Bài báo quốc tế là gì

Bài báo khoa học ISI

17 / 01 2018 Tin tức Chili System

Thông tin tìm hiểu về công bố khoa học quốc tế

  • TIN TỨC

Tags

  • Viện Công nghệ sinh học

  • Tweet

Có công bố khoa học quốc tế, nhất là công bố trên các tạp chí quốc tế uy tín, đang là yêu cầu bắt buộc đối với các ứng viên xét đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS; các cán bộ giảng viên chủ trì đề tài KH&CN các cấp; các nghiên cứu sinh,…Nhằm giúp cho cán bộ, giảng viên nắm được cơ bản về công bố khoa học quốc tế, Ban KHCN&QHQT Đại học Huế tập hợp, biên tập và giới thiệu một số thông tin dưới dạng các câu hỏi thường gặp [FAQ] dưới đây. Một vài thông tin có thể chưa đầy đủ và chuẩn xác, chúng tôi rất mong nhận được phản hồi của quý thầy cô, anh chị qua email hoặc .

Hỏi:Thế nào là tạp chí khoa học quốc tế có uy tín?

Trả lời:Uy tín cuả tạp chí khoa học liên quan đến chất lượng khoa học của tạp chí đó, thường được đánh giá qua một hay một số tiêu chí [ví dụ quy trình xuất bản, chất lượng nội dung các bài báo, số lượng trích dẫn, danh tiếng của ban biên tập, danh tiếng của nhà xuất bản,…]. Tùy theo quan điểm, mục đích của tổ chức, tiêu chí đánh giá có thể khác nhau và do đó chất lượng, uy tín của tạp chí có thể khác nhau.

Hiện nay, có sự thừa nhận rộng rãi trong cộng đồng khoa học quốc tếtạp chí khoa học uy tín là các tạp chí được chỉ mục trong danh mục Scopus và danh mục Web of Science Core Collection [WoS, trước đây thường biết với tên gọi phổ biến là ISI].

Ở Việt Nam, với mục đích tính điểm quy đổi để đánh giá và công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS, theo Quyết định số 37/2018/QĐ-TTg ngày 31/12/2018 của Thủ thướng Chính phú thì tạp chí khoa học quốc tế có uy tín là những tạp chí khoa học có mã số chuẩn quốc tế ISSN thuộc danh mục trong Web of Science [ISI], danh mục Scopus hoặc danh mục quốc tế khác do Hội đồng Giáo sư nhà nước quyết định [xem Phụ lục 1 củaQuyết định 37]. Danh mục cụ thể sẽ do các Hội đồng GS ngành, liên ngành công bố hàng năm.

Theo Quỹ phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia [NAFOSTED], tạp chí quốc tế có uy tín được quy định cụ thể và khác nhau đối với 2 nhóm lĩnh vực Khoa học tự nhiên-kỹ thuật và Khoa học xã hội-nhân văn. Ví dụ, hiện tại, đối với lĩnh vực Khoa học tự nhiên-kỹ thuật thì đó là 6940 tạp chí thuộc nhóm Q1, Q2, Q3 của danh mục SCIE trong WoS theo từng chuyên ngành [xemQuyêt định số 151/QĐ-HĐQL-NAFOSTEDngày 09/8/2019]; đối với lĩnh vực Khoa học xã hội-nhân văn là tạp chí thuộc danh mục AHCI, SSCI của WoS, tạp chí thuộc danh mục Scopus và tạp chí thuộc các nhà xuất bản uy tín thế giới với danh sách cụ thể [xemQuyêt định số 251/QĐ-HĐQL-NAFOSTEDngày 11/12/2019].

Hỏi:Danh mục WoS là gì?

Trả lời:WoS là viết tắt của Web of Science, cơ sở dữ liệu [CSDL] trích dẫn các tạp chí khoa học thế giới được tuyển chọn vàquản lý bởi Clarivate Analytics [Mỹ]. Nguyên CSDL này được sáng lập năm 1956 bởi Viện Thông tin Khoa học [Institute of Scientific Information], nên một thời gian dài được biết dưới tên gọi là ISI. Năm 1992, Thomson Science [sau này là Thomson Reuters] mua lại ISI [nên còn có tên là Thomson ISI] và đến năm 2016, Thomson Reuters bán lại cho Clarivate Analytics.

Phần lõi của WoS [WoS Core Collection] bao gồm dữ liệu trích dẫn các tạp chí khoa học, sách và kỷ yếu hội thảo.

Đối với tạp chí, hiện nay [2020] dữ liệu trích dẫn bao gồm khoảng 22.000 tạp chí của hơn 250 ngành khoa học, phân thành 04 nhóm [thường gọi là danh mục]:

– Science Citation Index Expanded[SCIE] với hơn 9.200 tạp chí của khoảng 150 ngành, xuất bản từ 1990 đến nay.

– Social Sciences Citation Index [SSCI] với hơn 3.400 tạp chí của các ngành khoa học xã hội, xuất bản từ 1900 đến nay.

– Arts & Humanities Citation Index[AHCI hay A&HCI] với hơn 1.800 tạp chí các ngành nhân văn và nghệ thuật, xuất bản từ 1975.

– Emerging Sources Citation Index[ESCI] với hơn 7.800 tạp chí của tất cả các ngành khoa học [đây là các tạp chí “dự bị” để xét chọn vào 3 danh mục trên khi đủ điều kiện về chất lượng].

Chú ý:

– Thời gian đầu, ISI chỉ gồm các tạp chí khoa học tự nhiên và kỹ thuật [danh mục SCI, SCIE], sau này WoS đã bổ sung thêm các danh mục tạp chí khoa học xã hội và nhân văn, nghệ thuật.

– Ban đầu ISI và sau này WoS phân biệt 2 danh mục SCI và SCIE [SCI là một phần trong SCIE]. Chất lượng tạp chí trong 2 danh mục này là như nhau, chỉ khác là các tạp chí SCI chưa có dữ liệu trực tuyến mà chỉ có dữ liệu lưu trên đĩa CD, DVD. Tuy nhiên, từ 2019, do tất cả tạp chí đã có dữ liệu trực tuyến và để trành sự hiểu nhầm nên Clarivate chỉ giữ lại tên SCIE mà không còn dùng tên SCI nữa.

[Nguồn://clarivate.com/webofsciencegroup/solutions/web-of-science-core-collection/]

Hỏi:Danh mục Scopus là gì?

Trả lời:Danh mục Scopus là CSDL trích dẫn và tóm tắt các ấn phẩm khoa học được tuyển chọn và quản lý bởi Elsevier [Hà Lan], được thành lập từ năm 2004 [muộn hơn ISI/WoS].

CSDL Scopus bao gồm các loại ấn phẩm xuất bản nhiều kỳ [serial publications] có ISSN như tạp chí, chuỗi sách, chuỗi kỷ yếu và các ấn phẩm không xuất bản nhiều kỳ [non-serial publications] có chỉ số ISBN như sách hay kỷ yếu ra một lần.

Tính đến 1/2020, Scopus bao gồm trên 25.100 đầu ấn phẩm nhiều kỳ, trong đó khoảng 23.500 tạp chí có phản biện và hơn 850 chuỗi sách. Tổng số bản ghi là trên 77 triệu, trong đó 67,5% xuât bản sau năm 1996 và 32,5% xuất bản trước 1995.

