10k bằng bao nhiêu ôm?

Hầu hết các giá trị điện trở dán được biểu thị bằng mã gồm 3 chữ số hoặc 4 chữ số - tương đương số của mã màu quen thuộc.

Điện trở SMD tiêu chuẩn được thể hiện bằng mã 3 chữ số. Hai số đầu tiên sẽ cho biết giá trị thông dụng, và số thứ ba số mũ của mười, có nghĩa là hai chữ số đầu tiên sẽ nhân với số mũ của 10. Điện trở dưới 10Ω không có hệ số nhân, ký tự 'R' được sử dụng để chỉ vị trí của dấu thập phân.

Ví dụ mã gồm 3 chữ số:

220 = 22 x 10^0=22Ω

471 = 47 x 10^1=470Ω

102 = 10 x 10^2=1000Ω hoặc 1kΩ

3R3 = 3,3Ω

Mã 4 chữ số tương tự như mã ba chữ số trước đó, sự khác biệt duy nhất là ba chữ số đầu tiên sẽ cho chúng ta biết giá trị của trở, và số thứ tư là số mũ của 10 hay có thể hiểu có bao nhiêu số 0 để thêm phía sau 3 chữ số đầu tiên. Điện trở dưới 100Ω được biểu thị thêm chữ 'R', cho biết vị trí của dấu thập phân.

Ví dụ mã gồm 4 chữ số:

4700 = 470 x 10^0= 470Ω

2001 = 200 x 10^1= 2000Ω hoặc 2kΩ

1002 = 100 x 10^2 = 10000Ω hoặc 10kΩ

15R0 = 15.0Ω

Gần đây, một hệ thống mã hóa mới [EIA-96] đã xuất hiện trên điện trở SMD 1%. Nó bao gồm một mã gồm ba ký tự: 2 số đầu tiên sẽ cho chúng ta biết giá trị điện trở [xem bảng tra cứu bên dưới] và ký tự thứ ba [một chữ cái] sẽ cho biết số nhân.

Ví dụ về mã EIA-96:

01Y = 100 x 0,01 = 1Ω
68X = 499 x 0,1 = 49,9Ω
76X = 604 x 0,1 = 60,4Ω
01A = 100 x 1 = 100Ω
29B = 196 x 10 = 1,96kΩ
01C = 100 x 100 = 10kΩ

Ghi chú:

  • Điện trở dán được kí hiệu bằng mã 3 chữ số và dấu gạch ngang ngay dưới một trong các chữ số biểu thị thay cho R [dấu thập phân]. Ví dụ: 122= 1,2kΩ 1%. Một số nhà sản xuất gạch dưới cả ba chữ số - đừng nhầm lẫn điều này.

  • Khi ta thấy trên điện trở dán có kí hiệu M, đó là biểu thị cho giá trị milli Ôm .Ví dụ: 1M50 = 1,50mΩ, 2M2 = 2,2mΩ.

  • Kí hiệu hiển thị giá trị của điện trở SMD cũng có thể được đánh dấu bằng một thanh dài trên đầu [1m5= 1.5mΩ, R001 = 1mΩ, vv] hoặc một thanh dài dưới mã [101= 0.101Ω, 047 = 0.047Ω]. Gạch chân được sử dụng thay thế cho “R” do không gian hạn chế trên thân của điện trở. Vì vậy, ví dụ, R068 trở thành 068 = 0,068Ω [68mΩ].

    Biến trở là một linh kiện dùng để làm chiết áp, trong tiếng Anh gọi là Potentiometer. Biến trở bản chất là một điện trở có thể thay đổi được giá trị điện trở. Chúng ta cùng tìm hiểu xem biến trở dùng để làm gì và ứng dụng của biến trở trong đời sống cũng như biến trở điện trở dùng trong kĩ thuật.

    • Gateway Profinet cho PLC Siemens
    • Hướng dẫn kết nối modbus TCP-IP với Modbus Poll
    • Bí Quyết Chọn Cảm Biến Đo Chiều Dài Mà Bạn Nên Biết
    • Bạn Muốn Đo Nhiệt Độ Một Cách Chính Xác Và Dễ Dàng
    • Bộ Chuyển Đổi Digital Sang Ethernet R-32DIDO

    Tóm Tắt Nội Dung

    • Biến trở là gì ?
      • Ký hiệu biến trở
      • Cấu tạo biến trở
      • Biến trở con chạy
    • Biến trở dùng để làm gì
      • Biến trở 6 chân
      • Biến trở 3 chân dùng trong dân dụng
      • Biến trở điện trở dùng trong kĩ thuật
    • Cách đo biến trở 3 chân
      • Bài viết liên quan

    Biến trở là gì ?

