dồn, đổi được ruộng sẽ gây sáo trộn trật tự, trị an trong thôn, xóm. Mỗi cuộc họp dân bàn chuyện dồn điền, đổi thửa là hàng trăm ý kiến khác nhau. 

Đợt san ủi lần đầu làm nên cánh đồng rộng 5,2 ha, của 32 hộ trải qua rất nhiều khó khăn, gần 2 tháng vừa làm, vừa tuyên truyền, vận động người dân công việc mới làm xong.

Hoàn thành san ủi, công việc đo đạc, khoanh vùng bờ, thửa, xây dựng đường giao thông, kênh mương dẫn nước và chia lại ruộng cho dân cũng không dễ gì. Những chuyện cãi vã ruộng nhà anh tốt, còn ruộng nhà tôi xấu, người đòi chia chỗ này, người nhận chia ruộng ở chỗ khác... Anh Nguyễn Văn Hà, Bí thư thôn Hạ Thành tâm sự: “ Đảng viên đi trước”, anh động viên vợ, con nhận lại ruộng ở bất cứ chỗ nào khi được phân chia. Các đảng viên trong thôn họp lại thống nhất “đảng viên đi trước – về sau” đứng tiên phong nhận ruộng. Tôi chợt nhớ đến cuốn tiểu thuyết “Những khoảng cách còn lại” và “ Đứng trước biển” của Nhà văn Nguyễn Mạnh Tuấn viết về thời kỳ đầu đổi mới thập kỷ 80 của Thế kỷ XX. Hôm nay, câu chuyện dồn điền – đổi thửa ở Hạ Thành cũng vậy. Đổi mới tư duy, đổi mới cách làm vì lợi ích chung bao giờ cũng là cuộc đấu tranh khó khăn nhất đối với những tư duy cũ, lợi ích riêng.

Tôi trở lại Hạ Thành đúng dịp vào vụ cấy lúa Mùa năm nay, gặp lại bà con và nghe tâm sự: Làm ruộng bây giờ “nhàn lắm”, Hạ Thành bây giờ chỉ mất 3 ngày để làm xong một vụ lúa: Một ngày cày, bừa; 1 ngày cấy; 1 buổi thu hoạch/mẫu ruộng [3.600 m2]. Chị Nguyễn Thị Vịnh, xóm 2, thôn Hạ Thành cho biết: Mới 9 giờ sáng, 5 chị em tôi đã cấy được 1 mẫu ruộng rồi. Trước kia chưa dồn điền, đổi thửa, người Hạ Thành phải làm ít nhất nửa tháng mới cấy xong vụ Mùa. Sau dồn điền, đổi thửa, làm 1 vụ lúa từ làm đất đến cấy, gặt đập chỉ mất nhiều nhất là 3 ngày/vụ/ha. Tính chi phí làm ruộng ở Hạ Thành hiện nay giảm trên 50 – 55% [cả công cày, bừa, cấy, chi phí mạ giống và thu hoạch]. Anh Lý Văn Ba, nguyên Phó trạm Khuyến nông huyện Quang Bình cho biết thêm: Vụ Mùa đầu tiên năm 2015, Quang Bình đã áp dụng gieo mạ khay, đưa máy cấy, máy gặt đập vào Hạ Thành. Chi phí giảm khoảng 36% cả công, lẫn chi phí lúa giống. Càng về sau, ruộng càng ngẫu, máy móc càng lớn, kinh nghiệm làm ăn càng thuần thục thì chi phí càng giảm. Hiện nay, chi phí làm ruộng tại Hạ Thành đã giảm trên 55% tổng chi phí/vụ . Anh Hà, Bí thư Chi bộ Hạ Thành khẳng định: Trước khi thực hiện dồn điền, đổi thửa cả thôn Hạ Thành có 484 thửa ruộng to, nhỏ khác nhau với tổng diện tích gần 30,9 ha. Sau 3 lần thực hiện dồn điền, đổi thửa, Hạ Thành chỉ còn 189 thửa ruộng lớn, giảm 295 thửa. Hạ Thành đã xây dựng hoàn chỉnh trên 11,7 km đường bê tông nội đồng. Xây dựng được 2.160 m kênh mương dẫn nước chủ động tưới, tiêu. Tại cánh đồng lớn ngày nay, ngoài cấy lúa, thả cá ruộng xen vào vụ cấy, trồng màu mỗi năm 3 vụ. Điều quan trọng hơn, sau 3 đợt thực hiện dồn điền, đổi thửa, chi phí lao động giảm trên 2/3 công sức, chi phí sản xuất giảm trên 55% - 65%. Hạ Thành hiện nay chỉ còn 2 hộ nghèo vì điều kiện bất khả kháng được dân làng đùm bọc, sẻ chia. Sau dồn điền, người dân Hạ Thành đóng góp trên 250 triệu đồng xây cầu cứng qua suối, nhiều gia đình tự nguyện góp hàng chục triệu đồng bê tông hóa đường làng, ngõ, xóm. 