Scopus không tách riêng các nhóm danh mục như WoS, nhưng phân loại các ấn phẩm theo 4 nhóm lĩnh vực gồm: Khoa học sự sống [Life sciences], Khoa học vật lý [Physical sciences], Khoa học sức khỏe [Health sciences] và Khoa học xã hội & nhân văn [Social sciences & Humanities]. Dưới nữa, các ấn phẩm lại được phân thành 27 ngành và hơn 300 chuyên ngành. Trong số 25.100 đầu ấn phẩm có đến 1/2020, tỷ lệ phân bố theo các nhóm lĩnh vực đã nêu theo thứ tự là 15,4%; 28%; 30,4% và 26,2%.

Ngoài việc bao gồm nhiều ấn phẩm thuộc các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn hơn WoS, Scopus còn có ưu điểm cung cấp nhiều chức năng tra cứu rất tiện cho người dùng cho nhiều mục đích khác nhau, từ tra cứu tài liệu đến đánh giá công bố khoa học của cá nhân và các cơ sở giáo dục đại học. Trong khi WoS rất hạn chế tra cứu miễn phí thì Scopus cho tra cứu miễn phí khá nhiều thông tin.

[Nguồn://www.elsevier.com/?a=69451].

Hỏi:Làm thế nào để biết một tạp chí khoa học có thuộc danh mục Scopus hoặc WoS không?

Trả lời:Cách đơn giản và tin cậy nhất là tra cứu trực tiếp trên các website sau đây:

– Đối với WoS://mjl.clarivate.com/

– Đối với Scopus://www.scimagojr.com/

Ở ô tìm kiếm, nhập thông tintạp chí hoặc là chỉ số ISSN hoặc đầy đủ của tên tạp chí.

Chú ý:

– Khi tra cứu đối với WoS, kết quả hiển thị ban đầu chỉ mới gồm thông tin thuộc nhóm danh mục nào [SCIE, SSCI, AHCI, ESCI]. Muốn biết thêm chi tiết như chỉ số IF thì phải chọn View profile page và đăng nhập bằng tài khoản cá nhân [tạo miễn phí].

– Với Scopus, khi tra trên trang SCImago, kết quả ban đều chỉ hiển thị tên tạp chí, khi click vào tên sẽ hiện đầy đủ thông tin khác [H-index, CiteScore, Q,…]. Đặc biệt, cần chú ý mục “Coverage”, vì thông tin này cho biết liệu tạp chí có còn nằm trong danh mục Scopus nữa hay không hay đã bị đưa ra từ năm nào.

Trường hợp muốn có danh mục sẵn trong máy tính đề tra cứu, có thể tải về các danh mục từ các webssite:

– Đối với WoS://mjl.clarivate.com/collection-list-downloads[cần đăng nhập với tài khoản cá nahan]

– Đới với Scopus://www.scopus.com/home.uri[Mục Scopus content >> Scopus source list]

Hỏi:Một tạp chí khoa học có thể vừa thuộc danh mục Scopus, vừa thuộc danh mục WoS không?

Trả lời:Dĩ nhiên là có thể. Theo một thống kê năm 2019, tính trên toàn bộ CSDL, có 49% số tạp chí vừa thuộc Scopus vừa thuộc WoS. Số còn lại, hoặc chỉ thuộc Scopus mà không thuộc WoS và ngược lại. Tỷ lệ trùng nhau và biệt lập giữa 2 danh mục khác nhau tùy theo lĩnh vực khoa học, ví dụ:

Nhóm lĩnh vựcChỉ thuộc ScopusThuộc cả Scopus và WoSChỉ thuộc WoS
Natural Sciences & Engineering35%49%16%
Biomedical Research49%43%8%
Social Sciences27%50%23%
Arts & Humanities22%49%29%

[Nguồn: Simona Tabacaru, April, 2019:

//oaktrust.library.tamu.edu/bitstream/handle/1969.1/175137/Web%20of%20Science%20versus%20Scopus%20Report%202019.pdf?sequence=4&isAllowed=y]

Hỏi:Các tạp chí trong danh mục WoS và Scopus chỉ xuất bản bằng tiếng Anh hay còn có ngôn ngữ nào khác?

Trả lời:Cả trong danh mục WoS và Scopus, ngoài tiếng Anh thì vẫn có các tạp chí xuất bản bằng ngôn ngữ khác như tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Nga, tiếng Trung,… Một thống kê tháng 4/2029 [Simona Tabacaru, nguồn theo link có ở trên]cho thấy Scopus có khoảng 22% tạp chí không phải tiếng Anh. Tuy nhiên, khi xuất bản bằng tiếng khác thì tóm tắt buộc phải bằng tiếng Anh.

Một ví dụ, tạp chí “Chinese as a Second Language Research” [e-ISSN: 2193-2271, p-ISSN: 2193-2263] đăng cả bài viết bằng tiếng Anh và bằng tiếng Trung. Tạp chí này thuộc Scopus từ 2017 đến nay.

Hỏi:Chỉ số ISSN, ISBN là gì?

Trả lời:ISSN [International Standard Serial Number] là mã số tiêu chuẩn quốc tế, dưới dạng một dãy số gồm tám chữ số được dùng để nhận dạng một ấn phẩm xuất bản nhiều kỳ như tạp chí, báo, bản tin, chuỗi sách, chuỗi kỷ yếu hội thảo, ….Nhiều xuất bản phẩm có ở cả hai dạng in và điện tử nên được ISSN cũng có hai loại làISSN in[ISSN, p-ISSN] vàISSN điện tử[e-ISSNhayeISSN]. Ví dụ, Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Khoa học Tự nhiên có ISSN 1859-1388 và e-ISSN 2615-9678. Hệ thống ISSN được xây dựng như mộttiêu chuẩn quốc tếISO vào năm 1971 và được ấn hành với tên gọi ISO 3297 vào năm 1975, do Tiểu ban ISOTC 46/SC 9 quản lý.

ISBN [International Standard Book Number] là mã số chuẩn quốc tế để nhận dạng một cuốn sách. Hệ thống ISBN được tạo ở Anh năm1966, sau đó được công nhận quốc tế theo tiêu chuẩnISO 2108năm1970. ISBN có thể có 10 ký tự sô [kiểu cũ] hoặc 13 ký tự số [kiểu mới, áp dụng vớimã vạch]. Ví dụ, một cuốn sách của Nhà xuất bản Đại học Huế có mã ISBN 978-604-974-342-9.

ISSN vàISBNgiống nhau về mặt ý tưởng, chỉ khác ở đối tượng nhận diện. Đi kèm với ISSN áp dụng cho toàn bộ xuất bản phẩm nhiều kỳ thì ISBN cũng có thể được cấp cho một kỳ cụ thể của xuất bản phẩm đó.

Chỉ số ISSN của một tạp chí, chỉ số ISBN của một cuốn sách chỉ là mã nhận dạng cho tạp chí hay cuốn sách mà không liên quan và phản ánh chất lượng khoa học của tạp chí hay cuốn sách.

Hỏi:Chỉ số IF và CiteScore là gì, giống nhau và khác nhau thế nào?

Trả lời:Cả WoS và Scopus đều đánh giá và xếp loại chất lượng tạp chí khoa học thông qua số lượng trích dẫn của các bài báo đăng trên tạp chí. WoS sử dụng chỉ số IF [Impact factor, chỉ số ảnh hưởng] còn Scopus thì dùng chỉ số CiteScore [điểm trích dẫn].Như vậy IF và CiteScore đều là 2 chỉ số có bản chất như nhau để đo mức độ ảnh hưởng của tạp chí thông qua trích dẫn; là số trích dẫn trung bình tính trên 1 bài báo của tạp chí trong 1 khoảng thời gian xác định [lấy tổng số trích dẫn của các bài báo của tạp chí chia cho tổng số bài báo trong khoảng thời gian tính]. Đúng ra đơn vị của IF và CiteScore là số trích dẫn/bài báo. Khi so giữa các tạp chí trong cùng danh mục, tạp chí nào có IF hay CiteScore càng lớn thì ảnh hưởng hay uy tín càng cao.

