Yêu cầu xây dựng khu vực phòng thủ trong nội dung xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân là gì

Lễ tuyên thệ chiến sĩ mới năm 2020. Ảnh: Đặng Thạch

Đi vào chiều sâu, vững chắc

Nhiệm kỳ 2015 - 2020, Đảng ủy Quân sự tỉnh đã chủ trì phối hợp với các ngành, các cấp thực hiện tốt vai trò tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức xây dựng thế trận QPTD và KVPT ngày càng đi vào chiều sâu, vững chắc. Cơ chế lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành xây dựng thế trận QPTD, xây dựng KVPT từng bước được hoàn thiện, vận hành đồng bộ và hiệu quả.

Trong đó, tập trung tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về tầm quan trọng của việc xây dựng thế trận QPTD và KVPT vững chắc trong tình hình mới. Trọng tâm là quán triệt sâu sắc và triển khai thực hiện tốt Nghị quyết [NQ] Trung ương 8 khóa XI về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”, NQ số 28-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Tiếp tục xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành KVPT vững chắc trong tình hình mới”; Nghị định [NĐ] số 152/2007/NĐ-CP, NĐ số 02/2016/NĐ-CP, NĐ số 21/2019/NĐ-CP của Chính phủ về KVPT.

Bộ CHQS tỉnh đã tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh xây dựng Đề án “Quy hoạch thế trận quân sự KVPT tỉnh Bến Tre giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020”, hiện đang được triển khai thực hiện; Quy hoạch công trình phòng thủ tuyến ven biển giai đoạn 2017 - 2025 và những năm tiếp theo; đang trình Quân khu phê duyệt Quy hoạch công trình phòng thủ tuyến ven biển cụm điểm tựa An Thủy [Ba Tri] và Thừa Đức [Bình Đại].

Trong phát triển kinh tế - xã hội, UBND tỉnh chú trọng xây dựng các công trình lưỡng dụng như đường giao thông, cầu, cống, đê ven biển, cầu tàu, nhà kho, hầm chứa... trước là phục vụ dân sinh, sau bảo đảm tác chiến khi có tình huống. Quan tâm xây dựng lực lượng dân quân tự vệ [DQTV] thường trực, DQTV biển; lực lượng, phương tiện, tàu thuyền sẵn sàng huy động làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền các vùng biển nước nhà theo NĐ số 30/2010/NĐ-CP, NĐ số 130/2015/NĐ-CP của Chính phủ.

Chất lượng tổng hợp của lực lượng vũ trang [LLVT] tỉnh chuyển biến tích cực; tổ chức biên chế lực lượng thường trực đúng quy định; xây dựng lực lượng DQTV vững mạnh, rộng khắp, tỷ lệ đạt 1,66% so với dân số, đảng viên chiếm 25,8%; đăng ký, quản lý chặt chẽ lực lượng dự bị động viên [DBĐV], tỷ lệ biên chế các đơn vị DBĐV đạt trên 98,5%, tỷ lệ đảng viên 25,8%. Tuyển quân hàng năm đạt 100% chỉ tiêu.

Đảng ủy - Bộ CHQS tỉnh tham mưu Ban Chỉ đạo diễn tập tỉnh tổ chức thành công diễn tập KVPT cấp tỉnh năm 2016, tham gia diễn tập tác chiến phòng thủ cấp Quân khu năm 2019 đạt kết quả tốt. Trong nhiệm kỳ, diễn tập KVPT 8 huyện, thành phố, 1 huyện diễn tập phương án phòng chống lụt bão; 213 lượt xã, phường, thị trấn diễn tập theo các phương án. Phối hợp với Công an, Biên phòng thực hiện tốt quy chế phối hợp hoạt động theo NĐ số 77/2010/NĐ-CP, NĐ số 03/2019/NĐ-CP, NĐ số 133/2015/NĐ-CP của Chính phủ; chủ động, kịp thời phát hiện, xử lý có hiệu quả các tình huống, góp phần giữ vững an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, bảo vệ an toàn các ngày lễ, Tết, các sự kiện chính trị của đất nước và địa phương.

