Vì sao trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Ảnh minh họa

Thế nào là rối loạn tiêu hóa?

Rối loạn tiêu hóa là khi hệ tiêu hóa đang gặp vấn đề, co thắt bất thường khiến trẻ đau bụng kèm theo những biểu hiện thường gặp như đầy hơi chướng bụng, khó tiêu, nôn, buồn nôn, tiêu chảy, táo bón. Các triệu chứng khác như da xanh xao, nhợt nhạt, vận động ít, uể oải, đi ngoài phân sống, nước có bọt khí và có mùi tanh, chậm tăng cân, thấp còi, suy dinh dưỡng. Tùy từng thể trạng mà mức độ nặng nhẹ khác nhau nhưng nếu để rối loạn tiêu hóa  kéo dài sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của bé.

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa do đâu?

Chế độ ăn uống không hợp lý: Nếu mẹ chế biến thực phẩm không đúng cách, không đảm bảo an toàn vệ sinh thì khi trẻ ăn vào sẽ bị đầy bụng, tiêu chảy, nôn trớ. Bên cạnh đó, trẻ ăn quá no, không đúng giờ và ăn nhiều thực phẩm khó tiêu như thịt đỏ, chất béo cũng khiến đường tiêu hóa quá tải, bụng ấm ách khó chịu.

lạm dụng kháng sinh: Đặc tính khử khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh của thuốc kháng sinh cũng vô tình diệt luôn lợi khuẩn đường ruột dẫn đến tình trạng tiêu hóa bị rối loạn.

Một số bệnh lý liên quan đến đường ruột như viêm đại tràng, viêm dạ dày, viêm ruột ảnh hưởng xấu tới hệ thống tiêu hóa.

Sức đề kháng của bé kém, dễ bị các tác nhân như nấm, virus, ký sinh trùng xâm nhập gây nhiều bệnh trong đó có rối loạn tiêu hóa.

Môi trường sống nhiễm bẩn, nguồn nước ô nhiễm, đồ chơi mất vệ sinh sẽ khiến đường ruột trẻ bị nhiễm khuẩn.

Mách mẹ cách chăm sóc trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Chế độ dinh dưỡng

Khi con bị rối loạn tiêu hóa, mẹ thường lo lắng, trăn trở làm sao để chăm con tốt hơn, con nhanh khỏi, phải cho con ăn gì lúc đường ruột đang nhạy cảm thế này. Các thực phẩm nên ăn để cải thiện tình trạng này như rau xanh, ngũ cốc, chuối, sữa chua, thịt gà, … Những loại thực phẩm này giúp cung cấp vitamin, khoáng chất, các enzyme tốt cho đường tiêu hóa, acid béo, omega 3 trong ngũ cốc giúp cân bằng, củng cố hệ tiêu hóa của bé. Đồ ăn cho bé cần được nấu chín, nên cho trẻ ăn ngay sau khi vừa chế biến để giữ nguyên chất dinh dưỡng. Mẹ cũng nên chia nhỏ bữa ăn để giúp trẻ tiêu hóa dễ hơn và hấp thu tốt, tránh đầy bụng, khó tiêu hóa.

Giữ vệ sinh sạch sẽ

Vì trẻ rất hay mút tay, đưa đồ chơi vào miệng nên để hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn vào cơ thể của trẻ, cha mẹ nên tạo cho con thói quen giữ vệ sinh tốt như rửa tay thường xuyên sau khi đi vệ sinh, sau khi chơi, tiếp xúc với đồ vật, động vật. Vệ sinh sạch sẽ môi trường sống của trẻ, thường xuyên cọ rửa đồ chơi. Người lớn khi bế trẻ con cũng cần rửa tay sạch với xà phòng diệt khuẩn.

Khuyến khích trẻ tập thể dục để tăng sức đề kháng

Cha mẹ nên khuyến khích trẻ vui chơi vận động, tập các bài tập phù hợp với độ tuổi như đá bóng, đạp xe, đánh cầu lông, chơi bóng rổ, bơi lội vừa kích thích phát triển chiều cao, vừa tăng cường sự trao đổi chất giúp trẻ ăn ngon, tiêu hóa tốt, tăng cân nhanh, khỏe mạnh.

Bổ sung men vi sinh

Để khắc phục tình trạng rối loạn tiêu hóa của trẻ nhanh và an toàn, mẹ có thể bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột  bằng cách uống men vi sinh. Men tiêu hóa giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, cải thiện nhanh chóng triệu chứng rối loạn, giúp trẻ ăn ngon miệng, hấp thu tốt, tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email :  

SốGPQC: 01719/2016/XNQC-ATTP

Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh 


Rối loạn tiêu hóa là một tình trạng phổ biến mà hầu như trẻ nào cũng mắc phải ít nhất vài lần ở những năm đầu đời.

Rối loạn tiêu hóa là một tình trạng phổ biến mà hầu như trẻ nào cũng mắc phải ít nhất vài lần ở những năm đầu đời. Nguyên nhân do chức năng tiêu hóa ở trẻ chưa hoàn chỉnh nên trẻ rất dễ bị các chứng rối loạn tiêu hóa. Đây là yếu tố cản trở quá trình sinh trưởng của trẻ nên cần nhận biết dấu hiệu rối loạn tiêu hóa từ sớm để xử trí kịp thời.

Những bệnh lý rối loạn tiêu hóa thường gặp ở trẻ

Ợ hơi, chán ăn: Trẻ bị rối loạn tiêu hóa thường có triệu chứng đầy bụng, trướng hơi. Bụng trẻ có dấu hiệu căng to và ợ hơi liên tục. Vì đầy hơi nên trẻ đánh hơi nhiều hơn, ngoài ra còn có biểu hiện miệng hôi. Khi bị rối loạn tiêu hóa, trẻ thường kém ăn, lười ăn do hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả nên khả năng hấp thu và tiêu hóa kém. Nhiều trẻ chỉ uống sữa và không chịu ăn cháo, cơm.Trẻ thường bị rối loạn tiêu hóa do sức đề kháng còn yếu, hệ vi sinh có lợi đường ruột chưa đủ mạnh để tạo thành hàng rào bảo vệ cho cơ thể.

Rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột: Đây là nguyên nhân hay gặp ở trẻ em do sức đề kháng còn yếu, hệ vi sinh có lợi đường ruột chưa đủ mạnh để tạo thành hàng rào bảo vệ cho cơ thể. Trẻ thường bị rối loạn tiêu hóa sau khi uống sữa, ăn các thức ăn không đảm bảo vệ sinh hoặc sau khi bé bị viêm đường hô hấp với các triệu chứng như sổ mũi, ho, có đờm nhiều. Tình trạng loạn khuẩn đường ruột cũng thường gặp sau khi trẻ dùng kháng sinh liều cao và kéo dài để trị các bệnh viêm họng, viêm amidan, viêm phổi... Khi đó, kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh đồng thời tiêu diệt luôn cả vi khuẩn có lợi dẫn đến mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Tình trạng suy dinh dưỡng, ăn uống không hợp lý, thay đổi thời tiết cũng có thể gây ra loạn khuẩn đường ruột ở trẻ nhỏ. Trường hợp loạn khuẩn đường ruột nặng, không được điều trị đúng, điều trị sớm, trẻ có thể bị mất nước, rối loạn điện giải, kiệt sức và suy dinh dưỡng.

