Bài thơ hoa hồng bungari của tác giả nào

Cám ơn chị Mai đã mở hàng. Đây là tác phẩm made by DangXuanMai khi còn học ở trường Y Varna. Bác sĩ tương lai chê các chàng trai kinh tế:

Em chẳng lấy chồng kinh tế đâu ! Lấy chồng kinh tế chỉ thêm rầu Tính toán vài năm lăn ra ốm, Để cho em một lũ lau nhau. (Năm mới mô-đi-phê tí cho nó lành, he he)

  • LÊ HUỲNH THU CHIỀU THU. Có những chiều mùa thu như thế ! Lá cứ rơi, rơi mãi chẳng dừng . Lữ khách chẳng buồn dừng chân lại. Mặc cho mưa gió, phủ vai gầy. Mùa thu cứ đến, tóc thêm bạc. Bạc mái đầu xanh, bạc cõi lòng. Thời gian sao cứ trôi đi mãi . Mùa thu muôn đời, vẫn mùa thu . Mở hàng đầu năm cho trang SÁNG TÁC. Chúc gia đình 1976 thật nhiều sức khỏe. SÀI GÒN 4-1-2012 Thusofia1000
  • Hoang Kim Oanh Chi Mai vua xong trang nay la da co bai tho dang hay qua!
  • Thanh Hằng HOA SEN Bài thơ của nữ thi sĩ Blaga Dimitrova, viết về hoa sen, về tâm hồn Việt Nam thanh khiết khi bà đến VN vào năm 1966, về thăm làng Sen quê Bác. Hoa sen trắng dịu trên ao Diệt hơi bùn độc, ngạt ngào trổ hoa Biến ao thành một vườn thơ Để tôi đứng lại bên bờ uống hương Hương thanh ẩn, sức lạ thường! Việt Nam! Tôi thở tâm hồn người đây. Xuân Diệu dịch
  • LÊ HUỲNH THU SÀI GÒN -SOFIA 1987 . Xe đạp quay đều trên hè phố . Cái nắng chói chang buổi trưa hè . Có chàng lãng tử ,lom khom đạp . Mặc cho gió nắng ,phủ vai gầy . Cơ hội ngàn năm chỉ có một . Thỏa chí tang bồng ,kiếp lãng du . Tuổi trẻ bao nhiêu là mơ ước ! Xua tan cái nóng ,buổi trưa hè . Sofia ,cái buổi chiều thu ấy . Chào đón tôi bằng chiếc lá rơi . Lá thu nhè nhẹ rơi trong gió . Mới chớm vào thu ,đả vội tàn . Thu đến ,thu đi ,đông lại đến . Tuyết phũ đầy đường ,ngập lối đi . Lãng tử tha hương ,đi trong tuyết. Âm thầm lặng lẽ ,nhớ quê hương. Sài gòn bây GIỜ vẫn như xưa. Vẫn mưa ,vẫn nắng ,vẫn bụi đường . Lãng tử năm nào ,tóc điểm bạc . Nhớ mãi sofi -a một thuở nào ! SÀI GÒN 5-1-2012 Thusofia 1000.
  • Lê Huỳnh Thu MƯA XỨ NGƯỜI, CÓ LẠNH? Tôi rất thích mưa. Ngày xưa lúc còn trẻ, tôi không hể biết đến áo mưa là gì? Không có gì thú vị cho bằng đi trong mưa, ai cho tôi là gàn cũng mặc … không biết có ai hiểu được mưa giống như tôi không. Từng giọt mưa lung linh trong suốt, rơi xuống lòng người gột rửa tâm hồn mỗi khi tôi thất bại, hay lầm lổi trong cuộc đời. Sau cơn mưa tôi làm lại từ đầu tốt hơn, tôi thầm cảm ơn những cơn mưa mùa hạ. Sang xứ người, tôi vẫn chờ đợi những cơn mưa. Mà kể cũng lạ, ở Sofia mùa hè rất ít mưa, chỉ có mưa thu tầm tã, kéo theo những chiếc lá vàng thi nhau rơi rụng … Cũng là những giọt mưa, sao mưa xứ người vừa lạnh vừa xa lạ, không giống như mưa Sài Gòn, không làm ấm lòng tôi, chỉ làm tăng thêm nỗi buồn người xa xứ… Ai bảo mưa không biết buồn : – mỗi khi mưa buồn ,mưa hoài không dứt. Ai bảo mưa không biết giận : – mỗi khi mưa giận ,mưa gào thét từng cơn. Ai bảo mưa không biết vui : – mỗi khi mưa vui, mưa rơi tí tách như rót mật vào lòng … Giờ tóc đã pha sương, tôi không còn đi trong mưa được nữa, nhưng tôi vẫn đón đợi những cơn mưa qua khung cửa, ngắm nhìn những giọt mưa , từng giọt mưa như những thước phim quay chậm lại cuộc đời mình, để rồi nhớ lại cơn mưa xứ người…. Mưa rơi, rơi mãi không dừng. Để lữ khách đắm mình trong mộng tưởng. Thời gian ơi, xin dừng lại. Để cho tôi được nhắn gửi đôi lời. Kiếp người ngắn lắm ai ơi. Sông cho tốt, để mai sau không tiếc. Mưa rơi, rơi mãi đừng dừng. Mưa có lạnh, nhưng lòng tôi không lạnh……. SÀI GÒN 27-12-2011 Thusofia1000
  • [email protected] Đây là chút cảm xúc của ngày về hưu đầu tiên sau gần ba mươi năm sáng vác ô đi, tối vác về Vô đề 1 Mở mắt vẫn tưởng còn chiêm bao Hưu rồi, từ giã chốn lao xao Ô hay ! Giường quen mà lạ nhỉ Ngủ nướng chút thôi gió đừng vào !
  • [email protected] Gửi em Hằng chút cảm nhận của chị Mai lần đầu tiên được thấy hình em đăng trên trang này. Đừng cười chị nhé ! Già rồi cho phép chị thoải mái thể hiện đi em ! Nhớ em Hằng Em tôi ngày đó ở cung trăng Chị gọi : Hằng tồ! ! Xuống đi Hằng ! Bao năm trong chị em vẫn vậy Vẫn mơ cùng mộng vẫn tung tăng. Thoắt cái xem hình thấy …thưa răng. Có phải Tồ không ? Có phải Hằng ? Rồi chồng rồi con đùm đề thế … Cay mắt chị rồi em biết chăng ?
  • Thanh Hằng

    Ngày xưa em béo cút béo quay Lăn nhanh hơn chạy, cười suốt ngày Mà giờ tóc bạc, răng thì rụng Người nhỏ trông bằng cái nắm tay. Nhưng giờ em vậy, vẫn cứ “tồ” Vẫn cứ vô tư, chẳng âu lo Gạt bỏ khỏi đầu bao phiền muộn Cứ hưởng những gì cuộc đời cho. Vẫn nhớ ngày xưa thưở học trò Đất nước hoa hồng đẹp nên thơ Thiên đường của lũ sinh viên Việt Học giỏi nhưng mà vẫn ngây ngô. Giờ được gặp nhau qua trang web Thấy đời càng đẹp tình càng thân Cám ơn cái thời internet Cho chị em ta xa hóa gần.

    • Phùng Công Tuấn Mình rất thích bài thơ này của Hằng !
    • Hoang Kim Oanh Tâm hồn đẹp, cuộc đời đẹp theo! Thật đáng yêu!!
    • bicon123 Vẫn nhớ ngày xưa thưở học trò Đất nước hoa hồng đẹp nên thơ Thiên đường của lũ sinh viên Việt Học giỏi nhưng mà vẫn ngây ngô. ….Vẫn …Thật Ngây ngô…Heeeeeee
    • Ngô Quang Thành Đọc lại thơ em càng thấy hay Nhớ sao, nhớ quá những tháng ngày Gần bốn mươi năm qua rồi đấy Thơ vẫn hồng, tóc trắng màu mây…
  • [email protected] Không hiểu sao chị định viết chữ ” vậy ” mà nó cho chị mỗi ” v. ” thôi. Lúc nháp chị đã kiểm kỹ rồi. Hằng sửa giùm chị với. Khoản này chị chịu thua ! Cám ơn em !
  • [email protected] Sao hôm nay chị Mai mới gặp được nhà thơ Thanh Hằng – một ngôi sao vừa mới phát sáng nhưng đầy hứa hẹn ? Em thai nghén bài này trong bao lâu mà có vẻ trí tuệ quá vậy ? Chị thực sự đi từ bất ngờ tới ngạc nhiên kèm theo một ít. ..thương nhớ đồng quê thủa đó ! Đúng là nhờ có phương tiện thông tin hiện đại này mà chị em mình mới có duyên nối lại sợi dây tình cảm này. Cám ơn Hằng !
  • Thanh Hằng

    Nóng hổi vừa thổi vừa viết để đáp lễ lại bài thơ của chị Mai thôi.

