Xây dựng gia đình văn hóa là góp phần xây dựng xã hội như thế nào

Trắc nghiệm GDCD 7 Bài 9 [có đáp án]: Xây dựng gia đình văn hóa

Trang trước Trang sau
  • Lý thuyết Bài 9: Xây dựng gia đình văn hóa [hay, chi tiết]

Câu 1: Câu nói: Gia đình là tế bào của xã hội nói về điều gì ?

A. Vai trò quan trọng của gia đình đối với xã hội.

B. Tính chất của gia đình.

C. Mục đích của gia đình.

D. Đặc điểm của gia đình.

Hiển thị đáp án

Đáp án :A

Câu 2: Gia đình nhà hàng xóm có chồng suốt ngày rượu say đánh vợ, con trai thì bị nghiện, trộm cắp và bị bắt đi tù; con gái đạt giải Nhất cuộc thi học sinh giỏi môn Toán; vợ sống hòa thuận với hàng xóm láng giềng. Gia đình này có đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa không ?

A. Không vì con bị đi tù.

B. Không vì chồng thì nghiện rượu đánh vợ.

C. Có vì có con gái đạt giải cao và vợ sống hòa thuận với láng giềng.

D. Cả A và B.

Hiển thị đáp án

Đáp án :D

Câu 3 : Biểu hiện của gia đình văn hóa là?

A. Bố mẹ yêu thương con cái.

B. Con cái có quyền góp ý với bố mẹ những việc lớn trong gia đình.

C. Sống hòa thuận, đoàn kết với hàng xóm láng giềng.

D. Cả A,B,C.

Hiển thị đáp án

Đáp án :D

Câu 4 : Biểu hiện của gia đình không có văn hóa là?

A. Con cái đánh bố mẹ.

B. Bố mẹ ly thân.

C. Không tham gia các hoạt động tập thể tại địa phương.

D. Cả A,B,C.

Hiển thị đáp án

Đáp án :D

Câu 5: Thời xưa, chỉ có con trai mới được đi học còn con gái phải ở nhà cơm nước. Điều kiện đó đến ngày nay có được công nhận là gia đình có văn hóa không ?

A. Có vì chỉ có con trai mới đủ sức khỏe đi học.

B. Có vì con gái yêu đuối nên chỉ phù hợp với việc nhà.

C. Không vì nam và nữ bình đẳng.

D. Cả A và B.

Hiển thị đáp án

Đáp án :C

Câu 6: Gia đình ông Q buôn bán thuốc phiện, gia đình luôn sống vui vẻ và hạnh phúc và rất hay ủng hộ tiền cho thôn và xã để xây dựng nhà văn hóa. Gia đình ông Q có đạt gia đình văn hóa không?

A. Không vì gia đình ông Q vi phạm pháp luật vì buôn bán hàng cấm.

B. Có vì gia đình ông Q sống vui vẻ hạnh phúc không có bất đồng .

C. Có vì gia đình ông Q có công trong việc ủng hộ xây dựng nhà văn hóa.

D. Cả A và B.

Hiển thị đáp án

Đáp án :A

Câu 7: Gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, thực hiện kế hoạch hóa gia đình, đoàn kết với xóm giềng và làm tốt nghĩa vụ công dân được gọi là?

A. Gia đình đoàn kết.

B. Gia đình hạnh phúc.

C. Gia đình vui vẻ.

D. Gia đình văn hóa.

Hiển thị đáp án

Đáp án :D

Câu 8: Xây dựng gia đình văn hóa có ý nghĩa như thế nào đối với xã hội?

A. Xây dựng xã hội tươi đẹp.

B. Xây dựng xã hội lành mạnh.

C. Xây dựng xã hội phát triển.

D. Xây dựng xã hội văn minh tiến bộ.

Hiển thị đáp án

Đáp án :D

Câu 9: Góp phần xây dựng gia đình văn hóa học sinh cần phải làm gì?

A. Chăm ngoan, học giỏi.

B. Kính trọng, giúp đỡ ông bà.

C. Không ăn chơi đua đòi.

D. Cả A,B,C.

Hiển thị đáp án

Đáp án :D

Câu 10: Ai là người có thẩm quyền công nhận gia đình văn hóa tại các xã, phường, thị trấn?

A. Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn.

B. Trưởng công an xã, phường, thị trấn.

C. Chủ tịch UBND huyện.

D. Chủ tịch UBND tỉnh.

Hiển thị đáp án

Đáp án :A

Xem thêm các bài Lý thuyết & Câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 7 có đáp án, hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt GDCD 7 hay khác:

Giới thiệu kênh Youtube Tôi

Trang trước Trang sau

Xây dựng gia đình hạnh phúc là góp phần xây dựng xã hội phát triển

Đời sống 28/06/2021 09:49

Ngày Gia đình Việt Nam [28/6] năm nay, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch [VH-TT&DL] tiếp tục chọn chủ đề “Giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa ứng xử tốt đẹp trong gia đình”.
Đây chính là thông điệp mà ngành VH-TT&DL muốn gửi gắm đến các ngành, các cấp và mỗi gia đình, đề từ đó có những hành động thiết thực, góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc, xã hội phồn vinh. Đồng thời, tôn vinh những giá trị truyền thống, các gia đình giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm xây dựng gia đình văn hóa, hướng tới sự phát triển bền vững của gia đình Việt Nam...