Tuy nhiên, IF và CiteScore khác nhau ở một số điểm:

+ IF được tính từ CSDL tạp chí Web of Science [WoS] của Clarivate Analytics còn CiteScore được tính từ CSDL tạp chí Scopus của Elsevier. Hai dữ liệu này khác nhau về quy mô. Do đó, có tạp chí có CiteScore nhưng không có IF [do có tên trong Scopus nhưng không có trong WoS] và ngược lại.

+ IF có từ 1975 nhưng CiteScore thì mới có từ năm 2016.

+ IF tính trung bình cho khoảng thời gian 2 năm trong khi CiteScore [trước đây] thì tính trung bình cho thời gian 3 năm, đặc biệt CiteScore 2019 lại tính cho 4 năm [2016-2019].

+ Giá trị IF và CiteScore của một tạp chí [có tên trong cả WoS và Scopus] sẽ không giống nhau. Khi so sánh giữa các tạp chí thì chỉ được so sánh hoặc theo IF hoặc theo CiteScore mà không thể so sánh ngang giữa IF và CiteScore được [thậm chí có trường hợp cho kết quả ngược nhau]. Ví dụ:

Tạp chíNew England Journal of MedicineNature Reviews Materials
IF năm 201974,69971,189
CiteScore 201966,1123,7

Trên trang Clarivate [//mjl.clarivate.com/home] muốn tra IF phải đăng nhập bằng tài khoản, còn trên trang Scopus [//www.scopus.com/sources] có thể tra CiteScore trực tiếp không cần đăng nhập tài khoản. Tuy nhiên, thường trên trang chủ các tạp chí có cả thông tin IF và CiteScore, hoặc có nhiều trang tra cứu cho phép tra đồng thời cả IF và CiteScore.

Hỏi:Phân hạng tạp chí Q1, Q2, Q3, Q4 là gì?

Trả lời:Số trích dẫn, và theo đó là IF của WoS hay CiteScore của Scopus, rất khác biệt giữa các lĩnh vực, các ngành khoa học. Ví dụ, một thống kê cho thấy bài báo ngành toán có được trích dẫn mười lần là tương đương một bài trong ngành vật lý được trích dẫn khoảng ba chục lần hay một bài trong ngành khoa học sự sống được trích dẫn khoảng sáu chục lần. Do đó, việc so sánh IF hay CiteScore giữa các tạp chí chỉ có ý nghĩa trong từng ngành, từng lĩnh vực khoa học.

Nếu xếp các tạp chí thuộc cùng một ngành/lĩnh vực trong danh mục WoS [hay Scopus] theo chỉ số IF [hay CiteScore] từ cao xuống thấp, thì ứng với các tứ phân vị [quartile] sẽ phân thành 4 hạng:

– Q1: các tạp chí có IF [hay CiteScore] thuộc top 25%

– Q2: các tạp chí có IF [hay CiteScore] thuộc nhóm 25 – 50%

– Q3: các tạp chí có IF [hay CiteScore] thuộc nhóm 50 – 75%

– Q4: các tạp chí có IF [hay CiteScore] thuộc nhóm 75 – 100%.

Các tạp chí khoa học danh tiếng trong một ngành/lĩnh vực chiếm hầu hết hạng Q1.

Do IF và CiteScore khác nhau, nên hạng Q của một tạp chí ở WoS không nhất thiết trùng với hạng Q của tạp chí đó ở Scopus.

Đối với WoS, không thể tra được hạng Q của tạp chí trên trang//mjl.clarivate.com/bằng tài khoản miễn phí, nhưng với Scopus thì hoàn toàn có thể tra cứu trực tiếp không cần tài khoản từ trang SCImago//www.scimagojr.com/.

Hỏi:Thế nào là tạp chí khoa học dỏm và cách nhận biết?

Trả lời:Trước nhu cầu công bố khoa học quốc tế gia tăng mạnh, lợi nhuận hấp dẫn của việc xuất bản tạp chí khoa học và xu thế xuất bản trực tuyến, đã xuất hiện các tạp chí khoa học với danh nghĩa “quốc tế” có phí xuất bản rẻ, thời gian xuất bản ngắn nhưng chất lượng thấp. Cộng đồng khoa học gọi các tạp chí này là “predatory journal” – tạm dịch là tạp chí dỏm hay tạp chí ngụy tạo.

Theo GS. Nguyễn Văn Tuấn từ Úc [xemtại đây], các dấu hiệu để nhận diện tạp chí khoa học dỏm là:

[1]. Không có cơ quản chủ quản [thường là các hiệp hội chuyên ngành hoặc trường đại học, viện nghiên cứu].

[2]. Tên tạp chí thường chung chung, nghe rất “kêu” hoặc nhái theo tên các tạp chí nổi tiếng [Ví dụ: “Journal of Engineering and Medicine”, “International Journal of Engineering Technology and Scientific Innovation”,…]

[3]. Không có tên trong các danh mục WoS, Scopus [GS. Tuấn cho rằng vẫn có một số tạp chí hạng Q3, Q4 của Scopus là tạp chí dỏm].

[4]. Tổng Biên tập, thành viên Ban biên tập không có thành tích khoa học tốt, không có tiếng tăm trong lĩnh vực chuyên môn, thường là từ các nước Trung Đông, Ấn Độ, Châu Phi,…

[4]. Chất lượng bài báo kém, giá trị khoa học rất thấp, nhiều sai sót do không có phản biện hay có thì rất qua loa để xuất bản nhanh.

[5]. Tiếng Anh có nhiều sai sót.

Một số tổ chức, cá nhân đã nỗ lực lập danh sách các tạp chí dỏm để cảnh báo các nhà khoa học. Một trong số đó là “danh sách của Beall” [Beall’s list]. Jeffrey Beall là một quản trị viên thư viện tại ĐH Colorado Denver, năm 2010 ông đã thống kê hàng nghìn tạp chí và nhà xuất bản mà ông cho rằng đang lừa dối các tác giả bằng cách thu phí xuất bản nhưng không đi kèm với các quy trình phản biện, biên tập thông thường. Mặc dù năm 2017 Beall đã đóng cửa blog gây tranh cãi của mình do có “sức ép”, nhưng những người khác vẫn tiếp tục duy trì và cập nhật “danh sách của Beall”.

Website “danh sách của Beall” các nhà xuất bản và tạp chí có tiềm năng là dỏm://beallslist.net/

[Theo hueuni.edu.vn://cdgs.hueuni.edu.vn/news/tim-hieu-ve-cong-bo-khoa-hoc-quoc-te.html]

Tin liên quan

DCIM101MEDIADJI_0381.JPG

10/02/2022

Viện Công nghệ sinh học, Đại học Huế phát động Tết trồng cây Xuân Nhâm Dần 2022

Xem thêm

09/02/2022

Viện Công nghệ sinh học, Đại học Huế tổ chức gặp mặt đầu xuân Nhâm Dần 2022

Xem thêm

07/02/2022

Viện Công nghệ sinh học, Đại học Huế dâng hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ

Xem thêm

Hướng dẫn đăng bài lên các báo khoa học quốc tế

Nay tại hầu hết các trường Đại học trên toàn thế giới đều chú trọng đến nghiên cứu khoa học. Đây được xem là nhiệm vụ hàng đầu cần phải hoàn thành tốt mà các trường cần đạt được. Quan trọng hơn nữa là chất lượng và số lượng các bài được đăng tạp chí khoa học quốc tế. Qua đó khẳng định được uy tín của cá nhân giảng viên cùng các nhà khoa học, nghiên cứu.

