Bài hát đồng quê hàng đầu năm 1981 năm 2022

Nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo - tác giả ca khúc "Khúc hát sông quê" qua đời vào 19h50' ngày 7/1 tại Hà Nội, hưởng thọ 72 tuổi.

Theo thông tin từ gia đình, nhạc sĩ, nhà thơ, họa sĩ Nguyễn Trọng Tạo đã qua đời vào19h50' tối 7/1 tại Hà Nội dù đã được các bác sĩ ở Khoa Hồi sức Tích cực, Bệnh viện Bạch Mai cứu chữa. Ông hưởng thọ 72 tuổi.

Nguyễn Trọng Tạo sinh ngày 25/8/1947 trong một gia đình nho học ở làng Trường Khê (nay là Diễn Hoa), huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Ông là nhà thơ, nhạc sĩ, nhà báo, họa sĩ vẽ bìa sách.

Nguyễn Trọng Tạo sáng tác bài thơ đầu tiên năm 14 tuổi, sáng tác bài hát đầu tiên năm 20 tuổi, xuất bản tập thơ đầu tiên “Tình yêu sáng sớm” (in chung cùng Nguyễn Quốc Anh) năm 1974.

Bài hát đồng quê hàng đầu năm 1981 năm 2022
Nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo.

Ông nguyên là Trưởng ban biên tập báo Thơ thuộc Báo Văn Nghệ (Hội Nhà văn Việt Nam) (2003-2004) và là tác giả của những tập thơ, trường ca như “Đồng dao cho người lớn”, “Nương Thân”, “Thế giới không còn trăng”, “Con đường của những vì sao” (Trường ca Đồng Lộc), những bài hát “Làng Quan họ quê tôi”, “Khúc hát sông quê”, “Đôi mắt đò ngang”, tác giả “Biểu tượng Ngày thơ Việt Nam”, “Cờ thơ”.

Ông đoạt nhiều giải thưởng văn học nghệ thuật như: Giải thưởng thơ Nghệ An 1969, Giải thưởng thơ hay báo Văn nghệ (do độc giả bình chọn) năm 1978, Giải thưởng thơ hay báo Nhân dân 1978, Giải thưởng đặc biệt của UBND tỉnh Hà Bắc năm 1981 cho ca khúc “Làng Quan họ quê tôi”, Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Cố đô (1989-1994) cho tập truyện “Miền quê thơ ấu...

5 Giải thưởng Hội Nhạc sĩ Việt Nam cho các ca khúc: “Mặt trời trong thành phố” (1983), “Đường về Thạch Nham” (1984), “Con dế buồn” (1997), “Đồng Lộc Thông ru” (1998), “Khúc hát sông quê” (2005).

2 Giải thưởng của Bộ Văn hóa và Thông tin cho bìa sách đẹp: “Những con chim kêu đêm”, “Khát”.

Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật năm 2012 với tập thơ Đồng dao cho người lớn và trường ca Con đường của những vì sao (Trường ca Đồng Lộc) và nhiều giải thưởng khác.

Vào tháng 12/2017, nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo từng bị đột quỵ vì tai biến. Lúc đó, tình trạng của ông bị nhận định là rất nặng, tiên liệu xấu với tình trạng chảy máu não, huyết áp rất cao, lúc tỉnh lúc mê, liệt nửa người… Tưởng chừng cơn bạo bệnh đã đưa ông đi nhưng kỳ diệu thay, nhạc sĩ đã tỉnh lại và hồi phục một cách thần kỳ để tiếp tục sống.

Sau đó, vào tháng 7/2018, nhạc sĩ đã tổ chức đêm nhạc "Khúc hát sông quê" tại Nghệ An để tri ân mảnh đất đã sinh ra mình. Đây là đêm nhạc riêng thứ 2 và cũng là đêm nhạc cuối cùng trong cuộc đời nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo./.