    Biến trở là một linh kiện dùng để thay đổi được giá trị điện trở của mình từ mức min cho tới mức max. Biến trở 10K điều đó có nghĩa rằng đây là một biến trở con chạy có thể thay đổi giá trị điện trở từ 0-10k ohm [ kí lô ohm ].

    Các loại biến trở thông dụng :

    • Biến trở tay quay.
    • Biến trở con chạy.
    • Biến trở than.
    • Biến trở dây quấn

    Ký hiệu biến trở

    Ký hiệu biến trở trong sơ đồ mạch điện

    Từ ngày ngồi trên ghế nhà trường chúng ta đã được học và nghe nói nhiều tới biến trở. Tất nhiên khi nhìn vào các ký hiệu chúng ta cũng biết nó một con biến trở.

    Ký hiệu biến trở gồm 3 chân : 2 chân hai bên và một chân chạy. Biến trở 3 chân trong đó :

    • Chân chạy chính là chân giữa, khi xoay biến trở giá trị biến trở giữa chân giữa và chân còn lại sẽ thay đổi giá trị điện trở theo
    • Hai chân biên chính là giá trị của biến trở. Dù có xoay biến trở thế nào thì hai chân này cũng giữ nguyên một giá trị điện trở cố định.

    Biến trở volume hay biến trở núm xoay là một tên gọi dể nhớ khi sử dụng làm núm xoay điều khiển lớn nhỏ của các amply karaoke khuếch đại âm thanh.

    Cấu tạo biến trở

    Cấu tạo bên trong của một con biến trở

    Biến trở cấu tạo có 3 chân. Trong đó hai chân ngoài là một thanh điện trở có giá trị cố định. Khi xoay trục [ núm vặn ] của biến trở giá trị của biến trở sẽ thay đổi từ mức min tới mức max.

    Vd : biến trở 50K thì khi đo biến trở sẽ có các giá trị tương ứng

    • Hai chân 1 và 3 sẽ có giá trị 50 Kí lô ohm
    • Tại mức nhỏ nhất : đo chân 1 và 2 sẽ là 0 [ không ] ohm
    • Khi xoay biến trở thì giá trị giữa chân 1 và 2 tăng dần.
    • Vị trí 30% của biến trở thì chân 1 và 2 đo được 12.5K ohm và 2 với 3 sẽ đo được 37.5 K ohm
    • Tại vị trí 50% của biến trở thì chân 2 với 3 và 2 với 1 cùng đo được 25K ohm.
    • Tại vị trí 75% biến trở thì chân 1 với 2 đo được 37.5 K ohm và chân 2 với 3 đo được 12.5 K ohm

    Chúng ta thấy rằng tổng giá trị điện trở giữa 2 : 1 với 2 và 2 với 3 luôn bằng 1 với 3.

    Biến trở con chạy

    Biến trở con chạy được sử dụng trong giảng dạy tại lớp 9 và 11

    Biến trở con chạy được sử dụng trong thực hành vật lý lớp 9 hay lớp 11 để giúp học sinh hiểu rõ hơn về cách biến trở hoạt động. Khi xoay núm vặn màu đỏ ở trên thì con chạy bằng kim loại ở giữa tiếp xúc với cuộn dây bên dưới sẽ dịch chuyển con chạy của biến trở.

    Nếu cuộn điện trở có giá trị là 100 ohm thì khi con chạy ở mức min thì có giá trị 0 ohm. Khi nằm giữa là 50 ohm, khi mức max thì 100 ohm.

    Biến trở dùng để làm gì

    Tất nhiên khi đọc tới đây ai cũng biết là biến trở dùng dể thay đổi giá trị biến trở nhưng biến trở dùng để làm gì thì ít ai có thể trả lời đầy đủ hết. Mình chia sẻ một vài ứng dụng thực tế cho mọi người thấy sự kỳ diệu của biến trở trong đời sống.

    Biến trở 6 chân

    Biến trở 6 chân được làm chiết áp loa trong khuếch đại âm thanh

    Biến trở 6 chân được dùng để khuếch đại âm thanh trong các amply nghe nhạc hoặc dàn karaoke gia đình. Biến trở 10K thường được dùng để khuếch đại âm thanh hơn các loại biến trở 1k, 2k, 5k, 20k, 50k, 100k.

