6. theo em, từ những trải nghiệm đáng nhớ, dế mèn đã rút ra được bài học gì?

- Truyện đồng thoại là thể loại văn học dành cho thiếu nhi. Nhân vật trong truyện đồng thoại thường là loài vật hoặc đồ vật được nhân hóa. Vì thế, chúng vừa phản ánh đặc điểm sinh hoạt của loài vật vừa thể hiện đặc điểm của con người.

- Nhà văn Tô Hoài [1920 - 2014] tên khai sinh là Nguyễn Sen, ông là tác giả của nhiều truyện thiếu nhi như Nỏ thần, Mẹ mìn bố mìn, Dế mèn phiêu lưu kí…

- Văn bản Bài học đường đời đầu tiên được trích từ chương I trong Dế Mèn phiêu lưu kí. Đây là tác phẩm nổi tiếng nhất của nhà văn Tô Hoài viết về loài vật, nội dung kể về những cuộc phiêu lưu của Dế Mèn trong thế giới loài vật nhỏ bé. Vốn quen sống độc lập từ bé, khi trưởng thành, chán cảnh sống quẩn quanh bên bờ ruộng, Dế Mèn lên đường phiêu lưu để mở rộng hiểu biết và tìm ý nghĩa cho cuộc sống. Dế mèn đã đi qua nhiều nơi, gặp gỡ nhiều loài, thấy nhiều cảnh sống và cũng nhiều phen gặp gian nan, nguy hiểm nhưng Dế Mèn không lùi bước. Dế mèn là một hình ảnh đẹp của tuổi trẻ, ham hiểu biết, trọng lẽ phải, khao khát lí tưởng và quyết tâm hành động nhằm đạt được những mục đích cao đẹp.

Chuẩn bị đọc

1. Hãy chia sẻ với bạn về một chuyện đáng nhớ mà em từng trải qua.

Ví dụ em hay nói chuyện riêng trong lớp nên bị cô giáo nhắc nhở nhiều lần, cô viết thư mời phụ huynh đế để trao đổi nhưng em đã giấu thư mời, đến khi mẹ phát hiện ra rất buồn và nhắc nhở em về tính trung thực. Việc đó khiến em ân hận và hứa với mẹ sẽ không tái phạm.

2. Dựa vào nhan đề và ấn tượng ban đầu của bản thân khi đọc lướt qua văn bản, em đoán xem “bài học đường đời đầu tiên” được nhân vật kể lại sau đây là bài học gì?

Bài học đường đời đầu tiên là bài học được rút ra từ lỗi lầm dẫn đến hậu quả đáng buồn của nhân vật. Từ đó, nhân vật nhận ra được sai lầm của mình và thay đổi bản thân tốt hơn.

Trải nghiệm cùng văn bản

1. Những chi tiết miêu tả ngoại hình nhân vật “tôi” trong đoạn này là lời của ai? Điều này giúp em biết được gì về tính cách nhân vật?

- Những chi tiết miêu tả ngoại hình nhân vật “tôi” là lời của Dế Mèn.

- Điều này chứng minh nhân vật Dế Mèn có tính cách tự tin về hình thức và sức mạnh của bản thân.

2. Qua cách nhân vật “tôi” tự miêu tả hành động của mình ở đoạn này, em biết thêm điều gì ở đặc điểm nhân vật?

Qua cách nhân vật “tôi” tự miêu tả hành động của mình, có thể thấy nhân vật có đặc điểm: Kiêu căng, tự phụ, hống hách, cậy mạnh bắt nạt kẻ yếu.

3. Những từ ngữ “hung hăng”, “hống hách”, “ngu dại”, “ân hận” cho thấy nhân vật “tôi” có thái độ và đánh giá như thế nào về trải nghiệm sắp kể ra dưới đây?

Những từ ngữ trên cho thấy nhân vật có thái độ ân hận, hối lỗi và tự đánh giá những hành động của mình là sự ngu ngốc, dại dột.

4. Việc Dế Choắt muốn đào một cái ngách sang nhà nhân vật “tôi” phòng khi có kẻ nào bắt nạt cho thấy Dế Choắt suy nghĩ, đánh giá như thế nào về nhân vật “tôi”?

Việc Dế Choắt muốn đào cái ngách sang nhà nhân vật “tôi” phòng khi có kẻ nào bắt nạt cho thấy Dế Choắt tin tưởng, ngưỡng mộ sức mạnh của Dế Mèn và nghĩ rằng Dế Mèn là người hàng xóm tốt bụng, có thể giúp đỡ mình khi hoạn nạn.

5. Cụm từ “đứa ích kỉ” thể hiện sự tự nhận thức của ai? Tự nhận thức về điều gì?

- “Đứa ích kỉ” là sự tự nhận thức của Dế Mèn.

 - Dế Mèn tự nhận thức được tính cách của mình là kẻ ích kỉ, chỉ nghĩ đến bản thân mà không nghĩ đến hậu quả việc mình đã gây ra cho người khác.

Suy ngẫm và phản hồi

1. Thời điểm Dế Mèn kể lại cho chúng ta nghe bài học đường đời đầu tiên là trước hay sau cái chết của Dế Choắt? Dựa vào chi tiết nào mà em cho là như vậy?

- Thời điểm Dế Mèn kể lại câu chuyện là sau cái chết của Dế Choắt.

- Dựa vào chi tiết "Tôi đem xác Dế Choắt đến chôn vào một vùng cỏ bùm tum. Tôi đắp thành nấm mộ to. Tôi đứng lặng giờ lâu, nghĩ về bài học đường đời đầu tiên".

2. Dựa vào gợi ý trong bảng dưới đây, em hãy tìm một vài câu thể hiện lời kể của Dế mèn [lời kể xưng “tôi”] và lời đối thoại của Dế Mèn với nhân vật khác:

 Lời kể của Dế Mèn Lời đối thoại của Dế Mèn
Một tai họa đến mà đứa ích kỉ thì không biết trước được. Đó là không trông thấy tôi, nhưng chị Cốc đã trông thấy Dế Choắt...
Tôi tợn lắm. Dám cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm.
Ngẫm ra thì tôi chỉ nói lấy sướng miệng thôi. Còn Dế Choắt than thở thế nào, tôi không để tai. Hồi ấy, tôi có tính tự đắc, cứ miệng mình nói tai mình nghe chứ không biết ai nghe, thậm chí cũng chẳng để ý có ai nghe mình không.
- Sợ gì? Mày bảo tao sợ cái gì? Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa!
- Được, chú mình cứ nói thẳng thừng ra nào.
- Hức! Thông ngách sang nhà ta? Dễ nghe nhỉ, chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được.
- Chú mình có muốn cùng tớ đùa vui không?
[Dế Mèn nói với Dế Choắt]
3. Tìm những chi tiết thể hiện ngoại hình, hành động, ngôn ngữ và tâm trạng của nhân vật Dế Mèn. Trên cơ sở đó, nhận xét về tính cách của Dế Mèn.

- Ngoại hình: đôi càng mẫm bóng, vuốt cứng, nhọn hoắt, cánh dài, răng đen nhánh, râu dài uốn cong, hùng dũng

- Hành động: co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ; đi đứng oai vệ; quát mấy chị Cào Cào ngụ ngoài đầu bờ; ngứa chân đá một cái, ghẹo anh Gọng Vó lấm láp vừa ngơ ngác dưới đầm lên.

- Ngôn ngữ: xưng tao, gọi Dế Choắt là mày, gọi chị Cốc là con mụ

- Tâm trạng: hãnh hiện với bà con về cặp râu; tợn lắm; cho là tôi giỏi; thoát nạn rồi mà còn ân hận quá, ân hận mãi.

- Dế Mèn là một chàng dế khỏe mạnh, cường tráng, tự tin nhưng kiêu căng, hống hách, thích chọc phá và bắt nạt kẻ yếu.

4. Bài học đường đời đầu tiên mà Dế Mèn rút ra sau sự việc xảy ra với Dế Choắt là gì? Theo em, việc tác giả để cho Dế Mèn tự kể lại câu chuyện của mình bằng ngôi thứ nhất có tác dụng thế nào trong việc thể hiện bài học ấy?

- Bài học đường đời đầu tiên mà Dế Mèn rút ra sau cái chết của Dế Choắt là thái độ ngông cuồng khi trêu đùa, khinh thường người khác, thỏa mãn bản thân gây ra hậu quả khôn lường sẽ phải ân hận suốt đời.

 - Tác giả cho Dế Mèn tự kể lại câu chuyện bằng ngôi kể thứ nhất đã khiến câu chuyện trở nên chân thực, khách quan, nhân vật có thể bộc lộ rõ tâm trạng, cảm xúc.

5. Có thể xem cái chết của Dế Choắt là một bước ngoặt khiến Dế Mèn thay đổi cách nhìn về bản thân và về người khác không? Vì sao?

- Cái chết của Dế Choắt là một bước ngoặt khiến Dế Mèn thay đổi cách nhìn về bản thân và về người khác.

- Sau cái chết của Dế Choắt, Dế Mèn đã nhận ra sai lầm của bản thân là hành động xốc nổi và tính cách kiêu căng, tự phụ, từ đó quyết tâm thay đổi, trở thành con người khác.

6. Những dấu hiệu nào giúp em nhận biết Bài học đường đời đầu tiên là truyện đồng thoại?

- Nhân vật trong câu chuyện là các loài vật đã được nhân hóa như Dế Mèn, Dế Choắt, Chị Cốc, chị Cào Cào.

- Câu chuyện viết cho thiếu nhi, hướng các em đến những điều tốt đẹp, cũng như cung cấp thông tin về thế giới tự nhiên.

7. Từ trải nghiệm và bài học của Dế Mèn, em hiểu thêm điều gì về lỗi lầm của những người ở tuổi mới lớn và về thái độ cần có trước những lỗi lầm có thể mắc phải trong cuộc sống?