Nhiệm vụ nhiệm kỳ 2020 - 2025

Để tạo nền tảng bảo vệ vững chắc Tổ quốc “từ sớm, từ xa, từ lúc nước chưa nguy”, đòi hỏi phải xây dựng thế trận QPTD, xây dựng KVPT tỉnh vững chắc, đi vào chiều sâu, bằng các giải pháp quyết liệt, đồng bộ, trong đó chú trọng thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau:

Khối 03 Đại đội duyệt đội ngũ trong lễ ra quân huấn luyện 2019. Ảnh: Đặng Thạch

Thứ nhất, tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, đoàn thể chính trị - xã hội và toàn dân về nhiệm vụ xây dựng thế trận QPTD và KVPT trong tình hình mới. Trong đó, tập trung nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, giáo dục kiến thức quốc phòng và an ninh, làm cho toàn dân, trước hết là cấp ủy, chính quyền, cán bộ, đảng viên nhận thức sâu sắc, đầy đủ quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước, trọng tâm là NQ số 28-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa X, NĐ số 21/2019/NĐ-CP của Chính phủ và văn bản của các cấp về xây dựng KVPT, xây dựng thế trận QPTD.

Vận dụng đa dạng các hình thức, phương pháp tuyên truyền, nhất là cấp cơ sở; đẩy mạnh tuyên truyền kết quả đạt được, những kinh nghiệm, mô hình hiệu quả, điển hình tiên tiến. Quá trình triển khai thực hiện cần kiên quyết đấu tranh với tư tưởng, nhận thức lệch lạc, chủ quan, mất cảnh giác, tuyệt đối hóa kinh tế, xem nhẹ quốc phòng, an ninh; đồng thời vạch trần, đấu tranh có hiệu quả luận điệu xuyên tạc, chống phá của các thế lực thù địch, nhất là trên không gian mạng.

Thứ hai, tăng cường hiệu quả lãnh đạo của các cấp ủy đảng, sự điều hành, quản lý của chính quyền đối với nhiệm vụ xây dựng thế trận QPTD và KVPT. Đây là nguyên tắc, là vấn đề quan trọng hàng đầu, nhân tố quyết định, đảm bảo cho việc xây dựng thế trận QPTD và KVPT đúng hướng, đạt mục tiêu, yêu cầu đề ra. Giữ vững nguyên tắc Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp, về mọi mặt nhiệm vụ quốc phòng, an ninh. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chương trình hành động số 28-CTr/TU của Tỉnh ủy về thực hiện NQ số 28 của Bộ Chính trị khóa X về KVPT, Chương trình hành động số 34-CTr/TU của Tỉnh ủy về thực hiện NQ Trung ương 8 khóa XI về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tạo bước đột phá trong xây dựng KVPT và xây dựng thế trận QPTD, nhất là xây dựng cơ sở chính trị, củng cố “thế trận lòng dân”, tăng cường xây dựng tiềm lực kinh tế, tiềm lực chính trị tinh thần, thế trận quân sự trên các địa bàn trọng điểm.

Thứ ba, quán triệt, đẩy mạnh thực hiện chủ trương tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, gắn với tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh. Trong đó, ưu tiên phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn, lĩnh vực có tiềm năng, thế mạnh của tỉnh; đầu tư cơ sở hạ tầng theo hướng hiện đại, lưỡng dụng; thực hiện phân vùng, quy hoạch khu, cụm công nghiệp gắn với quy hoạch tổng thể bố trí quốc phòng, quy hoạch thế trận quân sự trong KVPT tỉnh gắn với thế trận phòng thủ Quân khu.

Thứ tư, phát huy vai trò nòng cốt của LLVT trong xây dựng thế trận QPTD và KVPT. Chăm lo xây dựng LLVT tỉnh có chất lượng tổng hợp và sức chiến đấu cao, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Tiếp tục phát huy chức năng “đội quân công tác”, tích cực thực hiện công tác dân vận, tham gia xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở, giúp dân xóa đói, giảm nghèo, phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh; đẩy mạnh xây dựng phát triển kinh tế gắn với quốc phòng nhằm xây dựng thế trận QPTD, “thế trận lòng dân” vững chắc. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động phối hợp giữa các lực lượng trên địa bàn theo NĐ số 02/2020/NĐ-CP, NĐ số 03/2019/NĐ-CP của Chính phủ; chủ động nắm, dự báo chính xác tình hình, tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các cấp có đối sách xử lý phù hợp, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống.

Thứ năm, quan tâm xây dựng các thành phần thế trận, tiềm lực của KVPT cấp tỉnh, huyện, lấy phát triển kinh tế - xã hội là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt, xây dựng thế trận lòng dân làm nền tảng. Thường xuyên đổi mới nội dung, phương pháp, nâng cao chất lượng bồi dưỡng, tập huấn, huấn luyện, diễn tập sát với từng đối tượng. Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục pháp luật, xây dựng bản lĩnh chính trị vững vàng, sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Xây dựng lực lượng DBĐV, DQTV đúng luật định, trong sạch về tổ chức, bảo đảm tin cậy về chính trị. Thường xuyên làm tốt công tác phúc tra, đăng ký, quản lý sẵn sàng huy động nhân lực, tàu thuyền tham gia bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền các vùng biển nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo NĐ số 30, NĐ số 130 của Chính phủ.

Thứ sáu, thường xuyên củng cố, kiện toàn các tổ chức chỉ huy, tổ chức quần chúng trong LLVT và các tổ chức nòng cốt ở địa phương như: Hội đồng bảo vệ an ninh trật tự, tổ nhân dân tự quản, đội dân phòng, tổ công nhân tự quản... thực hiện tốt chức năng tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các cấp trong xây dựng thế trận QPTD, thế trận an ninh nhân dân và thế trận biên phòng toàn dân trong KVPT. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác bồi dưỡng, giáo dục, phổ biến kiến thức  quốc phòng và an ninh cho các đối tượng, tạo chuyển biển về nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, cả hệ thống chính trị và toàn dân, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng và an ninh trong tình hình mới.

Kết quả trong xây dựng thế trận QPTD và KVPT nhiệm kỳ qua đã khẳng định chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước, sự nỗ lực và quyết tâm chính trị rất cao của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện; sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị và nhân dân trong thực hiện các chủ trương của Đảng, Nhà nước; tạo nên thế và lực mới trong xây dựng nền QPTD, thế trận QPTD gắn với thế trận an ninh nhân dân của tỉnh nhà, góp phần làm thất bại âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội.

Đại tá Lê Văn Hùng - Chính ủy Bộ CHQS tỉnh

ND- Củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia là nhiệm vụ trọng yếu thường xuyên của Ðảng, Nhà nước và nhân dân ta trong giai đoạn hiện nay.

Nền quốc phòng nước ta là nền quốc phòng toàn dân, toàn diện, độc lập tự chủ, tự lực tự cường và ngày càng hiện đại, là nền quốc phòng của dân, do dân và vì dân. Xây dựng nền quốc phòng toàn dân là nội dung cơ bản của chiến lược bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới.

Ngày nay, trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và xu thế toàn cầu hóa kinh tế; những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới; sự xuất hiện loại hình chiến tranh mới, chiến tranh sử dụng vũ khí công nghệ cao; sự chống phá cách mạng Việt Nam của các thế lực thù địch bằng chiến lược "diễn biến hòa bình" kết hợp với bạo loạn lật đổ đã và đang đặt ra nhiều vấn đề mới đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta. Trong điều kiện đó, "tính linh hoạt" của nền quốc phòng toàn dân trở nên rất cao, nhiệm vụ quốc phòng đượcmở rộng. Nền quốc phòng toàn dân nước ta vừa phải có khả năng ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu, hành động phá hoại của các thế lực thù địch, vừa phải giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời phải có đủ sức mạnh ngăn chặn, đẩy lùi mọi nguy cơ chiến tranh, đáp ứng mọi yêu cầu của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

