Án phí không có giá ngạch là gì

Theo khoản 3 Điều 24 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14, vụ án dân sự không có giá ngạch là vụ án mà trong đó yêu cầu của đương sự không phải là một số tiền hoặc không thể xác định được giá trị bằng một số tiền cụ thể. Vụ án dân sự có giá ngạch là vụ án mà trong đó yêu cầu của đương sự là một số tiền hoặc là tài sản có thể xác định được bằng một số tiền cụ thể. Theo quy định tại khoản 6 Điều 6 Thông tư 216/2016/TT-BTC ngày 10/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí THADS, cơ quan THADS không thu phí đối với trường hợp bản án, quyết định của Tòa án xác định không có giá ngạch và không thu án phí có giá ngạch khi xét xử. Tuy nhiên, việc áp dụng quy định này trong thực tiễn còn một số vướng mắc.

Đa số quan điểm cho rằng nên thu phí đối với một số trường hợp Tòa án xác định không có giá ngạch như trường hợp đòi nhà cho thuê, đòi nhà cho ở nhờ,Tòa án tuyên hợp đồng vô hiệu và các bên hoàn trả cho nhau những gì đã nhận … bởi vì đối với một số trường hợp Tòa án xác định không có giá ngạch (như trường hợp trên) thì pháp luật quy định miễn thu phí thi hành án như hiện nay hoặc là sẽ quy định thu phí như những trường hợp khác cũng sẽ nảy sinh những bất cập trong thực tế. Việc thu một khoản phí để bù đắp một phần chi phí đầu tư, quản lý của cơ quan THADS là cần thiết. Hơn nữa, việc quy định các trường hợp này thuộc diện miễn phí thi hành án như hiện nay là không hợp lý, không đúng với bản chất của việc miễn “một nghĩa vụ”. Cơ sở cho việc quy định miễn một nghĩa vụ nào đó thường phải căn cứ vào tình trạng nhân thân của đối tượng chứ không căn cứ theo hình thức, thủ tục bên ngoài.

Trong các trường hợp này cơ quan thi hành án cũng đã thực hiện việc cung cấp dịch vụ và người được thi hành án cũng đã được thụ hưởng những lợi ích nhất định từ dịch vụ này. Do đó, nên quy định thu một khoản phí chung cho các trường hợp Tòa án xác định không có giá ngạch và không thu án phí có giá ngạch khi xét xử, như trường hợp đòi nhà cho thuê, đòi nhà cho ở nhờ… là hợp lý.

Mặt khác, thủ tục xét miễn giảm phí thi hành án cũng cần phải được rút gọn hơn. Theo quy định về thủ tục xét miễn giảm phí thi hành án, thì bất cứ trường hợp miễn giảm nào đương sự cũng phải làm đơn đề nghị được miễn giảm phí thi hành án và có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền. Trên thực tế, hầu hết các trường hợp được miễn giảm phí thi hành án cũng đều là những trường hợp được xét miễn giảm án phí ở giai đoạn xét xử. Ở giai đoạn xét xử họ đã phải làm các thủ tục như làm đơn xin xác nhận đối tượng khó khăn về kinh tế, có công với Cách mạng, người neo đơn…. Đến giai đoạn thi hành án họ phải làm lại các thủ tục trên ít nhất là một lần nữa.

Đa số quan điểm cho rằng, đối với một số thủ tục nếu về bản chất không có gì khác nhau, thì việc tạo ra một cơ chế liên thông giữa các cơ quan với nhau mà không gây ra thiệt hại cho các bên liên quan, hơn nữa còn có lợi cho người dân là cần thiết. Do đó có thể giản tiện thủ tục này bằng cách quy định đối với những trường hợp đã thuộc diện được tòa án miễn giảm án phí thì cơ quan THADS có thể xem xét miễn giảm phí thi hành án cho họ mà không cần phải tiến hành các thủ tục xin xác nhận về hoàn cảnh neo đơn, tàn tật ốm đau kéo dài…. Điều này cũng sẽ góp phần cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa thủ tục THADS và rút ngắn thời gian tổ chức thi hành án

Đối với trường hợp mà khoản tiền thi hành án được nhận thành nhiều đợt thì chỉ cần người được thi hành án làm đơn đề nghị xét miễn giảm phí thi hành án một lần. Đối với các lần chi trả tiếp theo, cơ quan THADS chủ động thực hiện xét miễn giảm phí theo đối tượng được miễn giảm để thuận lợi cho người dân và rút ngắn thời gian thi hành án.

- Vụ án dân sự không có giá ngạch: là vụ án mà trong đó yêu cầu của đương sự không phải là một số tiền hoặc không thể xác định được giá trị bằng một số tiền cụ thể.

- Vụ án dân sự có giá ngạch: là vụ án mà trong đó yêu cầu của đương sự là một số tiền hoặc là tài sản có thể xác định được bằng một số tiền cụ thể.

- Giá trị tài sản tranh chấp: Vui lòng nhập kết quả viết liền, không dấu chấm, phẩy, dấu cách... Ví dụ giá trị tài sản tranh chấp là 5 triệu đồng thì sẽ nhập là: 5000000.

Kết quả trên đây tính theo căn cứ pháp luật hiện hành về án phí, không phải là nội dung tư vấn cho bất kỳ trường hợp cụ thể nào.

Án phí theo quy định của pháp luật là một khoản chi phí trong mỗi vụ án về xét xử mà đương sự phải nộp do cơ quan có thẩm quyền quy định để giải quyết vụ án đó. Các quy định của nhà nước về án phí và lệ phí được quy định tại Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 về án phí, lệ phí tòa án.

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì có một số loại án phí như: Án phí hình sự; án phí dân sự; án phí kinh tế; án phí lao động; án phí hành chính và các loại án phí khác.

Căn cứ theo quy định tại Điều 24 Nghị quyết 326 /2016/UBTVQH14 về án phí, lệ phí tòa án có thể xác định các loại án phí trong vụ án dân sự mà đương sự phải nộp đó là:

Một là, án phí dân sự sơ thẩm đối với vụ án dân sự không có giá ngạch (là vụ án mà trong đó yêu cầu của đương sự không phải là một số tiền hoặc không thể xác định được giá trị bằng một số tiền cụ thể).

Hai là, án phí dân sự sơ thẩm đối với vụ án dân sự có giá ngạch (là vụ án mà trong đó yêu cầu của đương sự là một số tiền hoặc là tài sản có thể xác định được bằng một số tiền cụ thể).

Bên cạnh đó, tại Nghị quyết số 326 /2016/UBTVQH14 về án phí, lệ phí tòa án cũng quy định rất cụ thể và chi tiết về vấn đề nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm quy định như sau: Khi yêu cầu của đương sự không được Tòa án chấp nhận thì đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm trừ trường hợp được miễn hoặc không phải chịu án phí sơ thẩm. Trong trường hợp toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn được Tòa án chấp nhận thì bị đơn phải chịu toàn bộ án phí dân sự sơ thẩm. Trường hợp toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn không được Tòa án chấp nhận thì nguyên đơn phải chịu toàn bộ án phí dân sự sơ thẩm. Nguyên đơn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm tương ứng với phần yêu cầu không được Tòa án chấp nhận. Bị đơn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm tương ứng với phần yêu cầu của nguyên đơn đối với bị đơn được Tòa án chấp nhận.

2.Thực tiễn áp dụng

Thực tế, Hiện nay nhiều Tòa án nhân dân địa phương vẫn còn lúng túng trong việc xác định nghĩa vụ chịu án phí của đương sự. Trong phạm vi bài viết này chúng tôi xin đề cập về nghĩa vụ chịu án phí của đương sự trong trường hợp có yêu cầu trách nhiệm liên đới và thực tiễn hiện nay.

Ví dụ, trong vụ án tranh chấp hợp đồng mua bán giữa Công ty AK và Công ty MC, theo đó nguyên đơn trình bày: Từ năm 2020 đến năm 2021, Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng MC do ông Trần Hồng H làm đại diện nhiều lần mua hàng hóa là vật liệu xây dựng từ Công ty TNHH Thương mại - Sản xuất AK. Nay Công ty AK yêu cầu Công ty xây dựng MC cùng ông Trần Hồng H có trách nhiệm liên đới thanh toán cho Công ty AK số tiền nợ 640.509.289 đồng. Tại Bản án kinh doanh thương mại số 29/2022/KDTM - ST ngày 09/11/2022 của TAND thành phố C, tỉnh M đã tuyên xử: Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của Công ty AK. Buộc ông Trần Hồng H có trách nhiệm thanh toán cho Công ty AK tổng số tiền 640.509.289 đồng. Không chấp nhận đối với yêu cầu buộc Công ty MC cùng có trách nhiệm liên đới thanh toán nợ cho Công ty AK.

Án phí kinh doanh thương mại sơ thẩm: Ông Trần Hồng H phải chịu 29.620.000 đồng. Công ty AK không phải chịu.

