Vở bài tập Vật lý lớp 7 trang 13

Giải bài tập SBT Vật lý lớp 7 bài 12

  • A. Tóm tắt Vật lý 7 bài 12 Độ to của âm
    • 1. Lý thuyết độ to của âm
    • 2. Lý thuyết môi trường truyền âm
  • B. Giải SBT vật lý 7 bài 12 Độ to của âm
    • Bài 12.1 trang 28 SBT Vật lí 7
    • Bài 12.2 trang 28 SBT Vật lí 7
    • Bài 12.3 trang 28 SBT Vật lí 7
    • Bài 12.4 trang 28 SBT Vật lí 7
    • Bài 12.5 trang 28 SBT Vật lí 7
    • Bài 12.6 trang 28 SBT Vật lí 7
    • Bài 12.7 trang 29 SBT Vật lí 7
    • Bài 12.8 trang 29 SBT Vật lí 7
    • Bài 12.9 trang 29 SBT Vật lí 7
    • Bài 12.10 trang 29 SBT Vật lí 7
    • Bài 12.11 trang 29 SBT Vật lí 7

Giải bài tập SBT Vật lý lớp 7 bài 12: Độ to của âm tổng hợp các lời giải hay và chính xác, hướng dẫn các em giải chi tiết các bài tập cơ bản và nâng cao trong vở bài tập Lý 7. Hi vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích môn Vật lý lớp 7 dành cho quý thầy cô và các em học sinh.

A. Tóm tắt Vật lý 7 bài 12 Độ to của âm

1. Lý thuyết độ to của âm

Biên độ dao động càng lớn, âm càng to.

Độ to của âm được đo bằng đơn vị đêxiben [dB]

2. Lý thuyết môi trường truyền âm

Chất rắn, lỏng, khí là những môi trường có thể truyền được âm.

Chân không không thể truyền được âm.

Nói chung cận tốc truyền âm trong chất rắn lớn hơn trong chất lỏng, trong chất lỏng lớn hơn trong chất khí.

B. Giải SBT vật lý 7 bài 12 Độ to của âm

Bài 12.1 trang 28 SBT Vật lí 7

Vật phát ra âm to hơn khi nào?

A. Khi vật dao động nhanh hơn

B. Khi vật dao động mạnh hơn

C. Khi tần số dao động lớn hơn

D. Cả 3 trường hợp trên

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

=> Chọn B Khi vật dao động mạnh hơn

Bài 12.2 trang 28 SBT Vật lí 7

Điền vào chỗ trống:

Đơn vị đo độ to của âm là...

Dao động càng mạnh thì âm phát ra ...

Dao động càng yếu thì âm phát ra...

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

  • đexiben [dB].
  • càng to.
  • càng nhỏ.

Bài 12.3 trang 28 SBT Vật lí 7

Hải đang chơi ghita.

a] Bạn ấy đã thay đổi độ to của nốt nhạc bằng cách nào?

b] Dao động và biên độ dao động của sợi dây đàn khác nhau như thế nào khi bạn ấy gảy mạnh và gảy nhẹ?

c] Dao động của các sợi dây đàn ghita khác nhau như thế nào khi bạn ấy chơi nốt cao và nốt thấp?

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

a] Hải đã thay đổi độ to của nốt nhạc bằng cách gảy mạnh vào dây đàn.

b] Khi gảy mạnh dây đàn: Dao động của dây mạnh, biên độ của dây lớn. Khi gảy nhẹ dây đàn: Dao động của dây yếu, biên độ của dây nhỏ.

c] Khi chơi nốt cao: Dao động của sợi dây đàn ghita nhanh. Khi chơi nốt thấp: Dao động của sợi dây đàn ghita chậm.

Bài 12.4 trang 28 SBT Vật lí 7

Muốn cho kèn lá chuối phát ra tiếng to, em phải thổi mạnh. Em hãy giải thích tại sao phải làm như vậy?

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Muốn cho kèn lá chuôi phát ra tiếng to, em phải thổi mạnh, vì khi đó đầu bẹp của kèn dao động với biên độ lớn và tiếng kèn phát ra to.

Bài 12.5 trang 28 SBT Vật lí 7

Hãy tìm hiểu xem người ta đã làm thế nào để âm phát ra to khi thổi sáo?

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Thổi sáo càng mạnh, thì âm phát ra càng to.

Bài 12.6 trang 28 SBT Vật lí 7

Biên độ dao động là gì?

