7 món an trong mâm cỗ tất niên miền Bắc

Nhà sử học Dương Trung Quốc từng cho rằng: “Bữa cơm tất niên không phải là nghi lễ ngày Tết song đó là phong tục của người dân Việt Nam. Đây không phải là lễ bắt buộc nên có nhiều nhà không có bữa cơm này, song là dịp cần thiết để mỗi gia đình sum họp, tưởng nhớ đến ông bà tổ tiên, gặp gỡ những người con cháu ở xa sau 1 năm. Bữa cơm tất niên là nét văn hóa đã in đậm trong tâm trí những người Việt và trở thành sợi dây liên kết chặt chẽ giữa các thành viên trong gia đình mỗi khi Tết đến xuân về”.

Cỗ Tất niên luôn được gia chủ chuẩn bị chu đáo, thịnh soạn và thành tâm nhất có thể. Ngoài mâm cỗ mặn theo truyền thống thì các gia đình sẽ có thêm hoa tươi, trái cây và hương vàng.

Ngày cuối năm, các gia đình thường chuẩn bị 2 mâm cỗ: một mâm cúng trong nhà, một mâm cúng ngoài trời. Tuy nhiên, một số gia đình có thể gộp chung hai mâm này nếu không đủ điều kiên làm chi tiết hơn.

Hình minh họa

Tùy vào điều kiện kinh tế và phong tục tập quán của từng vùng miền mà mâm cỗ mặn sẽ có những món ăn đặc trưng riêng.

Miền Bắc: Bánh chưng,gà luộc, miến nấu lòng gà, canh măng móng giò, chả quế, nem rán…

Miền Trung: Bánh chưng hoặc bánh tét, thịt đông, gà luộc, hành muối, giò lụa…

Miền Nam: Bánh tét, chả giò, thịt kho tàu, củ kiệu chua, nem bì, gỏi gà xé phay…

Tuy có sự khác nhau về các món trong mâm cỗ, nhưng tất cả đều mang ý nghĩa đoàn tụ, nhớ về tổ tiên. Cả đại gia đình chia sẻ với nhau những chuyện xảy ra trong năm cũ, và cùng cầu cho một năm mới ấm áp, An khang – Thịnh vượng.

Cúng tất niên ngày nào đẹp nhất?

Vào năm 2019, lễ cúng Tất niên sẽ diễn ra vào ngày 29 và ngày 30 Âm lịch, tức ngày 23.1.2020 và 24.1.2020.

Trong những năm gần đây, một số công ty, gia đình hiện đại sẽ cúng tất niên sớm hơn để tiện cho các công việc khác. Theo các chuyên gia về phong thuỷ, việc này hoàn toàn không phạm, miễn là gia chủ thành tâm khi chuẩn bị mâm cúng ngày cuối năm.

BNEWS Mâm cỗ cúng 30 Tết ở miền Bắc sẽ không thể thiếu bánh chưng, gà luộc, canh măng...

Theo truyền thống, lễ cúng 30 Tết còn gọi là lễ tất niên thường được tổ chức vào chiều ngày 30 Tết [hoặc 29 Tết nếu tháng Chạp không đủ 30 ngày]. Tuy nhiên, ngày nay, các gia đình có thể sắp xếp tổ chức tiệc tất niên sớm hơn một chút tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của từng gia đình.

Vào ngày cúng tất niên, cả đại gia đình thường tụ tập, quây quần bên mâm cơm tất niên, cùng nhau trò chuyện, cùng nhau thưởng thức các món ăn truyền thống và cùng tổng kết lại một năm đã qua.

Trong các dịp lễ tết, người dân miền Bắc luôn chuẩn bị cầu kỳ các nghi lễ và đồ cúng. Đặc biệt mâm cỗ mặn cúng tất niên, 3 ngày Tết thường rất bài bản.