Hiện nay có hai quan điểm khác nhau về phần án phí:

Quan điểm thứ nhất: Tòa án nhân dân thành phố C tuyên xử Công ty TNHH Thương mại - Sản xuất Anh K không phải chịu án phí là hoàn toàn đúng quy định pháp luật, bởi lẽ toàn bộ số tiền yêu cầu khởi kiện đã được chấp nhận, mặc dù không chấp nhận đối với yêu cầu buộc Công ty MC cùng có trách nhiệm liên đới thanh toán nợ.

Quan điểm thứ hai (cũng là quan điểm của tác giả): Việc Tòa án thành phố C tuyên xử Công ty AK không phải chịu án phí là không đúng với quy định của pháp luật. Bởi lẽ, theo quy định của pháp luật nguyên đơn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm tương ứng với phần yêu cầu không được Tòa án chấp nhận. Mặc dù, toàn bộ số tiền yêu cầu khởi kiện được chấp nhận nhưng yêu cầu Công ty MC cùng có trách nhiệm liên đới thanh toán nợ không được chấp nhận thì Công ty AK phải chịu án phí không có giá ngạch do không được chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện về yêu cầu liên đới.

Trong trường hợp này phải tuyên về phần án phí như sau: Án phí kinh doanh thương mại sơ thẩm: Ông Trần Hồng H phải chịu 29.620.000 đồng; Công ty AK phải chịu án phí không có giá ngạch là 3.000.000 đồng. Việc tuyên như vậy sẽ rõ ràng, đúng với quy định pháp luật. Bởi khoản 1 Điều 147 BLTTDS về Nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm quy định:

“1. Đương sự phải chịu án phí sơ thẩm nếu yêu cầu của họ không được Tòa án chấp nhận, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải chịu án phí sơ thẩm…”.

…Đồng thời, Điều 26 Nghị quyết 326/NQ-QH về án phí, lệ phí Tòa án quy định về nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm:

“1. Đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với yêu cầu của họ không được Tòa án chấp nhận, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải chịu án phí sơ thẩm…”. Do Công ty AK không được chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện nên phải chịu án phí không có giá ngạch.

Hơn nữa, chúng ta cần hiểu bản chất của thực hiện “nghĩa vụ liên đới” là như thế nào. Có thể hiểu đây là trường hợp người có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số người có nghĩa vụ liên đới phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ. Nếu một trong số những người đương sự yêu cầu có trách nhiệm liên đới thực hiện phần nghĩa vụ của họ mà những yêu cầu này không được chấp nhận. Nghĩa là, họ phải chịu án phí sơ thẩm do yêu cầu của họ không được Tòa án chấp nhận.

3.Kết luận

Án phí dân sự là một phần trong quyết định của Tòa án khi giải quyết các vụ án dân sự. Án phí dân sự không chỉ liên quan đến quyền và nghĩa vụ của dân sự mà còn liên quan đến khoản thu nộp ngân sách nhà nước.

Án phí không có giá ngạch là bao nhiêu?

STT TÊN ÁN PHÍ MỨC THU (VND)
1.1 Đối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động không có giá ngạch 300.000 đồng
1.2 Đối với tranh chấp về kinh doanh, thương mại không có giá ngạch 3.000.000 đồng
1.3 Đối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình có giá ngạch
a Từ 6.000.000 đồng trở xuống 300.000 đồng

Danh mục án phí, lệ phí Tòa án theo quy định mới - Luật sưluat247.vn › danh-muc-an-phi-le-phi-toa-an-theo-quy-dinh-moinull

Theo quy định hiện nay án phí sơ thẩm vụ án dân sự không có giá ngạch là bao nhiêu?

1.1. Mức án phí dân sự sơ thẩm.

Án phí và lệ phí khác nhau như thế nào?

Điểm khác biệt cơ bản giữa án phí và lệ phí là trong khi án phí liên quan đến “vụ án” thì lệ phí liên quan đến việc giải quyết các “vụ việc”. Hiểu theo nghĩa đơn giản là những “vụ việc” do Tòa án giải quyết, không có yếu tố tranh chấp phức tạp, thường được gọi là “việc dân sự”.

Khi nào thì nộp tiền tạm ứng án phí?

Tạm ứng lệ phí giải quyết việc dân sự: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án, Người phải nộp tiền tạm ứng lệ phí có nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng lệ phí sơ thẩm, phúc thẩm và nộp cho Tòa án biên lai đóng tiền tạm ứng lệ phí Tòa án.