Bà bầu có nên uống thuốc giảm đau

19/04/2019

Ths.Ds Thân Thị Mỹ Linh – Khoa Dược

(lược dịch)

Quản lý đau trong và sau khi mang thai là rất cần thiết để giảm thiểu nguy cơ gây ra các kết cục bất lợi cho mẹ và bé, nhưng lựa chọn loại thuốc giảm đau và thời gian giảm đau là quan trọng.

Bài viết này tổng hợp các khuyến cáo mới của RCOG ngày 13 tháng 12 năm 2018 hướng dẫn giảm đau cho phụ nữ trong giai đoạn mang thai và sau sinh sau khi ghi nhận những tác dụng bất lợi về việc sử dụng codein trong thời kỳ cho con bú.

Nhiều phụ nữ bị đau đầu, đau lưng, đau vùng chậu khi mang thai và cho con bú, ngoài ra một số phụ nữ có thể có các bệnh lý mãn tính cần phải sử dụng thuốc giảm đau kéo dài. Nếu đau không được kiểm soát tốt có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần của người phụ nữ.

Phụ nữ mang thai nên được hướng dẫn thử các phương pháp điều trị phi y tế, như nghỉ ngơi đầy đủ, chườm nóng, chườm lạnh, xoa bóp, vật lý trị liệu và tập thể dục. Trong trường hợp cần dùng thuốc giảm đau, thai phụ nên tham vấn bác sĩ và nhân viên y tế để được chỉ định các loại thuốc phù hợp.

RCOG khuyến cáo rằng, nếu có thể, nên tránh tất cả các loại thuốc trong ba tháng đầu tiên thai kỳ khoảng thời gian từ tuần thứ 4 đến đến tuần thứ 10 tuần vì đây là giai đoạn dễ xảy ra các dị tật cho thai nhi. Tuy nhiên, một số thuốc giảm đau có thể vẫn được chỉ định nếu lợi ích của thuốc mang lại cho mẹ cao hơn nguy cơ gây ra cho thai.

Paracetamol

Paracetamol vẫn là thuốc giảm đau nên được lựa chọn ở phụ nữ mang thai và cho con bú vì các dữ liệu an toàn của thuốc. Mặc dù đã có ít dữ liệu ghi nhận mối liên quan giữa việc sử dụng paracetamol và các kết cục bất lợi như tăng tỷ lệ mắc hen suyễn ở trẻ em, các vấn đề về hành vi và chậm phát triển vận động và giao tiếp ở trẻ em có phơi nhiễm kéo dài trong thai kỳ.

NSAIDS

Tổng quan dữ liệu cho thấy rằng các thuốc chống viêm không steroid (NSAIDS) như ibuprofen, diclofenac, … nên tránh sử dụng trong ba tháng đầu thai kỳ và không nên dùng sau tuần thứ 30 thai kỳ do tăng nguy cơ em bé trừ khi có chỉ định lâm sàng bắt buộc phải sử dụng (chứng đau nửa đầu nghiêm trọng…)

Các bác sĩ khuyến cáo nên sử dụng với liều thấp nhất có hiệu quả trong thời gian ngắn nhất vì một số bằng chứng cho thấy việc sử dụng NSAIDS có thể làm tăng nguy cơ sảy thai trong ba tháng đầu.

Tuy nhiên, NSAIDS an toàn khi sử dụng trong thời kỳ cho con bú  vì số lượng thuốc qua được sữa mẹ là rất ít.

 Opioids

Các hướng dẫn cho thấy rằng thuốc giảm đau opioid (codein, tramadol, dihydrocodeine (DHC) và morphin) nên được tránh sử dụng ở bất kỳ giai đoạn nào và chỉ được sử dụng dưới sự hướng dẫn và kiểm soát chặt chẽ của chuyên gia y tế.

Xem xét sự khác biệt quan trọng giữa codein và dihydrocodein khi cho con bú và lưu ý rằng tránh dùng codein vì các độc tính nhưng dihydrocodein an toàn hơn khi cho con bú.

Bệnh cúm

Cúm có thể gây ra các hậu quả nghiêm trọng đối với phụ nữ mang thai vì nó làm tăng nguy cơ biến chứng như viêm phế quản, nhiễm trùng hô hấp tiến triển thành viêm phổi.

Cách tốt nhất để tránh mắc cúm là tiêm vắc-xin cúm. Hiện nay, các dữ liệu cho thấy vắc-xin cúm an toàn khi sử dụng cho phụ nữ đang mang thai.

Tài liệu tham khảo

https://www.medscape.com/viewarticle/906502

Bên cạnh những triệu chứng buồn nôn, mệt mỏi và sưng chân, hầu hết phụ nữ đều bị đau lưng tại một số thời điểm trong thai kỳ. Tuy nhiên, vì tình trạng sức khỏe đặc thù trong giai đoạn này, mẹ bầu bị đau lưng sẽ cần cân nhắc kỹ lưỡng khi tìm kiếm phương pháp điều trị.

Theo thống kê từ nhiều chuyên gia, cứ ba phụ nữ sẽ có hai người phải đối mặt với chứng đau lưng trong thời kỳ mang thai. Các cơn đau có thể phát sinh ở mọi vị trí trên lưng. Trong đó, đau thắt lưng chiếm phần lớn trường hợp.

Tình trạng mẹ bầu bị đau lưng có thể xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau chủ yếu là do cơ thể thay đổi trong thời gian mang thai. Để giải quyết vấn đề trên, không ít phụ nữ mang thai chọn cách uống thuốc giảm đau.

