Acid glutamic có bao nhiêu đồng phân quang học năm 2024

Axit glutamic là một axit amin có sẵn trong cơ thể của nhiều sinh vật sống, bao gồm cả con người. Thành phần này được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như sản xuất mỹ phẩm, thực phẩm, y học,… Axit glutamic cũng đã được chứng minh có khả năng hỗ trợ hoạt động trao đổi chất và chức năng thần kinh, có thể dùng để điều trị nhiều bệnh lý thường gặp (bệnh tim, động kinh,…). Trong bài viết dưới đây, Hoàn Mỹ sẽ tổng hợp đầy đủ các thông tin hữu ích liên quan đến loại axit amin này, cùng tham khảo ngay!

\>>> Xem thêm:

  • Thuốc Alpha Choay kháng viêm: Tác dụng và liều dùng phù hợp
  • Thuốc Metronidazol: Công dụng, liều dùng và lưu ý sử dụng
  • Tác dụng của axit axetic trong điều trị bệnh
    Acid glutamic có bao nhiêu đồng phân quang học năm 2024
    Tìm hiểu về axit glutamic và công dụng đối với điều trị bệnh (Nguồn: Internet)

Axit glutamic là một trong tổng số 20 axit amin có sẵn ở cấu trúc protein của hầu hết các sinh vật sống. Điều này đóng vai trò quan trọng đối với quá trình trao đổi chất của cơ thể và các biến đổi sinh hóa của hệ thần kinh trung ương. Theo đó, axit glutamic được biết đến là tiền chất tổng hợp GABA (axit gamma-aminobutyric ức chế) trong tế bào thần kinh GABAergic.

Cơ chế hoạt động

Glutamate (dạng anion của axit glutamic) kích hoạt thụ thể glutamate ionotropic và metabotropic. Axit glutamic tự do không có khả năng vượt qua hàng rào máu não với số lượng lớn mà thay vào đó cần được chuyển đổi thành L-glutamine. Đây là một dạng mà não có thể sử dụng làm chất dinh dưỡng và tổng hợp protein.

Một vài nghiên cứu cho thấy, glutamate có liên quan đến chức năng nhận thức và trí nhớ não bộ. Tuy nhiên, axit glutamic tồn tại với hàm lượng lớn có khả năng gây tổn thương tế bào thần kinh và là tác nhân gây ra bệnh xơ cứng teo cơ một bên, Alzheimer,… Nhìn chung, do tính chất thiếu ổn định, cơ chế hoạt động chính xác của glutamate rất khó nghiên cứu.

Dạng bào chế

Hiện nay, axit glutamic được bào chế dưới hai dạng chính là viên nang và viên nén.

Acid glutamic có bao nhiêu đồng phân quang học năm 2024
Axit glutamic là thành phần quan trọng trong nhiều loại thuốc điều trị bệnh (Nguồn: Internet)

Công dụng của axit glutamic

Axit glutamic có nhiều công dụng như sau:

  • Chiếm phần lớn thành phần protein và phần xám của vỏ não, đảm nhiệm chức năng tổng hợp các axit amin như alanin, leucine,…
  • Ổn định quá trình tiết axit dạ dày.
  • Chuyển hóa carbohydrate, xây dựng cấu trúc protein và cấu trúc tế bào của con người.
  • Hỗ trợ các biến đổi sinh hóa ở hệ thần kinh trung ương.
  • Duy trì độ pH ổn định cho da, liên kết các phân tử nước để giúp da luôn ẩm mịn.
  • Cải thiện chức năng tim mạch, ổn định nhịp tim, từ đó làm giảm triệu chứng đau ngực xảy ra ở những người mắc bệnh tim mạch vành.
  • Hỗ trợ điều trị chứng động kinh, loạn dưỡng cơ, rối loạn trí tuệ, tình trạng hạ đường huyết ở những người mắc bệnh tiểu đường.
  • Hỗ trợ quá trình giải độc amoniac trong cơ thể.
  • Đóng vai trò là một chất dẫn truyền thần kinh, hoạt hóa ion canxi, gián tiếp làm tăng tiết adrenalin.
  • Sản xuất glutathione, chất chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch và chống lại các gốc tự do gây hại.
  • Ngăn ngừa tình trạng tổn thương thần kinh ở những bệnh nhân đang hóa trị.
  • Hỗ trợ phòng ngừa và điều trị các triệu chứng suy nhược thần kinh, mệt mỏi do làm việc quá độ hoặc trong giai đoạn dưỡng bệnh như: mất ngủ, nhức đầu, chóng mặt, ù tai,…
  • Tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn có lợi trong đường ruột.
  • Kết hợp với men vi sinh và prebiotic làm thúc đẩy sự phát triển của các chủng vi sinh vật có lợi trong đường ruột.
    Acid glutamic có bao nhiêu đồng phân quang học năm 2024
    Axit glutamic có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh lý về thần kinh (Nguồn: Internet)