    Biến trở 3 chân dùng trong dân dụng

    Biến trở 3 chân dùng làm chiết áp điều khiển bóng đèn sáng – tối

    Biến trở 3 chân được làm Dimmer để điều khiển độ sáng tối của bóng đèn hoặc tốc độ quạt trong đời sống hằng ngày. Dòng điện đi qua chiết áp sẽ được giảm điện áp khi xoay núm vặn của Dimmer. Đèn sáng nhất khi Dimmer cho điện áp qua hoàn toàn 100% tương ứng 220Vac.

    Biến trở điện trở dùng trong kĩ thuật

    Biến trở 3 chân điều khiển tốc độ biến tần

    Một trong những ứng dụng đơn giản thường được sử dụng nhất chính là dùng biến trở 3 chân để điều khiển tốc độ động cơ bằng tay thông qua biến tần. Biến tần có một chức năng là đọc giá trị điện trở để tăng giảm tốc độ động cơ thông qua thay đổi tần số.

    Bộ chuyển đổi biến trở 3 chân sang 0-10V / 4-20mA

    Khi biến trở được dùng làm chiết đưa vào PLC để điều khiển bằng tay thì có một vấn đề xảy ra: điện áp 0-10V đưa vào PLC không đủ – đúng như nguồn cấp vào. Lý do là các biến trở có giá trị không chuẩn vì thế khi làm chiết áp thì điện áp ngõ ra không đủ.

    Giải pháp đặt ra là dùng bộ chuyển đổi tín hiệu biến trở sang 0-10V hoặc 4-20mA. Tín hiệu ngõ ra từ bộ chuyển đổi sẽ có độ mịn cao tương ứng với giá trị của biến trở từ 0-100%.

    Cách đo biến trở 3 chân

    Đồng hồ VOM – một thiết bị không thể thiếu để đo biến trở

    Chúng ta có rất nhiều loại biến trở khác nhau với nhiều giá trị từ 1K, 2K, 3K, 5K, 10K, 20K, 50K, 100k … tất cả đều có chung một cách đo với đồng hồ VOM.Trước tiên chúng ta cần một đồng hồ VOM dạng kim hoặc điện tử đều được.

    Biến trở 3 chân | 10k

    Biến trở 3 chân tiêu chuẩn thường được quy định 2 chân 1 và 3 là chân cố định tức có giá trị cố định. Chân số 2 là chân chạy tức là chân thay đổi giá trị điện khi xoay núm vặn. Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng đúng. Chính vì thế chúng ta cần biết cách đo biến trở dù là 3 chân hay 6 chân đều có thể xác định đúng chân chạy.

    Để đo biến trở 3 chân một cách chính xác chúng ta cần xác định rõ các chân 1 – 2 – 3 của biến trở. Để làm được điều đó chúng ta cần có đồng hồ VOM kim hoặc VOM điện tử.

    Cách đo biến trở 3 chân bằng VOM

    Bước 1 : Điều chỉnh thang đo đồng hồ VOM về Ohm

    Bước 2 : xoay biến trở tới một vị trí bất kỳ [ ngoại trừ mức Min – Max ]

    Bước 3 : Xác định giá trị biến trở

    Đo các chân của biến trở : 1 – 2 , 1 – 3 , 2 – 3. Trong 3 cặp tiếp điểm này sẽ có một cặp có giá trị lớn nhất. Đây chính là giá trị của biến trở.

    Kiểm tra : xoay biến trở nếu giá trị điện trở không thay đổi => đúng

    Bước 4 : Xác định chân chạy của biến trở

    Bằng cách đo chân còn lại với một trong hai chân bất kỳ. Chúng ta thấy giá trị biến trở nhỏ hơn giá trị của biến trở

    Kiểm tra : xoay biến trở thì đồng hồ thay đổi giá trị điện trở => đúng.

    => Như vậy với các bước đơn giản cùng đồng hồ VOM chúng ta đã biết được cách đo biến trở 3 chân.

    Thông qua bài viết này mình mong rằng tất cả mọi người sẽ có cái nhìn chi tiết hơn về biến trở như :

    • Biến trở là gì
    • Phân biệt các loại biến trở 3 chân, biến trở 6 chân, biến trở con chạy
    • Biến trở điện trở dùng trong kĩ thuật
    • Biến trở 10k dùng để làm gì
    • Cuối cùng là cách đo biến trở

    Trong bài viết chia sẻ chắc chắn không tránh khỏi sai sót. Rất mong nhận được phản hồi từ các bạn để hoàn thiện nội dung bài viết tốt hơn.

Chủ Đề