Tuy nhiên quá trình để được bài đăng ở các báo cáo khoa học quốc tế là không dễ dàng. Người viết gặp nhiều khó khăn nhất trong việc làm sao để đăng bài lên các báo khoa học quốc tế. Vì vậy, trong bài viết sau, MAAS sẽ chỉ ra một số kinh nghiệm hữu ích giúp đăng bài lên báo cáo khoa học quốc tế được nhanh chóng và hiệu quả.

Xem thêm:

>>Cần làm gì khi bị Fail Assignment

>>Mẹo gia tăng số lượng bài Essay

Dear Editors,

I am writing to submit the following manuscript entitled “.......” for publication in the journal as an original article.

Morse potential is an anharmonic potential suitable for describing the atomic interaction and vibration in the crystals…….

The purpose of this work is to develop a method ……...

After reading the aims and scope of the journal, I believe that this paper is suitable for consideration to publish in this journal.

This manuscript has been neither copyrighted, classified, published, nor considered for publication elsewhere. I also have no conflicts of interest to disclose.

If you need any additional materials or information, I am happy to supply it as soon as possible.

Thank you very much for your consideration. I am looking forward to hearing from you soon.

Best regards,

Name one of Authors

Tantrao University, Vietnam

Email:………………

[Hết trích]

1.3.Những điểm nổi bật [Highlight]

Highlight là một file văn bản cần thiết cho bản thảo [tuy nhiên có tạp chí cũng không cần có file này]. Nội dung file bao gồm, Tiêu đề bản thảo, nội dung gồm 4-5 mục nhỏ [items] về những điểm cốt yếu nhất của bản thảo, mô tả những nội dung hay kết quả quan trọng mà bản thảo đã đạt được. Mỗi item chỉ được tối đa 85 ký tự kể cả khoảng “trắng”. Ví dụ mẫu:

[Trích]

Highlights of the manuscript entitled

"Application of the theoretical Morse potential parameters to the calculation of thermodynamic parameters and the correlated displacement function"

- Morse potential parameters for DIA, FCC crystals has calculated.

- Anharmonic interatomic effective potential has calculated.

- Elastic constants for DIA, FCC structure crystals have considered.

- Calculations have carried out for structure crystals. Results agree with the experiment.

[Hết trích]

1.4.Thỏa thuận chuyển giao bản quyền [Copyright Transfer Agreement]: Có tạp chí chỉ cần xác định tuyên bố trong bản thảo chính, nhưng có những tạp chí yêu cầu lập thành file riêng. Ví dụ mẫu:

[Trích]

Copyright Transfer Agreement

The article entitled: “....” with [name one of authors] as author is herewith submitted for publication in ........ [name of journal]. I confirm that this article has not been published and is not being considered for publication elsewhere. The contribution is my original work, all of which has been carried out by those named as authors, and I will take public responsibility for its content.

I hereby transfer all copyright associated with the above article to … Journal. I also confirm that the article contains no material which infringes the copyright or other personal or proprietary rights of any person or entity.

I, on behalf of all authors, hereby submit my article for consideration by the Editorial Board of … Journal for reviewing, editing and publishing.

Author’s name: ……

Affiliation: TanTrao University, Tuyen Quang, Viet Nam

Signature:

Date: ……

[Hết trích]

1.5.Các tuyên bố khác

Thông thường các tạp chí có thêm các Tuyên bố [Declaration] như: Tính sẵn có của tài liệu, dữ liệu [Availability of data and material]; Các lợi ích cạnh tranh [Competing Interests hoặc Conflicts of Interest]; Kinh phí tài trợ [Funding]; Đóng góp của từng tác giả [Authors' Contributions hoặc Contribution of Authors]; Lời cảm ơn [Acknowledgement]. Tùy theo từng trường hợp mà chúng ta trả lời cho phù hợp, nêu không có thì có thể ghi “Không áp dụng” [Not applicable]. Phần Tuyên bố thường được đưa vào sau phần Kết luận [Conclusion] và trước phần Tài liệu tham khảo. Ví dụ:

[Trích]

Declarations

Availability of data and material: All data generated or analyzed during this study are included in this published article.

Competing interests: The authors declare that they have no competing interests.

Funding: No funding was obtained for this study.

Authors' contributions: DBN [corresponding author] analyzed the structural data, conceptualized and wrote the manuscript. HPT collected experimental data, read, analyzed and edited errors in the manuscript. All authors have read and approved the manuscript.

Acknowledgement

The one authors [Name of corresponding author] thanks the Tantrao University, Tuyen Quang, Viet Nam for support.

[Hết trích]

Tất nhiên tùy theo từng tạp chí mà người ta đòi hỏi tất cả các tuyên bố trên hay chỉ từng phần trong các bước gửi cụ thể. Quan trọng làcần phảichuẩn bị sẵn tất cả các file văn bản cần thiết,để khi gửichúng ta sẽ thực sự chủ động với các thông tin đã được chuẩn bị.

2/ Gửi bài

Thông thường, các Tạp chí hay Nhà xuất bản quốc tế đều có các phần mềm gửi bài online hết sức thân thiện, dễ hiểu và dễ thực hiện. Điều này, các Nhà xuất bản hay Tạp chí khoa học trong nước còn cần phải cải thiện và học tập rất nhiều, bởi vì qua kinh nghiệm của tác giả, ở Việt Nam, nếu tạp chí có đủ các bước thì rất phức tạp và rắc rối hoặc nếu không đủ các bước thì lại rất đơn giản, thô [thậm chí gửi file bản thảo là xong – các tạp chí ở top thấp]. Chính vì vậy, quá trình gửi, xử lý và theo dõi bài đối với các tạp chí quốc tế, nhất là các tạp chí có uy tín thuộc danh mục ISI, Scopus là rấtthuận tiện.

Các bước như sau:

[1] Từ mục tiêu nghiên cứu của bản thảo, bạn chọn tạp chí phù hợp.

[2] Bất cứ một Tạp chí hay Nhà xuất bản nào, khi vào Trang chủ, chúng ta cũng cần phải đăng ký [Register], khai báo đầy đủ thông tin theo yêu cầu, sau đó đăng nhập vào tạp chí [Login]. Việc khai thông tin đăng nhập có thể dùng cách thông thường, nhưng cũng có thể dùng mã định danh ORCID [Open Researcher and Contributor Identification] là mã số duy nhất độc quyền đối với một nhà nghiên cứu trên thế giới nếu đã đăng ký mã số này.

[3] Sau khi đăng nhập, trước tiên cần đọc phần hướng dẫn tác giả [Guide for Authors]. Xem kỹ các nội dung về định dạng bài, cách viết tài liệu tham khảo, …, chỉnh sửa bản thảo đã chuẩn bị theo hướng dẫn. Đọc để biết được những Chính sách [Policies] của tạp chí.

[4] Chọn vai trò tác giả [Author]; Tìm lệnh gửi bài Submit your article hoặc Submit a Manuscript hoặc Submit an Article, tùy theo từng tạp chí, có thể trước hoặc sau lựa chọnAuthor.

[5] Chọn Start New Submition hoặc Begin Submition; Chọn kiểu bài báo [Select Article Type], nhấn Proceed hoặc Continue để lưu và chuyển sang các bước gửi tiếp theo…

Thực hiện tuần tự gửi bài và các file theo hướng dẫn và yêu cầu từng bước của phần mềm nộp bài online. Thông thường bao gồm các bước: Tải các file của manuscript, cover letter, highlight, tables, figures; Chọn lĩnh vực nghiên cứu; Khai báo thông tin về các tác giả; Giới thiệu cácphản biện [và loại bỏ những phản biện-nếu biết]; Điền vào các trường Title, Abstract, Keywords, Funding; Đợi phần mềm tạo bảnPDF [do phần mềm online tự tạo sau khi nhấn nút Save and Building PDF]; Chọn Action Link,mở View Submission [để xem nếu cần sửa thì quay trở lại các bước đã đi qua]-bước này là bắt buộc của phần mềm; Nếu đầy đủ, từ Action Link chọn Approve Submission; Nhấn OK là xong.

3/ Một số lưu ý

[1] Đối với nhiều tạp chí, tên [first name], tên đệm [middle name], họ [last name] khi khai thông tin cá nhân online phải trùng với tên tác giả trong Bài viết. Nếu không, tạp chí sẽ yêu cầu sửa lại, như vậy phải lặp lại quy trình gửi. Ví dụ, thông thường sau khi khai, tên tác giả trong phần mềm online sẽ là Duc Ba Nguyen, nếu trong bài ghi là Nguyen Ba Duc-Tạp chí sẽ yêu cầu sửa lại.

[2] Bản thảo khi gửi nên dùng file Word [hoặc LaTeX], các file khác có thể dùng PDF. Bởi vì với file Word, phần mềm của các tạp chí tự lọc từ tên bài, từ khóa, tóm tắt,… để điền vào các trường tương ứng [Title, Keywords, Abstract,...] của các nội dung này trong phần mềm. Nếu dùng file PDF, các bạn phải tự coppy để đưa vào các trường này. Cuối cùng, phần mềm sẽ tự động format thành file PDF để các bạn xem lại vào bước cuối cùng [View submission], đây là bước bắt buộc phải mở xem trước khi nhấn nút xác nhận gửi cuối cùng [Approve submission] trong Action Link.

[3] Có tạp chí không phải nộp lệ phí xuất bản [PublicationCharge]sau khi được chấp nhận [Accepted], nhưng có tạp chí phải nộp lệ phí mới được xuất bảnsau khi được chấp nhận. Mức lệ phí tùy theo từng Nhà xuất bản hoặc tạp chí, có tạp chí giảm giá cho tác giả ở các nước đang phát triển như Việt Nam, thường khoảng 30%-50%.

Cũng lưu ý thêm rằng, không phải tạp chí nào thu lệ phí xuất bảncũng là tạp chí không có giá trị hay thứ hạng thấp, các tạp chí bao giờ cũng có khuyến nghị công khaivề mức lệ phí trước khi bạn nhấn Proceed gửi cuối cùng [hoặc trong Policies của tạp chí] và chỉ yêu cầu nộp tiền khi bài báo đã được chấp nhận và bạn muốn được xuất bản. Các tạp chí không bắt buộc bạn phải nộp lệ phí mới được xem xét. Nhiều tạp chí có lệ phí xuất bản rất cao nhưng để được xuất bản tại các tạp chí đó không phải dễ dàng. Ví dụ, với tạp chí Scientific Report, lệ phí đăng bài là 1.200Euro [tương đương khoảng 32 triệu đồng VN theothời giá hiện tại], tác giả viết bài này đã chấp nhận chi trả khi gửi bài, bởi vì đây là tạp chí xếp hạng Q1, điểm chỉ số ảnh hưởng IF [Impact Factor] và chỉ số trích dẫn [H-index] rất cao [IF:3.99; H-index: 213]. Tuy nhiên sau khi phản biện, một phản biện chấp nhận, một phản biện không chấp nhận. Tạp chí vẫn từ chối [Reject] xuất bản.

Tuy nhiên, có loại tạp chí đưa ra cả hai sự lựa chọn:có nộplệ phí[Open Access hoặc Gold Open Access] hay không phải nộp lệ phí [Annual] xuất bản. Phần này, thông thường các tạp chí đưa vào phần cuối trước khi xác nhận gửi [hoặc trong Policies của tạp chí] và thường trong phần khai về bản quyền. Vì vậy, các bạn nên đọc kỹ để không đánh dấu vào mục Chấp nhận trả tiền [nếu không muốn mất lệ phí]. Thường thì phần bản quyền của tạp chí đưa ra nhiều mục nhỏ [a, b, c, d] nội dung trong mỗi Mục lại nhiều nội dung, vì thế khi đọc [đương nhiên là tiếng Anh], cần ghi nhớ nội dung về Open Access hay Gold Open Access nằm ở mục nào, a, b, c hay d để khi lựa chọn, dòng nào chứa thông tin về Open Access thì không chọn [không đánh dấu]. Việc chọn nộp lệ phí hay không nộp lệ phí hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến việc bài của bạn được chấp nhận hay không.

Vậy thế nào là tạp chí Open Access? Đây là tạp chí xuất bản thu tiền của các nhà nghiên cứu, nếu lựa chọn chi trả lệ phí, đồng nghĩa với việccác nhà nghiên cứu mong muốn quảng bá rộng rãi nội dung nghiên cứu của mình cho tất cả những người quan tâm. Khivào đọc nó, người đọcsẽ không phải trả phí và được tải về [Download] thoải mái. Còn đối với các tạp chí Annual, người gửi bài giữ bản quyền qua Nhà xuất bản, nội dung trong thông báo của Nhà xuất bảnchỉ là tên bài, tóm tắt, các tài liệu tham khảo, có thể có thêm một số hình vẽ. Ai muốn đọc nội dung hay tải bài viết về phải trả tiền cho Nhà xuất bản, thông thường 65Euro một lần tải bài về. Nghĩa là bài của các bạn không được quảng bá rộng rãi. Điều này cho thấy, Nhà xuất bản hoặc thu lệ phí từ tác giả, hoặc thu lệ phí từ người đọc. Rất rõ ràng, minh bạch,không thu từ cả hai phía.

[3] Kiểm tra bài gửi [check status]: Sau khi bạn gửi bài xong, thông thường tạp chí gửi cho bạn một email xác nhận bài gửi của bạn kèm theo một mã định danh [ID] cho bài viết cùng với một địa chỉ kết nối [link] để bạn tự kiểm tra trạng thái và quá trình xử lý bài của tạp chí. Để kiểm tra, bạn vào đường link và nhập địa chỉ, mật khẩu [đã khai báo sẵn] là sẽ kiểm tra được bài báo của bạn đang trong giai đoạn xử lý nào. Có Nhà xuất bản hay tạp chí còn mô tả và cập nhật rất chi tiết, thậm chí từng lần gửi, sửa, chuyển trong hệ thống từ thư ký đến Ban biên tập theo từng phút, giờ, ngày, … [như các tạp chí thuộc IOP], tùy nhu cầu các bạn muốn vào và xem đến đâu.

[4] Sửa bài

- Nếu bài của bạn phải sửa chữa do Ban biên tập đọc và soát trong quá trình xử lý trước khi chuyển cho lãnh đạo Ban biên tập hay phản biện, bài sẽ được chuyển về cho bạn theo đường link trong email của tạp chí gửi. Bạn phải đọc kỹ và hiểu họ yêu cầu sửa gì? Trở lại file của bản thảo sửa chữa trước. Sau đó bạn đăng nhập vào theo đường link [trong email], chọn Author [vai trò tác giả], trong mục Author Main Menu chọn Submissions Sent Back to Author hoặc chọn Revisions Sent Back to Author, vào Action Link chọn Edit Submission, hoặc Revise Submission sau đó gửi lại bài đã sửa chữa như thực hiện một lần gửi mới. Tuy nhiên cần lưu ý, nhiều thông tin đã gửi trong phần mềm chỉ đọc và nếu thấy cần thay đổi thì sửa, không thì cứ chuyển tiếp theo hướng dẫn là được. Bởi vì, toàn bộ thông tin đã khai báo lần gửi đầu tiên, phần mềm đã lưu và không thay đổi nếu ta không chỉnh sửa.

- Nếu bạn phải sửa bài theo ý kiến phản biện. Bạn phải tuân thủ theo nguyên tắc, sau khi sửa chữa xong, cần đánh dấu [Highlight] tất cả các phần sửa chữa. Gửi lại cho Tạp chí theo đường link có sẵn và lặp lại như gửi bài mới. Phần tải bản thảo lên phần mềm, bạn phải tải hai bản: bản sửa có đánh dấu [để cho phản biện] và bản sạch [bản sửa hoàn chỉnh, không đánh dấu] cho Ban biên tập.

- Sau khi được chấp nhận, các tạp chí có thứ hạng cao còn rà soát lại các lỗi trước khi xuất bản, đồng thời muốn tác giả xác nhận lại chính xác về các thông tin, tạp chí sẽ chuyển cho các bạn bản nháp in thử [Proof] và chúng ta phải sửa trực tiếp trên bản này trên phần mềm [không cho phép tải về như các lần sửa khác] theo các câu hỏi [Queries] đưa sẵn, các bạn click vào từng Query và trả lời, xong nhấn lưu là OK. Các bạn sẽ buộc phải sửa theo hướng dẫn nhưng khá dễ dàng vì phần mềm mặc dù rất hiện đại nhưng rất thân thiện.

Lời kết: Hiện nay, các tạp chí thường xuyên nâng cấp phần mềm gửi bài online nên có thể có những lệnh hoặc yêu cầu không thật sự giống như bài viết. Tuy nhiên, sự phát triển phần mềm của các tạp chí chỉ càng ngày càng dễ vàthân thiện hơn, không hướng tới làm khó người sử dụng và các nhà nghiên cứu. Các bạn chỉ cần có một ít kiến thức về tiếng Anh chuyên ngành máy tính là hoàn toàn có thể chủ động.

Một số địa chỉ các bạn có thể thực hành:

- Tạp chí Physica Scripta, hệ thống Nhà xuất bản IOP [tạp chí xếp Q2].

Địa chỉ: //iopscience.iop.org/journal/1402-4896.

- Tạp chí Physica B: Condensed Matter thuộc hệ thống Elsevier [Tạp chí xếp Q2].

Địa chỉ //www.journals.elsevier.com/physica-b-condensed-matter.

- Hay một tạp chí của Châu Á [Thái Lan]: Songklanakarin Journal of Science and Technology, thuộc hệ thống Elsevier.

Địa chỉ: //rdo.psu.ac.th/sjstweb/

Chúc các bạn thành công!

PGS.TS. Nguyễn Bá Đức

Chất lượng tiến sĩ không chỉ thể hiện ở bài báo quốc tế

PGS-TS Bùi Xuân Đính - Thứ ba, 20/07/2021 11:50 [GMT+7]

LTS: Những ngày gần đây, đã cón nhiều tranh luận về quy chế mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với việc đào tạo tiến sĩ [gọi tắt là Quy chế 2021], với điểm mấu chốt là công bố các bài báo, báo cáo khoa học xuất bản trong danh mục ISI/Scopus hoặc bài đăng ở hội thảo quốc tế không còn là điều kiện bắt buộc để tốt nghiệp với nghiên cứu sinh.

PGS-TS Bùi Xuân Đính. Ảnh: Đ.C

Góp phần làm rõ vấn đề và tạo thêm kênh tranh luận mang tính khoa học, Báo Lao Động xin giới thiệu bài viết của PGS.TS Bùi Xuân Đính - là người từng tham gia giảng dạy, đào tạo tiến sĩ ở một số học viện và trường đại học, đã từng hướng dẫn 11 nghiên cứu sinh hoàn thành bảo vệ luận án.

Quy chế 2017: Nhiều điểm không hợp lý, làm khó NCS, không xét đến yếu tố đặc thù, cần phải sửa

Trước năm 2017, các NCS về cơ bản không gặp khó khăn khi tính số bài báo được công bố có liên quan đến đề tài luận án, khi chỉ cần có 2 bài báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành ở trong nước. Tuy nhiên, Thông tư 08/2017/TT-BGDĐT [gọi tắt là Quy chế 2017] yêu cầu NCS phải có tối thiểu 2 bài báo về kết quả nghiên cứu của luận án, trong đó có 1 bài đăng trên tạp chí khoa học thuộc danh mục các tạp chí ISI hoặc Scopus. Không rõ quy định này có gây khó khăn cho các NCS các ngành khoa học tự nhiên và khoa học công nghệ không, còn đối với đa số NCS của nhiều ngành khoa học xã hội và nhân văn thì “không kịp trở tay” vì “quay ngoắt 180 độ, từ dễ sang quá khó”, thiếu một lộ trình chuẩn bị, nhiều NCS sau đó phải “bỏ cuộc”, vì trên thực tế, họ không đủ trình độ để viết một bài có thể đăng được tại các tạp chí trên và cũng không có mối liên hệ/quan hệ với các tạp chí đó. Một số NCS sau đó buộc phải “chạy” bài bằng các hình thức khác nhau, chủ yếu là thuê viết, rất tốn kém; từ đó, xuất hiện “đội quân” viết thuê, chạy đăng thuê bài báo quốc tế.

Quy chế 2017 không tính đến những ngành học đặc thù, không thể hoặc khó có thể có bài viết đăng trên các tạp chí ISI hoặc Scopus, chẳng hạn ngành quân sự, ngành công an có nhiều vấn đề thuộc bí mật quốc gia; hoặc những ngành học của khoa học xã hội - nhân văn tiếp cận theo chủ nghĩa Mác - Lênin; những ngành học bao quát những vấn đề chỉ có ở Việt Nam, làm sao có thể được các tạp chí ISI hoặc Scopus chấp thuận; cũng không dễ dàng đăng được 2 báo cáo bằng tiếng nước ngoài trong kỷ yếu hội thảo quốc tế có phản biện hoặc 2 bài báo đăng trên tạp chí khoa học nước ngoài có phản biện. Cũng vì quy định này mà nhiều người biết “không thể qua cầu” nên không đăng ký đi học tiến sĩ, làm cho lượng NCS từ đó đến nay sụt giảm, nhiều cơ sở đào tạo không tuyển được NCS. Dư luận lo lắng, nếu tình trạng này tiếp diễn, sẽ hẫng hụt đội ngũ trong tương lai không xa.

Quy chế 2017 còn quy định người hướng dẫn NCS cũng phải có bài báo quốc tế. Quy định này đã coi cả sự nghiệp, trình độ và kinh nghiệm và uy tín của một nhà khoa học, một cán bộ giảng dạy lâu năm không bằng một người trẻ có bài báo quốc tế, nên đã “loại” họ khỏi “sân chơi hướng dẫn luận án tiến sĩ”. Vì thế có tình trạng, một vị tiến sĩ trẻ sớm có bài báo quốc tế đã được phân công hướng dẫn 2 NCS, nhưng rồi không đủ kiến thức và kinh nghiệm để hướng dẫn, làm cho các NCS phải trầy trật tìm người “phụ giúp”, mà không hoàn thành luận án đúng tiến độ.

