An toan lao dong trong nganh hóa chất

Với 11 quy tắc cơ bản trong việc xử lý an toàn khi làm việc với hóa chất dưới đây sẽ giúp cho người lao động an toàn hơn khi làm việc cùng các loại hóa chất độc hại.

An toan lao dong trong nganh hóa chất
Hóa chất trong các ngành công nghiệp khác nhau đều có độ độc hại khác nhau. Việc làm việc với những loại hóa chất này có những rủi ro lớn về an toàn cần được chú ý để tránh những việc đáng tiếc có thể xảy ra. Chính vì vậy mà người lao động cần nắm được những nguyên tắc an toàn lao động khi làm việc cùng hóa chất đặc biệt là những loại hóa chất dễ cháy nổ độc hại có trong danh mục của nhà nước.

Bài viết liên quan: Tại sao phải tham gia huấn luyện an toàn lao động?

11 quy tắc về đảm bảo an toàn khi sử dụng hóa chất:

Quy tắc 1: Cần tuân thủ theo những thủ tục đã ban hành và thực hiện đúng nhiệm vụ công việc mà bạn đã được đào tạo.

Quy tắc 2: Trước khi làm việc với hóa chất cần thận trọng và lên kế hoạch trước. Hãy suy nghĩ về những tình huống xấu nhất có thể xảy ra để từ đó phòng ngừa ngăn chặn chúng trong quá trình làm việc.

Quy tắc 3: Trước khi làm việc với các loại hóa chất độc hại cần phải đeo đồ bảo hộ và kiểm tra các loại hóa chất một cách cẩn thận để đảm bảo an toàn tối đa cho bản thân và đồng nghiệp. Cần báo cho tổ trưởng, quản đốc về những đồ bảo hộ đã hỏng và rách đề nghị thay mới để đảm bảo an toàn cho bản thân.

An toan lao dong trong nganh hóa chất
Quy tắc 4: Cần đảm bảo rằng mọi thùng chứa đã được dán nhãn cẩn thận và hóa chất được chứa trong thùng chứa thích hợp. Không được sử dụng bất kì hóa chất không được chứa đựng hay dán nhãn thích hợp. Bạn hãy báo cáo ngay với người quản lý về các thùng chứa đã bị hỏng hay nhãn trên thùng không đọc được.

Quy tắc 5: Trước khi sử dụng hóa chất bạn cần đọc kỹ nhãn mác và kèm theo bảng dữ liệu an toàn của vật liệu (MSDS) trước khi sử dụng bất cứ vật liệu nào để chắc chắn rằng bạn hiểu biết về các nguy cơ và biện pháp phòng ngừa.

Quy tắc 6: Chỉ sử dụng những loại hóa chất theo đúng muchj đích của chúng. Không được tự ý sử dụng vào những việc khác khi chưa được cho phép. VD: Dùng xăng để lau chùi thiết bị, dùng dung môi để rửa tay vv.

Quy tắc 7: Khi làm việc tiếp xúc với hóa chất không được ăn uống. Việc này vô cùng nguy hiểm khi tay của bạn dính hóa chất có thể chạm vào thức ăn ăn vào có thể gây ngộ độc thậm chí tử vong.

Quy tắc 8: Hãy đọc nhãn mác đồng thời luôn luôn tham khảo MSDS để giúp xác định được tính chất và mối nguy hiểm của các loại hóa chất và nguyên liệu.

An toan lao dong trong nganh hóa chất
Quy tắc 9: Lưu trữ tất cả nguyên vật liệu một cách thích hợp, tách riêng những vật liệu dễ kết hợp với nhau gây cháy nổ, và lưu trữ trong khu vực khô, thông thoáng, mát mẻ.

Quy tắc 10: Giữ gìn cơ thể và nơi làm việc sạch sẽ. Sau khi tiếp xúc với bất kỳ hóa chất nào, hãy rửa với xà phòng và nước. Lau chùi bề mặt nơi làm việc ít nhất một lần trong ca làm việc để nguy cơ ô nhiễm được giảm thiểu.