Bài hát đồng quê hàng đầu năm 1981 năm 2022

Hơn 1 triệu trẻ em thủ đô được thụ hưởng Chương trình sữa học đường từ hôm nay

(Kiemsat.vn) - Vào sáng 02/01/2019, những hộp sữa đầu tiên trong chương trình sữa học đường Hà Nội đã được trao cho các em học sinh trường tiểu học Kim Đồng, quận Ba Đình trong bầu không khí hân hoan, náo nức đánh dấu một sự kiện có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với trẻ em Hà Nội nói riêng và trẻ em cả nước nói chung.

Bài hát đồng quê hàng đầu năm 1981 năm 2022

Mùa "cây bàng lá đỏ"

(Kiemsat.vn) - Ở Huế, hàng năm bàng cũng đỏ lá, nhưng không đỏ vào mùa thu, mà lại đỏ vào cuối đông, đầu xuân. Vào những ngày cuối đông, đầu xuân này, những chiếc lá bàng mới bắt đầu chuyển dần thành những “thảm” lá đỏ ửng, rơi rụng lả tả khi một vài cơn gió thoảng qua, để rồi khi “chạm ngõ” mùa xuân, bàng sẽ khoác một tấm áo mới xanh nõn nà.

Bài hát đồng quê hàng đầu năm 1981 năm 2022

Trong hàng trăm ca khúc viết về người lính, “Vết chân tròn trên cát” (nhạc sĩ Trần Tiến) có một giọng điệu rất riêng. Với những nốt nhạc trầm, ca từ gợi hình đầy chia sẻ, bài hát này không chỉ là sự tri ân những người lính đã hy sinh xương máu vì độc lập, tự do cho Tổ quốc, mà còn thể hiện sự cảm phục sâu sắc đối với sự vươn lên sau thương tật của người chiến sĩ để tiếp tục cống hiến vì tương lai tươi sáng cho các thế hệ mai sau.

Ca khúc Vết chân tròn trên cát mở đầu bằng một câu hát gợi hình. Đây là hình ảnh đặc tả mở đầu cho một bộ phim tài liệu: Vết chân tròn vẫn đi về trên con đường mòn cát trắng quê tôi/Anh thương binh vẫn đến trường làng, vẫn ôm đàn dạy các em thơ bài hát quê hương. Thật không có hình ảnh giản dị nào có sức lay động hơn thế. Sau chiến tranh, người lính trở về, tuy mang thương tật trên mình nhưng anh đã không gục ngã trước số phận mà vẫn tiếp tục cống hiến, truyền dạy cho các em thơ những bài hát nặng tình yêu quê hương. Đã nhiều lần nghe bài hát này, nhưng mỗi lần nghe, tôi đều thấy trước mắt mình hình ảnh người thầy một thời mặc áo lính với đôi nạng gỗ kẹp bên hông, bên cạnh là đám học trò miền đất nghèo hiếu học với tiếng cười trong trẻo, với những bước nhảy chân sáo hồn nhiên xung quanh chiếc nạng gỗ… Thật vậy, ca khúc Vết chân tròn trên cát xuất phát từ một câu chuyện có thật. Khi trả lời báo giới về hoàn cảnh ra đời bài hát này, nhạc sĩ Trần Tiến cho biết: “Khoảng năm 1981, tôi lang thang ở Tiền Hải - Thái Bình và bắt gặp những dấu chân nạng trên bãi biển. Tôi hỏi, người dân cho biết đó là dấu chân của một anh thương binh vẫn dạy nhạc cho bọn trẻ trong làng. Tôi rất xúc động, đi từ bãi biển về nhà trọ thì hình thành nên bài hát Vết chân tròn trên cát. Đến bây giờ, tôi vẫn chưa được diện kiến người thương binh ấy, nhưng những dấu chân tròn cứ ám ảnh tôi suốt đời…”.

Trong ca khúc của Trần Tiến, người lính - người thầy giáo thương binh đã “dạy các em thơ bài hát quê hương”. Đó cũng là những tình cảm, ký ức tươi xanh của anh với quê hương ruột thịt. Trong anh trỗi dậy tình yêu quê hương nồng ấm, nơi có những đồng lúa xanh mướt vẳng câu hò da diết… mà anh đã từng lìa xa, lên đường cầm súng để đem sự lại sự yên bình cho quê hương: Bài hát có ngọn núi quê anh xa vời/Bài hát có đồng lúa miên man câu hò/Bài hát có người lính đã hy sinh âm thầm. Cho hôm nay những gót chân son vui quanh vết chân tròn… Và trong miền cảm xúc ấy, tiếng lòng của anh thương binh ngập tràn ký ức về chiến trường, về những người đồng đội đã ngã xuống ở trận đánh oai hùng trong cuộc chiến thống nhất đất nước: Bài hát có trận đánh không quên bên đồi/Bài hát có người lính biên cương thương mẹ/ Bài hát có ngọn gió cuốn bay theo dấu chân tròn/Chỉ để lại một bài ca trên cát trắng bao la… Dường như, sau lời anh hát, nỗi nhớ day dứt vẫn không sao lắng xuống mà càng thấm sâu thêm vào lòng những giọt âm thầm nhớ thương. Những đêm bồng súng đứng gác trong nỗi nhớ quê hương, nỗi thương mẹ nơi quê nhà không ai chăm sóc… đã trở thành ký ức không thể phai mờ trong tâm hồn những người lính. Ai đã từng nghe giọng hát khàn đặc của Trần Tiến khi hát Vết chân tròn trên cát mới cảm nhận hết tâm sự của người lính. Trong giọng hát của người nhạc sĩ tài hoa ấy không chỉ có sự ngợi ca mà còn có cả sự chia sẻ sâu sắc.

Nhiều thế hệ khán giả yêu bài hát Vết chân tròn trên cát không chỉ vì ca từ, giai điệu, mà hơn thế còn bằng những rung cảm chân thật từ trái tim. Một bạn gái khi nghe bài hát này đã tự hỏi lòng mình: “Có đôi lần tôi nhìn xuống đôi chân mình, và tự hỏi đã đi được bao nhiêu chặng đường tình nguyện cùng bè bạn, tôi đã tới được đến đâu của lòng trắc ẩn muốn sẻ chia, tôi đã thực sự chỉ đi trong niềm vui ngày toàn thắng đất nước hay cần phải dừng lại nhiều hơn với những mất mát chiến tranh? Và khi lời hát ấy cất lên, sao tôi thấy muốn khóc cho nỗi nhớ da diết nơi anh, một người thầy giáo, một người chiến sĩ, nhưng cũng là người con của đất nước. Anh chỉ còn lại một chân để bước, những bước chân lẻ loi, rất đậm nỗi buồn, nhưng là những bước chân ý nghĩa cho cuộc sống, bước chân để vui những “gót chân son”…

Với Vết chân tròn trên cát, nhạc sĩ Trần Tiến đã rất thành công khi lồng bài hát của người thầy giáo thương binh vào trong bài hát của mình. Qua đó, tác giả gián tiếp ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của những thương binh Việt Nam. Bài hát không chỉ thể hiện sự tri ân những người lính đã hy sinh xương máu vì độc lập, tự do cho Tổ quốc, mà còn là sự cảm phục sâu sắc đối với sự vươn lên sau thương tật để tiếp tục cống hiến vì tương lai tươi sáng cho các thế hệ mai sau của người chiến sĩ. Vết chân tròn vẫn đi về trên con đường mòn cát trắng quê tôi/Như bài ca anh hát trong thầm lặng, như bài ca không lời. Cứ hát mãi trong tôi, hát mãi trong tôi… Ôi bài ca không lời, hát mãi trong tôi, hát mãi trong tôi. Vết chân tròn trên cát trắng không chỉ dừng ở bước chân của một người thương binh mà còn là những chấm son tô thắm quê hương, là bài học về sự cống hiến vì lớp trẻ hôm nay!

XUÂN THÀNH