Chất lượng tiến sĩ không chỉ ở bài báo quốc tế

Có lẽ, thấy được những điểm bất hợp lý của Quy chế 2017 mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quy chế 2021, không bắt buộc NCS phải có bài báo quốc tế, mà có thể thay thế bằng các sách chuyên khảo, các bài báo trên các tạp chí trong nước theo tiêu chuẩn đánh giá của Hội đồng Giáo sư Nhà nước [0,75 điểm trở lên]. Quy định này lập tức vấp phải những phản đối của nhà khoa học ở các ngành có lẽ thuận lợi trong việc đăng công bố quốc tế. Tuy nhiên, coi “Chuẩn tiến sĩ mới [Quy chế 2021] là nỗi hổ thẹn với thế giới”; hay là “một sự thụt lùi, xóa bỏ hoàn toàn điểm tiến bộ ưu việt nhất của Quy chế 2017” thì cần được nhìn nhận một cách đa chiều và khách quan hơn.

Trước hết, học vị “Tiến sĩ” ở ta hiện nay mới được gọi từ năm 2000, trước đó là “Phó tiến sĩ”, có nguyên gốc là “Kandidat nauk” ở Liên Xô và một số nước Đông Âu, để trao cho những người thực hiện việc nghiên cứu có sự hướng dẫn của một nhà khoa học; hiểu nôm na là “tập làm nghiên cứu”. Đã là “tập nghiên cứu” thì không tránh khỏi khó khăn, bỡ ngỡ, thiếu sót; vì vậy, không thể đòi hỏi quá cao, ngang bằng với Doktor nauk [tiến sĩ khoa học], tức người tự nghiên cứu độc lập, không có người hướng dẫn. Bởi vậy, yêu cầu một NCS, nhất là ở các ngành KHXH - NV đang tập làm nghiên cứu bắt buộc phải có bài báo quốc tế là sự đỏi hỏi quá cao.

Thứ hai, ngoài khả năng và sự nỗ lực của bản thân NCS, chất lượng tiến sĩ còn phụ thuộc rất lớn vào người hướng dẫn. Thực tế cho thấy, ở nhiều cơ sở đào tạo, người hướng dẫn không đúng chuyên ngành, nên vất vả cho NCS, không giải quyết được những vấn đề cơ bản của luận án. Nhiều thầy có trình độ, đúng chuyên ngành, nhưng “quá tải” số NCS, nên không thể hỗ trợ tốt cho NCS, nên chất lượng luận án không cao.

Thứ ba, đánh giá chất lượng một người mang học vị tiến sĩ, trước hết phải căn cứ vào tổng thể luận án của họ, không nên chỉ thấy người đó có một - hai bài báo được đăng ở nước ngoài mà cho rằng, đó là “tiến sĩ có chất lượng”, còn người chỉ có bài đăng ở trong nước là “tiến sĩ kém chất lượng”, vì các bài báo đó chỉ là một phần của luận án. Nếu phần đã được đưa ra đăng tại tạp chí quốc tế được coi là tốt, là tinh túy thì liệu các phần còn lại không được [hay chưa được đăng báo] có chất lượng tương xứng và đồng bộ không, hay nói chung, có giải quyết tốt các mục đích, nhiệm vụ của luận án đặt ra không… cần được tính đến.

Bên cạnh đó, chất lượng học tập của một NCS còn thể hiện ở việc bảo vệ luận án: Có nắm chắc vấn đề của luận án cùng các kiến thức có liên quan để tự tin bảo vệ trước hội đồng chấm luận án hay không. Thực tế cho thấy, ngày nay, không mấy NCS dám tranh luận sòng phẳng lại người phản biện tại hội đồng, dù có khi người ấy hiểu sai, bình luận không đúng vấn đề trong luận án.

Thứ tư, chấm luận án - khâu quan trọng, quyết định chất lượng luận án, chất lượng của người mang học vị tiến sĩ đã bị “lỏng lẻo”. Rất nhiều luận án kém chất lượng, các thầy trong hội đồng biết cả, nhưng vẫn “chặc lưỡi” bỏ phiếu thông qua, vì nhiều lý do. Ở nhiều hội đồng, có vị phản biện hoàn toàn không thuộc chuyên ngành hoặc am hiểu vấn đề của luận án, nhưng vẫn “hùng hồn” phán xét. Theo nguyên lý, luận án như một bài thi, “có thi thì phải có đỗ, có trượt”, nhưng dường như từ trước đến nay, không có luận án nào không được thông qua cả.

Việc thẩm định các luận án sau khi bảo vệ ở cấp cao nhất chỉ là hình thức. Cá nhân tôi từng được giao thẩm định một luận án và đã phê “Luận án không đáp ứng được yêu cầu”, vì tiếp cận sai chuyên ngành, “lấn sân” sang chuyên ngành khác; phần chính của luận án chỉ chiếm 17% toàn bộ nội dung luận án, không giải quyết được mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề ra; đặc biệt luận án lấy tài liệu của nhiều người khác mà không trích dẫn, “bịa” rất nhiều tư liệu và tài liệu tham khảo.

Điều cuối cùng, chất lượng tiến sĩ còn phải được thể hiện sau khi “vượt được vũ môn”, người mang học vị đó làm việc như thế nào. Nếu là cán bộ nghiên cứu hay cán bộ giảng dạy, có tiếp tục được mạch khoa học, thể hiện ở số công trình được xuất bản, đóng góp được những gì cho ngành, cho xã hội? Đây mới là tiêu chí để đánh giá chất lượng tiến sĩ mà bấy lâu nay bị xem nhẹ.

Với những trình bày trên đây, nên coi Quy chế 2021 là một sự điều chỉnh hợp lý cho một số ngành đặc thù, chủ yếu ở KHXH - NV, không nên coi là “bước thụt lùi”, hay là “sự hổ thẹn với quốc tế”, đành rằng, chúng ta đang ở trong giai đoạn cần đẩy nhanh quá trình hội nhập với thế giới.

Đào tạo Tiến sĩ bài báo quốc tế Chất lượng tiến sĩ

Lo ngại chất lượng đào tạo tiến sĩ trong tương lai

4 điểm tiên quyết cần tiếp thu trong Quy chế đào tạo tiến sĩ mới

Giáo dục 24/7: Nới lỏng quy chế, lo ngại gia tăng tiến sĩ “giấy”

Ý KIẾN BẠN ĐỌC

Minh

Tại sao cứ phải chạy theo số lượng, ít mà tốt còn hơn nhiều mà kém. Kể cả không có ts thì cũng có sao đâu.

29 tuần trước

Viet Bac

Vậy làm Tiến sỹ để nghiên cứu hay Nghiên cứu để thành tiến sỹ. Nếu làm tiến sỹ rồi mới phải biết nghiên cứu khoa học đích thực thì cần gì phải chuẩn bài quốc tế. Còn nếu lấy mục đích là nghiên cứu khoa học thì tại sao lại thấy mấy tạp chí khoa học quốc tế là khó khăn nếu như nghiên cứu của anh không copy của người khác và có giá trị khoa học đích thực.

30 tuần trước

Phạm Hải

Kyle, bạn học chuyên ngành gì và đăng ở tạp chí nào?.