Dưới đây là gợi ý những món ăn trong mâm cỗ cúng 30 Tết của người miền Bắc:

  • Bánh chưng. 
  • Dưa hành.
  • Giò nạc, giò thủ.
  • Món xào
  • Nem.
  • Rau nộm.
  • Măng ninh lưỡi lợn.
  • Mọc nước.
  • Cơm 3 bát. 

Trên mâm cỗ tết thường sắp xếp theo hình thức 4 bát, 4 đĩa, cỗ lớn thì 6 bát, 6 đĩa hoặc 8 bát, 8 đĩa… Cũng có nhà chuẩn bị mâm cỗ lớn xếp cao từ 2 đến 3 tầng.

Bốn bát chủ đạo của mâm cỗ thường được chế biến tinh tế như bát bóng thả, bát mọc nấu với nấm hương, bát giò hầm măng lưỡi lợn, bát miến dong nấu với nước dùng gà và rau củ… có khi là sơn hào hải vị như bát vây, bát hải sâm, bát bồ câu tần hạt sen…

Bốn đĩa gồm: đĩa gà luộc lá chanh, đĩa thịt heo, đĩa giò lụa, đĩa chả quế. Rồi có thể thêm đĩa nem rán, đĩa thịt đông, đĩa giò thủ, đĩa nộm su hào, đĩa hành cuộn, đĩa cá kho riềng, đĩa rau củ xào với lòng gà hoặc đĩa xào hạnh nhân…

Trên mâm cỗ cũng không thể thiếu bánh chưng kèm dưa hành, hoặc đĩa xôi gấc, xôi vò.

Ngoài các món mặn, gia chủ dâng hoa tươi hoặc cành đào nhỏ, trầu cau, trà rượu, gạo muối.

Với các gia đình cúng chay thì có thể dâng cúng mâm cơm chay đơn giản hơn: Bánh chưng chay, chè kho, chè bà cốt [chè con ong], cơm, đậu rán, giò chay, canh củ quả chay hoặc canh măng chay, nộm đu đủ, xôi đậu xanh.

>>> Sẽ không còn là Tết nếu mâm cỗ thiếu những món này!

Nem rán là món ăn truyền thống không thể thiếu trong mâm cỗ ngày lễ tết của người Việt, đặc biệt là người dân miền Bắc. Nhân nem của miền Bắc có nhiều rau, củ quả hơn, ngoài ra còn có nấm hương, mộc nhĩ, thậm chí là miến. Đặc biệt nem miền Bắc được gói bằng bánh đa nem mỏng dính, cuốn nhiều lớp tới lúc rán lên thì thấy giòn nhưng cắn lại mềm. Thịt nạc vai rửa sạch, băm hoặc xay nhỏ. Mộc nhĩ ngâm nước cho nở mềm, sau đó rửa sạch, thái sợi, xắt nhỏ. Miến cũng ngâm sơ qua nước lạnh cho mềm, vớt ra để ráo, dùng kéo cắt khúc cỡ 1,5-2cm. Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, thái lát mỏng sau đó thái sợi. Giá đỗ rửa sạch, vớt ra để ráo, dùng tay bóp nát cho bớt nước để nhân nem không bị ra nước khi gói. Hành lá cắt rễ, rửa sạch, xắt nhỏ. Để món nem ngon, không bị nát thì các nguyên liệu không xắt nhỏ quá và độ dài của các loại nguyên liệu nên dài ngắn khác nhau.

Cho tất cả các nguyên liệu trên vào một cái tô lớn, trộn đều với chút gia vị, tiêu cho vừa khẩu vị, để khoảng 5 phút cho nhân ngấm gia vị, sau đó cho trứng vào trộn đều. Nếu bánh đa nem bị khô thì có thể bôi một lớp nước đã pha dấm lên bánh, nước pha dấm này vừa có tác dụng làm mềm bánh đa nem, vừa giúp cho nem giòn hơn khi rán. Đặt bánh đa nem lên mặt thớt sạch, múc khoảng 1 tới 1, 5 thìa nhân đã trộn, dàn trải nhân tạo hình nem, sau đó kéo bánh đa nem và bắt đầu cuốn một vòng cho chặt tay. Dùng ngón tay chỉnh hai đầu nem cho cân rồi gập 2 mép bánh đa nem lại rồi cuốn tròn tiếp là xong. Làm thế đến khi hết nguyên liệu.

Sau khi cuốn hết nem thì cho dầu vào chảo, không cần ngập dầu nhưng cũng phải ngập ít nhất nửa cái nem, đun nóng dầu ăn rồi thả nem vào chiên. Cho từng cái nem vào chảo và lấy đũa lăn nem tròn trên chảo để định hình và giữ cho hình dáng của nem tròn rồi mới xếp vào vị trí. Nếu mọi người cho nem vào chảo và cứ để như vậy cho tới khi vàng mặt rồi mới đảo mặt kia rán thì nem sẽ bị bẹt, không đẹp mắt.

Nếu ăn nem trong mâm cỗ Tết phải có bát nước chấm chua ngọt và ăn kèm với rau sống. Ai ăn bao nhiêu thì gắp vì đặc biệt nem chỉ chấm cái ăn liền mới giữ được độ giòn của vỏ bánh đa nem.

Nem rán Tết

Nem rán

Với người Việt nói chung và người Bắc nói riêng, việc chuẩn bị mâm cơm cúng tất niên sao cho thật chỉnh chu chính là cách để con cháu bày tỏ lòng hiếu kính của mình đối với ông bà, tổ tiên và thần linh. Tìm hiểu cách chuẩn bị và bày trí mâm cơm cúng tất niên miền Bắc năm 2022 để cùng tham khảo và áp dụng cho gia đình mình.

Chuẩn bị mâm cơm cúng tất niên cho ông bà, tổ tiên hay thần linh là một trong những phong tục không thể thiếu của mỗi gia đình Việt trước thời khắc đón chào năm mới. Tùy vào phong tục mỗi vùng miền, các món ăn trong mâm cúng tất niên sẽ được thay đổi sao cho phù hợp với truyền thống của từng nơi. Trong đó, mâm cơm cúng tất niên miền Bắc được xem là phiên bản nguyên vẹn nhất theo tập tục cũ, với những món ăn truyền thống mang đậm vị xưa của người Á Đông. Cùng tìm hiểu cách bày trí mâm cơm cúng tất niên miền Bắc trong phần dưới đây để biết thêm những nét văn hóa đón Tết độc đáo ở đây.

Mâm cơm cúng tất niên miền Bắc theo kiểu mặn

Trong ngày cuối cùng của năm cũ, người miền Bắc thường chuẩn bị những món ăn mặn như:

- Bánh chưng: Nhắc đến Tết là nhắc đến bánh chưng, một loại bánh có lịch sử lâu đời trong nền văn hóa ẩm thực của người Việt Nam. Bánh chưng mặn vuông vức, có độ dẻo của nếp, kết hợp với nhân thịt heo bùi béo và đậu xanh ngậy vị bên trong, mang lại một hương vị rất Tết cho cả gia đình.

Nguồn: daynauan

- Giò các loại [giò lụa, giò xào, giò bò]: Khi chuẩn bị mâm cỗ cổ truyền của người miền bắc thì chắc chắn các bạn không thể quên món giò. Những khoanh giò trắng mịn là món dễ ăn và tiện lợi.

- Gà luộc: Một món ăn ngon ngày tết tuy đơn giản nhưng không thể thiếu là thịt gà luộc. Những miếng thịt gà có màu vàng tươi, được rắc thêm những sợi lá chanh thái nhỏ chấm với gia vị chanh ớt tạo nên một hương vị khó quên.

- Thịt đông: Một món ăn ngon đặc trưng của mùa đông ở miền Bắc đó là thịt đông. Tiết trời se lạnh mà thưởng thức món thịt đông sẽ mang lại cảm giác rất lạ nhưng lại hấp dẫn người ăn.