    • [email protected] Anh Hùng Tréc đoàn 75 mới viết : Hãy làm những gì mình thích !
      Hãy hưởng những gì mình có !  
      
      Chị thấy Hằng đã và đang hưởng những gì em xứng đáng được nhận. Mong em mãi hạnh phúc như vậy.
  • Hoang Kim Oanh Doi voi Oanh thi bay gio moi biet 2 nhan tai “thoi ra tho” Thanh Hang va Xuan Mai
  • LÊ HUỲNH THU GABROVO , MÙA THU NĂM ẤY ! Mỗi độ thu về ,tôi lại đến . Không biết em còn ,có nhớ không ? Xin hãy cho tôi làm nắng hạ . Sưởi ấm lòng em lúc thu về . Mưa rơi bám nhẹ lên cành lá . Nặng trĩu lòng tôi một nỗi buồn . Thành phố mang danh thành phố cười . Lữ khách đa tình , lê gót chân . Mùa thu năm ấy ,em còn nhớ ? Sát cánh cùng nhau đi dưới mưa . Chiếc ô nhỏ bé không che đủ . Chỉ ấm đôi tim ,khách lữ hành. Hãy để cho tôi làm lá chắn . Che chở đời em lúc bão dông . Hãy để cho tôi làm nắng hạ . Sưởi ấm lòng em lúc giá băng ! Yan-tra ngày ấy làm minh chứng . Lời nói của tôi ,thật đáy lòng . RACHO hỡi ! giữa dòng sông có biết ? Mưa chẳng làm lạnh khách phương xa . Mưa thu rơi mãi xin đừng tạnh . Cho kẻ đăng trình bước lãng du . giờ tóc pha sương tôi vẫn nhớ . Kỷ niệm năm nào đâu dễ quên ? SÀI GÒN 11-1-2012 Thusofia1000.
  • [email protected] Hằng ơi ! Nhân dịp năm mới cận kề chị gởi trang sáng tác một tâm sự : GỬI HẰNG Cuối năm mua vé đi Varna Xuôi miền kí ức đã lìa xa Giữa đông hải âu bay nhiều quá Hằng ơi, còn nhớ cảnh xa nhà Mũm mĩm Hằng ” lăn ” khắp gần xa Hằng cười khanh khách ấm cả nhà Tha hồ chị bầy trò chọc ghẹo Em không hề giận chẳng kêu ca Chị vẫn như xưa, thêm lọ lem Còn em mũm mĩm thấy mà thèm Chị ước không rời miền kí ức Em đừng già thêm, đừng hom hem Hằng ơi, chị khóc cho mà xem Nếu chị bất ngờ gặp mặt em Thôi thà không bao giờ gặp mặt Tưởng tượng không thôi để mãi thèm. l
  • Thanh Hằng Chị Mai ơi, sắp đến sinh nhật chị rồi nhưng lại rơi vào mấy ngày Tết, khi đó chắc bận rộn lắm nên em tranh thủ chúc trước để tránh tắc đường nhé. Chị cứ từ từ vài ngày nữa mới ra là vừa. Честит рожден ден, кака Май. NGHỈ HƯU 55 đâu phải đã già Nhà nước quy định nên ta chấp hành Về hưu ở tuổi xuân xanh Đâu phải mọi thứ cũng thành nghỉ hưu. Kinh nghiệm tích lũy bao nhiêu Giờ về phục vụ chồng yêu ở nhà. 55 đâu phải là già Vẫn còn thắm thiết tình bà tình ông. Đâu cần môi đỏ má hồng Nét Xuân Mai vẫn duyên ngầm thướt tha. Nghỉ rồi sẽ thấy trẻ ra Vi vu đây đó lại là niềm vui. Chúc cho bà chị của tôi Hưu rồi càng thấy yêu đời hơn xưa.
    Bài thơ hoa hồng bungari của tác giả nào
  • [email protected] Cám ơn Hằng ! Đã mấy ai có được tặng những vần thơ đong đầy tình nghĩa thế này ngay thời điểm mới hạ cánh về hưu thế này hả Hằng ? Chị thực sự rất cảm động Hằng à. Em có thể gửi bài thơ cực hay này về máy của chị ( để tiện khoe với bạn bè ) được không ? Mỗi lần muốn khoe lại chạy vào trang này của em hơi bất tiện đối với bà già mới xóa mù vi tính như chị Mai của em. Cám ơn em nữa. ..! ô
  • Hoang Kim Oanh Nhân Năm mới xuân về, xin chúc các nhà thơ giữ mãi tâm hồn tươi đẹp và cảm xúc sâu đậm để cho ra đời các vần thơ đẹp như trên nhé!
  • [email protected] Năm mới tới rồi, xin chúc trang sáng tác ” sáng ” hơn các trang khác nhờ các nhà thơ nhà văn chuyên và không chuyên từ tất cả những anh chị em có duyên nợ với đất nước Hoa Hồng. Chúc tất cả những người yêu thơ văn một năm nhiều thành công trong mọi lĩnh vực.
  • Hồng Nhung Bài thơ nghỉ hưu của Hằng thật đúng! Ai bảo nghỉ hưu là tất cả mọi thứ đều “hưu” nhỉ?! Các nhà y khoa đã nói rồi, mọi thứ, mọi cơ quan khác nhau thì có độ nghỉ hưu khác nhau mà. Nghỉ ngơi là liều thuốc tốt nhất để phục hồi nhiều thứ !!!!!!!!!! Hic, hic…
  • [email protected] Hằng ơi ! Em có tài thơ phú và năng động hơn chị nên chị nhờ em tiếp tục hoàn tất bài thơ này sau khi đã rõ ý tưởng của chị : Hay ăn, chậm lớn Là con vịt bầu Hay sủa gâu gâu Là con mèo mướp Chân hay đi guốc Là con rắn con Hay đẻ sòn sòn Chim bồ câu đó Hay nhăn hay nhó Là Hằng Varna Không thích la cà Chính bà Mai lém Trật tự không kém Chàng Bắc độc thân Chẳng muốn lấn sân Bác Đông hàng xóm ơ
  • Thanh Hằng Chị Mai ơi, đề bài chị ra quả là khó, em không biết có đủ khả năng trả bài được không. Đành phải khất nợ vậy. Chị tiếp tục sáng tạo thêm nhiều ý tưởng hay nữa chị nhé.
  • LÊ HUỲNH THU TUYẾT LẠNH CHIỀU ĐÔNG. Có nghĩa gì đâu một buổi chiều. Một mình thơ thẫn giữa hàng cây. Công viên ngày ấy sầu lẻ bóng. Mới chớm vào đông tuyết phủ đầy. Tuyết rơi phủ nhẹ lên cành lá. Chiếc lá cuối cùng của mùa thu. Luyến tiếc làm chi chút thu tàn. Cho đời vùi dập mới chịu buông! Bông tuyết nhẹ rơi đầy khắp phố. Phủ đầy trời , phủ cả lối đi. Công viên ngày ấy đầy tuyết trắng. Lữ khách hành ngồi ngắm tuyết rơi. Bông tuyết hỡi thôi đừng bay nữa. Để cho tôi gửi chút đôi lời. Cứ bay hoài che cả mắt tôi. Làm tôi chẳng thấy lối đi về…. SG 7-2-2012 Thusofia1000.
  • ngothuc Đối thoại Anh hỏi tôi: “Sao em lại ra đi Xa quê hương, mẹ cha, bè bạn Xa phố phường, nơi em sinh ra năm cuối cùng còn bom đạn Xa mái trường mơ ước cả một thời?” Tôi lặng im, mắt ướt nghẹn lời Ai chẳng có niềm tin, tình yêu, cội rễ Ai chẳng muốn được vòng ôm ấm lòng, mạnh mẽ Và những chiều thu Hà nội mưa ngâu. Anh lại hỏi tôi, “Giờ này em ở đâu?” Điện thoại đường dài, mỗi giây, mỗi quí Tôi ngập ngừng bảo anh “Bên này đông giá Em đang trên đường, trắng xóa tuyết rơi” “Hà nội mùa này đẹp lắm em ơi Đường Nguyễn Du vẫn ngập tràn hương hoa sữa Anh em mình lại cùng nhau dạo phố Nhà em bây giờ chẳng còn có Tigôn” “Loài hoa vỡ xưa kia cho lòng ai vỡ Đã bị lãng quên trong quá khứ nghèo nàn Nhưng anh ơi, bên em đã bắt đầu Lale rạng rỡ Xứ sở hoa hồng quyến rũ hồng nhan.* Bởi kiếp sống tha phương, phù du nhiều nỗi Bởi anh và em, hai nẻo hai đường Đất nơi đây dù không cằn cỗi Nhưng chẳng bao giờ quên nhớ cố hương”. Sofia 1999 / chủ đề: Những ngày tha hương/