Xây dựng nền quốc phòng toàn dân là xây dựng cả lực lượng và thế trận; xây dựng tiềm lực mọi mặt, đặc biệt là tiềm lực chính trị - tinh thần; phát huy sức mạnh tổng hợp về chính trị, tư tưởng, kinh tế, xã hội, văn hóa, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, trong đó xây dựng thế trận có tầm quan trọng đặc biệt. Thế trận quốc phòng toàn dân trong tình hình mới phải đáp ứng yêu cầu: Khi chưa xảy ra chiến tranh thì toàn dân hăng hái lao động sản xuất, mọi công dân đều có trách nhiệm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; khi chiến tranh xảy ra thì thực hiện chiến tranh nhân dân "cả nước một lòng, toàn dân đánh giặc", tạo ra những "tấm lưới sắt", "bức thành đồng", "thiên la địa võng" bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Ðó là sức mạnh vô địch của nhân dân ta trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân trong tình hình mới đang tập trung thực hiện tốt những vấn đề cơ bản sau:

Một là, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân kết hợp chặt chẽ với thế trận an ninh nhân dân trong thế trận chung bảo vệ Tổ quốc.

Trước sự phát triển của nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, quốc phòng và an ninh của nước ta ngày càng quan hệ chặt chẽ, không tách rời nhau. Sự kết hợp giữa quốc phòng và an ninh là sự gắn kết giữa hai lĩnh vực cơ bản trong thực hiện cùng một mục tiêu bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

Tại Hội nghị T.Ư 8 [khóa IX], Ðảng ta nhấn mạnh: "Củng cố và hoàn thiện nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân và thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân trên từng địa bàn tỉnh, thành phố, đặc biệt là trên các địa bàn chiến lược; xây dựng các khu vực phòng thủ vững chắc" [1]. Ðại hội X của Ðảng khẳng định: "Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân kết hợp chặt chẽ với thế trận an ninh nhân dân"[2]. Cần tiếp tục quán triệt sâu sắc quan điểm trên của Ðảng trong xây dựng thế trận quốc phòng bảo vệ Tổ quốc.

Xây dựng thế trận bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa phải bảo đảm sự thống nhất và kết hợp hài hòa, chặt chẽ giữa thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân và các hoạt động đối ngoại nâng cao vị thế đất nước trên trường quốc tế. Sự kết hợp đó phải bảo đảm sử dụng có hiệu quả mọi lực lượng vật chất và tinh thần, cả con người và trang bị, nhằm hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, đồng thời phải phù hợp tính chất đặc thù của từng lĩnh vực hoạt động. Sự kết hợp đó không chỉ thực hiện ở tầm vĩ mô, mà còn phải triển khai cụ thể và thực hiện tốt ở từng địa phương, cơ sở. Phải phát huy tốt vai trò nòng cốt của quân đội và công an trong xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân kết hợp với thế trận an ninh nhân dân bảo vệ Tổ quốc.

Hai là, xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh [thành phố] - nền tảng của thế trận quốc phòng toàn dân.

Khu vực phòng thủ tỉnh [thành phố] là một "tổ chức quốc phòng - an ninh ở địa phương, được xây dựng trên địa bàn lãnh thổ cấp tỉnh [thành phố trực thuộc Trung ương], huyện [quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh]. Ðó là một bộ phận hợp thành, là nền tảng của thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân cả nước. Ðược xây dựng vững mạnh về mọi mặt theo kế hoạch chung, thống nhất; nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp tại chỗ, độc lập, tự lực ngăn chặn và đối phó hiệu quả mọi tình huống cả thời bình, thời chiến để bảo vệ lãnh thổ, bảo vệ chế độ, bảo vệ công cuộc xây dựng hòa bình của nhân dân, bảo vệ tiềm lực mọi mặt của địa phương; hoạt động theo cơ chế lãnh đạo, quản lý, điều hành và chỉ huy thống nhất"[3]. Xây dựng khu vực phòng thủ là xây dựng tỉnh [thành phố] vững mạnh không chỉ về quốc phòng, an ninh mà còn cả về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa. Khu vực phòng thủ vừa phải bảo đảm yêu cầu bảo vệ và tác chiến trên địa bàn toàn tỉnh [thành phố], vừa nằm trong thế trận liên hoàn phòng thủ quốc gia, góp phần củng cố thế trận quốc phòng toàn dân của đất nước, bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong mọi tình huống.

Trong tình hình mới, cần tập trung sức xây dựng các "trụ cột" cơ bản của khu vực phòng thủ: chính trị - tinh thần, kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh. Xây dựng hệ thống chính trị là một nội dung cốt lõi của việc xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh [thành phố]. Sự vững chắc của khu vực phòng thủ tỉnh [thành phố] được quyết định bởi sự vững mạnh của hệ thống chính trị, đặc biệt đối với các cấp ủy đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở. Cấp ủy và chính quyền các cấp không chỉ lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội; mà còn lãnh đạo, chỉ đạo công tác quốc phòng, an ninh trong khu vực phòng thủ. Ðể đáp ứng nhiệm vụ đó, cần tập trung sức xây dựng và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị; đặc biệt chăm lo xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh, xây dựng hệ thống chính quyền các cấp vững mạnh toàn diện. Ðây là vấn đề rất cơ bản để bảo đảm hệ thống chính trị đủ sức thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo, tổ chức xây dựng tỉnh [thành phố] thành khu vực phòng thủ vững chắc.

Kinh tế - xã hội là cốt "vật chất" bảo đảm sự vững chắc của khu vực phòng thủ. Không có cơ sở kinh tế vững mạnh, hoặc sự phát triển kinh tế không đúng định hướng, gây ra những xáo động về xã hội thì cũng không thể xây dựng được khu vực phòng thủ vững chắc. Việc kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với củng cố quốc phòng, an ninh là nội dung đặc biệt quan trọng trong xây dựng tiềm lực và thế trận quốc phòng, an ninh của khu vực phòng thủ. Ðiều đó đòi hỏi trong phát triển kinh tế phải tính đến nhu cầu quốc phòng, an ninh và phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ quốc phòng, an ninh; việc bố trí, quy hoạch phát triển kinh tế phải trên cơ sở xây dựng thế trận quốc phòng, an ninh vững chắc trên địa bàn.

Ba là, xây dựng cơ sở chính trị - xã hội, "thế trận lòng dân" - nền tảng phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc.

Xây dựng cơ sở chính trị - xã hội của nền quốc phòng toàn dân đòi hỏi phải tạo dựng được "thế trận lòng dân" vững chắc. Ðại hội IX của Ðảng nhấn mạnh: "Xây dựng cơ sở chính trị - xã hội, thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân; coi trọng xây dựng thế trận trên các địa bàn chiến lược trọng yếu" [4]. Ðại hội X xác định rõ: "Xây dựng "thế trận lòng dân" làm nền tảng phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc" [5]. Thực chất xây dựng "thế trận lòng dân" là khơi dậy, quy tụ và phát huy chính trị - tinh thần của mọi tầng lớp nhân dân trong thế trận quốc phòng - an ninh chung.

Ðây là nét đặc sắc trong nghệ thuật giữ nước, chống ngoại xâm của dân tộc, phản ánh sâu sắc bản chất và sức mạnh của nền quốc phòng toàn dân nước ta trong thời kỳ mới; ngăn chặn những hành động phá hoại, những mưu toan thôn tính, xâm lược từ bên ngoài. Tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, củng cố mối quan hệ giữa Ðảng với nhân dân, củng cố lòng tin của nhân dân đối với Ðảng, Nhà nước và chế độ là yêu cầu và biện pháp quan trọng của chiến lược xây dựng quốc phòng trong tình hình mới.

Hiện nay, tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, tệ quan liêu, tham nhũng... đang là vấn đề nhức nhối. Do đó, vấn đề chống quan liêu, tham nhũng, khắc phục tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên cần được xem xét như là một yêu cầu, giải pháp đặc biệt quan trọng của việc xây dựng "thế trận lòng dân", nâng cao khả năng quốc phòng. Theo đó, trong những năm tới, chúng ta "phải dành nhiều công sức tạo được sự chuyển biến rõ rệt về xây dựng Ðảng, phát huy truyền thống cách mạng, bản chất giai cấp công nhân và tính tiền phong của Ðảng; xây dựng Ðảng thật sự trong sạch, vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức, đoàn kết nhất trí cao, gắn bó mật thiết với nhân dân, có phương thức lãnh đạo khoa học, có đội ngũ cán bộ, đảng viên đủ phẩm chất và năng lực. Ðây là nhiệm vụ then chốt, có ý nghĩa sống còn đối với Ðảng và sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta" [6].