- Nem rán: Nem rán một món ăn độc đáo không chỉ quen thuộc ở bữa cơm gia đình hàng ngày mà còn là món không thể thiếu trong mâm cỗ tết miền Bắc. Những miếng nem được rán vàng với lớp vỏ giòn rụm, nhân bên trong có thịt, trứng, mộc nhĩ, giá thơm mềm. Món ăn này được rất nhiều người ưa thích còn được coi là "quốc hồn quốc túy” của người Việt.

Nguồn: Vietnamnet

- Canh măng: Một bát canh măng thơm lừng và béo ngậy cũng là một món ăn cũng không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết miền Bắc. Canh măng được nấu từ măng khô nấu với xương sườn hoặc móng giò.

- Chè kho: Một món ăn được dùng để đãi khách trong ngày Tết nữa đó chính là chè kho. Chè có một hương vị đặc biệt thơm thơm mùi của đỗ xanh, chút thoang thoảng của nước hoa bưởi ăn vừa mát vừa mềm mịn.

Ngoài những món ăn quen thuộc ở trên, các gia đình miền Bắc còn có thể chuẩn bị thêm các món ăn như dưa hành muối, nộm đu đủ thịt bò khô hoặc nộm su hào, các món xào thập cẩm [su hào, mộc nhĩ, miến, lòng gà] và canh miến để bữa cơm đỡ ngán và tròn vị Tết hơn. 

Cũng tùy vào điều kiện của mỗi gia đình và khẩu vị từng người mà các món ăn sẽ được thêm, bớt, gia giảm một số nguyên liệu và gia vị khác nhau.

Mâm cơm cúng tất niên miền Bắc theo kiểu chay

Ngoài kiểu mặn, người miền Bắc còn làm mâm cơm cúng tất niên theo kiểu chay theo kiểu đơn giản hơn, gồm các món như:

- Bánh chưng chay

- Chè kho, chè bà cốt [chè con ong]

- Cơm

- Đậu rán

- Giò chay

- Canh củ quả chay hoặc canh măng chay

- Nộm đu đủ

- Xôi đậu xanh

Tùy theo điều kiện từng gia đình, mâm cúng tất niên không cần quá khoa trương hay cầu kỳ, quan trọng chỉ cần đơn giản nhưng đầy đủ và chỉn chu là được.

Nguồn: Soha

Một số lễ vật cúng kèm theo mâm cơm cần chuẩn bị

Ngoài những món ăn trên, mâm cơm cúng tất niên miền Bắc còn không thể thiếu đi những lễ vật cúng đi kèm như:

- Trái cây

- Hoa tươi

- Nhang rồng phụng

- Đèn cầy

- Gạo, muối

- Trà, rượu hoặc nước lọc

- Giấy tiền vàng mã

- Bánh kẹo, trầu cau

- Chè, xôi, cháo trắng

- Tam sên, bình hoa, lư nhang

Cách bày mâm cúng Tất niên miền Bắc

Mâm cúng mặn sẽ được đặt ở một chiếc bàn con, bên dưới bàn thờ chính. Mâm ngũ quả, hoa tươi, vàng mã sẽ được đặt ở trên bàn thờ, cũng có thể đặt bánh chưng, xôi lên bàn thờ.

Sau khi hoàn thành mâm cỗ cúng, người lớn tuổi trong nhà sẽ thắp hương và đọc văn khấn, rồi các thành viên khác làm lễ vái. Nội dung chính là mời thần linh, gia tiên về ăn Tết cùng gia đình. Dưới đây là một số hình ảnh mâm cúng tất niên miền Bắc mà bạn có thể tham khảo:

Nguồn: Eva

Nguồn: Eva

Nguồn: Eva

Nguồn: Eva

Nguồn: Eva

Nguồn: Anngon

Video liên quan

Chủ Đề