Tuy nhiên, liệu thuốc giảm đau có an toàn đối với phụ nữ mang thai? Mẹ bầu bị đau lưng còn có thể chữa bằng cách khác không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này cũng như phương pháp điều trị hiệu quả và an toàn.

1. Phụ nữ đang mang thai có nên uống thuốc giảm đau hay không?

Cảm giác đau nhức, đặc biệt là ở lưng, có thể khiến mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi vô cùng, gây ảnh hưởng không nhỏ cả về thể chất lẫn tinh thần của người phụ nữ. Đồng thời, hệ lụy đôi khi còn có tác động đến sự phát triển của thai nhi.

Bà bầu có nên uống thuốc giảm đau
Dùng thuốc giảm đau có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và bé

Để nhanh chóng khắc phục tình trạng khó chịu này, không ít mẹ bầu chọn cách uống thuốc giảm đau.

Tuy nhiên, phụ nữ đang mang thai cần lưu ý rằng tương tự nhiều loại thuốc điều trị khác, thuốc giảm đau cũng có nguy cơ gây hại cho thai nhi, ví dụ như dị tật bẩm sinh. Mặc dù mẹ bầu có thể dùng thuốc dưới sự kiểm soát chặt chẽ của bác sĩ, nhưng thực tế rủi ro trên vẫn còn đó.

Vì vậy, nhằm đảm bảo an toàn cho con chưa chào đời, thay vì uống thuốc, phụ nữ mang thai nên cân nhắc lựa chọn biện pháp chữa đau lưng an toàn hơn, chẳng hạn như Trị liệu Thần kinh Cột sống.

2. Mẹ bầu bị đau lưng áp dụng liệu pháp Trị liệu Thần kinh Cột sống có hiệu quả không?

Giãn dây chằng cột sống ở vùng thắt lưng, cơ bụng suy yếu hay trọng tâm cơ thể nghiêng về phía trước là những vấn đề thường gặp ở phụ nữ đang mang thai. Các yếu tố trên đều có thể làm gia tăng áp lực lên nhóm cơ lưng, khớp cũng như dây chằng. Theo thời gian, tình trạng này sẽ dẫn đến sự xuất hiện của cơn đau nhức trên lưng.

Mặt khác, ống thần kinh cũng có nguy cơ bị thu hẹp bởi tình trạng uốn cong cột sống thắt lưng khi bụng của phụ nữ mang thai trở nên lớn dần. Điều này khiến cho các dây thần kinh cột sống bị chèn ép nặng nề, gây ra đau lưng.

Như vậy, có thể thấy nguyên nhân khiến mẹ bầu bị đau lưng hầu hết đều liên quan đến những vấn đề cơ xương khớp – cột sống. Theo đánh giá từ nhiều chuyên gia, giải pháp điều trị an toàn và hiệu quả nhất cho trường hợp này là Trị liệu Thần kinh Cột sống.

Thực tế, liệu pháp trên không chỉ giúp giảm đau lưng mà còn có thể xoa dịu nhiều vấn đề đau nhức khó tả do mang thai gây nên khác, chẳng hạn như đau mỏi vai gáy. Bằng cách nhẹ nhàng nắn chỉnh lại những cấu trúc sai lệch, phương pháp Trị liệu Thần kinh Cột sống có thể chấm dứt hoàn toàn các cơn đau mẹ bầu phải chịu đựng mà không cần nhờ đến thuốc.

Đặc biệt, hướng điều trị này còn giúp thuyên giảm nguy cơ sinh khó, đồng thời đẩy nhanh quá trình hồi phục sau khi sinh.

Bà bầu có nên uống thuốc giảm đau
Lợi ích của Trị liệu Thần kinh Cột sống với sức khỏe mẹ bầu

3. Chữa đau lưng cho mẹ bầu bằng Trị liệu Thần kinh Cột sống ở đâu mới tốt?

Phòng khám ACC là đơn vị chuyên khoa đứng đầu trong lĩnh vực Trị liệu Thần kinh Cột sống ở Việt Nam. Hiện nay, có rất nhiều người bệnh, bao gồm cả phụ nữ mang thai, tin tưởng lựa chọn nơi này để tiếp nhận điều trị đau lưng nói riêng và bệnh cơ xương khớp cấp hay mãn tính nói chung.

Với đội ngũ bác sĩ 100% được đào tạo bài bản về Thần kinh Cột sống ở những nước phát triển như Hoa Kỳ, Pháp, Nhật Bản… cùng cơ sở vật chất hiện đại, tân tiến, phòng khám ACC có thể giúp mẹ bầu khắc phục triệt để chứng đau lưng do mang thai, từ đó cải thiện vấn đề thể chất cũng như tâm trạng của mẹ bầu.

Bà bầu có nên uống thuốc giảm đau
Trị liệu Thần kinh Cột sống là phương pháp giảm đau lưng an toàn cho mẹ bầu

Đặc biệt, do thể trạng đặc thù của phụ nữ mang thai, bác sĩ ACC còn thiết kế riêng liệu trình điều trị – phục hồi hiệu quả và an toàn cho cả mẹ lẫn thai nhi.

Hầu hết tình trạng đau lưng ở phụ nữ mang thai đều đến từ sự thay đổi cấu trúc bên trong cơ thể mẹ bầu để phù hợp với sự hiện diện của thai nhi. Do đó, để giải quyết vấn đề đau nhức này, mẹ bầu nên tìm đến các chuyên gia về cơ xương khớp hàng đầu, uy tín, chẳng hạn như phòng khám ACC, để được tư vấn cũng như điều trị hiệu quả và an toàn.

Xem thêm: