Tham số là gì PHP

Hàm [hay function] bao gồm một hoặc nhiều câu lệnh được nhóm lại với nhau và có thể được sử dụng lặp đi lặp lại nhiều lần trong chương trình.

Hàm trong PHP

Khai Báo Hàm

Trong PHP, hàm được khai báo sử dụng từ khoá function và tên của hàm. Cú pháp khai báo hàm trong PHP như sau:

function functionName[] { // logic bên trong hàm }

Ví dụ dưới đây khai báo hàm với tên sayHello:

Khai Báo Hàm Trong PHP

Tên Hàm

Tên hàm hợp lệ bắt đầu bằng một chữ cái hoặc dấu gạch dưới, theo sau là bất kỳ số lượng chữ cái, số hoặc dấu gạch dưới.

Ví dụ:

  • Tên hàm hợp lệ: say_hello, say_hello1, _say_Hello, say_hello_, sayHello...
  • Tên hàm không hợp lệ: 1say_hello, 1_sayHello, 1_say*hello, 1_say$hello không hợp lệ do tên hàm bắt đầu bởi một chữ số hoặc chứa ký tự không hợp lệ.

Gọi Hàm

Sau khi khai báo hàm thì để thực thi logic code đặt bên trong hàm thì chúng ta cần thực hiện việc gọi hàm.

Ở ví dụ dưới đây gọi hàm say_hello[];

say_hello[]

Gọi Hàm trong PHP

Tham Số Của Hàm

Trong PHP chúng ta có thể khai báo hàm có tham số hoặc không có tham số. Các tham số đóng vai trò là các biến sử dụng bên trong hàm và chúng ta có thể truyền dữ liệu đầu cho các biến này khi gọi hàm.

Ví dụ dưới đây khai báo hàm sayHello[] không có tham số:

Khai Báo Hàm Không Có Tham Số trong PHP

Ví dụ dưới đây khai báo hàm say_hello[] với 1 tham số đầu vào là $name:

Khai Báo Hàm Có Tham Số trong PHP

Khi gọi hàm được khai báo với tham số chúng ta cần truyền giá trị vào cho các tham số này:

say_hello["PHP"]; say_hello["JavaScript"];

Ở trên các giá trị ban đầu truyền vào cho tham số $name khi gọi hàm say_hello[] như "PHP" hay "JavaScript" được gọi là các đối số.

PHP không giới hạn số lần một hàm được gọi. Bạn có thể gọi hàm lặp đi lặp lại với số lần tuỳ ý.

Chúng ta cũng có thể định nghĩa hàm với nhiều đối số khác nhau:

Khai Báo Hàm Với Nhiều Đối Số trong PHP

Đối Số Mặc Định

Khi khai báo hàm với tham số, chúng ta có thể quy định một giá trị mặc định truyền vào cho các tham số của hàm đó. Các giá trị này còn được gọi là đối số mặc định:

Đối Số Mặc Định trong PHP

Giá Trị Trả Về Của Hàm

Hàm có thể trả về một giá trị khi được gọi. Để khai báo một hàm với giá trị trả về chúng ta sử dụng từ khoá return:

Giá Trị Trả Về Của Hàm

Bên cạnh cách thông tin đấy lên server qua form chúng ta cũng sử dụng url làm phương tiện rất hữu hiệu để truyền các tham số cần thiết không cần qua form. 

Việc sử dụng tham số trên URL thường giúp chúng ta sử dụng để đẩy các thông tin cần đều hướng và xử lý trong hệ thống của chúng ta. 

Ví dụ chúng ta cần thực hiện hành động edit một bài viết ta có thể đẩy lên url theo đường link như sau

yourdomain.com?mod=post&view=edit&id=10

Giải thích: Trong url trên ta đẩy lên 3 tham số

- mod: Module xử lý

- view: View xử lý

- id: ID bài viết cần xử lý

CÁCH XÂY DỰNG URL CÓ CHỨA THAM SỐ

yourdomain.com?mod=course&view=main
  • Chuổi các tham số bắt đầu sau dấu ?   phía sau file xử lý
  • Các cặp thông tin ở dạng key=value và kết nối với nhau bởi ký tự 
  • Tổng thông tin các tham số truyền lên có độ dài được hỗ trợ 2000 ký tự &

CÁCH LẤY DỮ LIỆU THAM SỐ URL

  • Để lấy giá trị của các tham số trên URL ta sử dụng biến $_GET
  • Khi URL có tham số thì thông tin của các cặp tham số được gửi vào mảng hệ thống $_GET

 

Ghi nhớ

  • Truyền dữ liệu qua tham số url giúp ta xây dựng hệ thống điều hướng và xử lý chức năng trong website
  • Biến $_GET là phương tiện giúp chúng ta lấy các tham số từ Url

//hocweb123.com/truyen-tham-so-qua-url-trong-php.html

Hàm là một khái niệm dùng để dịnh nghĩa một chức năng nào đấy trong PHP mà do người lập trình tạo nên -    Chúng ta có thể tự tạo hàm cho riêng mình -    Hàm có thể sử dụng lặp lại nhiều lần trong chương trình

-    Hàm được thực thi khi chúng ta thực hiện lệnh gọi hàm

-   Tham số hàm có thể là bất kỳ kiểu dữ liệu nào trong php: string, float, interger, array, object

Cú pháp

Để khai báo hàm các bạn làm như sau

function myFunction[$thamSo]{  // Xử lý chức năng trong Hàm  }

Trong đó:

- function  là từ khóa định nghĩa hàm

- myFunction  là tên hàm của bạn

- $thamSo  là tham số đầu vào của hàm. Có thể có một hoặc nhiều hoặc không có tham số nào

- Phần nội dung của Hàm được nằm trong cặp dấu {…}

Tham số hàm

-    Khi thực hiện một chức năng nào đấy nhiều khi chúng ta cần những giá trị đầu vào đó chính là tham số hàm. -    Hàm có thể có nhiều hoặc không có tham số nào

-    Khai báo tham số Hàm

function myFunction[]{  // Xử lý chức năng trong Hàm } function myFunction2[$thamSo]{  // Xử lý chức năng trong Hàm } function myFunction3[$thamSo1, $thamSo2]{  // Xử lý chức năng trong Hàm }

Nếu hàm có nhiều hơn 2 tham số các bạn vui lòng mỗi tham số cách nhau mỗi dấu ,

Giá trị trả về của hàm

- Hàm sinh ra để thực hiện một chức năng nào đấy, sau khi thực hiện xong cần trả về kết quả theo ý đồ của người tạo hàm +   Hàm không có giá trị trả về: Kết quả thực thi được hiển thị ngay trong hàm[Thông qua câu lệnh hiển thị]

+   Hàm có giá trị trả về: Sau khi thực hiện xong hàm thì hàm sẽ được trả về một giá trị nào đấy thông qua câu lệnh return được đặt ở trong hàm

function myFunction[]{  // Xử lý chức năng trong Hàm echo $giaTri; } function myFunction1[$thamso]{  // Xử lý chức năng trong Hàm return $giaTri; }

Cách họi hàm

Để gọi hàm bạn vui lòng viết tên hàm kèm tham số [nếu có] và kết thúc bằng dấu ;

Đối với hàm có giá trị trẻ về bạn cần sử dụng biến gán lại giá trị trả về sau khi gọi hàm để sử dụng về sau

Khi đấy $myValue sẽ chứa giá trị mà hàm myFunction[$thamso]; trả về

Kết luận

Ở bài này chúng ta đã nắm được hàm trong PHP là gì, cách viết, cách gọi, cũng nhưng tham số hàm, giá trị trả về. Đây chính là những quy tắc mình cần phải nắm trước khi xây dựng các chức năng tùy ý theo mục đích của mình.

//hocweb123.com/khai-niem-va-cach-su-dung-ham-trong-php.html

- Hàm là một tập hợp gồm nhiều câu lệnh, các câu lệnh được sắp xếp theo một thứ tự xác định để xây dựng thành một chức năng cụ thể, mỗi hàm sẽ có một cái tên.

- Đoạn mã bên dưới dùng để khai báo một hàm có tên là GioiThieuBanThan, hàm này gồm có ba câu lệnh với chức năng là hiển thị một câu giới thiệu về bản thân.

- Một hàm sẽ không tự động thực thi, nó chỉ được thực thi khi được “gọi tên”.

- Trong đoạn mã bên dưới, câu lệnh ở dòng thứ bảy dùng để gọi hàm GioiThieuBanThan thực thi.

- Lưu ý: Một hàm có thể được gọi nhiều lần [hay nói cách khác là không giới hạn số lần gọi hàm]

- Hàm GioiThieuBanThan bên dưới được gọi đến ba lần.

Phân loại hàm

- Trong PHP, hàm được chia làm hai loại: “Hàm không có tham số” và “Hàm có tham số”.

- Hàm không có tham số là loại hàm khi được thực thi sẽ luôn cho ra cùng một kết quả [tức là kết quả không đổi]

- Hàm GioiThieuBanThan bên dưới là một hàm không có tham số, kết quả thực thi của nó sẽ luôn luôn là hiển thị dòng chữ “Tôi tên là Nguyễn Thành Nhân sinh năm 1993”

- Hàm có tham số là loại hàm mà khi gọi thực thi, ta phải truyền giá trị cho nó. Tùy vào giá trị được truyền mà hàm sẽ thực thi và cho ra kết quả khác nhau.

- Hàm GioiThieuBanThan bên dưới có hai tham số là name & year, chức năng của nó là hiển thị lên màn hình một câu với nội dung có cấu trúc là: “Tôi tên là giá trị của tham số name sinh năm giá trị của tham số year

- Trong lần gọi hàm đầu tiên, tham số name được truyền giá trị là “Trình Giảo Kim”, tham số year được truyền giá trị là “1993”, nên kết quả thực thi của nó sẽ là hiển thị câu “Tôi tên là Trình Giảo Kim sinh năm 1993”

Cách khai báo & gọi một hàm loại “không có tham số”

- Để tạo [khai báo] một hàm thuộc thoại không có tham số thì ta sử dụng cú pháp như sau:

function TênHàm[]{ //Some code }

- Để gọi một hàm thuộc loại không có tham số, ta sử dụng cú pháp:

TênHàm[];

Cách khai báo & gọi một hàm loại “có tham số”

- Để khai báo một hàm thuộc thoại có tham số, ta sử dụng cú pháp như sau:

function TênHàm[tham số 1, tham số 2, tham số 3]{ //Some code }

- Tham số có ý nghĩa tương tự như biến, nhưng nó chỉ có thể sử dụng bên trong hàm mà nó được khai báo.

- Đối với hàm có tham số, khi gọi hàm ta phải truyền giá trị cho các tham số [hành động này cũng tương tự như việc gán giá trị cho biến]

- Lưu ý: Chúng ta có thể gán giá trị mặc định cho các tham số trong lúc khai báo. Khi gọi hàm, nếu ta không truyền giá trị cho các tham số thì các tham số sẽ nhận những giá trị mặc định này.

Lệnh return

- Lệnh return dùng để trả về cho hàm một giá trị [sau khi hàm thực thi xong, hàm sẽ có một giá trị, lúc đó nó có thể được sử dụng giống như một biến]

- Lưu ý: Trong một hàm, sau khi thực thi xong lệnh return thì hàm sẽ kết thúc [tức là những câu lệnh nằm phía sau lệnh return sẽ không được thực thi]. Cho nên trong một hàm, lệnh return cần phải được đặt ở vị trí cuối cùng.

Video liên quan

Chủ Đề