Vì sao phim về nhà đi con hot

Năm 2019, bộ phim truyền hình "Về nhà đi con" gây sốt với khán giả bằng câu chuyện “gà trống nuôi con” của một người đàn ông lặng lẽ, ít nói tên Sơn [NSND Trung Anh]. Không chỉ vất vả chăm 3 cô con gái từ bé; Ông Sơn còn phải chật vật giúp đỡ các con khi họ gặp những rắc rối lúc trưởng thành. "Về nhà đi con" khi đó đọng lại biết bao cảm xúc và lấy đi không ít nước mắt của khán giả.

Sang đến năm nay, khán giả sẽ tiếp tục được thưởng thức một câu chuyện gia đình cảm động và ý nghĩa không kém. "Thương ngày nắng về" là sản phẩm tiếp theo VTV giới thiệu tới khán giả trong khung giờ 21h30 các ngày thứ 2, 3, 4 hàng tuần trên VTV3 bắt đầu từ 15/11, hứa hẹn gây sốt không kém "Về nhà đi con".

Câu chuyện tình thân ấm áp và gần gũi

“Thương ngày nắng về” xoay quanh gia đình bà Nga [NSƯT Thanh Quý] và ba cô con gái Vân Khánh [Lan Phương], Vân Trang [Huyền Lizzie] và Vân Vân [Ngọc Huyền]. Chồng mất sớm, bà Nga một mình tần tảo với gánh bún riêu nuôi 3 cô con gái nên người.

Một thân một mình gồng gánh trên vai 3 đứa con, bà Nga đã trải qua bao đắng cay, tủi nhục, 3 cô con gái cũng phải trải qua cuộc sống không mấy dễ dàng. Nhưng trên hết, cuối cùng tình thân, tình yêu là sức mạnh để họ vượt qua nghịch cảnh, sống trọn vẹn cuộc sống đầy ý nghĩa.

NSƯT Thanh Quý vào vai bà mẹ tảo tần, một mình nuôi 3 cô con gái trưởng thành.

“Thương ngày nắng về” không chỉ là câu chuyện về tình thân, mà trên bước đường đời của Vân Khánh, Vân Trang và Vân Vân, khán giả còn cảm nhận được nhiều khía cạnh khác của cuộc sống. Trong đó, hôn nhân với muôn vàn góc cạnh của nó: Khánh và Đức [Hồng Đăng] bắt đầu từ tình yêu. Cả hai đều là người tốt, nỗ lực vun vén cho gia đình, cho tổ ấm với 2 đứa con xinh xắn. Ấy vậy nhưng, cuộc hôn nhân của Khánh luôn đầy vấn đề từ cơm áo gạo tiền, từ việc san sẻ việc nhà đến chuyện mẹ chồng nàng dâu, chuyện mẹ vợ con rể…

Những xung đột, bất đồng nho nhỏ đến một ngày dồn lại bỗng thành bức tường lớn, đến nỗi ngay cả cuộc hôn nhân bắt đầu bằng tình yêu của 2 người bản chất tốt đẹp, với chất kết dính là 2 đứa con, cũng đứng bên bờ vực thẳm. Song song đó là chuyện tình yêu tuổi trẻ thú vị, không hề đi theo qui chuẩn thông thường giữa Vân Trang và Duy [Đình Tú]. Mối tình “chị - em”, “sếp – nhân viên” không chỉ là biến số nằm ngoài dự định của Trang mà còn là nỗi dị ứng, tối kị cho bước đường thăng tiến của cô.

Một cặp đôi "lệch" nữa phải kể đến là Vân - Phong [Doãn Quốc Đam] với khoảng cách 13 tuổi và những khác biệt tính cách khiến giữa họ dường như không thể có mối liên hệ nào kết nối. Chuyện tình Trang - Duy, Vân - Phong bất quy tắc, lệch chuẩn theo những cách khác nhau, nhưng đều đáng yêu, lãng mạn, và chứa đựng những bất ngờ không thể dự đoán. 