- Qua trải nghiệm và bài học của Dế Mèn khiến em hiểu rằng những người ở lứa tuổi mới lớn dễ phạm phải những sai lầm nên cần sự bao dung, chia sẻ, giúp đỡ và tha thứ để họ có cơ hội sửa chữa.

- Trước những lỗi lầm, chúng ta cần phải biết nhận rõ sai trái và sửa sai, không tái phạm.

Page 2

SureLRN

Theo em từ những trải nghiệm đáng nhớ dế mèn đã rút ra được bài học gì

Sau cái chết của người bạn ốm yếu đáng thương Dế Choắt, Dế Mèn đã rút ra được một bài học đường đời đầu tiên vô cùng lớn của mình: Ở đời không nên kiêu căng, xốc nổi, bắt nạt kẻ yếu. Tính kiêu ngạo, nóng vội của tuổi trẻ có thể làm hại người khác, khiên ta phải ân hận suốt đời.

Mọi người nhanh giúp em với ạ

Câu hỏi hot cùng chủ đề

  • Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

    Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới. Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi như nhảy nhót. Hạt nọ tiếp hạt kia đan xuống mặt đất [...] Mặt đất đã kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếm đón lấy những giọt mưa ấm áp, trong lành. Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ. Mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng cái sức sống ứ dầy, tràn lên các nhánh lá mầm non. Và cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm trái ngọt.

    [Tiếng mưa - Nguyễn Thị Thu Trang]

    1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào? [0,5 điểm]

    2. Xác định và chỉ ra một biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong văn bản? [1 điểm]

    3. Mưa mùa xuân đã đem đến cho muôn loài điều gì? [1 điểm]

    4. Dựa vào nội dung câu in đậm trên, là một người con em sẽ trả nghĩa cho cha mẹ, thầy cô như thế nào khi đang ngồi trên ghế nhà trường? [1,5 điểm]

    II. LÀM VĂN [6 điểm]

    Giờ ra chơi luôn đầy ắp tiếng cười, tiếng nói, hãy viết bài văn tả quang cảnh ra chơi sân trường em.

     Đáp án đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2020 - 2021

    I. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN [4 điểm]

1. Phương thức biểu đạt chính là miêu tả [ 0,5 điểm]

2. Xác định một biện pháp tu từ:

Học sinh xác định và chỉ ra một trong những biên pháp tu từ sau: [1 điểm]

- Nhân hóa:

-> Hạt nọ tiếp hạt kia đan xuống mặt đất.

-> Mặt đất đã kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếm đón lấy những giọt mưa ấm áp, trong lành.

-> Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ.

- So sánh -> Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi như nhảy nhót.

- Ẩn dụ -> Và cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm trái ngọt.

3. Mưa mùa xuân mang đến cho muôn loài:

Có thể trả lời 1 trong 2 ý sau:

Mưa mùa xuân mang đến cho muôn loài sự sống và sức sống mãnh liệt. [1 điểm]Mặt đất đã kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếm đón lấy những giọt mưa ấm áp, trong lành. Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ. [0,5 điểm]Mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng cái sức sống ứ dầy, tràn lên các nhánh lá mầm non. [0,5 điểm]

4. Em sẽ trả nghĩa cho cha mẹ, thầy cô khi đang ngồi trên ghế nhà trường:

Chăn chỉ học tập, đạt thành tích cao trong học tập. [0,75 điểm]Yêu thương, kính trọng, ngoan ngoãn, lễ phép. [0,75 điểm]

II. LÀM VĂN [6 điểm]

*Yêu cầu hình thức:

Trình bày đúng hình thức một bài văn, viết đúng thể loại văn miêu tả.Kết cấu chặc chẽ, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, ngữ pháp.

* Yêu cầu nội dung:

Mở bài:

Giới thiệu quang cảnh giờ ra chơi bổ ích, thú vị. [0,5điểm]
Thân bài: [5 điểm]

* Tả khái quát quang cảnh trước giờ ra chơi

 Sân trường vắng vẻ, có thầy giám thị đi lại, cô lao công quét dọn.Không gian chim chóc, nắng vàng…Tiếng chuông reo vang lên báo hiệu giờ ra chơiThầy cô kết thúc tiết học các bạn ùa ra sân chơi.

* Trong giờ ra chơi:

Học sinh ùa ra sân, thầy cô vào phòng giáo viên nghi ngơi.Sân trường rộn rã tiếng cười, mỗi nhóm học sinh chơi những trò chơi khác nhau: bóng rổ, cầu lông, đá bóng…Ghế đá có vài bạn ngồi trao đổi bài, nói chuyện cười rúc rích…Những chú chim trên cành hót ríu rít….Những con gió….Khôn mặt các bạn đã lấm tấm mồ hôi…

* Sau giờ ra chơi:

Tiếng chuông reo kết thúc giời ra chơiCác bạn học sinh nhanh chân vào lớp học.Sân trường vắng vẻ trở lại…

Kết bài: [0,5điểm]

Suy nghĩ của em về giờ ra chơi.
*Lưu ý: Tùy vào cách diễn đạt của HS để cho điểm phù hợp.

  • Video liên quan

    Bài Viết Liên Quan

    Chủ Đề