Bài thơ có từ so sánh năm 2024

(Ngày ngày viết chữ) Bài viết này giới thiệu một số câu thơ có sử dụng phép so sánh trong tác phẩm Lục Vân Tiên của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu, hy vọng có thể giúp ích cho bạn đọc trong việc tìm tòi một vài hình ảnh so sánh để vận dụng vào bài viết, tác phẩm của mình.


MỌI NGƯỜI CŨNG ĐỌC \>> Bút chẳng tà – Từ ngữ trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu \>> Một vài từ láy trong thơ chữ Nôm Nguyễn Khuyến


Chúng tôi trình bày nội dung thành bảng dưới đây. Cột thứ nhất là số câu (câu lục) trong tác phẩm Lục Vân Tiên để bạn đọc dễ bề tìm kiếm, đối chiếu. Cột thứ hai là câu lục bát có hình ảnh so sánh, chúng tôi in nghiêng cụm từ so sánh để bạn đọc dễ theo dõi. Cột thứ ba là một số ghi chú của chúng tôi.

Thông thường, công thức so sánh chung là [A như B]. Trong đó A là đối tượng đem ra so sánh và B là hình ảnh được dùng để so sánh. Tuy nhiên, có một số câu A được ẩn đi. Do đó, công thức so sánh chung sẽ là [(A) như B], trong đó A có thể ẩn đi.

Dưới đây là một số câu thơ có sử dụng phép so sánh trong Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu:

Số câuCâu thơ có hình ảnh so sánhGhi chú341Quận thành nhắm kiểng con người, Kiểng xinh như vẽ người tươi như dồi.Dồi, hay giồi nghĩa là xoa phấn trang điểm.379Như chuông chẳng đánh chẳng kêu, Ngọn đèn tỏ rõ trước khêu bởi mình.413Tiên rằng: “Như lửa mới nhen, Dễ trong một bếp mà chen mấy lò.529Sông trong cá lội thảnh thơi,​ Xem hai con mắt sáng ngời như châu.591Dầu cho chước quỷ mưu thần, Phong trần ai cũng phong trần như ai.Cách nói “ai cũng như ai” đậm chất dân gian.629​Nào hay nước chảy hoa trôi, Nào hay phận bạc như vôi thế này.Bạc như vôi cũng là thành ngữ.643Mịt mù nào thấy chi đâu, Chơn đi đã mỏi mình đau như dần.701Mười ngày chẳng bớt chút nào, Thêm đau trong dạ như bào như xoi.Có khá nhiều câu cụ thể hoá nỗi đau bằng cách so sánh.937Đêm khuya lặng lẽ như tờ, Nghinh ngang sao mọc mịt mờ sương bay.951Vân Tiên vừa ấm chơn tay, Ngẩn ngơ hồn phách như say mới rồi.959Tiên rằng: “Ông lấy chi nuôi, Thân tôi như thể trái muồi trên cây.”989Ngư rằng: “Làm đạo rể con, Cũng như sợi chỉ mà lòn trôn kim.Sợi chỉ phải vừa trôn kim mới luồn qua được, cũng như con rể phải hợp ý nhà vợ mới nên.1027Loan rằng: “Gót đỏ như son, Xưa nay ai nỡ đem chôn xuống bùn?”Đỏ như son cũng là thành ngữ.1171Minh nghe Tiên nói động tình, Hai hàng châu luỵ như bình nước nghiêng.Ở đây còn ẩn dụ nước mắt rơi là châu luỵ.1175Trông con như hạn trông dào, Mình nầy trôi nổi phương nào biết đâu.Dào là mưa dào, tức mưa rào.1181Tưởng thôi như cắt ruột gan, Quặn đau chín khúc chứa chan mấy lần.1209Nghe qua Tử Trực chạnh lòng, Hai hàng nước mắt ròng ròng như mưa.1287Nguyệt Nga đứng dựa bên phòng, Tay ôm bức tượng khóc ròng như mưa.1301Người đời như bóng phù du, Sớm còn tối mất công phu lỡ làng.1305Cũng như cửa sổ ngựa qua, Nghĩ nào mà ủ mặt hoa cho phiền.Diễn lại thành ngữ “bạch câu quá khích”.1335Thương vì hai tám tuổi đầu, Người đời như bóng phù du lỡ làng.Lần thứ hai so sánh người đời với bóng phù du.1341Năm canh chẳng ngớt giọt châu, Mặt nhìn bức tượng ruột đau như dần.1397Nguyệt Nga trong dạ như bào, Canh chầy chẳng ngủ những thao thức hoài.1489Trên trời lặng lẽ như tờ, Nguyệt Nga nhớ nỗi tóc tơ chẳng tròn.1577Chúa đông ra khỏi vườn xuân, Hoa tàn nhụy rữa như rừng bỏ hoang.1581Hay chi như vãi ở chùa, Một căn cửa khép bốn mùa lạnh tanh.1705Vân Tiên nước mắt như mưa, Tế rồi hỏi việc khi xưa ở nhà.1867Vân Tiên dẫn tích xưa ra, Nguyệt Nga khi ấy khóc òa như mưa.Khóc/nước mắt như mưa là một cách nói quen thuộc.1977Còn người Bùi Kiệm máu dê, Ngồi chai bề mặt như sề thịt trâu.Hình ảnh so sánh rất mạnh mẽ.

Qua một số câu thơ trên đây, có thể thấy rằng Nguyễn Đình Chiểu vừa vận dụng những cách nói quen thuộc của dân gian, nhất là những thành ngữ so sánh (đỏ như son, bạc như vôi, khóc như mưa, lặng như tờ,…) vừa có những hình ảnh so sánh mới mẻ, gợi hình, gợi cảm (chai bề mặt như sề thịt trâu, hoa tàn nhụy rữa như rừng bỏ hoang,…). Bên cạnh đó, Nguyễn Đình Chiểu còn sử dụng các hình ảnh so sánh gốc Hán nhưng dụng công Việt hoá, như “bạch câu quá khích” diễn thành cửa sổ ngựa qua (câu là con ngựa non, khoẻ).

Những cách so sánh này của Nguyễn Đình Chiểu còn có thể tìm thấy trong nhiều tác phẩm khác của cụ, chẳng hạn Dương Từ – Hà Mậu, Ngư tiều y thuật vấn đáp,… Bạn đọc có thể tìm đọc để biết thêm.

Tìm những đoạn văn , đoạn thơ có sử dụng phép so sánh , nhân hóa . Nêu ý nghĩa của phép so sánh , nhân hóa đó

Xem chi tiết

Bài thơ có từ so sánh năm 2024

Tìm những đoạn văn , đoạn thơ có sử dụng phép so sánh , phép nhân hóa . Nêu ý nghĩa của phép tu từ đó

Xem chi tiết

Bài thơ có từ so sánh năm 2024

em hãy lấy ví dụ đoạn thơ có sử dụng phép tu từ so sánh và một đoạn thơ có sử dụng phép tu từ , điệp ngữ ( gạch chân dưới những từ ngữ nhận biết hai phép tu từ ) .

( Đừng copy trên mạng nha)

Xem chi tiết

Bài thơ có từ so sánh năm 2024

57+5754=

Viết một đoạn thơ tình cảm ( Ngày Tết ) , có sử dụng phép so sánh .

Xem chi tiết

Bài thơ có từ so sánh năm 2024

- Tìm các câu tục ngữ,ca dao,thành ngữ có sử dụng phép so sánh

- Tìm các câu văn có sử dụng phép so sánh trong văn bản ''Bài học đường đời đầu tiên'' và '' Sông nước Cà Mau''

-Tìm phép so sánh được sử dụng trong bài thơ lượm

Xem chi tiết

Bài thơ có từ so sánh năm 2024

- Tìm các câu tục ngữ,ca dao,thành ngữ có sử dụng phép so sánh

- Tìm các câu văn có sử dụng phép trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên và Sông nước Cà Mau

- Tìm phép so sánh được sử dụng trong bài thơ lượm

Xem chi tiết

Bài thơ có từ so sánh năm 2024

tìm 1 câu thơ hoặc ca dao , văn thơ có sử dụng phép so sánh và phân tishc tác dụng

Xem chi tiết

Bài thơ có từ so sánh năm 2024

Cảm nhận về đoạn thơ 'Đêm nay bác không ngủ' bằng một đoạn văn khoảng 10 câu (gạch chân dưới một câu văn có sử dụng phép so sánh)

Xem chi tiết

Bài thơ có từ so sánh năm 2024

1.Viết một đoạn văn ngắn 5 câu theo chủ đề mùa thi có sử dụng phép tu từ so sánh và nhân hóa

2.Chép 2 khổ thơ cuôi bài Lượm .hát biểu cảm nghĩ cua em về Lượm trong bài thơ = 1 đoạn văn 7 câu

3.Viết 1 đoạn văn tả mùa xuân = đoạn văn 5 câu có sử dụng biện pháp so sánh và nhân hóa

Xem chi tiết

Bài thơ có từ so sánh năm 2024

  • phước

18 tháng 11 2021 lúc 20:01