Liều dùng và cách dùng

Chỉ định

Về bản chất, axit glutamic là một chất dẫn truyền thần kinh, được chỉ định sử dụng để điều trị các triệu chứng bệnh lý hoặc tình trạng sau đây:

  • Mất ngủ.
  • Nhức đầu.
  • Chóng mặt.
  • Ù tai.
  • Suy nhược cơ thể và tinh thần.

Chống chỉ định

Axit glutamic được khuyến cáo chống chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Phụ nữ đang mang thai hoặc có kế hoạch mang thai.
  • Phụ nữ đang cho con bú.
  • Trẻ em.
  • Người lớn hơn 60 tuổi.
  • Người bị Dị ứng với axit glutamic.
  • Bệnh nhân bị suy gan.

Cách dùng thuốc

Thuốc axit glutamic được bào chế theo hai dạng chính là viên nang và viên nén, dùng bằng đường uống theo hướng dẫn như sau:

  • Uống thuốc với một cốc nước đầy.
  • Người lớn uống 3 lần/ngày, 1 viên/lần.

Liều dùng có thể thay đổi tuỳ thuộc vào tuổi tác, bệnh lý cần điều trị và khả năng đáp ứng thuốc. Người bệnh nên sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, không được tự ý uống hoặc ngưng uống đột ngột để tránh gây hại cho sức khỏe.

Lưu ý: Trên đây là liều dùng tham khảo, cần sự tư vấn của bác sĩ về liều dùng cụ thể cho từng thể trạng và tình trạng bệnh, không tự ý sử dụng hay ngừng thuốc.

\>>> Tìm hiểu thêm:

  • Acid Folic (Vitamin B9) là gì? Tác dụng của Axit Folic đối với sức khỏe
  • Axit béo Omega 3-6-9 là gì? Công dụng và cách dùng
    Acid glutamic có bao nhiêu đồng phân quang học năm 2024
    Sử dụng thuốc axit glutamic theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ (Nguồn: Internet)

Tác dụng phụ của thuốc

Trong quá trình sử dụng axit glutamic để điều trị bệnh, bệnh nhân có thể gặp phải một số tác dụng phụ sau đây:

  • Buồn ngủ.
  • Khát nước liên tục.
  • Ăn không ngon.
  • Vùng tiêm thuốc có cảm giác ấm, đau hoặc lạnh.
  • Nôn, buồn nôn.
  • Đau bụng, đầy hơi.
  • Sưng ở bàn chân hoặc bàn tay.
  • Đau cơ, đau khớp, đau lưng.
  • Đau đầu, chóng mặt.
  • Cảm thấy mệt mỏi.
  • Phát ban nhẹ trên da hoặc ngứa.
  • Khô miệng.
  • Sổ mũi.

Tương tác thuốc

Axit glutamic có thể xảy ra tương tác khi dùng chung với một số loại thuốc nhất định, đặc biệt là làm giảm nồng độ các thuốc sau đây trong huyết thanh:

  • Amphetamine.
  • Lisdexamfetamine.
  • Mephentermine.
  • Metamfetamine.
  • Methoxyphenamine.
  • Benzphetamine.
  • Dextroamphetamine.
  • Diethylpropion.
  • Iofetamine I-123.
  • Phendimetrazine.

