Vỏ bánh dẻo bị cứng phải làm sao

Những chiếc bánh dẻo, bánh nướng Trung thu homemade bao giờ cũng ngon và ý nghĩa hơn rất nhiều những chiếc bánh Trung thu mua ngoài hàng phải không nào? Tuy nhiên để có thể tự làm ra những chiếc bánh hoàn hảo thì không phải là dễ mà còn đòi hỏi cả một quá trình miệt mài trong căn bếp, bởi vì bất cứ lúc nào bạn cũng có thể đối mặt với những vấn đề với bánh. Để giúp mọi người khắc phục vấn đề đó, Beemart xin đưa ra các lỗi thường gặp khi làm bánh Trung thu và cách khắc phục, chắc chắn thông qua cách khắc phục của Bee, mọi người sẽ tự tay làm được những chiếc bánh xinh thôi.

Vỏ bánh dẻo bị cứng phải làm sao

1. Bánh dẻo

- Vỏ bánh dẻo có ngon, có đủ độ dẻo hay không phụ thuộc chủ yếu vào cách chia tỉ lệ bột, nước đường và cách cảm nhận bột của bạn. Đôi khi bạn làm đúng theo một công thức, nhưng vẫn không thành công có thể do loại bột bánh dẻo của bạn khác với công thức nên độ hút nước của bột sẽ khác nhau (thông thường bột mới sẽ hút ẩm ít hơn bột đã để lâu, bột có lượng protein cao sẽ hút ẩm nhiều hơn bột có có lượng protein thấp) hoặc cũng có thể nước đường bạn nấu chưa đúng.

Vỏ bánh dẻo bị cứng phải làm sao
-

Trong các lỗi thường gặp khi làm bánh Trung thu, lỗi thường gặp nhất ở bánh dẻo là vỏ bánh bị khô. Nguyên nhân chính gây ra điều này là do bột bạn trộn chưa đạt yêu cầu. Với bánh dẻo khi mới đầu trộn vỏ bánh sẽ rất nhão, sau đó càng trộn vỏ càng mềm và dẻo hơn, khi sờ vào cảm giác có dầu ăn dính ở tay, càng để lâu dầu ăn ngấm vào làm vỏ bánh càng mềm và trong hơn. Trong trường hợp tỉ lệ nước, bột, dầu ăn sai thì càng để lâu vỏ bánh sẽ càng bị khô lại và mất nét.

> Cách khắc phục: Áp dụng công thức làm bánh dẻo nhưng không nên áp dụng một cách máy móc, phải hiểu về bột mà mình đang sử dụng để từ đó có sự thay đổi cho phù hợp. Khi thấy bột nhào hơi bị khô thì có thể thêm một chút nước đường vào còn nếu bị nhão quá thì có thể thêm một chút bột nhé.

- Lỗi thứ hai là bánh dẻo không được sắc nét. Có ba nguyên nhân chính gây ra điều này là trộn bột sai, thứ hai là nhồi bột quá kĩ khiến bột bị chai và thứ ba do chất lượng khuôn của bạn.

> Cách khắc phục: Chỉ nhào bột cho đến khi bột bánh dẻo, nước đường, dầu ăn quyện vào với nhau thành khối mịn dẻo sau đó đem đi đóng bánh ngay. Không nhào bột hoặc để bột nghỉ quá lâu. Nếu làm nhiều bánh một lúc nhưng tốc độ làm chưa được nhanh, thì bạn nên chia thành nhiều lần trộn bột, không nên trộn một lúc rồi để bột đã trộn ngoài nhiệt độ quá lâu vì càng để lâu bột càng dễ bị khô và rất khó đóng bánh. Để bánh được sắc nét nhất thì bạn nên chọn những chiếc khuôn có hoa văn sâu, trong đó khuôn trung thu Sing là tốt nhất ở thời điểm hiện tại.

Vỏ bánh dẻo bị cứng phải làm sao
-

Lỗi thứ ba bánh nhanh thiu. Điều này nguyên nhân chính là do khâu sên nhân, nhân có nhiều nước, thiếu đường và dầu ăn hoặc nhân nhạt thì bánh sẽ thiu nhanh hơn nhân ngọt. Bánh càng ngọt càng để được lâu hơn đấy.

2. Bánh nướng

Để làm được bánh nướng bạn phải trải qua rất nhiều giai đoạn và nó phức tạp hơn rất nhiều khi làm bánh dẻo. Thế nên trong quá trình làm cũng xuất hiện nhiều lỗi hơn.

Vỏ bánh dẻo bị cứng phải làm sao
-

Thứ nhất là bánh bị tươm dầu sau 1-2 ngày Đây là lỗi thường xuyên gặp trong tất cả các lỗi thường gặp khi làm bánh Trung thu. Thông thường bánh trung thu sau khi nướng xong vỏ bánh sẽ cứng, vàng như bánh quy, nhưng càng để lâu đầu ở trong nhân bánh ngấm ra, cũng như dầu ở trong bản thân thân vỏ bánh làm vỏ mềm hơn. Nếu lượng dầu tiết ra nhiều quá thì sẽ dễ gây ra hiện tượng tươm đầu (trên bề mặt bánh xuất hiện một lớp dầu bóng và khi sờ vào có cảm giác ướt tay).

> Cách khắc phục: Khi sên nhân không để nhân bị tươm dầu, nếu lỡ bị thì phải tìm cách khắc phục ngay (thông thường để khắc phục lỗi này thì bạn nên cho một chút nước sôi vào và tiếp tục sên cho đến khi nhân không còn lớp dầu bóng bên ngoài nữa).

Thứ hai là bánh bị tách vỏ và nhân Có hai nguyên nhân gây ra hiện tượng này đó là bọc bánh chưa tốt (vỏ và nhân chưa dính sát vào với nhau) hoặc sên nhân chưa đạt (sên nhân bị tươm dầu hoặc nhân quá khô)

> Cách khắc phục: Chú ý khi nhân bánh trong lớp vỏ không để xuất hiện những lỗ khí và sên nhân đạt yêu cầu.

Thứ ba là bột vỏ bánh bị nhão hoặc bị khô. Nếu bạn đã trộn bột đúng theo một công thức nào đó và đã để bột nghỉ khoảng 30-45 phút nhưng vẫn thấy vỏ quá nhão hoặc quá khô thì có thể là do một trong những nguyên nhân sau: Bột của bạn cũ hoặc mới hơn bột trong công thức, bột càng để lâu hút nước càng nhiều. Lượng Protein trong bột bạn sử dụng cao hoặc thấp hơn lượng protein của bột trong công thức, lượng protein thấp thì hút nước càng ít, lượng protein cao thì hút nước càng nhiều. Nước đường bạn nấu chưa chuẩn hoặc nước đường mới nấu thì có làm bánh bị nhão cao.

> Cách khắc phục: Hiểu về bột bạn đang sử dụng để thay đổi lượng nước đường và lượng bột trong công thức. Nếu thấy vỏ quá nhão thì bạn có thể cho thêm bột, hoặc nếu vỏ quá khô thì bạn có thể cho thêm nước đường và dầu ăn.

Thứ tư là bánh bị nứt và biến dạng sau khi nướng + Bánh bị rạn nứt hay bị mờ nét sau hai, ba lần nướng là chủ yều do lớp trứng bạn quét lên quá dầy và quét khi bánh còn nóng và còn ướt.

> Cách khắc phục: Chỉ quét một lớp trứng mỏng lên mặt bánh đủ để bánh lên màu vàng đẹp, không quét quá dầy. Để bánh nguội hẳn và mặt bánh cứng lại thì mới bắt đầu quét trứng nhé.

Vỏ bánh dẻo bị cứng phải làm sao
+

Bánh bị biến dạng (bị phồng hay bị chảy xệ) có thể là do nhiệt độ nướng quá cao hoặc nhân quá nhão. Để khắc phục thì giảm nhiệt độ khi nướng bánh và sên nhân cho đạt (không bị tươm dầu, không quá nhão cũng không quá khô) là được.

Thứ năm khi đóng khuôn bánh không được nét. Nguyên nhân chủ yếu của lỗi này là do bạn trộn bột quá lâu, làm vỏ bánh có độ đàn hồi, khi đóng bánh sẽ rất khó để vào nét, hoặc ban đầu thì nét những để được một lúc lại mất nét.

> Cách khắc phục: Không nhào bột quá lâu, chỉ nhào cho đến khi tất cả các nguyên liệu quyện vào với nhau tạo thành khối mịn rồi đem đi đóng bánh.

Vỏ bánh dẻo bị cứng phải làm sao

Trên đây là các lỗi thường gặp khi làm bánh Trung thu của các anh chị em mà Bee đã tổng hợp được, hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn làm ra những chiếc bánh Trung thu hoàn hảo cho gia đình mình! Chúc các bạn thành công!

>> Xem thêm: Cách sên nhân đậu xanh lá dứa thơm lừng siêu dễ siêu ngon

Vỏ bánh dẻo bị cứng phải làm sao
 

Hãy tham khảo cách làm bánh dẻo truyền thống trên Thật Là Ngon để làm những chiếc bánh trung thu đẹp mắt đón trăng mà không cần lò nướng nhé.

Trong các mâm cỗ Trung thu, bên cạnh những chiếc bánh nướng truyền thống có màu vàng ươm thì không thể thiếu những chiếc bánh dẻo trắng trong, ngọt dịu và thơm mùi bột nếp.

Cách làm bánh dẻo không cầu kì và phức tạp. Nếu không tính thời gian làm nhân bánh thì chỉ 1 lúc là bạn có ngay những chiếc bánh dẻo hấp dẫn. Bởi bạn không phải đợi ủ bột, đợi nướng bánh.

Chính vì vậy, hôm nay mình sẽ giới thiệu đến các bạn cá‎ch làm bánh dẻo truyền thống vô cùng đơn giản. Tết Đoàn viên mà bạn không có lò nướng nhưng vẫn muốn làm những chiếc bánh trung thu thơm ngon thì hãy lưu ngay công thức làm bánh dẻo dưới đây nhé.

Trong công thức chính, mình sẽ chia sẻ thành phần và nguyên liệu làm bánh dẻo nhân đậu xanh. Ngoài ra mình cũng chia sẻ thêm cách làm nhân hạt sen nhuyễn và nhân sữa dừa. Với bánh dẻo thập cẩm thì bạn tham khảo cách làm nhân như trong bài Cách làm bánh nướng nhé.

In Công Thức

Bật mí cách làm bánh dẻo truyền thống nhân đậu xanh thơm ngon, có độ ngọt vừa phải.

  • 300 g đường tinh luyện trắng
  • 300 g nước
  • 5 ml nước cốt chanh

  • 392 g nước đường bánh dẻo
  • 12 g dầu ăn
  • 6 g nước hoa bưởi
  • 200 g bột bánh dẻo Bắc (bột nếp rang)

  • 180 g đậu xanh đã xát vỏ
  • 80 g đường
  • 70-80 g dầu dừa hoặc dầu ăn thông thường
  • 9 g bột mì đa dụng
  • 270 ml nước

  • Khuôn bánh trung thu 125 g

  • Đun sôi nước với đường rồi hạ lửa nhỏ, thêm nước cốt chanh và đun thêm 15 phút, tắt bếp và lọc qua rây. Nước đường nguội thì có thể đem làm bánh.

  • Đậu xanh rửa sạch, ngâm nở, rồi vớt ra nồi, thêm đường và 200 ml nước nóng rồi đun đến khi đậu chín.

  • Đem xay với nước cho thật nhuyễn, lọc qua rây cho mịn rồi cho vào chảo. Thêm ½ lượng dầu và khuấy liên tục trên lửa nhỏ. Tiếp tục thêm lượng dầu còn lại và khuấy đều.

  • Khi hỗn hợp đậu chuyển đặc hơn thì từ từ đổ hỗn hợp bột mì hòa tan với 70 ml nước vào chảo đậu và khuấy liên tục.

  • Tiếp tục sên đậu ở lửa nhỏ cho đến khi nhân khô, dẻo, không bị chảy và không dính chảo.

  • Nhân đã đạt thì tắt bếp và để hơi nguội rồi chia nhân thành các phần bằng nhau. Viên tròn nhân và bọc lại để tránh bị khô trong quá trình làm vỏ bánh.

  • Trộn đều hỗn hợp nước đường, nước hoa bưởi rồi thêm từ từ bột bánh dẻo và khuấy nhanh tay. Tiếp đó, xoa 1 lớp bột mỏng lên bột và nhào mịn.

  • Cuối cùng, chia bột thành các phần bằng nhau.

  • Cán bột thành hình tròn sao cho phần mép mỏng hơn phía trong. Đặt nhân vào giữa và bọc vỏ sao cho vỏ bao sát nhân. Sau đó, dính các mép bột vào với nhau và xoay cục bột 2 – 3 vòng.

  • Cho bột vào khuôn, ấn nhẹ nhàng để bột dàn đều trong khuôn. Để bánh nghỉ trong khuôn 3 – 5 phút rồi lấy ra là được.

Đăng ảnh lên @ThatLaNgon hoặc tag #thatlangon nhé!

Cách làm bánh dẻo chi tiết

Bước 1: Nấu nước đường bánh dẻo

Đầu tiên, bạn đun nước với đường ở lửa to, dùng thìa khuấy đường vài lần để đường không đóng cặn dưới đáy nồi. Chú ý nếu dùng nước tinh khiết hoặc nước lọc qua bình lọc nước là tốt và ngon nhất. Nước sôi thì đường tan hết.

Sau đó, bạn hạ lửa xuống mức thấp, rồi thêm nước cốt chanh và đun thêm 15 phút thì tắt bếp. Trong thời gian này, bạn không được khuấy nồi nước đường.

Sau khi nấu xong, bạn lọc nước đường qua rây rồi để nguội thì có thể đem làm bánh. Bạn có thể nấu nước đường từ tối hôm trước, để qua đêm là hôm sau sẽ dùng được. Bạn lưu ý, sử dụng đường càng trắng thì thành phẩm nước đường thu được càng trong, sẽ giúp bánh có màu đẹp hơn.

Bước 2: Chuẩn bị nhân bánh

Đầu tiên, bạn rửa sạch đậu xanh rồi cho vào nồi và thêm nước nóng sao cho mực nước cao hơn đậu khoảng 1 cm, ngâm trong 1 giờ 30 phút để đậu mềm.

Sau đó, bạn chắt nước đi, thêm 80 g đường và 200 ml nước nóng và đun trên lửa to. Khi đậu sôi thì bạn hạ lửa nhỏ. Trong khi nấu, bạn hãy khuấy vài lần, hớt bọt và thêm nước nếu nước cạn nhanh.

Khi đậu đã chín nhuyễn, bạn tắt bếp và xay với cho thật nhuyễn. Bạn xay càng nhiều nước thì hỗn hợp đậu càng mịn.

Tiếp theo, bạn lọc đậu qua rây cho mịn rồi cho vào chảo và thêm ½ lượng dầu.

Bạn đun trên lửa nhỏ và khuấy liên tục để dầu và đậu được hòa quyện với nhau. Sau đó, bạn cho lượng dầu còn lại và tiếp tục khuấy.

Khi hỗn hợp đậu xay nhuyễn trở nên đặc hơn thì bạn hòa 9 g bột mì với 70 ml nước. Tiếp đó, đổ từ từ hỗn hợp bột mì đã hòa tan vào chảo đậu và khuấy liên tục để các nguyên liệu hòa vào nhau.

Bạn tiếp tục sên đậu ở lửa nhỏ cho đến khi nhân khô, dẻo, không bị chảy và không dính chảo. Bạn có thể kiểm tra nhân đã đạt hay chưa bằng cách lấy 1 phần nhỏ, vo tròn lại, nếu viên nhân đứng thì nhân đã đạt, còn nhân bị chảy thì bạn hãy sên thêm nhé.

Nhân đã đạt, bạn tắt bếp và để hơi nguội rồi chia nhân thành các phần bằng nhau. Bạn chia nhân sao cho nhân có trọng lượng chiếm 1/3 trọng lượng bánh. Trong công thức này, mình làm bánh 150 g nên nhân có trọng lượng 50 g.

Khi nhân nguội bớt, vẫn còn hơi ấm thì bạn nặn nhân thành các viên tròn, sau đó bọc nhân lại để tránh bị khô trong quá trình làm vỏ bánh.

*Lưu ý: bạn cần sên nhân cho đến khi nhân đủ khô, dẻo và không bị chảy. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên bớt hay thêm quá nhiều đường và dầu. Những điều này sẽ làm cho bánh dễ bị thiu hoặc mất dáng.

Nếu thích ăn đậu xanh trứng muối thì bạn hãy ghé đọc cách làm trứng muối trong bài Cách làm bánh Trung thu nhé.

Bước 3: Vỏ bánh

Đầu tiên, bạn trộn đều hỗn hợp nước đường, nước hoa bưởi và dầu ăn.

Sau đó, bạn dùng 1 tay cho từ từ bột bánh dẻo vào bát nước đường. Tay còn lại khuấy liên tục cho bột bánh đều, làm thật nhanh và đều tay để tránh bột sẽ bị lợn cợn và không mịn.