Với những mảng màu khai thác đa dạng, “Thương ngày nắng về” mang đến câu chuyện ấm áp, gần gũi như vị nắng sau những ngày mưa dài, truyền tải những thông điệp giản dị mà ý nghĩa về tình thân, hôn nhân, tình yêu và gia đình. Ở đó, khán giả có thể dõi theo hành trình của những cô gái khi trở thành những người phụ nữ: yêu đương, lập gia đình, sinh con… và rồi khi đã làm mẹ, thì biết yêu thương mẹ mình, như mẹ mình, ngày xa xưa, biết yêu thương bà ngoại…

Bên cạnh đó, tình chị em cảm động, những câu chuyện tình yêu kịch tính, những bí mật cất giấu phía sau cánh cửa gia đình hào môn, con đường theo đuổi giấc mơ tuổi trẻ… cũng sẽ là những gia vị khiến cho câu chuyện phim trở nên hấp dẫn và là món ăn tinh thần đáng giá.

Dàn diễn viên thực lực

Bộ phim quy tụ dàn diễn viên đầy thực lực như NSƯT Thanh Quý, Bá Anh, Lan Phương, Hồng Đăng, Huyền Lizzie, Đình Tú, Doãn Quốc Đam, Ngọc Huyền, NSND Trung Anh, NSND Lan Hương Bông... Chia sẻ với khán giả, các diễn viên hầu hết đều cho biết vai diễn của họ lần này khác biệt với vai diễn trước đây mà họ đóng.

NSƯT Thanh Quý chia sẻ: "Trước khi đến với vai bà Nga bán bún riêu, tôi thường quen thuộc với khán giả qua những vai diễn sắc sảo, ghê gớm, vì thế lúc nào bà cũng mong được đóng vai bà mẹ tảo tần, lam lũ, vất vả, để tôi có thể chia sẻ với những người phụ nữ như thế ngoài đời. May mắn vai bà Nga đến với tôi. Đóng phim này, tôi thấy tình yêu tràn đầy. Lan Phương, Huyền Lizzie, Khánh Huyền với tôi không còn cảm giác bạn diễn nữa mà chúng như những đứa con gái tôi lúc nào cũng khắc khoải, thương yêu vô cùng".

“Khi nhận vai bà Nga, tôi chỉ quan tâm làm sao luôn giữ được mạch cảm xúc, yêu thương các con. Cảm xúc đau buốt tận tâm can khi nghĩ về con gái nuôi [Minh Huyền] là có thật. Tôi cũng gian khổ vất vả từ bé, nên sự hòa nhập vào vai bà Nga không có gì ngỡ ngàng lắm”, NSƯT Thanh Quý chia sẻ thêm.

Huyền Lizzie với vai diễn nặng ký có diễn biến tâm lý phức tạp.

Lan Phương - người đóng vai cô con gái cả trong gia đình cũng xúc động chia sẻ: "Vai diễn lần này của tôi bình dị, nhìn nhận cuộc sống cũng sâu sắc hơn, nhìn với đôi mắt đồng cảm hơn, kết nối với mọi người hơn. Tôi nghĩ rằng khi xem, nhiều chị em phụ nữ sẽ thấy được bản thân mình trong Khánh".

Sau nhiều vai nữ thứ gây ấn tượng trong "Ngược chiều nước mắt", "Hồ sơ cá sấu" và đặc biệt là "Tình yêu và tham vọng", Huyền Lizzie đã được "chọn mặt gửi vàng" cho một trong những vai nữ chính dài hơi đầu tiên trong sự nghiệp. Vai Vân Trang là nhân vật có nhiều bí mật, bước ngoặt lớn, diễn biến tâm lý lắt léo nên áp lực dành cho cô không hề nhỏ.

Huyền Lizzie chia sẻ: "Tôi cảm thấy vai Vân Trang khá nặng, khi đọc kịch bản không biết có làm tốt không. Từ trước đến giờ tôi luôn ấp ủ được đóng phim tình cảm mẹ con, lần này được thỏa ước. Chỉ cần nhìn vào mắt NSƯT Thanh Quý thì cảm xúc luôn đong đầy”.

Ngọc Huyền - người đóng vai cô con gái út của bà Nga lần đầu đảm nhận đóng phim truyền hình nên không tránh khỏi có nhiều lo lắng, bỡ ngỡ. Thế nhưng, nữ diễn viên trẻ đã vượt qua được áp lực khi nhận được sự cởi mở, thân thiện, giúp đỡ của mọi người trong đoàn phim để hoàn thành vai diễn của mình.

Hồng Đăng không còn là "soái ca", công tử mà đã trở thành ông bố 2 con.

