Anh hùng giải phóng dân tộc và nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam

Chủ tịch Hồ Chí Minh – Vị anh hùng giải phóng của dân tộc Việt Nam, nhà văn hóa kiệt xuất; vị lãnh tụ thiên tài và là người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Không chỉ vậy, Hồ Chí Minh còn là chiến sĩ cách mạng kiên cường là người bạn rất thân thiết của các dân tộc trên thế giới, Hồ Chí Minh đã trải qua một cuộc đời oanh liệt, đầy gian khổ hy sinh, vô cùng phong phú, cao đẹp. Người đã hiến dâng trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, và góp phần to lớn vào sự nghiệp cách mạng của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19/5/1980 trong một gia đình nhà nho, nguồn gốc nông dân, ở làng Hoàng Trù, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, nơi có truyền thống đấu tranh kiên cường chống ách thống trị của thực dân phong kiến.  Người sinh ra và lớn lên trong một giai đoạn lịch sử đầy biến động của đất nước - giai đoạn cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX khi bao cuộc khởi nghĩa đấu tranh anh dũng, bất khuất giành độc lập và thống nhất Tổ quốc đều lần lượt thất bại. Phong trào cứu nước của nhân dân Việt Nam đứng trước một cuộc khủng hoảng sâu sắc về đường lối.

Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh tư liệu

Đi theo con đường cách mạng của Lê Nin

Đây là quyết định hết sức có ý nghĩa đối với con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc và vận mệnh dân tộc. Từ đầu thế kỷ XX, chứng kiến sự áp bức, bóc lột của thực dân Pháp và chế độ phong kiến, Người đã suy nghĩ rất nhiều trước những lầm than, cực khổ của nhân dân và thất bại của những bậc tiền bối, các phong trào kháng pháp.

Tấm lòng yêu nước, thương dân thôi thúc Nguyễn Tất Thành tìm cách cứu giúp đồng bào nhưng Người không tán thành những con đường của các bậc tiền bối và các sĩ phu đương thời. Hấp dẫn bởi khẩu hiệu “TỰ DO, BÌNH ĐẲNG, BÁC ÁI” của cách mạng Pháp, Người đã quyết định đến Pháp là nước đô hộ dân tộc mình và các nước phương Tây xem họ làm thế nào để về hướng dẫn đồng bào giành lấy độc lập tự do.

Nhận làm phụ bếp trên một con tàu thủy để đến nước Pháp, sau khi đến nước Pháp, vừa lao động vừa kiếm sống, vừa tìm hiểu tình hình thực tế, Nguyễn Tất Thành còn đến nhiều quốc gia trên thế giới, đến tận nước Mỹ, quê hương của Tuyên ngôn độc lập năm 1776, nơi có tượng Thần Tự do đặt bên bờ biển…và đã phát hiện ra rằng ở đâu cũng có hai hạng người bóc lột và bị bóc lột.

Từ cuối năm 1971, Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp và tham gia các hoạt động trong Đảng Xã hội Pháp vì Người nhận thấy có nhiều mối liên hệ của Đảng với khát vọng giải phóng dân tộc mình. Năm 1919, tại Pháp, với cái tên Nguyễn Ái Quốc, Người đã gửi Bản yêu sách đến hội nghị Véc Xây [hội nghị các cường quốc chiến thắng trong thế chiến thứ nhất] đòi quyền tự do cho nhân dân Việt Nam. Tuy không được chấp nhận nhưng Bản yêu sách của Người đã có tiếng vang lớn trên chính trường quốc tế.

Trong khoảng giữa tháng 6/1920, tham gia sinh hoạt trong Đảng Xã hội Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã được đọc “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của V.I. Lênin đăng trên báo Nhân đạo. Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy ánh sáng và con đường giải phóng các dân tộc thuộc địa trong bản Luận cương của Lênin. Người hoàn toàn tin theo Lênin, lãnh tụ của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại và quyết tâm đi theo con đường cách mạng của Lênin. Ngày 30/12/1920, tại Đại hội Tua, Nguyễn Ái Quốc đã quyết định bỏ phiếu tán thành tham gia Quốc tế Cộng sản do Lênin lãnh đạo. Nguyễn Ái Quốc trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên và là một thành viên sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.

Sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Nguyễn Ái Quốc đã đến Liên Xô, quê hương của Lênin và Cách mạng tháng Mười học tập và hoạt động trong các tổ chức của Quốc tế cộng sản. Năm 1925, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu [Trung Quốc] liên hệ với các tổ chức yêu nước Việt Nam và thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, sáng lập báo Thanh niên nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin, lý luận cách mạng và huấn luyện, đào tạo cán bộ, tuyển chọn những người ưu tú để đưa sang Liên Xô đào tạo. Người tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam, chuẩn bị các điều kiện, nhất là mở các lớp huấn luyện cán bộ từ trong nước sang để tiến tới thành lập Đảng.