Thành công từ dồn điền, đổi thửa ở Hạ Thành là một điểm sáng tại Hà Giang cần được đánh giá khoa học. Vì đây là cuộc cách mạng về sự đổi mới tư duy, đổi mới phương thức sản xuất nông nghiệp. Để từ đó, chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp đơn thuần sang tư duy phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hóa.

Bài, ảnh:  NGUYỄN HÙNG

Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn

Trung tâm Thông tin Phát triển Nông nghiệp Nông thôn

Số 16 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội Tel: 0246.2938632/ 0243.9725154 Fax: 0243.9726949

Email:

©2009 Trung tâm Thông tin PTNNNT. Giấy phép số 287/GP-BC do Cục báo chí - Bộ văn hoá cấp ngày 05-07-2007

Dồn điền, đổi thửa là chủ trương, chính sách được nhà nước quy định đối với loại hình đất nông nghiệp. Theo đó, khái niệm dồn điền đổi thửa được hiểu là việc dồn ruộng đất từ các ô hoặc thửa nhỏ thành các thửa ruộng lớn.

Dồn điền, đổi thửa là chính sách của nhà nước áp dụng đối với đất nông nghiệp

Mục đích của việc dồn đất, dồn thửa này là giúp cho việc canh tác của người dân diễn ra thuận tiện và hiệu quả hơn. Nhờ vậy, công tác sản xuất trở nên thống nhất trên quy mô lớn, năng suất lao động đạt hiệu quả cao hơn.

2. Điều kiện để dồn điền đổi thửa là gì?

Như Homedy đã giải thích khái niệm dồn điền đổi thửa là gì ở trên, có thể thấy rõ bản chất của chính sách này là chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp giữa những người nông dân sử dụng đất trong cùng một địa phương với nhau. Tuy vậy, không phải ai cũng có thể tự ý dồn điền đổi thửa mà cần phải đảm bảo đáp ứng 3 điều kiện sau đây:

  • Thứ nhất, ô đất/thửa đất thực hiện dồn điền, đổi thửa phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng hoặc có các giấy tờ nhằm chứng minh quyền sử dụng theo quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013. Ngoài ra, ô đất/thửa đất phải đảm bảo không tranh chấp, không bị kê biên quyền sử đụng đất để đảm bảo thi hành án và ô đất/thửa đất phải còn thời hạn sử dụng. 

  • Thứ hai, theo Điểm b, Khoản 1, Điều 179 quy định tại Luật Đất đai 2013, các cá nhân/hộ gia đình có quyền sử dụng đất nông nghiệp được chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp với cá nhân/hộ gia đình khác trong phạm vi cùng một xã/phường/thị trấn. Trong đó, hạn mức quy định không quá 10 lần giao đất nông nghiệp của mỗi cá nhân/hộ gia đình.

  • Thứ ba, việc dồn điền đổi thửa cần được cá nhân/hộ gia đình đăng ký tại Văn phòng đăng ký đất đai và được cơ quan có thẩm quyền ghi nhận thông tin vào sổ địa chính. 

>> Có thể bạn cũng đang quan tâm: Thủ tục mua bán đất nông nghiệp và mẫu hợp đồng mua bán đất nông nghiệp mới nhất

3. Nguyên tắc và ý nghĩa của chính sách dồn điền đổi thửa là gì?

Ngoài khái niệm và điều kiện của chính sách dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp, bạn cũng nên tìm hiểu về nguyên tắc và ý nghĩa của chính sách dồn điền đổi thửa là gì?

3.1. Nguyên tắc của phương án dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp

Nghị định 64 về dồn điền đổi thửa quy định công tác chỉ đạo dồn điền đổi thửa tại các địa phương phải được thực hiện công khai, minh bạch và đảm bảo tính đồng thuận cao của người dân. Theo đó, lãnh đạo các địa phương không được tự ý sắp đặt dồn điền đổi thửa mà không thông qua ý kiến người sử dụng đất.

Quan trọng hơn hết, phương án dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp phải đảm bảo quy hoạch tổng thể. Như vậy mới tạo được sự thuận lợi cho công tác sản xuất lâu dài, không gây ảnh hưởng đến hệ thống thủy lợi, giao thông nội đồng...

3.2. Ý nghĩa của phương án dồn điền đổi thửa là gì?

Việc dồn điền đổi thửa là chủ trương của Nhà nước nhằm xây dựng nông thôn mới, quy hoạch lại đồng ruộng theo hướng quy vùng sản xuất hàng hoá. Vì vậy, chủ trương này đã và đang giải quyết hàng loạt vấn đề như:

  • Giúp các cơ quan chức năng thuận lợi hơn trong việc quản lý công tác sử dụng đất nông nghiệp tại địa phương. Qua đó, giúp hạn chế tối đa các trường hợp tranh chấp đất đai liền kề, tranh chấp lối đi chung… của người sử dụng đất nông nghiệp.