  • Nguyễn Văn Ngoạn TỪ ĐIỂN BUL – VIỆT БЪЛГАРОВИЕТНАМСКИ РЕЧНИК Ngồi buồn tôi viết đôi lời, Nếu có hứng thú, bạn thời xem ngay, Nếu không đừng trách tôi đây Viết bừa bãi quá, web này sao đăng ? Thôi thì một chút lăng nhăng, Làm quen các bạn qua trang web này. ДНЕC là ngày HÔM NAY ВЧЕРА đó là ngày HÔM QUA БАЩА xin gọi là CHA MẸ ta khi đó gọi là МАМО Còn ÔNG cứ gọi ДЯДО ЛЕЛЯ đích thị là CÔ là DÌ. КОГАТО đó là KHI КАКВО? bạn hỏi CÁI GÌ đây ta ? ĐÁM CƯỚI là СВАТБА Còn ông THẦY GIÁO gọi là УЧИТЕЛ Ban NGÀY có một chữ ДЕН Ban đêm thì phải thắp ĐÈN ЛАМПА ДОМ kia chắc chắn là NHÀ Nuôi được con GÀ hãy gọi ПИЛЕ КУЧЕ CON CHÓ ngồi hè Nó GIỮ người lạ gầm ghè ПАЗИ ! Cây ĐÁO ПРАСКОВИ Cùng với cây MẬN СЛИВИ quanh nhà. КОТКА là CON MÈO già Đến ĐÊM cứ НОЩА nó gào. ЛУНА TRĂNG đã lên cao BAO NHIÊU thì hãy bỏ vào КОЛКО ? ЧАДЪР là một CÁI Ô TẠI SAO ? lại hỏi ЗАЩО ? làm gì . Đây МОЛИВ cây BÚT CHÌ Còn BÚT VIẾT MỰC là ПИСАЛКА. Mọi việc đã HIỂU РАЗБИРА TẤT CẢ đều tốt ấy là ВСИЧКО. АВТОБУС cái Ô TÔ MÙA HÈ đã chở ЛЯТО đến gần КИЛОГРАМ đó là CÂN (kg ) ГРАМ là LẠNG bạn cần nhớ nghe NGÀY MAI là УТРЕ СЛУША đó LẮNG NGHE còn gì. VIẾT chữ bạn cứ ПИШИ ! Còn HỌC cái gì mình hãy УЧИМ. НА КИНО để XEM PHIM Có việc cần TÌM thì cứ ТЪРСИ ! ПОНЯКОГА nói ĐÔI KHI Có LÀM VIỆC gì là РАБОТА. BAO GIỜ bạn hỏi КОГА ? ДОЙДЕ là ĐẾN ấy mà bạn ơi. НИЕ khi ấy CHÚNG TÔI Tất cả cùng NGỒI ta hãy СЕДИМ . Cùng HỌC là chữ УЧИМ CON CÁI cần tìm là chữ ДЕЦА NHƯ THẾ, phải thế ТАКА. ЧИЧО CHÚ dặn cháu về nhà chơi. ВЕСЕЛ VUI quá đi thôi ТЪЖЕН BUỒN đó là thời đã qua. ДАЛЕЧЕ hãy còn XA БЛИЗО đó là ta đến GẦN. ПРОЛЕТ chỉ MÙA XUÂN Nếu việc có CẦN PHẢI ТРЯБВА. BÂY GIỜ bạn đến СЕГА ЧАКА CHỜ đó , SAU là ПОСЛЕ Gặp chàng TRAI TRẺ МОМЧЕ Rủ nó đi về CÙNG ЗАЕДНО ГАРА đến BẾN ô tô КЪДЕ bạn hỏi “ ĐI MÔ “ bây chừ ? ПОВЕЧЕ hãy còn DƯ БЕЗ còn THIẾU thì nên chi vào СОЛЕН MẶN quá đi nào Thêm chút đường vào thành NGỌT СЛАДКО КИСЕЛ CHUA quá là chua ЛИМОН CHANH đó bạn mua nhiều vào ЦЕНА GIÁ kẻo lên cao Nếu có BƯỞI đào ГРЕЙФУТ cũng mua ОбЯД giờ đã đến TRƯA ГЛАДЕН bụng ĐÓI ta vừa về nhanh ЗЕЛЕН ПЛОД QUẢ XANH Đừng ăn kẻo BỤNG nó hành КОРЕМ Khi MÙA THU tới ЕСЕН RỪNG ГОРА đó CÂY còn ДЪРВО СЕЗОН bốn tháng một MÙA ЗИМА trời lạnh chẳng chừa MÙA ĐÔNG CÂY CẦU МОСТ bắc qua sông In hinh bóng xuống dưới DÒNG (SÔNG ) РЕКА Thời gian GIỜ với ЧАСА PHÚT cứ tà tà đến МИНИТИ ТОЧЕН là ĐÚNG còn gì БОЛЕН ĐAU ỐM ta thì tránh ra NƯỚC uống ta gọi ВОДА Còn BIA thì goi БИРА đúng rồi BIỂN МОРЕ đó ngoài khơi GIÓ ВЯТЪР,THỔI đồng thời ДУХА THUYỀN BUỒM tên gọi ЛОДКА ПЛУВА đó cũng là đang BƠI. ХОРА là đám ĐÔNG NGƯỜI СМЕЯТ CƯỜI nhí nhố làn sao ГОВОРИ NÓI tào lao Đến quán ANH ĐÀO ăn ЧЕРЕШИ. МУЗИКА NHẠC Li Li ( Лили Иванова ) Ăn UỐNG rôm rả còn ПИЯТ à! БЛОК cả một TÒA NHÀ SÂN BÓNG bên cạnh gọi là СТАДИОН. Chữ А được gọi là CÒN Chữ СИН là chỉ thằng CON trong nhà РОДИТЕЛИ là chữ MẸ CHA. Nếu muốn gọi BÀ thì cứ БАБО NHƯNG MÀ là một chữ НО Bạn bè có TỐT ДОБРО ấy mà Cái TÚI SÁCH gọi ЧАНТА ЧАША CÁI CỐC mà ta uống cùng САПУН là cục XÀ BÔNG ПОЛЕ là cả CÁNH ĐỒNG tốt tươi СНЯГ TUYẾT sắp rơi rồi ТОПЛО mặc ẤM ta thời mặc ngay ЛОШО thời tiết XẤU thay Ta phải đi GIẦY ОБУВКИ ОТИВАЙ ! HÃY ĐI ĐI ! Mua Ổ BÁNH MỲ ХЛЕВ để ăn ЗЕЛЕ là BẮP CẢI XANH Mua thêm CỦ HÀNH là ЛУК bạn ơi. МНОГО đã NHIỀU rồi СПРИ ! DỪNG LẠI, MỆT thời УМОРЕН Học nhiều thấy DỄ ЛЕСЕН ТРУДНО KHÓ QUÁ ta nên học bù СТОТИНКИ ấy TIỀN XU ЛЕВА TIỀN GIẤY hãy thu nhiều vào. ВИСОК là chỉ độ CAO НИСЪК THÁP bé hãy vào mà coi . БОГ kia là chỉ ông TRỜI ЗЕМЯ là ĐẤT cho người trồng cây. ТАМ, ТУК là ĐÓ với ĐÂY СТРОИШ bạn XÂY nhà lầu БЪРЗО phải cho MAU Kẻo БАВЕН CHẬM giá thầu lại lên. ИМЕ chữ ấy là TÊN ТИХО IM LẶNG , ШУМЕН TIẾNG ỒN. LÀNG СЕЛО ở nông thôn Em УЧЕНИК vẫn còn HỌC SINH САМО lá CHỈ MỘT mình ANH , EM БРАТ tận tình giúp nhau ГЛАВА là cái ĐẦU КОСА TÓC ấy bạc màu hoa râm. ГОТОВ chuẩn bị ĐÃ XONG УШИ TAI ấy , MẮT cùng ОЧИ. ВНУК thằng CHÁU đôi khi Nó quậy quá vì ĂN với ЯДЕ. СЛУШЕЙ ! bạn hãy LẮNG NGHE ! Có mấy câu vè TÔI VIẾT ПИША ПОДАРЪК một chút QUÀ XIN CHÚC mọi nhà ЧЕСТИТИ ! THÀNH CÔNG xin cứ УСПЕХИ TRONG CÔNG VIỆC thì НА РАБОТА ([email protected] ) (Viết bởi: Nguyễn Văn Ngoạn – Pleiku Gia Lai 2012)
  • namcua Bài thơ rất hay, mang tính sáng tạo / trừ một vài chữ chưa được chuẩn lắm/. Bravo.
  • Sưu tầm Học tiếng Bun bằng thơ! Tiếng Bun – Българско Theo vần Lục bát dịch sơ vài dòng. Роза tên gọi Hoa Hồng, Лъв là Sư tử, Đại bàng Oрело. Госпожо kính trọng quý cô! Ông, Bà xin gọi: Дядо, Баба. Баща để chỉ Bố, Cha, Майка gọi Mẹ, anh là Батко! Kъде tiếng hỏi “nơi mô”? Taм là đằng ấy, Eтo đó kìa. Льжица có thể là Thìa, Почина là đã xa lìa trần gian. Сълзи rơi lệ chứa chan, Жив là sự sống, muốn an toàn Пази се! Слушай! là hãy lắng nghe, Hôm nay Днес, Утре mai rồi. Лодка là chiếc thuyền trôi, Yêu nhau Любов, hôn môi Ценлувка, Rồi làm đám cưới: Сватба, Деца là đứa con ta ra đời, Време ấy thời gian trôi, Учи là học một hồi đi em. Пиший! là hãy viết thêm, Език là tiếng, hãy tìm : Търсий! Бягай! là hãy biến đi, Тихо! im lặng, nói năng nhẹ nhàng. Стълба là chỉ cái thang, Град thành phố, còn làng Село. Kрава dịch tuốt là Bò, Kуче con chó, Mèo ờ….Kotka. Kъща bé nhỏ ngôi nhà, Блок to lớn tòa nhà Chung cư. Писмо cứ gọi lá thư, Чакай! Hãy đợi, Bao giờ: Kога? Tương lai tạm dịch Бъдеща Eдно време nhắc đến mặn mà ngày xưa. Koгато…đến bao giờ? Сънува ấy giấc mơ ngọt ngào. Защо? tiếng hỏi tại sao? Не là không, biết làm sao bây giờ? Да là có, mấy lời thơ, Xin Сприй! dừng lại đến giờ……Спи(ngủ) Tháng 06-2009 Нгуен Суан Шан (Nguyễn Xuân Sanh) — Trong cơn Khủng hoảng – Kriza Tiếng Bun thử dịch qua loa một bài. Dve là chỉ số 2 Niakolko chỉ một vài, dăm ba. Tri là gọi số 3, Edno số 1, trăm là Sto. Kola là goi Ô-tô, Kupa là chỉ bát, tô ấy mà. Em gái mình gọi Sestra Chị ơi! Thì phải gọi là Kako! Ezero chỉ cái Hồ, Muốn đi bắt cá, thì mò Riba. Vchera ấy hôm qua, Podagra dịch là Gút thôi, Vri cẩn thận nước sôi, Sedni! Là hãy xin ngồi xuống đây. Đơrvo là gỗ là cây, Đớb là gỗ Sến… đúng sai dịch bừa. Kokos có phải là Dừa, Istina sự thật, còn đùa Shega. Bây giờ ra chợ Pazar, Kupi mua sắm, tiền là Pari, Đắt thì kêu đại Skupi, Evtin là rẻ, mua đi hết phần. Pantalon chỉ cái quần, Shapka là mũ, áo…”mần” Riza. Parphium thơm lắm nước hoa, Selianka tiếng gọi mượt mà gái quê. Krasiva đẹp miễn chê, O-bi-cham là nói ta mê mẩn nàng. Razhodka đi dạo lang thang, Quán ăn cũng gọi Restorant ấy mà, Phở thì gọi đại Supa, Bánh mỳ-Hliab, Thịt là Meso. Teleshko nói thịt bò, Svinsko thịt Lợn, Chả giò….chịu thôi. Pile chắc chắn gà rồi, Cừu là gì nhỉ? Phải rồi…Agne. Chadơr cái ô che, Komar là chỉ máu me bạc cờ, Naem là cảnh thuê nhờ, Nebe là chỉ mịt mù trời cao. Pechen là nướng hoặc xào, Pơrjen là rán dịch ào thế thôi. Chift là chỉ Chẵn, sấp đôi, Tek là gì nhỉ? Lẻ rồi “trắng ba” Dừng thôi nhiều quá Stiga, Poveche viết thế là nhiều ghê. Pechalba –lời lộc không hè, Sheguvam tí mất gì đùa vui. Trudno khăn khó khắp nơi, Thở than đành phải buông lời Oplakva…. Stroitel là thợ xây nhà, Boyadjia chính xác anh là thợ Sơn. Metal là Sắt, còn Tôn… Lamarina cứ gọi cùn cho xong. Beton cũng thế Bêtong, Ngói thì xin gọi dài dòng Keremidi… Terakol chẳng biết gọi chi, Xi măng chẳng lệch chút gì ciment. Dụng cụ là Instrument, Xong rồi công sá tính tiền Smetka. Maystor là thợ tiếng ta, Còn tình đồng nghiệp Kolega ngọt ngào. Zdravei thông dụng lời chào, Kak si là hỏi thế nào,khỏe không? Dobre-tốt khỏe, Vij-trông, Az, Ti là tiếng hô xưng Tao, mày. Gospodin! trịnh trọng thưa ngài, Toy là anh ấy, chúng mày… Vie! Tia cô ấy xinh ghê? Duyên không tìm nổi chữ gì dịch ra. Thôi thì tạm dịch Mila, Nếu sai xin nhận gọi là Greshi. Dostatuchno là đủ chứ gì? Spirai là hãy dừng đi muộn rồi, Tiếng Bun dịch đại một hồi, Cho vui một chút cho nguôi nhớ nhà…. Utre-shte-ima Ngày mai, sẽ có thêm ba bốn bài…. Dovijdane-tạm biệt-Bye bye!!!!! December 7, 2009
  • Hồng Nhung Chào các anh, các chị và các em, thấy mọi người làm thơ “khát khao” quá, mà lực bất tòng tâm. Bài thơ mở đầu bằng “con vịt” của chị Mai rất chuẩn đó. Còn bài “Đối thoại” của chị Thục thì làm gợi nhớ về Hà Nội xưa và thời sinh viên xa nhà quá. Chị Thục còn nhớ em không? Em làm việc cùng với chị Trinh nhà chị đó và đã gặp chị ở Bulgaria năm 1989. Lâu rồi không gặp chị, song em tin chị vẫn khỏe, vui vẻ và đẹp hơn xưa. Biết chị hay vào trang web của bọn em góp vui mà hôm nay mới hỏi thăm chị. Bỏ qua cho em nhé.
  • namcua Chào Nhung. Chị vẫn nghe chị Trinh nhắc đến em. Em đã nghỉ chưa hay vẫn đi làm, cuộc sống vui không? Chị hay về VN lắm, mỗi năm 1,2 lần. Chị được gặp các em qua trang web này là nhờ có Thanh Hằng đấy. Thỉnh thoảng vào chỗ chị gặp nhau nhé. http://vn.360plus.yahoo.com/babatuoc54/
  • LÊ HUỲNH THU TÔI MUỐN . Tôi muốn quay về lại chốn xưa . Mùa xuân bên ấy đầy hoa hồng. Hương thơm ngào ngạt bay trong gió. Thung lũng đầy hoa nhuộm sắc màu. . – Tôi muốn quay về lại chốn xưa . Bên bờ HẮC HẢI buổi trưa hè. Nắng vàng trãi rộng bờ cát trắng. Du khách tấn ngần chẳng muốn xa. VI-ĐIN ngày ấy tôi từng đến. Tãn bộ bên sông buổi chiều tà. Làng quê ên ả thanh bình quá. Mở rộng lòng người đón khách xa. – Tôi muốn quay về lại chốn xưa. Thăm lại dòng sông thành phố CƯỜI. Thăm chàng RA-CHO tay giơ búa. Ngạo nghễ giữa trời mặc gió sương. – Tôi muốn quay về lại chốn xưa. SO-FIA năm ấy tyết rơi nhiều. Bên cầu Sư Tử đầy tuyết trắng. Tuyết phủ đầy đường ngập lối đi. Lăng ngài CHỦ TỊCH còn đâu nữa. Chính biến năm nào vẫn trong tôi. Thời gian lặng lẽ trôi đi mãi. Tất cả chỉ là thoáng vu vơ…… *************** SG 26-2-2012 Thusofia.
  • THU GIANG Chào Anh Thu! Cho phép em được chia sè bài thơ của Anh trên FB của mình. Em muốn dành tặng cho các Anh, các Chị và bạn bè của mình – những người đã gắn bó với nhau trên đất nước bạn Bulgaria, những tình cảm thân thương của một thời tuổi trẻ… và có lẽ đó cũng là mong muốn của tất cả mọi ” được một lần thăm lại chốn xưa” Cảm ơn Anh!
  • Nguyễn Văn Ngoạn NHỚ VỀ NƯỚC BUL Có em nào trở lại nước Bul, Cho anh gủi lời thăm bạn bè bên ấy. Những người bạn xưa cùng nhà máy, Cùng đi về khi mỗi buổi tan ca. Nước bạn xưa khi ấy là nhà, Của bao học sinh Việt Nam theo học. Bây giờ ùa về bao kí ức, Những tháng ngày trên đất bạn xa xôi. Ôi! nước Bul ngày ấy lây rồi, Khóa của tôi theo đoàn tàu sang đó. Mùa hè Sliven tôi còn nhớ, Những tháng đầu học tiếng nơi đây. Rồi những nơi làm việc sau này, Bạn bè ra trường mỗi người mỗi ngả. Tôi về nông thôn, bạn về phố xá, Nhưng vẫn gặp nhau qua những lá thư. Ôi! nước Bul tươi đẹp bây giờ, Bạn bè xưa những ai còn bên đó? Thời gian sao mà trôi nhanh quá, Công việc bây giờ ? cuộc sống ra sao ? Nhớ nước Bul như tựa hôm nào, Cùng nhau dạo bước con đường đó. Về nước rồi mà tôi vẫn nhớ, Lòng còn vương vấn thấy nao nao . 27/2/2012- Pleiku- Gia lai
  • Cựu LHS ở Bun Bài thơ nào cũng hay, Bài nào cũng tuyệt. Và Anh, Chị nào cũng vẫn giữ tình cảm với nước Bun. Tuy vậy, có ai đã đọc thơ Việt Nam qua bản dịch tiếng Bun chưa ? Xin gửi các Anh, Chị bài Quê Hương của Giang Nam mà chúng ta ai cũng thuộc lòng từ hồi phổ thông, qua bản dịch của nhà thơ Stefan Gechev: РОДНАТА СТРАНА Когато бях дете и ходех на училище, обиквах родната страна със всяка страница на детската ми книга. Там пишеше : “Кой казва, че е трудно да пасеш биволи в гората, на полето ?” И закопнях за песните на птиците в гората. . . Понявга майка ме улавяше, когато край блатото подгонех пеперуда, вместо да ида в клас. Да бяхте чули как жално плачех, преди да са ме още били ! Едно момиченце в съседната ни къща ме гледаше и дяволито се усмихваше. Покриха вражи сенки моята страна. Сбогувах се със майка и заминах. И, представете си, съседското момиче и то поело в горските усои. Веднъж случайно я видях по пътя. Тя пак тъй дяволито се усмихна, очите й блестяха черно-черни. Защо така привличаха очите й ? Не разменихме дума : аз бях в строй, но се обръщах дълго, много дълго. Над нас валеше. В мен блестеше слънце. Мирът настъпи. Върнах се във къщи, в училище, в оризището при браздите. И пак видях съседката ни млада, която криеше главица зад пердето. Тя се усмихваше – потайна, дяволита. Когато я запитах един ден дали сърцето й все е свободно, “Въпросът ти е, знаеш, неудобен. . .” отвърна и главата си наведе. Цял разтреперан, пълнен с бяла нежност, аз хванах тънките й пръсти. Тя ги остави да почиват в ръцете ми горещи. И връхлетя внезапно новината – така ужасна, че не смея да повярвам : Убили са те, сестро, о, любима ! Захвърлили те нейде във гората. Защо ли ? През войната ти си си била – ето твоя грях. Сърцето ми раздират остри пръсти. Не зная, жив ли съм, или съм вече прах. . . Като дете обичах родната страна за птиците и пеперудите й. С тях ходех на училище в гората. Обичам днес страната си, защото всяка нейна шепа пръст съдържа малко от кръвта на моята любима. Превел Стефан Гечев