Quy tắc 11: Tìm hiểu về các thủ tục và thiết bị khẩn cấp. Sự hiểu biết các thủ tục khẩn cấp có nghĩa là biết cách sơ tán, biết cách báo cáo khẩn cấp và cách để đối phó với hỏa hạn và sự cố rỏ rỉ. cũng có nghĩa là biết cách sơ cấp cứu khi đồng nghiệp bị thương trong các sự cố.

Tại sao phải huấn luyện an toàn hóa chất?

An toan lao dong trong nganh hóa chất

Hiện nay, có rất nhiều hóa chất được sử dụng trong các hoạt động của doanh nghiệp. Những hóa chất này dù là tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp nếu không cẩn thận có thể gây bỏng da, bỏng mắt, nếu nhiễm độc từ từ, lượng chất độc vượt quá khả năng tự đào thải của cơ thể sẽ dẫn đến suy giảm chức năng hô hấp, chức năng gan, viêm, thoái hóa da, thậm chí là gây ung thư và nó cũng là nguồn gây ra cháy nổ vô cùng nguy hiểm. Vì thế, tuân thủ theo các nguyên tắc an toàn khi làm việc với hóa chất chính là biện pháp bảo vệ cho mình và những người xung quanh. Chính vì vậy, việc huấn luyện an toàn hóa chất là một trong những vấn đề quan trọng cần được quan tâm và chú trọng.

Theo Nghị định 44/2016/NĐ-CP và Nghị định 113/2017/NĐ-CP thì người tham gia lao động liên quan đến hóa chất phải được kiểm soát nghiêm ngặt về an toàn lao động. Do đó, để giảm thiểu các tai nạn nghề nghiệp, các doanh nghiệp nói chung và từng cá nhân người lao động nói riêng cần tham gia khóa học huấn luyện an toàn hóa chất để cập nhật kiến thức an toàn cho người lao động và người quản lý trực tiếp hóa chất.

Tổ chức huấn luyện an toàn hóa chất

Tại Thông tư số 13/2016/TT-BLĐTBXH ngày 16 tháng 6 năm 2016 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động nêu rõ các công việc: trực tiếp sản xuất, sử dụng, bảo quản, vận chuyển hóa chất nguy hiểm, độc hại theo phân loại của Hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất bắt buộc phải tham gia huấn luyện an toàn vệ sinh lao động.

Theo Điều 31, Nghị định 113/2017/NĐ-CP

  1. Tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất có trách nhiệm tổ chức huấn luyện an toàn hóa chất hoặc cử các đối tượng được quy định tại Điều 32 của Nghị định này tham gia các khóa huấn luyện của các tổ chức huấn luyện an toàn hóa chất, định kỳ 02 năm một lần.
  2. Hoạt động huấn luyện an toàn hóa chất có thể được tổ chức riêng hoặc kết hợp với các hoạt động huấn luyện an toàn khác được pháp luật quy định.
  3. Người đã được huấn luyện phải được huấn luyện lại trong các trường hợp sau đây: Khi có sự thay đổi chủng loại hóa chất, công nghệ, cơ sở vật chất, phương án sản xuất liên quan đến vị trí làm việc; khi người đã được huấn luyện thay đổi vị trí làm việc; sau 02 lần kiểm tra người đã được huấn luyện không đạt yêu cầu; khi hết thời hạn 02 năm từ kể từ lần huấn luyện trước.

An toan lao dong trong nganh hóa chất

Lớp huấn luyện an toàn lao động được tổ chức tại SMTEST III

Đối tượng phải được huấn luyện an toàn hóa chất

Theo Điều 32 Nghị định 113/2017/NĐ-CP:

  1. Nhóm 1, bao gồm:
  2. Người đứng đầu đơn vị, cơ sở kinh doanh và phòng, ban, chi nhánh trực thuộc, người phụ trách bộ phận sản xuất, kinh doanh, kỹ thuật, quản đốc phân xưởng hoặc tương đương. Ví dụ: Giám đốc, Trưởng phòng kinh doanh hóa chất, trưởng phòng thí nghiệm,…
  3. Cấp phó của người đứng đầu theo định tại điểm a khoản 1 Điều này được giao nhiệm vụ phụ trách công tác an toàn hóa chất. Ví dụ: Phó Giám đốc, phó Trưởng phòng kinh doanh hóa chất, phó trưởng phòng thí nghiệm,…
  4. Nhóm 2, bao gồm:
  5. Cán bộ chuyên trách, bán chuyên trách về an toàn hóa chất của cơ sở.
  6. Người trực tiếp giám sát về an toàn hóa chất tại nơi làm việc.
  7. Nhóm 3, bao gồm những người lao động liên quan trực tiếp đến hóa chất. Ví dụ: công nhân pha chế, công nhân trực tiếp tại kho chứa hóa chất, …

Nội dung, người huấn luyện, thời gian huấn luyện an toàn hóa chất

Theo Điều 33, Nghị định 113/2017/NĐ-CP

  1. Nội dung huấn luyện an toàn hóa chất phải phù hợp với vị trí công tác của người được huấn luyện; tính chất, chủng loại, mức độ nguy hiểm của hóa chất tại cơ sở hoạt động hóa chất.
  2. Nội dung huấn luyện đối với Nhóm 1
  3. Những quy định của pháp luật trong hoạt động hóa chất;
  4. Các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng hóa chất của cơ sở hoạt động hóa chất;
  5. Phương án phối hợp với cơ quan có thẩm quyền để huy động nguồn lực bên trong và bên ngoài của cơ sở để ứng phó, khắc phục sự cố.
  6. Nội dung huấn luyện đối với Nhóm 2
  7. Những quy định của pháp luật trong hoạt động hóa chất;
  8. Các đặc tính nguy hiểm của hóa chất, phiếu an toàn hóa chất của các hóa chất nguy hiểm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng hóa chất của cơ sở hoạt động hóa chất; phân loại, ghi nhãn hóa chất;
  9. Quy trình quản lý an toàn hóa chất, kỹ thuật đảm bảo an toàn khi làm việc, tiếp xúc với hóa chất nguy hiểm;
  10. Các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng hóa chất của cơ sở hoạt động hóa chất;
  11. Giải pháp ngăn ngừa, ứng phó sự cố hóa chất; phương án phối hợp với cơ quan có thẩm quyền để huy động nguồn lực bên trong và bên ngoài của cơ sở để ứng phó, khắc phục sự cố; giải pháp ngăn chặn, hạn chế nguồn gây ô nhiễm lan rộng ra môi trường; phương án khắc phục môi trường sau sự cố hóa chất.
  12. Nội dung huấn luyện đối với Nhóm 3
  13. Các hóa chất trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng hóa chất của cơ sở hoạt động hóa chất: Tên hóa chất, tính chất nguy hiểm, phân loại và ghi nhãn hóa chất, phiếu an toàn hóa chất;
  14. Các nguy cơ gây mất an toàn hóa chất trong sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng các loại hóa chất;
  15. Quy trình sản xuất, bảo quản, sử dụng hóa chất phù hợp với vị trí làm việc; quy định về an toàn hóa chất;
  16. Các quy trình ứng phó sự cố hóa chất: Sử dụng các phương tiện cứu hộ xử lý sự cố cháy, nổ, rò rỉ, phát tán hóa chất; sơ cứu người bị nạn trong sự cố hóa chất; sử dụng, bảo quản, kiểm tra trang thiết bị an toàn, phương tiện, trang thiết bị bảo vệ cá nhân để ứng phó sự cố hóa chất; quy trình, sơ đồ liên lạc thông báo sự cố; ngăn chặn, hạn chế nguồn gây ô nhiễm lan rộng ra môi trường; thu gom hóa chất bị tràn đổ, khắc phục môi trường sau sự cố hóa chất.
  17. Quy định đối với người huấn luyện an toàn hóa chất Người huấn luyện an toàn hóa chất phải có trình độ đại học trở lên về chuyên ngành hóa chất và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm làm việc về an toàn hóa chất.