Chúng ta đều biết, trong bất kì giai đoạn nào, gia đình luôn là chiếc nôi để hình thành, giáo dục, nuôi dưỡng nhân cách của mỗi con người. Nghị quyết của các kì Đại hội Đảng toàn quốc đều nhấn mạnh sự quan tâm đến gia đình, từ Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VII xác định “gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi thân yêu nuôi dưỡng cả đời người, là môi trường quan trọng giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách”, đến Đại hội Đảng lần thứ XII nêu rõ: “Thực hiện chiến lược phát triển gia đình Việt Nam… Phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp, xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh”, “tập trung xây dựng con người về đạo đức, nhân cách, lối sống, trí tuệ và năng lực làm việc”. Năm 2021, Bộ VH-TT&DL tiếp tục chọn chủ đề “Giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa ứng xử tốt đẹp trong gia đình” làm chủ đề cho Ngày Gia đình Việt Nam, đã cho thấy việc giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp trong gia đình có ý nghĩa rất quan trọng đối với xây dựng xã hội phồn vinh, phát triển.

Ảnh minh họa

Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, trong bối cảnh xã hội phát triển và hội nhập, bên cạnh những tác động tích cực còn có những tác động tiêu cực, ảnh hưởng đến nhiều giá trị tốt đẹp trong gia đình. Thật ra, trong bối cảnh xã hội phát triển và hội nhập, gia đình Việt Nam đang có những biến đổi mạnh mẽ về cấu trúc, hình thái, quy mô và các mối quan hệ trong gia đình. Đời sống xã hội có nhiều thay đổi, có mặt tích cực nhưng cũng có những tác động tiêu cực ảnh hưởng đến gia đình khá nhanh, như: Nền nếp gia phong bị xem nhẹ, nhiều giá trị văn hóa gia đình truyền thống bị mai một, yếu tố thực dụng gia tăng, cũng như nhiều tệ nạn xã hội đang tiếp tục xâm nhập vào các gia đình, đặc biệt là lớp trẻ. Ngày nay, một hiện tượng khá phổ biến ở không ít gia đình, đó là việc thiếu vắng sự chăm sóc, giáo dục của các bậc cha mẹ đối với con cái, dù họ vẫn sống chung trong một mái nhà. Sự thiếu quan tâm của cha mẹ đối với con cái có thể dẫn đến nhiều hậu quả tiêu cực cả về mối liên hệ tình cảm cha mẹ - con cái hoặc tăng thêm nguy cơ đối với các hành vi lệch chuẩn trong cuộc sống của con cái. Không ít trẻ em trong các gia đình không được cha mẹ quan tâm đã bỏ học, đi lang thang bụi đời để cuối cùng rơi vào vòng xoáy của các tệ nạn xã hội [cờ bạc, nghiện ma túy, cướp giật, mại dâm, trộm cắp…]. Nếu cấu trúc gia đình lỏng lẻo, các mối quan hệ ứng xử, liên kết giữa các thành viên trong gia đình không được đối xử bình đẳng, cha mẹ thiếu gương mẫu và không có thời gian hoặc không quan tâm chăm sóc, giáo dục con cái, vợ chồng con cái thường xuyên xảy ra mâu thuẫn, xung đột, bạo lực gia đình gia tăng… thì gia đình khó có thể làm tốt chức năng giáo dục, các thành viên trong gia đình khó hòa thuận, hạnh phúc và đặc biệt là con cái khó có thể sống trong tình yêu thương, ấm no và hình thành nhân cách tốt.

Thực hiện chỉ đạo của Bộ VH-TT&DL về việc tổ chức Ngày Gia đình Việt Nam và Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình năm 2021, Ban Chỉ đạo công tác gia đình các cấp, các ngành đã hướng dẫn các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể căn cứ tình hình thực tế và đặc thù của cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức tuyên truyền chủ đề Ngày Gia đình Việt Nam năm 2021, thông qua các hình thức tuyên truyền cổ động trực quan… trong Tháng hành động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình với chủ đề: “Phòng chống bạo lực gia đình là trách nhiệm của các cấp, các ngành, mọi gia đình và toàn xã hội”, mọi hoạt động tuyên truyền cho Ngày Gia đình Việt Nam phải bảo đảm các chỉ đạo của Bộ Y tế về phòng, chống dịch Covid-19 đang diễn biến khó lường hiện nay.

Bên cạnh việc tuyên truyền, vận động từ các cơ quan cức năng, mỗi thành viên trong gia đình phải luôn biết quan tâm, chia sẻ và yêu thương, chăm sóc cho nhau. Ông bà, cha mẹ gương mẫu trước con cái từ lời nói đến việc làm; con cháu phải nghe lời khuyên bảo và định hình tính cách theo nền nếp, gia phong của mỗi gia đình. Mọi thành viên trong gia đình cần đề cao ý thức, trách nhiệm của mình trong việc chung tay xây dựng gia đình êm ấm, hạnh phúc. Xây dựng gia đình hạnh phúc là góp phần xây dựng xã hội phát triển.

Nguyễn Lang

Video liên quan

Chủ Đề