  • Nguyễn Văn Ngoạn TẶNG NGÀY 8 THÁNG 3 8/3 Gửi tặng chút quà Chị em phụ nữ, Một đóa hồng nhỏ Ngạt ngào hương thơm. 8/3 Tặng bạn gái nhỏ, Những bông hồng đỏ Từ người đang yêu. Mỗi sáng mỗi chiều, Luôn thầm thương nhớ. 8/3 Tặng em món quà Vợ hiền yêu quý Người luôn lo nghĩ Cho chồng cho con Nụ hôn nồng cháy Tràn đầy yêu thương. 8/3 Là ngày phụ nữ Xứng đáng tám chữ: “Anh hùng bất khuất, Trung hậu đảm đang.” Luôn luôn sẵn sàng, Việc nhà việc nước. 8/3 Chị em phụ nữ Bao điều lo nghĩ Bỏ qua một bên. Vui vẻ hồn nhiên, Gia đình ấm êm, Là niềm hạnh phúc. 6/3/2012- Pleiku Tôi thích trang web của các bạn vì thấy rất nhiều kỉ niệm về đất nước hoa hồng, có lẽ vì tôi cũng sống ở bên ấy cùng thời với các bạn. Sang Bul học nghề ngày 14/4/1976 về nước ngày 2/4/1987. Sống và làm việc chủ yếu ở nông thôn nên cũng hiểu nhiều về đời sống nông thôn nước bạn, những năm tháng ấy tình cảm giữa hai dân tộc thật chan hòa thắm đượm tình hữu nghi..Hầu hết các thành phố trên đất nước Bul tôi đã đến, Từ Vidin phía bắc xuống khaskovo phía nam, từ Pernik phía tây cho đến Varna phía đông, nơi đâu cũng đẹp. Được biết hiện nay chưa có tài liệu về học tiếng Bul nên mới đây,tôi đã soạn ra cuốn HƯỚNG DẪN HỌC TIẾNG BULGARIA .Nhờ qua trang web này xin được nhắn đến các bạn sinh viên đang học tiếng, nếu cần có tài liệu tham khảo thì gửi imail về địa chỉ [email protected]. Sách dày 150 trang A4 gồm : giới thiệu về đất nước hoa hồng, bảng chữ cái, cách đọc, ngữ pháp, hơn 3000 từ vựng và các câu thường dùng, một số hình ảnh về đất nước Bulgaria .( sách gửi qua imail )
  • Anh em nam giới Vì chị em ngày 8/3 Thân tặng toàn thể chị em Mùng 8 tháng 3 Chị em nhận hoa Chị em nhận quà Chị em vui quá! Mùng 8 tháng 3 Anh em tặng hoa Anh em tặng quà Anh em mệt nhòa! Mùng 8 tháng 3 Chị em hát ca Chị em la cà Khuya mới về nhà. Mùng 8 tháng 3 Anh em chúng ta Chăm chỉ giặt là Làm hết việc nhà. Mùng 8 tháng 3 Đừng có kêu la! Chị em vất vả Cả năm kia mà! ĐND Mùng 8 tháng 3 Chúc chị em ta Tay ôm nhiều hoa Giỏ đựng đầy quà Khỏi lo việc nhà Được đi chơi xa Ăn uống thả ga Tiền không phải trả Nói năng rôm rả Cười tươi như hoa Mùng 8 tháng 3 Chúc chị em ta Áo quần thướt tha Da phấn, mặt hoa Đẹp như bức họa Mở điện thoại ra Ngập lời tụng ca… Tối đến về nhà Được chồng mát-xa Thật là Ô… lá… la ST
  • LÊ HUỲNH THU BULGARIA, THẬP NIÊN 80, DƯỚI CÁI NHÌN CỦA NGƯỜI…LAO ĐỘNG Tôi biết nước Bun từ lúc còn học cấp 1, thời bấy giờ ở miền nam phiên âm từ hán-việt được gọi là BẢO GIA LỢI. Sau ngày thống nhất miền nam, tôi quen dần với cái tên Bulgaria qua những câu chuyện hài về xứ GABROVO, và thương hiệu hoa hồng nổi tiếng trên thế giới…. Mỗi một năm là có một lần thổi nến, trong ngày sinh nhật tôi chỉ ao ước … có một phép lạ đưa tôi đến vùng đất làm tôi say mê qua những câu chuyện itếu lâm và hương hoa hồng thơm ngát mỗi khi xuân về. Và ước mơ thành hiện thực. Năm 1987 tôi đến Bul vào đầu mùa xuân, mùa của hoa hồng. Nhìn hoa hồng mà tôi ngỡ ngàng không ngờ nó to và thơm đến thế, đi đâu cũng thấy, nhiều đến nỗi người ta trồng hồng làm cả bờ rào, giống như hoa dâm bụt ở VN. Tôi đến Bul để đi làm, chứ không được đi học, cho dù tôi rất muốn học…. Không sao, miễn là có dịp đến đây là tốt rồi ! Nhưng bù lại, đi làm có tiền , có thể đi đây đó một cách thoải mái. Làm việc ở Sofia , ngày cuối tuần tôi thường lang thang khắp phố , hầu như quán café nào tôi cũng nếm thử , hương vị không bằng quê nhà , nhưng nó là café nguyên chất không pha bắp rang , họ uống không đường, hay dùng rất ít đường, lần đầu phải mua thêm đường , dần dần quen , quán café nào cũng có món capuchino uống rất ngon . Tôi thích nhất quán café Brazin gần cung văn hoá , từ nhà đi bộ đến đó mất 20 phút , tuần nào tôi cũng đến. Người bul họ rất tốt , làm việc bao năm chưa hề có chuyện mất đoàn kết , người thành phố họ hơi e dè khi tiếp xúc với người lao động , khi về nông thôn họ rất niềm nở , nhưng với điều kiện bạn đừng nói mình ở sofia , hình như họ không có thiện cảm với người lao động ở sofia … cái lí do rất chính đáng mà hầu như người lao động VN nào cũng biết ! Vào năm 87-89 , cuộc sống rất bình yên ,tôi yêu mến vùng đất như là quê hương mình , tuy rằng lao động chân chính khó mà có được những cái như mình ao ước , với đồng lương khoảng 350 leva/ tháng , ăn uống rồi dư chẳng bao nhiêu , gia đình tôi không đến nỗi túng thiếu , nên cứ bảo tôi tự lo lấy thân , khi nào chán thì xin về… Rồi cái gì cũng giới hạn của nó , biển phẵng lặng là sắp có sóng to , bão từ Đức tràn qua cái vùng đất nhỏ bé này , nó cuốn tôi đi tất cả những gì mà thế hệ đi trước đã đổ bao nhiêu xương máu để gây dựng. Dẫu biết rằng qui luật muôn đời , không có gì trường tồn , sóng sau xô sóng trước là chuyện bình thường , sao tôi cứ thấy đau trong lòng , bạn có tin tôi không ? Mỗi lần đi qua lăng Dimitrop ,nhìn cảnh hoang tàn là tôi rơi lệ , cứ như là có ai đang phá ngôi nhà tổ tiên mình , đúng hay sai hãy để lịch sử phán xét , có khi phá cái cũ xây mới , nhưng giá trị chưa chắc đã bằng … tại sao họ cứ bôi bẩn lên niềm tự hào ông cha họ cố công gây dựng. Tôi không có may mắn học hành đến nơi , đến chốn , nên là cái cảm nhận của người lao động bình thường , cũng có thể có người cho là tôi thiếu hiểu biết , cái nhìn của người thiển cận , nhưng tôi là người chứng kiến toàn bộ sự đổi thay của nước bạn và cũng là nạn nhân của chích sách bài ngoại , nên tôi viết lên bằng tất cả tính chân thật từ lòng mình… Và mùa muân 1991, tôi rời bulgaria. Ngày tôi đến cũng là mùa xuân , hoa hồng nở đỏ cả đường phố , nay tôi về cũng vào mùa xuân hoa hồng nở , nhưng không hiểu sao hương thơm nó không còn quyến rũ như hồi tôi mới đến , đúng là : Người buồn , cảnh có vui đâu bao giờ…. Nếu lời cầu nguyện của tôi còn thiêng , tôi hứa cứ mỗi lần thổi nến , tôi sẽ cầu nguyện cho đất nước bạn mãi mãi thanh bình và phồn thịnh. Sài Gòn 10-3-2012 Thusofia
  • phạmDung