*Lưu ý: do độ hút nước của mỗi loại bột khác nhau nên nếu bạn thấy bột hơi nhão thì đừng vội thêm bột bánh dẻo vào mà hãy khuấy nhanh tay thêm vài vòng, bột sẽ quyện lại nhanh chóng.

  • Nếu lúc đó bạn thêm bột vào thì bột sẽ vừa, không nhão cũng không đặc nhưng sau khi bánh nghỉ được 1-2 ngày thì dễ bị cứng.
  • Còn nếu bột đang nhão mà bạn nhồi bột ngay thì bột sẽ bị chảy, không đứng, dẫn đến mất nét và dáng sau khi đóng bánh.

Tiếp đó, bạn bỏ bột ra rồi xoa 1 lớp thật mỏng bột áo. Bạn không nên xoa quá nhiều bột áo khiến lượng bột thay đổi dẫn đến tình trạng bánh bị cứng sau khi để 1-2 ngày.

Tiếp theo, bạn nhào bột như sau: dùng tay miết bột ra xa, rồi thu bột về kiểu cuộn lại, sau đó xoay dọc miếng bột ra và tiếp tục đẩy bột ra xa. Bạn làm 6 lần thì dừng lại, lúc này bột đã rất mịn.

* Lưu ý: bạn đừng nhào lâu, sẽ khiến bánh bị chai cứng.

Cuối cùng, bạn chia bột thành 3 phần bằng nhau, mỗi phần có trọng lượng 100 g. Nếu bạn muốn làm bánh có trọng lượng nhỏ hơn thì bạn chỉ việc áp dụng công thức tỉ lệ vỏ bánh dẻo và nhân là 2 vỏ: 1 nhân để chia bột thành các phần hợp lý nhé.

Bạn nên làm bánh to hơn khuôn 1 chút, như trong công thức này, mình làm bánh 150 g (gồm 100 g vỏ và 50 g nhân) thì sử dụng khuôn 125 g. Bởi khi ấn vào khuôn sẽ đầy đặn, bánh sắc nét và đẹp hơn.

Bước 4: Nặn bánh và đóng bánh

Bạn dùng cây cán bột cán viên bột thành hình tròn. Bạn dàn bột sao cho mép ngoài mỏng, còn phía trong dày gồ lên thì khi bọc vỏ, bột sẽ dàn tiếp ra cho vỏ đều và bám vào nhân tốt nhất. Do vậy, khi cắt bánh, bạn sẽ thấy nhân và vỏ trông khá đều nhau, không có sự tách rời, nhìn rất đẹp mắt.

Bạn cho viên nhân vào giữa bột rồi túm các mép để phần vỏ bao kín nhân.

Tiếp theo, bạn xoay cục bột nhẹ nhàng 2-3 vòng. Bạn tuyệt đối không xoay kĩ cho đến khi cục bột tròn xoe, bởi xoay lâu sẽ làm bột bị chai cứng.

Sau đó, bạn cho bột vào khuôn và ấn tạo hình nhẹ nhàng. Bạn ấn lòng bàn tay cho bánh dàn đều trong khuôn là dừng.

Cuối cùng, bạn để bánh nghỉ trong khuôn 3 - 5 phút, điều này giúp bánh được sắc nét hơn. Trong thời gian chờ bánh nghỉ thì bạn làm tiếp bánh khác với các thao tác tương tự.

*Lưu ý: Vì tính chất bột bánh dẻo se lại rất nhanh nên bạn phải làm thật nhanh tay, nếu thao tác chậm, bột co lại sẽ khó cho ra bánh sắc nét.

Nếu bạn làm không quen tay thì hãy làm lần lượt từng phần vỏ thay vì trộn toàn bộ nguyên liệu vỏ rồi mới chia bột. Lúc này, bạn chỉ việc trộn 33 g bột bánh dẻo với hỗn hợp ướt gồm 65 g nước đường, 2 g dầu ăn và 1 g nước hoa bưởi. Các thao tác sau bạn làm như hướng dẫn ở trên. Sau khi hoàn thiện chiếc bánh đầu tiên, bạn bắt đầu làm phần vỏ rồi nặn nhân và đóng khuôn chiếc bánh tiếp theo.

Để bánh có độ sắc nét và đẹp mắt hơn, bạn nên chọn các loại khuôn có họa tiết, hoa văn to và vết khắc sâu. Nếu dùng khuôn lò xo, bạn phải ép mạnh để bánh có độ nét tốt.