Cần thấy rõ tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ Ðảng và xây dựng Ðảng đối với sự nghiệp củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc. Xây dựng Ðảng trong sạch, vững mạnh, ngang tầm với nhiệm vụ là đòi hỏi bức thiết của tình hình, là mục tiêu, nhiệm vụ của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc; đến lượt mình, Ðảng lại là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ðó là mối quan hệ biện chứng thống nhất, cùng vận động chi phối quá trình phát triển của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Bốn là, xây dựng các khu kinh tế - quốc phòng, các khu quốc phòng - kinh tế - nội dung quan trọng trong xây dựng thế trận quốc phòng.

Xây dựng các khu kinh tế - quốc phòng, quốc phòng - kinh tế là nội dung quan trọng trong xây dựng thế trận quốc phòng bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Các khu kinh tế - quốc phòng, quốc phòng - kinh tế vừa có vị trí quan trọng trong thế trận quốc phòng ở vùng sâu, vùng xa, nơi biên giới, ven biển, vừa có ý nghĩa chiến lược đối với thế trận quốc phòng chung của cả nước. Xây dựng các khu kinh tế - quốc phòng, quốc phòng - kinh tế vững mạnh về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội là tạo nên thế trận quốc phòng toàn dân và "phên dậu" bảo vệ Tổ quốc ở vùng sâu, vùng xa, nơi biên giới, biển đảo. Ðây là một nhiệm vụ mới và đang trong quá trình phát triển. Ðến nay, chúng ta đã xây dựng được hệ thống các khu kinh tế - quốc phòng, quốc phòng - kinh tế mang lại những hiệu quả to lớn về kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh trên các vùng trọng yếu, địa bàn chiến lược, biên giới, biển đảo, góp phần quan trọng củng cố thế trận quốc phòng toàn dân, bảo vệ Tổ quốc.

TRONG thời gian tới, cần "Tiếp tục phát triển các khu kinh tế - quốc phòng, xây dựng các khu quốc phòng - kinh tế với mục tiêu tăng cường quốc phòng - an ninh là chủ yếu, tập trung vào các địa bàn trọng điểm chiến lược và các khu vực nhạy cảm trên biên giới đất liền, biển đảo" [7]. Ðể thực hiện chủ trương này, vấn đề quan trọng là cần thực hiện tốt hơn nữa các chính sách, chế độ đối với lực lượng vũ trang làm nhiệm vụ ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, biên giới, biển đảo; chú ý chế độ phụ cấp ưu đãi, chế độ luân chuyển công tác. Thực hiện các chính sách, chế độ tạo điều kiện cho cán bộ, chiến sĩ có thể yên tâm gắn bó với đơn vị lâu dài, lập gia đình, định cư và sinh sống ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, góp phần tạo nên các khu dân cư dọc biên giới, gắn phát triển kinh tế - xã hội với củng cố quốc phòng - an ninh, xây dựng "phên dậu" vững chắc bảo vệ Tổ quốc.

-------------
[1] Tài liệu học tập Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Ðảng khóa IX, Nxb CTQG, H.2003, tr.56.

[2] Ðảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb CTQG, H.2006, tr.110.

[3] Tổng cục Chính trị, CTÐ và CTCT trong công tác quân sự, quốc phòng, Giáo trình đào tạo cán bộ chính trị cấp chiến thuật - chiến dịch, Nxb QÐND, H.2003, tr.265.

[4] Ðảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb CTQG, H.2001, tr.118.

[5] Ðảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb CTQG, H.2006, tr.109, 110.

[6] Ðảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb CTQG, H.2006, tr.130.

[7] Ðảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb CTQG, H.2006, tr.110.

Ðại tá, PGS, TS NGUYỄN MẠNH HƯỞNG [Viện KHXHNVQS -

Video liên quan

Chủ Đề