    Chào bạn Thu , tôi cũng là lưu HS đoàn 74-80 , đọc bài viết của bạn tôi cảm nhận đựoc tình yêu của bạn đối với đất nước hoa hồng. Tôi về nước năm 1980 và chưa có dịp nào đựoc quay lại đó vì vậy những cái tốt đẹp về con người , về cảnh vật vẫn luôn ghi dấu ấn trong tôi mõi khi nhớ về đất nước mà tôi luôn coi là quê hưong thứ hai của mình . Nhất là hoa hồng ( nếu tôi nhờ không nhầm thì hoa hồng nở vào mùa hè ), Mùa xuân thưòng có hoa đào , hoa mận , hoa diuly và mùa xuân thì hoa ra trứoc còn mãi sau lộc non mới ra. Hoa báo hiệu mùa xuân là hoa giọt tuyết mà em Hằng đã sưu tầm bài giới thiệu rất hay về loài hoa này. Mùa hè và đầu thu còn là mùa của những trái cây ngon nổi tiếng như mận , đào , táo , nho. Bây giờ Bungaria đã thay đổi nhiều , không còn như xưa nữa. Song tôi tin rằng những tình cảm tôt đẹp của những LHS đối với đất nước hoa hồng vẫn còn nguyên vẹn như ngày nào. Chúc những lời cầu nguyện của bạn sẽ và luôn trở thành hiện thực để một ngày nào đó chúng ta có dịp quay lại đất nứoc này mọi người sẽ không bị thất vọng bởi những tình cảm mà chúng ta đã giành cho đất nứoc và con người ở đó .