A. là số dao động trong một giây

B. Là độ lệch của vật trong một giây

C. Là khoảng cách lớn nhất giữa hai vị trí mà vật dao động thực hiện được

D. Là độ lệch lớn nhất so với vị trí cân bằng khi vật dao động.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

=> Chọn D Là độ lệch lớn nhất so với vị trí cân bằng khi vật dao động.

Bài 12.7 trang 29 SBT Vật lí 7

Biên độ dao động của âm càng lớn khi

A. vật dao động với tần số càng lớn

B. vật dao động càng nhanh

C. vật dao động càng chậm

D. vật dao động càng mạnh

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Chọn D vật dao động càng mạnh

Bài 12.8 trang 29 SBT Vật lí 7

Khi truyền đi xa, đại lượng nào sau đây của âm đã thay đổi?

A. Vận tốc truyền âm

B. Tần số dao động của âm

C. Biên độ dao động của âm

D. Cả ba trường hợp trên

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

=> Chọn C

Bài 12.9 trang 29 SBT Vật lí 7

Ngưỡng đau có thể làm điếc tai có giá trị nào sau đây?

A. 130 dB

B. 180 dB

C. 100 dB

D. 80 dB

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

=> Chọn A

Bài 12.10 trang 29 SBT Vật lí 7

Tiếng ồn trong sân trường vào giờ ra chơi có độ to vào cỡ nào đây?

A. 120 dB

B. 50 dB

C.30 dB

D. 80 dB

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

=> Chọn B

Bài 12.11 trang 29 SBT Vật lí 7

Độ to của âm phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?

A. Tần số dao động

B. Biên độ dao động

C. Thời gian dao động

D. Tốc độ dao động

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Chọn B

..................................

Trên đây VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Giải bài tập SBT Vật lý lớp 7 bài 12: Độ to của âm. Tài liệu thuộc chuyên mục Giải SBT Vật lý 7 bao gồm các đáp án và hướng dẫn giải chi tiết cho từng câu hỏi trong sách bài tập Vật lý 7, thông qua đó các em học sinh sẽ nắm vững hơn kiến thức được học trong mỗi bài, từ đó vận dụng làm các bài tập liên quan hiệu quả. Chúc các em học tốt.

Ngoài tài liệu trên, mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Vật Lý lớp 7, Giải bài tập môn Vật lý lớp 7, Giải vở bài tập Vật Lý 7, Tài liệu học tập lớp 7, và các đề học kì 1 lớp 7 và đề thi học kì 2 lớp 7 được cập nhật liên tục trên VnDoc.com để học tốt môn Vật lý hơn.

  • Giải bài tập SBT Vật lý lớp 7 bài 11: Độ cao của âm
  • Giải bài tập SGK Vật lý lớp 7 bài 12: Độ to của âm
  • Giải bài tập SBT Vật lý lớp 7 bài 13: Môi trường truyền âm

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 7, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 7 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 7. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Giải bài tập SBT Vật lý 7 bài 4: Định luật phản xạ ánh sáng tổng hợp các câu hỏi và lời giải cho các câu hỏi trong sách bài tập Lý 7. Tài liệu được biên soạn chi tiết, rõ ràng giúp các em học tốt môn Vật lý 7, đồng thời biết cách vận dụng làm các bài tập cơ bản và nâng cao môn Vật lý tốt hơn.

Giải bài tập SBT Vật lý lớp 7 bài 4

  • Bài 4.1 trang 12 Sách bài tập [SBT] Vật lí 7
  • Bài 4.2 trang 12 Sách bài tập [SBT] Vật lí 7
  • Bài 4.3 trang 12 Sách bài tập [SBT] Vật lí 7
  • Bài 4.4 trang 12 Sách bài tập [SBT] Vật lí 7
  • Bài 4.5 trang 13 Sách bài tập [SBT] Vật lí 7
  • Bài 4.6 trang 13 Sách bài tập [SBT] Vật lí 7
  • Bài 4.7 trang 13 Sách bài tập [SBT] Vật lí 7
  • Bài 4.8 trang 13 Sách bài tập [SBT] Vật lí 7
  • Bài 4.9 trang 13 Sách bài tập [SBT] Vật lí 7
  • Bài 4.10 trang 14 Sách bài tập [SBT] Vật lí 7
  • Bài 4.11 trang 14 Sách bài tập [SBT] Vật lí 7
  • Bài 4.12 trang 14 Sách bài tập [SBT] Vật lí 7

Bài 4.1 trang 12 Sách bài tập [SBT] Vật lí 7

Trên hình 4.1 vẽ một tia sáng SI chiếu lên một gương phẳng. Góc tạo bởi SI với mặt gương bằng 30°. Hãy vẽ tiếp tia phản xạ và tính góc phản xạ.