\>>> Tìm hiểu thêm:

  • Hyaluronic Acid là gì? Cơ chế & tác dụng của Hyaluronic Acid lên da
  • Azelaic acid là gì? Azelaic acid có tác dụng gì với da mặt?
    Acid glutamic có bao nhiêu đồng phân quang học năm 2024
    Cân nhắc cẩn thận khi dùng chung axit glutamic với các loại thuốc điều trị khác (Nguồn: Internet)

Ứng dụng của axit glutamic trong đời sống và y học

Axit glutamic được ứng dụng rộng rãi trong đời sống và y học, bao gồm:

Ứng dụng trong đời sống

  • Chất tạo vị: Axit glutamic là một dạng không liên kết được sử dụng phổ biến trong nhiều loại gia vị và phụ gia thực phẩm để làm tăng hương vị, điển hình như phô mai, nước tương, bột ngọt,…
  • Mỹ phẩm làm đẹp: Được sử dụng phổ biến trong các loại mỹ phẩm chăm sóc da, tóc và cơ thể. Thành phần này có công dụng duy trì độ pH, dưỡng ẩm cho da và ngăn lão hoá. Đồng thời, axit glutamic cũng hình thành một lớp màng bao quanh sợi tóc, giúp bảo vệ tóc khỏi tác động gây hại từ bên ngoài.
  • Cộng hưởng từ hạt nhân.

Ứng dụng của axit glutamic trong y học

Axit glutamic là axit amin tham gia vào quá trình tổng hợp protein, đồng thời đóng vai trò chính trong việc kích hoạt thần kinh. Trong y học, glutamate (dạng anion của axit glutamic) được chỉ định sử dụng cho những bệnh nhân trải qua phẫu thuật mạch vành, có tác dụng như một chất hỗ trợ quá trình trao đổi chất. Ngoài ra, đây cũng là thành phần xuất hiện trong một số loại thuốc điều trị bệnh động kinh, loạn dưỡng cơ, các bệnh liên quan đến nhận thức, rối loạn trí tuệ,…

Lưu ý khi sử dụng

Để đảm bảo an toàn cho sức khoẻ và mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất, người bệnh cần cân nhắc một số lưu ý quan trọng sau đây khi sử dụng axit glutamic:

  • Người bị Dị ứng với axit glutamic không nên sử dụng thành phần này để tránh nguy hiểm đến tính mạng.
  • Các đối tượng nằm trong nhóm chống chỉ định tuyệt đối không nên sử dụng thuốc/ sản phẩm có chứa axit glutamic.
  • Dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không sử dụng liều ít hoặc nhiều hơn.
  • Có thể dùng thuốc trong bữa ăn, kết hợp với một cốc nước đầy để tránh tình trạng đau dạ dày.
  • Đối với trường hợp quá liều, người bệnh nên thông báo với bác sĩ để được cấp cứu kịp thời, tránh xảy ra biến chứng nghiêm trọng.
  • Trường hợp quên liều, người bệnh chỉ cần uống ngay khi nhớ ra, bỏ qua liều đã quên để uống liều kế tiếp, tuyệt đối không được dùng gấp đôi.

Trên đây là tổng hợp tất cả các thông tin cơ bản axit glutamic, ứng dụng trong y học và các lĩnh vực đời sống khác, khả năng tương tác thuốc và hướng dẫn sử dụng đúng cách, hiệu quả, an toàn. Hy vọng qua bài viết này, người bệnh sẽ có thêm nhiều kiến thức hữu ích trong vấn đề điều trị bệnh và chăm sóc sức khỏe.

Để cập nhật thêm các cập nhật mới về y học, mời bạn truy cập Tin tức y tế. Ngoài ra, đừng quên liên hệ ngay với chúng tôi qua số HOTLINE hoặc đặt lịch hẹn trực tiếp TẠI ĐÂY để được tư vấn miễn phí tại hệ thống Bệnh viện Hoàn Mỹ trên toàn quốc.

*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.