    • LÊ HUỲNH THU

      Chào chị PHẠM DUNG …..cám ơn chị đọc qua bài viết của tôi . Tôi đến bul vào đầu tháng 5 , hoa hồng nở rồi chắc có lẽ năm ấy thời tiết ấm nên nở sớm chăng ….

      • Nguyễn Văn Ngoạn
             Ở Kazalưk, hàng năm vào ngày chủ nhật đầu tiên của tháng sáu có lễ hội Hoa hồng được tổ chức từ ngày 30/5 đến 1/6\. Tháng 5 có hoa hồng nở là đúng rồi, nhưng cuối tháng 5 mới nhiều, tôi nhớ hồi ấy ở Karlovo thỉnh thoảng cùng công nhân đi hái hoa, đi vào sáng sớm thì hoa mới nhiều tinh dầu. Ở karlovo và Kazanluk hoa nhiều vô kể , rất đẹp.  
        
        • LÊ HUỲNH THU
                        Chào anh Ngoạn.  
                        Sao lâu quá không thấy anh viết bài ,bận quá phải không ?  
                         Cuốn tự điển của anh tôi đọc xong rồi ,có nhiều từ tôi quên nhờ đó mà tôi nhớ lại ,về VN anh soạn hay viết từ bên bul ,ngày xưa bên ấy tôi tìm không ra ,do chẳng quen biết ai là sinh viên ,nên tự học và chép vào cuốn sổ tay ..nếu lúc trước anh cho chắc có lẽ giờ tôi là ….phiên dich rồi…..  
                         Cán ơn anh nhiều…  
      • ![](https://2.gravatar.com/avatar/b708a5a58be01c19cfdd7ebd76418871d97fe2dc4b8d5034479d17a08b090a5f?s=48&d=identicon&r=G) Nguyễn Văn Ngoạn Chào Thu, Cuốn sách này mình cũng mới viết cách đây vài năm.Ý tưởng thì có lâu rồi, nhưng không biết đánh chữ Bul trên vi tính, thế rồi một lần mình thấy ở Vietkey 2000 có tiếng Nga, thế là mình lấy chữ cái tiếng Nga để đánh chữ ( trước khi sang Bul cũng có học Nga văn mà ) Nhớ đến đâu viết đến đó rồi chỉnh sửa mấy lần mới tạm gọi là được như bây giờ.. Hồi học ở bên ấy làm gì có tài liệu nào mà đọc,,nhiều cô cậu 6 tháng trong trường tiếng ra còn ngơ ngác như vịt nghe sấm ấy, nhưng với mình hồi đó ra trường giao tiếp cũng tương đối, vì tiếng Bul còn dễ hơn tiếng Nga nhiều, nhiều từ chỉ khác có phần đuôi thôi.Sách này được rao bán ở Vatgia.com ( vào google đánh chứ : SÁCH HƯỚNG DẪN HỌC TIẾNG BULGARIA là thấy) cũng có nhiều người mua rồi , kể cả sinh viên VN bên Bul,. Trang web này của các anh chi sinh viên, mình bây giờ là thường dân nên cũng ngại viết.
        • mrxuanloc
                        Ngoạn ơi,mi làm ta ngạc nhiên quá,chơi cả sách dạy học tiếng Bun cơ à,sao không nói gì cả.Bre,gửi lại cho ta bảng chữ cái đi,ta làm mát tiêu rồi.  
  • ![](https://https://i0.wp.com/1.gravatar.com/avatar/d72b5c737f042f2c3805e2a0bb1500476740acdf6045af6898ba7f25c677e868?s=48&d=identicon&r=G) Duong thi Tho Chào Huỳnh Thu

    Đọc những tâm sự của em tôi hiểu rằng em có 1 tình yêu vô bờ bến với đất nước Hoa hồng mà tôi cũng yêu và nhớ Tôi cũng sang lại Bun phụ trách Công nhân tư 87-91 và cũng sống 3 tháng ở Katrulca như em Tôi nhớ lắm những ngày đầu tiên dẫn 50 em về Kazanlứt lao động cuối năm 1987 Tôi cũng đã đến Sofia 1000 nhưng không còn nhớ tên những em ở đó nhưng nhớ rất rõ họ làm việc ở nhà máy xe lữa

    • LÊ HUỲNH THU Chào chị DƯƠNG THI THO , như vậy là vào thời điểm chị đến kachulka ,bọn tôi vừa mới rời trường , cuối tháng 7 ,chị có biết anh KIỂM không ,đôi trưởng của tôi đấy ! …
  • bicon123 Здравейте Тху! Аз бях студент във ВМЕИ ВАРНА! Моля ти се да бъдете съгласна да ми давате право да записвам вашия този разказ ! Мерси много…
  • Thanh Huyền НГУЕН БИН (1919 – 1965) Поет, принадлежащ към поколението преди войната, още съвсем млад влиза в групата “Нова поезия”. За него известният виетнамски критик Хоай Тхань пише в предисловието на антологията : “Новата поезия прояви невиждана досега широта в изобразяването на човешките чувства и порази съвременниците си със способност да изрази индивидуалността. Например … такива прости, безизкуствени стихове, както у Нгуен Бин” ĐÊM SAO SÁNG (Nguyễn Bính) Đêm hiện dần lên những chấm sao Lòng trời đương thấp bỗng nhiên cao Sông Ngân đã tỏ đôi bờ lạnh Ai biết cầu Ô ở chỗ nào Tìm mũ Thần Nông chẳng thấy đâu Thấy con Vịt lội giữa dòng sâu Sao Hôm như mắt em ngày ấy Rớm lệ nhìn tôi bước xuống tàu Chòm sao Bắc Đẩu sáng tinh khôi Lộng lẫy uy nghi một góc trời Em ở bên kia bờ vĩ tuyến Nhìn sao thao thức mấy năm rồi Sao đặc trời cao sáng suốt đêm Sao đêm chung sáng chẳng chia miền Trời còn có bữa sao quên mọc Tôi chẳng đêm nào chẳng nhớ em. ЗВЕЗДНА НОЩ Звездите в своето изкачване нагоре създават повече дълбочина на свода. Реката Сребърна(1) е с брегове студени и там е Мостът, построен от ято врани(2). Напразно търся шапката ти, Дух на Жътви(3), аз виждам Патица в пространството да плува. Вечерната звезда напомня твоя поглед, в момент на отпътуване сълзи премрежил. Полярната звезда с най-живия си блясък искри великолепно в края на небето. И ти, на юг от седемнайсетия паралел, от колко време вече все ги съзерцаваш ! Звездите многобройни и сияйни светят над нашата родина, без да я разделят. Понякога небето е забравило звездите; аз нямам нощ, в която да не бдя за тебе. 12.01.1959 г. Превел от френски език : Николай Кънчев —————————- 1. Млечен път 2.Легендарен мост върху Млечния път : място за среща на измъчените от любов 3. Име на съзвездие
  • Thanh Huyền
  • Nguyễn Văn Ngoạn Де е България Иван Вазов Питат ли ме де зората ме й огряла първи път, питат ли ме де й земята, що най-любя на светът. Тамо, аз ще отговоря, де се белий Дунав лей, де от изток Черно море се бунтува и светлей; тамо, де се възвишава горда Стара планина, де Марица тихо шава из тракийска равнина, там, де Вардар през полята мътен лей се и шуми, де на Рила грей главата и при Охридски вълни. Там, де днес е зла неволя, де народа й мъченик, дето плачат и се молят се на същият язик. Там роден съм! Там деди ми днес почиват под земля, там гърмяло тяхно име в мир и в бранните поля. До чукарите Карпатски е стигнала тяхна власт и стените Цариградски треперали са тогаз. Вижте Търново, Преслава – тие жални съсипни: на преминалата слава паметници са они! Българио, драга, мила, земля пълна с добрини, земля, що си ме кърмила, моят поклон приемни! Любя твоите балкани, твойте реки и гори, твойте весели поляни, де бог всичко наспори; твойте мъки и страданья, твойта славна старина, твойте възпоминанья, твойта светла бъднина. Дето ази и да трая – за теб мисля и горя, в теб родих се и желая в теб свободен да умра. ( Ng- V- Ngoạn. st )
  • Du lịch ba lô CON LỪA Một ngày nọ, con lừa của một ông chủ trang trại sảy chân rơi xuống một cái giếng. Con vật kêu la hàng giờ liền. Người chủ trang trại cố nghĩ xem nên làm gì. Cuối cùng ông quyết định: con lừa đã già (U 60 rồi), dù sao cái giếng cũng cần được lấp lại và không ích lợi gì trong việc cứu con lừa lên cả. Ông nhờ vài nguời hàng xóm sang giúp mình. Họ xúc đất đổ vào giếng. Ngay từ đầu, lừa đã hiểu chuyện gì đang xảy ra và nó kêu la thảm thiết. Nhưng sau đó lừa trở nên im lặng. Sau một vài xẻng đất, ông chủ trang trại nhìn xuống giếng và vô cùng sửng sốt. Mỗi khi bị một xẻng đất đổ lên lưng, lừa lắc mình cho đất rơi xuống và bước chân lên trên. Cứ như vậy, đất đổ xuống, lừa lại bước lên cao hơn. Chỉ một lúc sau mọi người nhìn thấy chú lừa xuất hiện trên miệng giếng và lóc cóc chạy ra ngoài. Cuộc sống sẽ đổ rất nhiều thứ khó chịu lên người bạn. Hãy xem mỗi vấn đề bạn gặp phải là một hòn đá để bạn bước lên cao hơn. Chúng ta có thể thoát khỏi cái giếng sâu nhất chỉ đơn giản bằng cách đừng bao giờ đầu hàng. Sưu tầm: Nguyễn Hồ Nguyên (Hóa thực phẩm Plovdiv khóa 71)
    Bài thơ hoa hồng bungari của tác giả nào
    Bản tiếng Bun này: Веднъж магарето на един фермер паднало в дълбока яма. То ревяло силно и отчаяно, докато той се суетял и се опитвал някакси да го извади. След като никак не успявал, фермерът решил, че магарето е старо, а дупката така или иначе трябва да се затрупа, тъй че повикал на помощ съседите си. Всички грабнали лопати и започнали да хвърлят пръст в ямата. Първоначално, разбирайки какво се случва, магарето започнало да крещи още по-силно и по-ужасено, но след известно време млъкнало. Фермерът се навел над дупката да провери каво става и останал изумен. С всяка лопата пръст, която го удряла в гърба магарето правело нещо изумително: отърсвало се и стъпвало върху нея. И за всеобщо учудване след още известно време магарето се показало на ръба, изскочило навън и избягало щастливо. Животът ни засипва с всякаква мръсотия. Номерът “да се измъкнеш от ямата” е да се изтръскаш и да стъпиш отгоре. Всеки един проблем не е препъникамък, той е стъпало. Можем да се измъкнем и от най-дълбоката дупка ако не спираме, ако никога не се предаваме! Отърсете се и направете крачката нагоре.
  • LÊ HUỲNH THU GÓC TRỜI BÌNH YÊN. Trẻ sống cho tương lai. Gìa sống vì quá khứ… Vâng , cuộc sống muôn đời vẫn thế ! mà tôi có già lắm đâu ? mới bước chân vào làng U50 , mà sao quá khứ vui ,buồn nó cứ đeo bám ,muốn xua đi mà đâu có dể ,có hai điều làm người ta khó quên : vui sướng và đau khổ ,tôi cứ lẫn lộn giữa hai cái này không biết là vui hay buồn , chỉ biết rằng kỷ niệm sống mãi trong tôi êm đềm ,dịu ngọt cho dù đã qua 25 năm rồi , mà tôi vẫn cứ tưởng như mới ngày nào…. – VIDIN 1987. Tôi không sống và làm việc ở Vidin , nhưng nói đến Bul là tôi liên tưởng đến Vidin ,một cái thị trấn nhỏ ở vùng biên giới cực bắc Bulgaria ngăn cách Rumani bởi con sông Dunap hiền hoà quanh năm đầy nước. Ngày nghỉ cuối tuần tôi thường đến đây ,từ Sofia đến đây ,chỉ mất một đêm ngủ trên tàu thôi mà ! Thị trấn nhỏ ,êm ả một cách lạ kì ,đến đây xua đi cái ồn ào của đô thị ,tìm một chút tình cảm chân thật của tình người ,mà mọi người lãng quên do mãi tranh dành ,ganh đua cuộc sống nơi xứ lạ quê người….. Người ta nói ,Vidin rất ấm ,đúng cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng , mùa đông rất ít tuyết ,chẳng biết quạ từ đâu kéo về trú đông ở đây rất nhiều ,mỗi buổi chiều chúng tranh nhau chổ ngủ la hét vang dội cả góc trời , nhiều đến nỗi đậu kín cả cây ,mới nhìn cứ tưởng lá cây màu đen trông rất buồn cười , chiều đông tôi thường dạo bờ sông ,gió thổi lạnh cắt da , hơi nước bốc lên tạo sương mù dầy đặc ,không nhìn thấy đâu là bờ . Sông Dunap vào đông đẹp một cách kì lạ ,tôi cứ chờ để nhìn thấy Dunap đóng băng ,nhưng không có dịp để thấy…. Có lẽ Vidin ,đẹp ,thơ mộng là nhờ dòng sông quanh năm đầy nước. Vào mùa hè ở đây rất nhộn nhịp . Đầu tháng 7 bãi tắm mở đón du khách ,bạn có thể câu cá ,bắt chem. Chép nướng ăn tại chổ hay mang về tuỳ ý…không có gì thú vị bằng bơi lội chán ,lên bờ ăn chem chép nướng làm chai bia thì còn gì bằng. Cuối tháng 8 bãi tắm đóng cửa do nước khá lạnh , lá vàng rơi đầy bên bờ sông , Dunap vào thu ,cành vật trở nên yên tĩnh ,trả lại dòng sông cái nét đẹp hoang sơ của nó… Người Vidin rất thật thà ,mang đậm tính cách nông dân ,rất mến khách họ thường mời về nhà làm khách ,vào làng chơi ,các em bé thường chào : Xin chào ,VN Hồ Chí Minh..chẳng biết ai dạy chúng ,làm cho tôi thấy rất tự hào mình là VN…. Chính biến cuối thập niên 80 , Vidin hầu như không không gì thay đổi , tôi về đây nương náu ,chờ ngày về nước. Vidin vẫn ên ả như ngày nào… Hơn 20 năm tôi chưa có dịp đến đây , không biết bây giờ có thay đổi nhiều lắm không .Nếu có cơ hội đến Bulgaria ,nhất định tôi thăm lại chốn xưa ,không biết Vidin có còn là GÓC TRỜI BÌNH YÊN nằm mãi trong lòng tôi bao năm qua không nhỉ ??? **************Thusofia 9-4-2012.
  • Nguyễn Văn Ngoạn