Điều bất ngờ và đáng chờ đợi nhất cho khán giả có lẽ thuộc về vai diễn của Hồng Đăng. Không còn là một soái ca điềm đạm chín chắn, Hồng Đăng vào vai Đức đầu bù tóc rối, một người chồng “mãi không chịu lớn”, như một “đứa con” của vợ. Hồng Đăng cho biết, đây là vai trái chất hoàn toàn với các vai trước đó. “Khi thử rồi tôi mới thấy vai diễn rất giống mình ngoài đời. Cho đến nay tôi chưa bao giờ làm vai nào như thế này”, Hồng Đăng nói vui. Anh cũng nói vào vai bố hai đứa trẻ con là “xuống dốc”, bởi trước đó thường là vai nam thần, thiếu gia.

Đóng cặp với Minh Huyền là Đình Tú, người vừa tạo được ấn tượng rất mạnh với vai Trí của ‘Hướng dương ngược nắng’. Cả hai hứa hẹn tạo thành một bộ đôi mới mẻ, thú vị và đầy ẩn số. 

Sau nhiều vai diễn gai góc, Doãn Quốc Đam làm mới hình ảnh khi hoá thân vào nhân vật Đông Phong – anh hoạ sĩ ẩn danh nổi tiếng. Hình ảnh “soái ca” lãng tử của Doãn Quốc Đam cùng câu chuyện tình yêu với Vân Vân, cô sinh viên kém 13 tuổi do gương mặt mới tinh Ngọc Huyền thể hiện cũng sẽ là điểm nhấn đáng để chờ đợi.

Hà Phương/[Vov.vn]

Đi qua chặng đường 85 tập phim, Về nhà đi con đã "về đích" ngoạn mục với việc tạo ra những dấu ấn chưa từng có với phim Việt. Thành công của phim cũng kéo theo rất nhiều được và mất của các diễn viên tham gia.

Dù mỗi nhân vật là một màu sắc, một số phận khác biệt nhưng tổng kết lại, họ đều gặp nhau ở một điểm là những người không hoàn hảo. Không ai là nhân vật chính diện hay phản diện hoàn toàn. Ở họ đều có những sai lầm, toan tính, thậm chí sa ngã... để rồi từ đó mà hoàn thiện, mà lớn lên và nhận ra giá trị đích thực mà mình cần hướng đến.

Nhưng giữa cái chung ấy, có người "cán đích" thành công, người lại thất bại và nhận về không ít gạch đá từ công chúng.

Quốc Trường

Dễ nhận thấy sự được – mất nhất là ở Quốc Trường [vai Vũ] và Quỳnh Nga [vai Nhã].

Vũ - một thiếu gia có vẻ ngoài sáng sủa nhưng đúng như Nhã mô tả: "Kẻ Sở Khanh có khuôn mặt tử tế". Giàu có nhưng chơi bời và không giấu giếm bản tính lăng nhăng. Nhưng xuyên suốt nhân vật của Vũ là một người đáng giận chứ không đáng ghét. Vì dù mê gái nhưng Vũ chưa bao giờ lừa gạt, dụ dỗ ai để có được tình yêu của họ. Anh chiêu trò với Thư, lên kế hoạch trả đũa cô là bởi phát hiện anh bị cô lợi dụng, toan tính khi biết anh là thiếu gia nhà giàu.

Ngoài "gái gú", Vũ có nhiều ưu điểm: là một đứa con ngoan, có chí tiến thủ, muốn độc lập và chứng tỏ khả năng chứ không "bám" vào gia đình. Thế nhưng, dù "đểu có lý do" và có nhiều ưu điểm thì trước mỗi lựa chọn ngược chiều, người ta đều phải chịu trách nhiệm và trả giá. Và cũng nhờ những sai lầm, những bầm dập ấy mà Vũ thay đổi.

Không chỉ là sự thay đổi trong phim, vai Vũ còn mang lại sự ngoạn mục cho sự nghiệp diễn xuất của Quốc Trường. Còn nhớ trong buổi họp báo ra mắt phim Về nhà đi con, nhiều phóng viên khi đó không để ý đến Quốc Trường vì với phim truyền hình phía Bắc, anh là cái tên hoàn toàn xa lạ.

Ở phía Nam, anh tham gia nhiều vai chính như "Quyền lực tình yêu" [đoạt giải Mai Vàng cho phim], "Cung đường tội lỗi", "Chuyện tình rừng ngập mặn", "Ngày hôm qua", hay "Vàng", "Oan nghiệt" và "Vườn yêu", "Gạo nếp gạo tẻ"... nhưng để trở thành cái tên gây hot thì vẫn là điều mà Quốc Trường chưa thể chạm tới.

Chính anh từng tâm sự rằng ở trong Nam, mỗi khi đi sự kiện hay xuất hiện trước đám đông, anh không được báo chí quan tâm, dù đã tham gia nhiều vai chính trong phim. Trong khi các đồng nghiệp được chào đón, trở thành tâm điểm thì anh nếm trải cảm giác tủi phận, lẻ loi.

Vậy mà ngay trong quá trình đang làm phim, Quốc Trường đã nổi rần rần. Sự nổi tiếng quá nhanh khiến chính anh cũng ngỡ ngàng. Trong một sự kiện mà anh được mời xuất hiện cùng với Ngọc Trinh mới đây, Quốc Trường thậm chí còn được chú ý và yêu thích hơn cả "nữ hoàng nội y". Các fan nữ tranh nhau để có được bức hình đứng cạnh "thần tượng", gây nên cảnh náo nhiệt nhưng cũng khá nhốn nháo. Vậy nhưng Quốc Trường không để lộ sự phiền phức hay khó chịu ra bên ngoài. Anh nhẫn nại "chiều" lòng fan hâm mộ và không nỡ từ chối bất cứ sự "làm phiền" nào.

Quốc Trường chia sẻ, 10 năm làm diễn viên, đây là lần đầu tiên anh cảm nhận được sự thành công và sự yêu mến của khán giả một cách rõ rệt nhất. Anh thừa nhận đó là may mắn và hạnh phúc của người diễn viên vì sự hâm mộ đó mang lại cho anh nhiều thứ.

Trong đó, rõ nét nhất là sự thay đổi về cát-sê, những lời mời tham gia sự kiện, quảng cáo...  Anh thừa nhận, Về nhà đi con mang lại cho anh khá nhiều tiền. Tiền ở đây không phải là cát-sê phim mà thu được từ hiệu ứng của phim. Đó là event, lời mời quảng cáo dồn dập.

Quốc Trường thành thật tiết lộ chuyện anh có thể kiếm được 500 triệu đồng/ngày nhờ quảng cáo. Có ngày, anh nhận không dưới 20 lời mời, có khi cao điểm lên tới 30 nhãn hàng. Mức giá cao nhất mà anh được đề nghị là 60 triệu đồng cho một post [bài đăng] quảng cáo trên Facebook - trong khi mức giá trung bình hiện tại là từ 20 - 40 triệu, tùy vào độ hot của nhân vật.

Tuy nhiên, hiện tại, Quốc Trường cũng có sự nghiệp kinh doanh khá thành công nên dù biết sức hút của mình, anh cũng không quá tận dụng hay vắt kiệt sức để chạy show.

Cũng phải thừa nhận rằng yếu tố mang đến thành công vượt trội cho Quốc Trường là bởi anh... quá đẹp trai và sở hữu nhân tố mới mẻ cho khẩu vị phía Bắc. Gương mặt cuốn hút, ngoại hình cân đối, lối diễn xuất đa dạng, có duyên, lại có đài từ đẹp... thì những "đều giả" của Vũ dường như cũng được fan nữ "châm chước" hơn chứ không khắt khe như với Nhã.

Quỳnh Nga

Trong khi đó, vai Nhã của Quỳnh Nga cũng sở hữu rất nhiều lợi thế để làm nên sự thay đổi cho bản thân, nhất là khi 10 năm "cá sấu chúa" mới trở lại với phim truyền hình.

Vào vai một chuyên gia tài chính, Nhã mang theo số phận bí ẩn và một kế hoạch trả thù gã trai lăng nhăng năm xưa làm cô đau khổ. Thế nhưng, diễn xuất và tạo hình của Quỳnh Nga đã mang đến tác dụng ngược. Quỳnh Nga có yếu tố mới mẻ, vẻ ngoài xinh đẹp, gợi cảm và quyến rũ nhưng cô quên mất rằng với nghệ thuật, yếu tố số 1 vẫn là khả năng diễn xuất và sự am hiểu nhân vật. Khán giả thích "xem" nghệ thuật nhưng cũng luôn công bằng trong nhìn nhận và đánh giá. Dù xinh đẹp nhưng tạo hình, trang phục của Quỳnh Nga không hợp với bối cảnh, quá thiên về làm màu nên mang đến sự ức chế và ác cảm cho khán giả.

Trong suốt các tập phim, trang phục của Quỳnh Nga quá hở hang, gợi cảm quá mức ở nơi làm việc, khiến cô bị nhầm tưởng vào vai "gái ngành". Ngay cả khi nằm viện, Quỳnh Nga vẫn "tương" lối trang điểm đậm, chuốt lông mi dày cộp như sâu róm, khiến nhân vật mất đi tính chân thực và gần gũi.

Vì ác cảm mà khán giả không còn thông cảm cho lý do trả thù chính đáng của Nhã. Vốn là cô gái đáng thương, chịu đau khổ trong tình yêu, Nhã bị khán giả "ghét lây" cả sang đời sống thực của diễn viên.

Quỳnh Nga từng nhiều lần bức xúc khi bị khán giả xúc phạm nặng nề tới danh dự, thậm chí lôi cả gia đình cô ra chỉ vì phản đối nhân vật Nhã. Diễn viên Việt Anh và Lã Thanh Huyền đã phải lên tiếng bảo vệ cô và "cảnh cáo" khán giả quá khích khi không phân định rõ nhân vật và diễn viên ngoài đời.

10 năm vắng bóng, với sự trở lại này, dù không "được" nhiều về hiệu ứng vai diễn nhưng chắc chắn, Quỳnh Nga đã có thêm những kinh nghiệm để khẳng định bản thân trong những vai diễn sau.

Bảo Thanh

Trong phim, Bảo Thanh nhận được sự khen ngợi nhiều nhất về diễn xuất, không chỉ của khán giả mà với chính dàn diễn viên trong phim.

Là gương mặt quá quen thuộc, cứ ngỡ vai diễn trong Sống chung với mẹ chồng sẽ khiến cô bị "chết vai" nhưng xem ra, khả năng sáng tạo của nữ diễn viên này là không có giới hạn.

Bảo Thanh có kiểu tắc "kiên định" hết tập này sang tập khác

Tuy nhiên, vẫn có lượng khán giả không thích vai Thư vì cho rằng Thư thực tế quá, tham tiền và ích kỷ. Họ còn liệt kê ra hàng loạt tính xấu của Thư như: lúc mới đi làm thì "đong" cả sếp để lấy vai diễn; rủ sếp vào khách sạn rồi gọi vợ sếp tới; vay cả tiền em gái, vay cả tiền dưỡng già của ông bà ngoại; kinh doanh lần nào cũng đổ bể nhưng lại khuyên Vũ phải cẩn thận trong làm ăn; Biết Vũ giàu thì lên kế hoạch để đưa "vào tròng", để rồi bị "sa lầy" trong chính kế hoạch của mình...

Dẫu thế, sau cùng, vai Thư vẫn để lại nhiều cảm xúc nhất cho khán giả. Cùng với Vũ, họ là cặp đôi tương xứng về số phận nhân vật cho đến diễn xuất.

Điểm khác với Quốc Trường là, diễn xuất của Bảo Thanh quá tốt nên yếu tố bất ngờ, ngạc nhiên ở cô là không còn. Ngoài ra, khán giả cũng cho rằng Bảo Thanh nên chú ý hơn về ngoại hình bên ngoài và đầu tư hơn cho trang phục.

Trong đó, kiểu tóc của cô không nên "kiên định" hết tập này đến tập khác, "xuyên không" từ Sống chung với mẹ chồng đến Về nhà đi con mà không có sự thay đổi đáng kể nào. Điều này khiến cho tạo hình của cô bị cũ, không có sự tươi mới.

Thu Quỳnh

Vai Huệ của Thu Quỳnh được biên kịch xây dựng là mẫu nhân vật điển hình cho phụ nữ Việt. Dịu dàng, điềm đạm, sống lý trí nhưng luôn thất bại trong hôn nhân.

Sau khi ly hôn với người chồng nhu nhược, hay ghen tuông, Huệ trở nên thận trọng với tình cảm đến mức bị cho là... dở hơi. Cô từ chối tình cảm của Quốc [Tuấn Tú] đã đành, còn phản ứng thái quá khi phát hiện anh là người đầu tư cho quán của cô.

Những tình huống này kéo dài nhiều tập khiến cho khán giả không khỏi mệt mỏi, chán nản. Thậm chí, nhiều comment còn thẳng thừng cho biết, cứ đến đoạn Huệ - Quốc là họ chỉ muốn tắt ti-vi hoặc chuyển kênh. So với "My sói" của Quỳnh búp bê, diễn xuất của Thu Quỳnh được cho là chưa thể vượt qua dấu ấn cũ.