  • Giúp người dân giải quyết tình trạng manh mún, phân tách trong canh tác đất nông nghiệp. Người dân dễ dàng đưa cơ giới hoá và ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất. Hướng đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

4. Hồ sơ đề nghị và thủ tục dồn điền đổi thửa là gì?

Dưới đây là hồ sơ đề nghị và hoàn thiện thủ tục dồn điền đổi thửa mà người dân cần chuẩn bị:

4.1. Hồ sơ đề nghị dồn điền đổi thửa gồm những gì?

Theo Khoản 1 Điều 9 Thông tư 24/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, để thực hiện dồn điền đổi thửa cá nhân/hộ gia đình cần chuẩn bị hồ sơ chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp gồm các giấy tờ:

  • Đơn đề nghị cấp đổi giấy chứng nhận của từng cá nhân/hộ gia đình theo Mẫu số 10/ĐK;

  • Bản gốc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp [hoặc bản sao hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất nông nghiệp đối với trường hợp đất đang thế chấp tại tổ chức tín dụng];

  • Văn bản chứng minh sự thỏa thuận chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp của cá nhân/hộ gia đình;

  • Quyết định chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp của UBND xã/phường/thị trấn nơi có đất đã được UBND quận/huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh phê duyệt.

  • Biên bản giao/nhận ruộng đất theo phương án dồn điền đổi thửa của địa phương [nếu có].

4.2. Thủ tục dồn điền đổi thửa là gì?

Theo quy định tại Khoản 6 Điều 78 Nghị định 43/2014 của Chính phủ và sửa đổi, bổ sung tại Khoản 25 Điều 1 Nghị định 148/2020/NĐ-CP, Văn phòng đăng ký đất đai khi tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thực hiện các công việc như sau:

1. Kiểm tra hồ sơ, xác nhận nội dung đã được thay đổi vào đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp.

2. Văn phòng đăng ký đất đai chuẩn bị hồ sơ để Phòng Tài nguyên và Môi trường trình lãnh đạo UBND cấp huyện nhằm giải quyết giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho đối tượng đã được duyệt phương án dồn điền đổi thửa.

3. Lập mới/cập nhật và chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai về đất đã được dồn điền đổi thửa là gì. Đồng thời, tổ chức trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân tại xã/phường/thị trấn nơi có đất.

>> Có thể bạn cũng đang quan tâm: Cách tính giá đền bù đất nông nghiệp khi có quyết định thu hồi đất

5. Quy định mới về việc cấp sổ đỏ cho đất dồn điền đổi thửa năm 2022

Đất dồn điền đổi thửa có được cấp sổ đỏ không? Câu trả lời là có. Từ ngày 8/2/2021, Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định người dân khi thực hiện xong việc dồn điền, đổi thửa sẽ không phải thay đổi sổ đỏ mà được cơ quan có thẩm quyền cấp sổ đỏ mới. Theo đó, quy trình xin cấp mới sổ đỏ cho đất dồn điền đổi thửa theo quy định mới được thực hiện qua các bước:

  • B1: Người dân nộp hồ sơ các giấy tờ liên quan đến thửa đất/ô đất như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Văn phòng đăng ký đất đai.

  • B2: Văn phòng đăng ký đất đai xác nhận vào đơn đề nghị cấp sổ đỏ mới nếu hồ sơ của người dân đầy đủ, đúng theo quy định.

  • B3: Văn phòng đăng ký đất đai gửi hồ sơ lên Phòng Tài nguyên và Môi trường trình lãnh đạo UBND cấp huyện cấp sổ đỏ mới cho đối tượng đã được duyệt phương án dồn điền đổi thửa.

  • B4: Văn phòng đăng ký đất đai lập mới hoặc cập nhật cơ sở dữ liệu đất đai, chỉnh lý hồ sơ địa chính về đất đã được dồn điền đổi thửa. Đồng thời, tổ chức trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân tại xã/phường/thị trấn nơi có đất.

Bài viết về dồn điền đổi thửa là gì và những quy định dồn điền đổi thửa mới nhất của Homedy xin được khép lại tại đây. Cũng phải khẳng định rằng, dồn diền đổi thửa là một chủ trương, chính sách vô cùng hữu ích của Nhà nước trong việc xây dựng nông thôn mới, quy hoạch lại đồng ruộng theo hướng quy vùng sản xuất hàng hoá. Nhờ vậy, hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân trở nên thuận tiện hơn, năng suất lao động và hiệu quả sản xuất được nâng lên đáng kể trong suốt những năm qua.

Mời bạn cùng truy cập nền tảng kết nối bất động sản Homedy mỗi ngày để cập nhật những tin đăng mua bán nhà đất liên tục trên thị trường bất động sản hiện nay!

Theo Homedy Blog Tư vấn

Video liên quan

Chủ Đề