Nôn trớ: Nôn là hiện tượng đẩy ngược các chất trong dạ dày qua miệng do tác động gắng sức của cơ thể. Trớ xảy ra mỗi khi trẻ ăn no, sữa trào ra khỏi miệng sau mỗi lần rướn người hoặc thay đổi tư thế đột ngột. Có đến 2/3 trẻ nhỏ đã gặp phải tình trạng nôn trớ trong những tháng đầu đời, gọi là nôn trớ sinh lý. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ thoái lui khi trẻ lớn lên nhờ các cấu trúc của đường tiêu hóa dần hoàn chỉnh và chế độ ăn cũng đặc dần, chỉ 5% trẻ tiếp tục vẫn bị trào ngược sau thời điểm 1 tuổi. Tình trạng trào ngược sinh lý trước kia giờ trở thành bệnh lý. Để nhận biết trẻ bị nôn trớ sinh lý hay bệnh lý, cần căn cứ các dấu hiệu sau: Nếu bé dưới 6 tháng tuổi, 1 ngày bị trớ sữa vài lần nhưng vẫn vui vẻ, lên cân tốt, không bị khò khè tái đi tái lại... thì nhiều khả năng chỉ là trào ngược sinh lý. Nếu trẻ vẫn thường ọc sữa sau 1 tuổi, chậm lên cân, gầy gò, sợ ăn, khò khè, viêm phổi tái phát nhiều lần... thì nhiều khả năng trào ngược đã trở thành bệnh lý.

Tiêu chảy: Khi trẻ đi tiêu ra phân lỏng như nước trên 3 lần/ngày thì được coi là tiêu chảy. Là một bệnh thông thường, trẻ bị tiêu chảy có thể do nhiễm virus gây bệnh đường ruột, do nhiễm ký sinh trùng hoặc vi khuẩn, do ăn phải thức ăn bị ôi thiu... Nếu bị tiêu chảy kéo dài dẫn đến mất nước, mất điện giải trầm trọng có thể dẫn tới tử vong nếu không được bù nước, bù điện giải kịp thời. Do đó, điều quan trọng nhất khi trẻ bị tiêu chảy là phải bù điện giải cho trẻ, tốt nhất bằng nước oresol và phải tuân thủ hướng dẫn pha oresol, cho trẻ uống đúng cách, uống từng ít một, uống liên tục và rải rác trong ngày. Còn nếu trẻ diễn tiến bệnh nặng hơn, tốt nhất hãy đưa trẻ đến bệnh viện.

Lời khuyên của thầy thuốc

Khi trẻ mắc các rối loạn tiêu hóa, cần cho trẻ ăn từ từ ít một. Cần theo dõi và đưa con tới bệnh viện nếu nôn nhiều kèm theo sốt mệt mỏi; nôn ói kèm theo co giật hoặc ngủ li bì; nôn ói nhiều lần trong 6 giờ... Nôn trớ cấp tính kèm theo sốt thì cần chú ý tới các bệnh đường tiêu hóa như nhiễm trùng dạ dày, ruột, ngộ độc thức ăn; viêm mũi, tai, viêm màng não... Trẻ bị tiêu chảy thì cần bổ sung oresol đúng cách. Cần đưa trẻ đi khám bệnh ngay khi bệnh kéo dài dai dẳng. Không tự ý cho trẻ dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Ban biên tập trang thông tin điện tử Cục Y tế dự phòng

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ là hiện tượng phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ do hệ tiêu hóa chưa phát triển đầy đủ. Trẻ em bị rối loạn tiêu hóa lâu ngày sẽ dẫn đến suy giảm hệ miễn dịch, nguy cơ cao bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển hoặc bệnh nguy hiểm chẳng hạn như viêm đại tràng. Do vậy mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân và cách chăm sóc con khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa.

1. Nguyên nhân nào khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa?

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng rối loạn tiêu hóa ở trẻ em, cụ thể như sau: 

1.1 Hệ miễn dịch yếu

Từ 0 đến 6 tuổi, hệ miễn dịch và sức đề kháng của trẻ còn non yếu, chưa hoàn thiện. Do vây, trẻ rất dễ bị vi khuẩn, virus tấn công, nấm, ký sinh trùng xâm nhập gây nên các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa. Lúc này, vi khuẩn có lợi ở đường ruột chưa đủ mạnh bảo vệ hệ tiêu hóa khỏi virus gây bệnh.