Bảo Hân

Cô út Ánh Dương là nhân vật mang lại màu sắc thú vị nhất trong 3 đứa con của ông Sơn. Dương bộc trực, hoang dã, sống như một cậu con trai, luôn rõ ràng trong mọi chuyện và bảo vệ người khác. Là vai diễn đầu tiên nên nhưng Bảo Hân diễn quá nhập vai và ngay lập tức tạo thành hiện tượng trong giới trẻ. Đây là thành quả khá bất ngờ với một diễn viên mới mà không phải ai cũng làm được.

Tuy nhiên, càng về sau, nhân vật Dương càng trở nên "mất điểm". Trong nhiều tình huống, Dương được cho là láo, hỗn hào với anh rể Vũ, phản ứng thái quá với Huệ khi biết Quốc dành tình cảm cho chị gái chứ không phải cho mình.

Nhưng lý giải của biên kịch thì cho rằng Dương là cô bé mới lớn, bản tính ưa nổi loạn, hoang dã nên trước những tổn thương đầu đời, cô không thể tránh khỏi những cảm xúc bồng bột, nông nổi.

Trung Anh

Vai ông bố Sơn của Trung Anh là người nhân hậu, hiền lành, vị tha, luôn yêu thương các con bằng tình yêu vô điều kiện. Nhưng mặt khác, ông cũng là người khá yếu đuối, ủy mị. Về sau, ông được gọi là "ông bố quốc dân" nên đạo diễn và diễn viên đã có sự điều chỉnh để nhân vật mạnh mẽ hơn. Màu sắc hài hước cũng được nhấn nhá nhiều hơn chứ không để ông khóc quá nhiều.

Chi tiết khán giả nhớ nhất ở ông Sơn chính có lẽ là cảnh ông sang nhà thông gia xin con gái về nhà với câu nói lấy đi nhiều nước mắt của khán giả: "Giờ bố chẳng còn gì ngoài sự già nua, giáo điều, lẩm cẩm. Nhưng bố có tình yêu và một ngôi nhà, để bất cứ lúc nào các con cũng có thể trở về".

Ngược lại, chi tiết khiến ông bị chê trách nhiều nhất là việc ông bỏ lên chùa vì cho rằng mình mắc nhiều sai lầm với các con. Có khán giả hài hước, ông luôn nói "Về nhà đi con" nhưng rồi chính ông lại trở thành chủ thể để các con nói "Về nhà đi bố". Dường như, mỗi khi bế tắc, đạo diễn và biên kịch lại để cho nhân vật bỏ nhà ra đi vài ngày.

Những tình huống chưa được của phim thể hiện, cấu trúc phim chưa mạch lạc và chặt chẽ. Điều này cũng xuất phát từ yếu tố khách quan, khi bộ phim được làm kiểu "cuốn chiếu". Biên kịch của phim cho biết, kịch bản được điều chỉnh theo đòi hỏi của công chúng. Chính vì thế mà khả năng bao quát toàn bộ tuyến nhân vật đôi khi bị lỏng lẻo. Phần cuối của phim bị khán giả chê đuối, vụn vặt là vì vậy.

Phim thu hút một lượng khán giả khủng thì vẫn có không ít khán giả cho rằng họ chỉ mong phim nhanh kết thúc để không phải nghe bàn tán về phim. Có khán giả cực đoan còn cho rằng hễ thấy ai viết về phim là block [chặn] khỏi danh sách bạn bè. Họ cho rằng phim chỉ phù hợp với những bà nội trợ, dân công sở; nội dung dễ xem chứ không có gì đặc sắc... Thế nhưng trên thực tế, ngay cả trẻ em, nam giới cũng là fan hâm mộ mỗi ngày của Về nhà đi con.

Yêu - ghét, được -mất là điều hết sức bình thường với một tác phẩm thuộc về công chúng. Ngay cả tác phẩm đoạt giải Oscar người ta cũng còn tìm ra vô số lỗi. Đôi khi, chính sự tranh luận, tranh cãi lại là "chất xúc tác" để phim được "sống" trong lòng khán giả sâu đậm nhất.

Một số cặp diễn trong phim đã gây ấn tượng mạnh

Video liên quan

Chủ Đề