30 tuần trước

Hoàng Thu Thủy

Thầy cho yêu cầu phải có bài báo quốc tế là quá cao thì không nên học lên tiến sĩ thầy nhé.

30 tuần trước

Trần An

Hãy phát triển khoa học và công nghệ của Việt Nam. Có công sẽ được phong tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư vì người có công trong phát triển khoa học công nghệ đồng nghĩa với việc người đó có kiến thức khoa học, có kiến thức sư phạm xứng đáng với các danh hiệu trên. Quy chế hiện nay có đảm bảo các yếu tố sơ đẳng nhưng quan trọng nhất ở trên không? Không. Một bài báo đăng trên tạp chí nước ngoài, chẳng có người Việt [hoặc chí ít là ít người Việt] nào đọc. Chẳng ai phát hiện ra nó đúng hay nó sai, nó giúp khoa học công nghệ nước nhà phát triển hay không...bài báo đó do ai viết, có thực người kê bài báo mình viết do chính họ viết không... Bằng chứng là chưa Hội đồng nào phát hiện ra bài báo của người khai đứng tên cùng người khác là do người khác viết, bài báo đi thuê viết, bài báo chẳng có ích gì cho khoa học công nghệ... Các thành viên của Hội đồng.... có buộc phải hiểu các bài báo đăng trên các tạp chí nước ngoài của tác giả muốn có bằng tiến sĩ không??? Tóm lại thay đổi trình tự, yêu cầu và điều kiện bảo vệ luận văn tiến sĩ là đúng. Cần phải đưa ra những điều kiện sao cho một người phải giỏi, có khả năng nghiên cứu và định công việc tiếp sau của mình gắn liền với nghiên cứu khoa học-sư phạm mới muốn và mới có thể bảo vệ thành công luận văn tiến sĩ. Những người có thực tài, có các công trình khoa học đồ sộ cần đặc cách phong hàm Tiến sĩ.

30 tuần trước

Mr. nguyễn

Biết là khó nhưng phải cố, nhìn chất lượng tiến sĩ ở nước ta còn thua cả Lào và Cambodia mà buồn. Tiến sĩ của họ ít nhưng dường như ai cũng có mối liên hệ cá nhân với học giả nước ngoài, có khả năng trao đổi học thuật. Khoa học của mình tụt hậu ghê gớm, dường như chỉ mình nói, mình khen hay. Biết khó, nhưng phải cổ, tiến sĩ không nên đại trà quá, nó nhàm đi.

30 tuần trước

Khuất Duy Nguyên

Không thể đồng tình với quan điểm này [Tony]. Thêm một sự bào chữa cho cái sai [Son Dong Vo]. Dư luận hay PGS. TS. lo lắng về sự hẫng hụt đội ngũ TS ---> PGS ---> GS trong tương lai không xa?!

30 tuần trước

Tony

Ko thể đồng tình với quan điểm này. Học thuật không có ngoại lệ ở bất cứ quốc gia nào, ngành nào. Tự hạ thấp tiêu chuẩn thì không những không bao giờ theo kịp thế giới mà còn bị thế giới xem thường

30 tuần trước

Kyle

tui học khxhnv mã vẫn đăng mấy bài ssci quốc tế bằng tiếng anh mà bạn

30 tuần trước

Phạm Hải

Bác nào đã là tiến sĩ, PGS, GS ngành khoa học xã hội và nhân văn rồi thì các bác hãy lên tiếng là nên hay không nên về báo quốc tế lĩnh vực này nhé. còn các bác ở các chuyên ngành khác thì các bác không hiểu được đâu. Một vấn đề nữa là khoa học xã hội nhân văn quân sự thì thử hỏi các bác đăng báo quốc tế nào?

30 tuần trước

Trung Đài

Nguỵ biện! Nói chung chúng ta chẳng cần phát hành nhiều tiến sỹ để làm gì mà cần những con người thực tài. Còn tiến sỹ là ở các Viện nghiên cứu, các trường đại học , nơi giao lưu quốc tế và là thước đo trình độ chuẩn của thế giới. Tiến sỹ không viết nổi bài báo khoa học có giá trị thì cố làm tiến sỹ để làm gì?

31 tuần trước

Son Dong Vo

Thêm một sự bào chữa cho cái sai. Chính vì cái quá dễ nên nước ta được gọi là lò ấp tiến sĩ, không nghiên cứu được thứ gì, nói chuyện trên trời không, không thực tế vào lớp dạy thì nói nhảm cho hết giờ, phong cách thì nghèo nàn.

31 tuần trước

Nguyễn Duy Hoàng

Xin hỏi bản thân tiến sỹ viết bài này đã có công trình nào được đăng trên tạp chí quốc tế chuyên ngành có uy tín chưa ạ?

31 tuần trước

Bùi Quanh

Xin phép bàn riêng vấn đề công bố trong KHXH. Rất, rất nhiều vị trong ngành viện lý do “KHXH khó hoặc không thể công bố nước ngoài, nói gì đến SCOPUS”. Nhưng tìm mất 0,3 giây, tôi thấy có cả loạt tạp chí chuyên đăng các nghiên cứu về chủ nghĩa Marx. Tôi đã kiểm tra thử, thấy Journal of Peasant Studies “Tạp chí Nông dân” và Historian Materialism “Chủ nghĩa duy vật lịch sử” có xếp hạng SCOPUS tốt. Rõ ràng trở ngại của việc có công bố SCOPUS nằm ở chỗ khác. Ngại vì trì trệ lâu quá rồi ? Ngoại ngữ ? Những cái đó, khắc phục cái roẹt. Gợi ý [nghe hay không, tuỳ !]: rất nhiều công ty dịch thuật [thậm chí cửa hàng ở mặt phố] có nhiều cộng tác viên vốn là … nhà khoa học, giỏi ngoại ngữ đấy.

31 tuần trước

Minh Trần

Tôi không đồng tình với ý kiến của Thầy, với tình hình GD như ở VN, không có bài báo quốc tế chuẩn IsI thì không tin được.

31 tuần trước

Võ Đình Vinh

Ai nói cũng thấy có lý cả. Vậy cần có trọng tài thật công mình, chính trực!

31 tuần trước

John

Không lấy chuẩn quốc tế thì thụt lùi rồi. Báo quốc tế là chuẩn của thế giới, nó xét theo tiêu chí khoa học quốc tế.

31 tuần trước

Trần Hoàn

Phó giáo sư này không biết có bài quốc tế nào chưa. Những lý lẽ nêu trên là thiếu thuyết phục. Nếu muốn phản biện lại các ý kiến của gs khác thì phải dựa trên tranh luận. Ông hãy đưa ra ý kiến phản biện lại bài báo nói "chuẩn tiến sỹ mới là nỗi hổ thẹn" thì hơn là chỉ phản đối một cách chung chung.

31 tuần trước

Trương Xuân Khiêm

Nếu nghiên cứu sinh mà đăng được bài báo trên tạp chí khoa học quốc tế thì phải đọc rất nhiều tài liệu tiếng Anh & cập nhật được XU HƯỚNG trên thế giới, tìm cho mình hướng đi về phát triển khoa học của mình nghiên cứu. Mở ra cho nghiên cứu sinh tầm nhìn quốc tế và khởi đầu của hành trình tiến đến chinh phục tầm cao của Khoa học [nếu cơ chế đãi ngộ phù hợp]. Đăng được bài báo trên tạp chí quốc tế rất đẳng cấp, là ước mơ của mọi nghiên cứu sinh có hoài bão hoa học chân chính.

31 tuần trước

Video liên quan

Chủ Đề