1.2 Có chế độ dinh dưỡng không đảm bảo

Việc cho trẻ ăn những thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, chứa nhiều chất bảo quản, dầu mỡ, đường hóa học,… tác động xấu đến hệ tiêu hóa của con. 

Ngoài ra, với những bé còn bú mẹ, dinh dưỡng của mẹ cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của con. Mẹ ăn đồ sống hoặc ôi thiu, sử dụng nguồn nước không đảm bảo để chế biến sẽ làm cho bị đau bụng, nôn trớ, thậm chí là tiêu chảy. 

Chế độ dinh dưỡng không đảm bảo là một trong nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa của con

1.3 Rối loạn tiêu hóa ở trẻ do uống kháng sinh

Kháng sinh được cho là nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ em do khi đi vào đường ruột, kháng sinh làm mất cân bằng hệ vi sinh khi có khả năng tiêu diệt cả vi khuẩn có hại và có lợi. 

1.4 Mắc các bệnh lý khác 

Trẻ em hay tiết ra đờm chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh khi mắc các bệnh như viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi,… Khi trẻ nuốt đờm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường ruột và rối loạn tiêu hóa không thể tránh khỏi.

2. Những biểu hiện thường gặp ở trẻ rối loạn tiêu hóa và cách chăm sóc

2.1 Đau bụng

Khi bị rối loạn tiêu hóa, con sẽ hay bị đau bụng. Cơn đau có thể kéo dài hàng giờ, xuất hiện đột ngột, một số trường hợp nặng còn khiến trẻ khóc ngất. Với trẻ sơ sinh kèm theo hiện tượng hai chân co về phía bụng và tay nắm chặt. 

Lúc này mẹ cần giúp trẻ xoa dịu cơn đau bằng cách bế trẻ, cho trẻ vào xe đẩy hoặc nôi, tắm nước ấm và massage nhẹ nhàng bụng cho con. Không nên cho trẻ bú quá no, việc này làm tình trạng đau bụng trầm trọng hơn.

Những dấu hiệu thường gặp khi con bị rối loạn tiêu hóa

2.2 Nôn trớ

Đây là hiện tượng phổ biến ở trẻ sơ sinh khi có đến 75% trẻ gặp triệu chứng này do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện. 

Bố mẹ cần theo dõi biểu hiện của con, nếu nôn nhiều kèm theo sốt, co giật, ngủ li bì, rất có thể báo hiệu của những bệnh nguy hiểm liên quan đường tiêu hóa chẳng hạn như nhiễm trùng dạ dày. 

2.3 Tiêu chảy

Tiêu chảy là một dấu hiệu rối loạn tiêu hóa thường gặp ở trẻ sơ sinh. Trẻ sẽ có biểu hiện đi ngoài trên 3 lần/ngày, phân lỏng, có chất nhầy kèm theo là tình trạng mệt mỏi, kém ăn. Một số trẻ khác còn có thể bị sốt, chướng bụng. 

Khi trẻ bị tiêu chảy, mẹ nên thực hiện một số biện pháp khắc phục nhanh chóng: 

– Với trẻ dưới 6 tháng tuổi, mẹ tăng số lần bú nhiều lần trong một ngày. 

– Với trẻ ăn dặm, mẹ bổ sung thêm những loại thực phẩm như khoai tây, cà rốt, gạo, thịt gà thịt lợn,… vào khẩu phần ăn cho bé. Tránh cho trẻ ăn hải sản, trứng, loại quả nhuận tràng như chuối, đu đủ,… làm cho tình trạng tiêu chảy kéo dài và trở nên nghiêm trọng hơn.

– Phải cho trẻ uống nước đun sôi để nguội và thực hiện chế biến đồ ăn cho trẻ phải đảm bảo vệ sinh.

– Không cho trẻ ăn thực phẩm lạ, dễ kích ứng do hệ tiêu hóa của trẻ không thích nghi kịp.