Đầu năm 1930, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc với tư cách là đại diện của Quốc tế cộng sản đã tổ chức hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Chánh cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc đề ra đã được các đại biểu nhất trí thông qua, trở thành ngọn cờ tập hợp toàn dân, đoàn kết đứng lên đấu tranh giành độc lập, tự do.

Từ khi ra đời, Đảng lấy Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hoạt động. Trong quá trình phấn đấu, xây dựng và trưởng thành, với bản lĩnh của một đảng cách mạng chân chính, dày dạn kinh nghiệm, luôn gắn bó máu thịt với nhân dân, Đảng ta luôn xứng đáng là một đảng “Đạo đức và văn minh”; mỗi đảng viên luôn có ý thức rèn luyện, nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, gắn bó với nhân dân, có ý thức phục vụ nhân dân, được nhân dân tin tưởng. Người khẳng định rằng: “Nước ta là nước dân chủ”, vì vậy: “Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân. Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân. Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc của dân. Chính quyền từ xã đến Chính phủ trung ương do dân cử ra”. 

Bác đã đi xa, nhưng mỗi cán bộ, đảng viên huyện Việt Yên nói riêng và cán bộ, đảng viên cả nước nói chung sẽ thường xuyên rèn luyện, tu dưỡng đạo đức cách mạng, suốt đời phấn đấu cho lý tưởng cách mạng của Đảng, tự giác kiểm điểm mình “tự điều chỉnh mình, cái gì tốt thì phát huy, cái gì xấu thì tự gột rửa, tự sửa mình; cảnh giác trước mọi cám dỗ về danh lợi, vật chất, tiền tài, tránh rơi vào vũng bùn của chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, tệ hại”. Tiếp thu, đổi mới và ứng dụng những kết quả, phương pháp làm việc hiệu quả và để mỗi cán bộ, đảng viên thực sự vừa “hồng” vừa “chuyên” theo mục tiêu xây dựng con người Xã hội chủ nghĩa của Đảng; nguyện trung thành với Đảng và Nhà nước; quyết tâm “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh” để xứng đáng là người dân nước Việt và xứng đáng với những hy sinh của thế hệ cha anh mong muốn cho đất nước được độc lập, dân ta được tự do và sánh vai được với các cường quốc năm châu trên thế giới.

Tên tuổi và sự nghiệp của chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ còn mãi với non sông đất nước, sống mãi trong lòng mỗi chúng ta. Người đã để lại cho chúng ta một gia tài đồ sộ, một di sản hết sức quý báu, đó là: Tư tưởng và tấm gương đạo đức của Người.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4, Nxb CTQG, Hà Nội, 1995

2. Hồ Chí Minh, Với các lực lượng vũ trang, Nxb QĐND, Hà Nội, 1975

Đặng Hoàn - BTGHU

             ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH

LIÊN ĐỘI TRƯỜNG THCS HOÀNG VĂN THỤ

                            **

BÀI THUYẾT TRÌNH

Thực hiện phong trào

“Mỗi tuần một câu chuyện đẹp, một cuốn sách hay, một tấm gương sáng"

          Tôi cũng giống như bao lứa tuổi học sinh khác, đã đọc khá nhiều cuốn sách nhưng có lẽ đọng lại trong tôi nhiều cảm xúc nhất là cuốn sách “HỒ CHÍ MINH, ANH HÙNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC VIỆT NAM, NHÀ VĂN HÓA KIỆT XUẤT”. Mỗi lần đọc cuốn sách này, trong tôi lại có một cảm xúc lạ kì khác nhau và cuốn sách cũng giúp tôi học hỏi được rất nhiều điều từ Bác.

          Chủ tịch Hồ Chí Minh, người sáng lập, giáo dục và rèn luyện Đảng ta, vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc Việt Nam, nhà văn hóa kiệt xuất của thế giới.Trước lúc đi xa Bác Hồ đã để lại cho chúng ta một di sản hết sức to lớn và quí báu, rất sâu rộng và phong phú. Thân thế, sự nghiệp,tư tưởng, tác phong của Bác sẽ mãi mãi là tấm gương sáng tuyệt vời để các thế hệ người Việt Nam hôm nay và mai sau học tập, làm theo.