Trả lời:

Hình vẽ:

Góc phản xạ: r = i = 60°.

Bài 4.2 trang 12 Sách bài tập [SBT] Vật lí 7

Chiếu một tia sáng lên một gương phẳng ta thu được một tia phản xạ tạo với tia tới một góc 40°. Góc tới có giá trị nào sau đây?

A. 20

B. 80

C. 40

D. 60

Trả lời:

=> Chọn A. 20

Bài 4.3 trang 12 Sách bài tập [SBT] Vật lí 7

Chiếu một tia sáng SI lên một gương phẳng [hình 4.2].

a] Vẽ tia phản xạ.

b] Vẽ một vị trí đặt gương để thu được tia phản xạ theo phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải.

Trả lời:

a] Vẽ tia phản xạ:

Trong mặt phẳng tới:

- Dựng pháp tuyến IN tại điểm tới I.

- Ta dùng thước đo góc để đo góc tới

- Từ đó vẽ tia IR khác phía với tia tới SI bờ là pháp tuyến IN sao cho

Vậy tia IR là tia phản xạ cần vẽ.

b] Vị trí đặt gương như hình 4.2b.

Cách vẽ:

Vì tia phản xạ IR phải có hướng nằm ngang chiều từ trái sang phải theo yêu cầu bài toán nên:

+ Đầu tiên ta vẽ tia phản xạ IR như đề bài đã cho.

+ Pháp tuyến IN luôn là tia phân giác của

, do đó tiếp theo ta vẽ tia phân giác của góc
.

+ Đường phân giác IN này luôn vuông góc với gương tại điểm tới I. Nên ta xác định được vị trí của mặt gương bằng cách quay gương sao cho mặt gương vuông góc với IN. Đây là vị trí gương cần xác định.

Bài 4.4 trang 12 Sách bài tập [SBT] Vật lí 7

Một gương phẳng đặt trên mặt bàn nằm ngang, gần một bức tường thẳng đứng [hình 4.3]. Dùng đèn pin chiếu một tia sáng lên gương [lấy một miếng bìa khoét 1 lỗ nhỏ rồi dán lên mặt kính của đèn để tạo tia sáng], sao cho tia phản xạ gặp bức tường. Hãy vẽ hai tia tới cho hai phản xạ gặp bức tường ở cùng một điểm M.

Trả lời:

Muốn có được 2 tia tới cho hai tia phản xạ cùng tới điểm M trên tường thì ta phải thay đổi vị trị của đèn sao cho mỗi vị trí đó ứng với một tia tới SI cho tia phản xạ IM.

* Thay đổi vị trí đèn để có tia SI, vị trí này được xác định như sau:

+ Lấy điểm tới I bất kì trên gương, nối IM ta được tia phản xạ IM.

+ Vẽ pháp tuyến IN1 tại điểm tới, rồi vẽ góc tới

bằng góc phản xạ
nghĩa là:
. Ta xác định được tia tới S1I cũng chính là vị trí đặt đèn pin.

* Tương tự như vậy ta vẽ được tia tới S2K ứng với vị trí thứ hai của đèn pin.

Bài 4.5 trang 13 Sách bài tập [SBT] Vật lí 7

Chiếu một tia sáng SI lên một gương phẳng, ta thu được một tia phản xạ IR tạo với tia tới một góc 60° [hình 4.4]. Tìm giá trị của góc tới i và góc phản xạ r.

A. i = r = 60

B. i = r = 30°

c. i = 20°, r = 40°

D. i = r = 120°.

Trả lời:

=> Chọn B. i = r = 30°

Bài 4.6 trang 13 Sách bài tập [SBT] Vật lí 7

Chiếu một tia sáng vuông góc với mặt một gương phẳng. Góc phản xạ r có giá trị nào sau đây?

A. r = 90°

B. r = 45°

C. r = 180°

D. r = 0°

Trả lời:

Chọn D. r = 0°

Bài 4.7 trang 13 Sách bài tập [SBT] Vật lí 7

Chiếu một tia sáng SI theo phương nằm ngang lên một gương phẳng như hình 4.5, ta thu được tia phản xạ theo phương thẳng đứng. Góc SIM tạo bởi tia SI và mặt gương có giá trị nào sau đây?