2.4 Táo bón

Táo bón là một trong dấu hiệu rối loạn tiêu hóa hay gặp ở trẻ em. Trẻ không đi ngoài thường xuyên, phải 2-3 ngày mới đi được. Khi bị táo bón, phân trẻ rất khô, rắn, trẻ hay có cảm giác đau, đi ngoài khó khăn, thậm chí nhiều trường hợp đi ra máu.

Trẻ không ăn đủ lượng sữa một ngày, ăn sữa quá đặc, không ăn chất xơ, hoa quả hoặc mẹ bị táo bón là tác nhân gây táo bón ở trẻ. 

Bên cạnh đó, những trẻ sinh thiếu tháng, mẹ bị tiền sản giật khi mang thai, hoặc mắc bệnh bẩm sinh như phình đại tràng, còi xương,… cũng hay gặp chứng táo bón. 

Các bước chăm sóc con khi bị táo bón mẹ cần chú ý: 

– Bổ sung cho trẻ nhiều nước trong một ngày, có thể nước lọc, sữa, nước trái cây,…

– Cho trẻ ăn nhiều chất xơ, vitamin từ rau xanh, củ quả, tiêu biểu là những loại thực phẩm như: khoai lang, đu đủ, chuối, rau ngót,… 

– Cần tăng cường vận động, massage bụng cho trẻ hàng ngày để thông đường ruột. Cùng với đó, mẹ không nên cho trẻ ngồi bô quá lâu. Nếu trẻ không đi được tìm cách hỗ trợ, việc ngồi bô lâu rất có thể khiến con bị trĩ. 

Nếu con bị táo bón kéo dài hơn 7 ngày không có dấu hiệu thuyên giảm kèm theo con bị sút cân mẹ nên cho con đến bác sĩ để điều trị kịp thời.

2.5 Các triệu chứng khác hay gặp khi bị rối loạn tiêu hóa ở trẻ

Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa còn có thể gặp những dấu hiệu sau: 

– Đi ngoài phân sống: sự mất cân bằng trong hệ vi sinh đường ruột sẽ ảnh hưởng đến quá trình đi ngoài của trẻ. Trẻ thường xuyên đi ngoài phân lỏng, phân sống, xuất hiện chất nhầy,… 

– Bú kém, khóc quấy do thường xuyên bị cơ đau bụng hoành hành.

Khi bị rối loạn tiêu hóa, trẻ sẽ có dấu hiệu bú kém, quấy khóc

3. Cách hạn chế tình trạng rối loạn tiêu hóa của trẻ

Dưới đây là một số lời khuyên giúp mẹ hạn chế hiệu quả rối loạn tiêu hóa ở trẻ em: 

– Nên cho trẻ bú hoàn toàn sữa mẹ ít nhất từ 4-6 tháng đầu để giúp hệ miễn dịch của con được tốt hơn. 

– Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, đảm bảo vệ sinh cho cả mẹ và con. Đặc biệt là người mẹ cần tránh đồ ăn chứa nhiều chất bảo quản không có lợi cho hệ tiêu hóa. 

– Không nên cho trẻ bú hoặc ăn quá no gây hiện tượng chướng bụng, khó tiêu. 

– Tạo thói quen đi ngoài cho trẻ đúng giờ và theo dõi tình trạng phân của trẻ thường xuyên. Nếu phát hiện dấu hiệu bất thường thì có nghĩa là con đang bị rối loạn tiêu hóa. 

– Giữ cơ thể và môi trường xung quanh bé luôn sạch sẽ, không tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus gây bệnh. 

– Mẹ nên cho con tiêm phòng đầy đủ để tránh bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa cũng như là các bệnh lý khác. 

Khi thấy trẻ có những dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa, bố mẹ nên cho con đi thăm khám ở cơ sở ý tế uy tín. Bác sĩ tìm hiểu chính xác nguyên nhân gây bệnh của con để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Bố mẹ tuyệt đối không được tự ý mua thuốc hoặc làm theo mẹo dân gian vì cơ thể trẻ em rất nhạy cảm, rất dễ xảy ra những tác dụng phụ không mong muốn. 

Video liên quan

Chủ Đề