          Nhân kỷ niệm 132 năm ngày sinh Chủ Tịch Hồ Chí Minh [19/5/1890-19/5/2022] và tiếp tục hưởng ứng cuộc vận động Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, tôi xin giới thiệu cuốn sách “HỒ CHÍ MINH, ANH HÙNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC VIỆT NAM, NHÀ VĂN HÓA KIỆT XUẤT” để giúp các thầy cô giáo, các bạn học sinh nghiên cứu, học tập, tìm hiểu cuộc đời, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh; đặc biệt là thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước làm theo tấm gương của Bác Hồ, có ý chí vươn lên, khát vọng cống hiến, làm chủ cuộc sống, trung với nước, hiếu với dân.

          Tập sách  do tác giả Đào Phan sưu tầm, biên soạn; Nhà xuất bản Hà Nội in ấn hành. Cuốn sách tập hợp và trình bày toàn bộ các tư liệu và sự kiện liên quan tới cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Chủ Tịch Hồ Chí Minh từ thời niên thiếu, đến hành trình tìm đường cứu nước, rồi trở về Tổ quốc và lãnh đạo thắng lợi cuộc cách mạng của dân tộc Việt Nam, Người đã chèo lái con thuyền cách mạng vượt qua bao khó khăn giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Pháp và từng bước làm thất bại các âm mưu xâm lược của đế quốc Mỹ. Tất cả đã được trình bày rõ ràng, khúc chiết và tương đối đầy đủ trong những trang sách này.

          Sau nhiều năm bôn ba tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc từ chủ nghĩa yêu nước Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến với chủ nghĩa Mác-Lênin. Người đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam, đề ra đường lối cách mạng đúng đắn cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc và tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Người đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, đồng thời góp phần vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Những đóng góp quan trọng và nhiều mặt của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên các lĩnh vực văn hóa giáo dục và nghệ thuật chính là sự kết tinh của truyền thống văn hóa hàng ngàn năm của dân tộc Việt Nam, đã góp phần quan trọng vào việc tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc. Với ý nghĩa lớn lao đó, Khóa họp Đại hội đồng UNESCO lần thứ 24 tại Paris [20/10 - 20/11/1987] đã thông qua Nghị quyết 24C/18.65 về kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh với tư cách là “Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, nhà văn hóa kiệt xuất” vào năm 1990.

          Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn thể hiện nhất quán tư tưởng, đạo đức và nhân cách văn hóa trong sự nghiệp vĩ đại của mình. Người đã khai phá con đường giải phóng cho dân tộc ta - đó là giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Con đường đó phù hợp với quy luật phát triển của lịch sử và có ý nghĩa quyết định đối với vận mệnh của dân tộc Việt Nam. Công lao và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với toàn thể dân tộc Việt Nam, theo đánh giá của UNESCO, là đã “để lại dấu ấn” và “góp phần thúc đẩy quá trình phát triển nhân loại”

          Hồ Chí Minh đã trở thành một vĩ nhân của lịch sử Việt Nam và thế giới, con người tiêu biểu của văn hóa dân tộc và nhân loại trong thời đại mới. Con người Hồ Chí Minh không chỉ kết tinh những thành tựu của quá khứ, mà còn thể hiện đỉnh cao của trí tuệ và tâm hồn thời đại qua những phẩm chất tiêu biểu cho nền văn hóa ngày mai. Để góp phần làm sáng tỏ về sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp chính trị phi thường đồng thời cũng là sự nghiệp văn hóa cao cả của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tập hợp tư liệu, hình ảnh xuất bản cuốn sách “Chủ tịch Hồ Chí Minh, Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, nhà văn hóa kiệt xuất”, gồm 3 phần:

          Phần I: Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam.

          Phần II: Chủ tịch Hồ Chí Minh - Nhà văn hóa kiệt xuất.

          Phần III: Chủ tịch Hồ Chí Minh sống mãi trong trái tim nhân loại.

          Cuốn sách với 250 ảnh tư liệu quý được sưu tầm, tập hợp, trình bày theo biên niên thời gian hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Các tác giả mong muốn, những hình ảnh, tài liệu này sẽ tuyên truyền, quảng bá sâu rộng hơn nữa về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh, góp phần thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII.

          Cuốn sách là một món quà thiêng liêng mà tác giả Đào Phan kính dâng lên Bác. Mong rằng thế hệ trẻ các em cố gắng học tập, tư duy độc lập, tinh thần tự học, rèn luyện nhân cách và xây dựng ước mơ, lý tưởng cho bản thân. Kính trọng, biết ơn Bác, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

          Các em hãy đến với thư viện nhà trường để tìm đọc cuốn sách này ngay nhé.

                                                                                                                                                   Chi đội 6C

Video liên quan

Chủ Đề