A. 30°

B. 45°

C. 60°

B. 90°

Trả lời:

Chiếu một tia sáng SI theo phương nằm ngang lên một gương phẳng như hình 4.5a, ta thu được tia phản xạ theo phương thẳng đứng, nó sẽ vuông góc với tia tới SI tạo thành góc 90o

Theo định luật phản xạ ánh sáng ta có:

=> Chọn B. 45°

Bài 4.8 trang 13 Sách bài tập [SBT] Vật lí 7

Chiếu một tia sáng SI lên một gương phẳng, tia phản xạ thu được nằm trong mặt phẳng nào?

A. Mặt gương

B. Mặt phẳng tạo bởi tia tới và mặt gương

C. Mặt phảng vuông góc với tia tới

D. Mặt phẳng tạo bởi tia tới và pháp tuyến với gương ở điểm tới.

Trả lời:

=> Chọn D. Mặt phẳng tạo bởi tia tới và pháp tuyến với gương ở điểm tới.

Bài 4.9 trang 13 Sách bài tập [SBT] Vật lí 7

Một tia tới tạo với mặt gương một góc 120° như ở hình 4.6. Góc phản xạ r có giá trị nào sau đây?

A. r = 120° B. r = 60° C. r = 30° D. r = 45°

Trả lời:

=> Chọn C. r = 30°

Bài 4.10 trang 14 Sách bài tập [SBT] Vật lí 7

Hai gương phẳng G1 và G2 đặt song song với nhau, mặt phản xạ quay vào nhau. Tia tới SI được chiếu lên gương G1 phản xạ một lần trên gương G1 và một làn trên gương G2 [hình 4.7]. Góc tạo bởi tia tới SI và tia phản xạ cuối cùng trên gương G2 có giá trị nào sau đây?

A. 0°

B. 60°

C.45°

D. 90°

Trả lời:

=> Chọn A. 0°

Bài 4.11 trang 14 Sách bài tập [SBT] Vật lí 7

Hai gương phẳng G1 và G2 đặt vuông góc với nhau, mặt phản xạ quay vào nhau. Tia tới SI được chiếu lên gương G1 [hình 4.8] lần lượt phản xạ trên gương G1 rồi trên gương G2. Góc tạo bởi tia tới SI và tia phản xạ cuối cùng trên gương G2 có giá trị nào sau đây?

A. 180°

B. 60°

C. 45°

D. 90

Trả lời:

=> Chọn A. 180°

Bài 4.12 trang 14 Sách bài tập [SBT] Vật lí 7

Hai gương phẳng G1 và G2 có mặt phản xạ quay vào nhau và tạo với nhau một góc a [hình 4.9]. Tia tới SI được chiếu lên gương G1 lần lượt phản xạ một lần trên gương G1 rồi một lần trên gương G2. Biết góc tới trên gương Gi bằng 30°. Tìm góc a để cho tia tới trên gương G1 và tia phản xạ trên gương G2 vuông góc với nhau.

Trả lời:

Tại I theo định luật phản xạ ta có: góc SIN = góc NIK = 300

Vậy góc KIO = 900 - 300 = 600

Tại K theo định luật phản xạ ta có: góc IKP = góc PKR

Trong tam giác vuông IKH ta có: góc IKH = 900 - góc HIK = 900 - 2[góc SIN] = 900 - 2.300 = 300

Vậy góc IKP = 1/2 góc IKH = 150

Do đó: góc IKO = 900 - góc IKP = 900 - 150 = 750

Trong tam giác IKO, ta có: góc IOK = α = 1800 - góc IKO - góc KIO = 1800 – 750 – 600 = 450

.........................

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Giải SBT Vật lý 7 bài 4: Định luật phản xạ ánh sáng.Tài liệu thuộc Chuyên mục Giải SBT Vật lý 7 bao gồm các đáp án và hướng dẫn giải chi tiết cho từng câu hỏi trong SBT Vật lý 7, thông qua đó các em học sinh sẽ nắm vững hơn kiến thức được học, từ đó vận dụng làm các bài tập liên quan hiệu quả. Chúc các em học tốt.

Ngoài tài liệu trên, mời các bạn tham khảo thêm các tài liệu khác như: Vật Lý lớp 7, Giải bài tập môn Vật lý lớp 7, Giải vở bài tập Vật Lý 7, Tài liệu học tập lớp 7, và các đề học kì 1 lớp 7 và đề thi học kì 2 lớp 7 được cập nhật liên tục trên VnDoc.com.

  • Giải bài tập SGK Vật lý lớp 7 bài 4: Định luật phản xạ ánh sáng
  • Giải bài tập SBT Vật lý lớp 7 bài 3: Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng
  • Giải bài tập SBT Vật lý lớp 7 bài 5: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 7, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 7 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 7. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Video liên quan

Chủ Đề