Bánh dẻo sau khi đóng xong sẽ rất ngọt. Vì vậy, bạn hãy đóng kín và để bánh 1-2 ngày ở nhiệt độ thường, vỏ bánh sẽ trở nên trong và dẻo hơn, độ ngọt cũng dịu hơn.

Với bánh dẻo truyền thống, bạn không nên để trong tủ lạnh, sẽ làm bánh bớt độ dẻo. Bạn cũng nên sử dụng trong thời gian ngắn để đảm bảo sức khỏe nhé.

Mách bạn cách làm nhân bánh dẻo khác

Nhân hạt sen

Với nhân hạt sen bạn cần 200 g hạt sen tươi hoặc 100 g hạt sen khô, 75 g dầu ăn, 80 - 90 g đường, 10 g bột mì đa dụng và 30 - 40 ml nước. Công thức này đủ để làm nhân cho 3 bánh dẻo 150 g.

Đầu tiên, bạn rửa sạch hạt sen, loại bỏ các hạt bị hỏng. Tiếp theo, bạn ngâm với nước nóng khoảng 10 phút và tách tâm sen nếu có.

Bạn đổ hạt sen ra rổ cho ráo nước rồi đem ninh ở lửa to. Khi nước sôi thì bạn hạ lửa và ninh cho đến khi hạt sen nở to và mềm. Nếu bạn dùng hạt sen khô thì hãy ngâm với nước ấm trước khoảng 3-4 giờ để giảm thời gian ninh.

Hạt sen đã chín mềm thì bạn đem xay với nhiều nước cho thật mịn.

Sau đó, bạn thêm đường khi hỗn hợp còn ấm và khuấy cho tan rồi cho 1/3 lượng dầu vào, tiếp tục khuấy đều.

Bạn lọc qua rây cho mịn rồi cho vào chảo và sên trên lửa vừa. Sau khoảng 3-4 phút sau thì bạn thêm tiếp 1/3 lượng dầu. Bạn lưu ý hãy khuấy liên tục để các nguyên liệu được hòa quyện vào nhau và tránh đóng cặn dưới đáy chảo nhé.

Khi dầu đã hòa quyện hết thì bạn cho phần dầu còn lại vào. Bạn khuấy liên tục cho đến khi nước bay hơi bớt và nhân đặc hơn thì thêm từ từ hỗn hợp bột mì đã hòa tan với nước.

Tiếp đó, bạn sên nhân và làm các bước tiếp theo tương tự như cách sên nhân đậu xanh nhé.

Nhân sữa dừa

Công thức làm nhân sữa dừa cho 3 bánh dẻo 150 g gồm 200 g dừa tươi nạo sợi nhỏ, 80-90 g sữa đặc có đường, 100 g nước cốt dừa, 25-30 g bột bánh dẻo và 30-40 g vừng trắng rang chín.

Đầu tiên, bạn trộn dừa nạo với sữa đặc và để khoảng 30 - 40 phút. Bạn có thể thêm bớt lượng sữa đặc tùy khẩu vị.

Sau đó, bạn đun nước cốt dừa trên lửa vừa cho đến khi có hơi nước bay lên thì cho dừa nạo đã ngâm vào và hạ lửa. Bạn sên cho đến khi sợi dừa hơi se lại thì tắt bếp. Bạn lưu ý, không nên sên nhân quá khô hoặc không quá ướt.

Tiếp đó, bạn thêm từ từ bột bánh dẻo và vừng trắng vào và trộn đều, rồi tiến hành cân và chia nhân. Sau đó bạn cũng viên tròn nhân và đậy lại như với nhân đậu xanh nhé.

Cách làm bánh dẻo truyền thống quả đúng là rất đơn giản, vừa dễ vừa không tốn nhiều thời gian như làm bánh nướng.

Dù không có lò nướng, bạn vẫn có thể tự tay làm được những chiếc bánh trung thu vô cùng thơm ngon để cả gia đình cùng thưởng thức hoặc làm quà tặng ý nghĩa cho bạn bè và người thân.

Nếu có lò nướng thì bạn đứng ngại thử làm vài mẻ bánh nướng nữa nha!

Các bạn hãy làm và feedback lại cho Thatlangon nhé. Chúc các bạn thành công!

*Ảnh: Nguồn Internet