    VIDIN mùa hè rất đẹp, nhất là buổi chiều ở công viên bên sông Đanuýp . Hồi năm 1979 – 1981 mình làm ở BRUSARSI ,một làng nhỏ thuộc tỉnh MIKHAILOVGRAD . Ở đó có ga tàu BRUSARSI là ngã ba đi VIDIN và LÔM, còn ngược lại về MERDRA nơi mình học nghề. Qua ga tàu một đoạn bên trái là nhà máy đại tu máy kéo của cả nước Bul. Buổi chiều bọn mình hay đi dạo bên đường tàu lối lên VIDIN, ở đó trồng nhiều anh đào ,ăn thỏa thích .Còn lối lên LÔM hai bên đường trồng toàn mận.. Ở bến tàu thủy của LÔM cũng rất đẹp và sạch.

    • LÊ HUỲNH THU Chào anh NGOẠN.
      Anh cũng thường đến Vidin phải ko ? nói chung ở đó mùa nào cũng đẹp ,chiều mùa thu ngồi bên bờ sông nhắm tí rượu ,nhìn Dunap vào thu ,tiết trời se lạnh ,lá vàng thi nhau rụng ,tuyệt đẹp ,uống mãi quên cả lối về……  
      
      • Nguyễn Văn Ngoạn
             Hồi ấy mình làm việc ở nhà máy đại tu máy kéo BRUSARSI ,cũng hay lên đó vào mùa hè, hè nào ở ViDIN cũng có hội chợ vui lắm. mình hay lên Vidin vì có bạn làm việc ở đó. Từ chỗ mình lên Vidin chắc hơn 60Km.  
  • ![](https://https://i0.wp.com/1.gravatar.com/avatar/4fc733156449a71424dbf89b2e7c6ee75842394f80aa9c026d71d1b8bc43a19f?s=48&d=identicon&r=G) Trần Hy Yên Cảm ơn bạn , đã gợi nhớ vidin
  • Sưu tầm
  • Đoàn LHS Bulgaria 1976 Đỉnh dốc Chàng bước vào tuổi 55. Đủ nhận ra mình bắt đầu xuống dốc. Thích hoài niệm, nhớ về những ngày đã qua. Hạnh phúc, vui, buồn, hỉ, nộ, ái, ố của cuộc sống đã nếm trải đủ đầy. Mái tóc xanh mướt bây giờ sợi bạc đan chen, chẳng biết lũ tóc bạc âm thầm rủ nhau mọc từ khi nào. Vợ chàng khuyên “anh nhuộm tóc đi cho trẻ”, nhưng chàng không nghe. Tuy nhiên, trái tim và tâm hồn vẫn trẻ, vẫn rung động, vẫn khao khát yêu thương. Vẫn hát những bài tình ca nồng nàn. “Ta vẫn chờ em, dưới gốc sim già ấy, để hái dâng người một đoá đẫm tương tư…” Sáng đi làm, lên xe buýt đông người, chàng đứng vịn vào dây treo. Cậu thanh niên trung trung tuổi lễ phép nói “Ông ơi, mời ông ngồi xuống ghế cho đỡ mệt, ông đứng, con ngồi, mắc cỡ lắm ông ạ!” Giật mình, cau mày “chắc nhìn mình già lắm!”. Ngày nào nghe gọi chú đã thấy kỳ kỳ, rồi bác … lâu dần cũng quen, nhưng gọi ông quả thật sốc quá! Thấm thía nỗi buồn, “ông” âm thầm nghĩ về cuộc đời, những năm tháng tuổi trẻ ngập đầu với công việc, treess, cơm áo, gạo tiền. Tuổi xuân vĩnh viễn đi qua, vội vàng, để lại chút hối tiếc, cũng may người khoẻ mạnh, không bệnh tật gì… Tuần trước đưa tiễn người bạn tuổi năm ba. Hoa hồng đỏ tươi rải đầy trên mộ. Hư không. Bạn nào hay biết. Bây giờ ông mới ngộ ra, của cải, tiền tài, danh vọng, chức quyền…tất cả phù du, chỉ có tình người còn mãi mãi… Sâm Hoài Nguyễn
  • Quản trị mạng Đoàn 71 Thực ra tuổi 40-45 là đã ở đỉnh dốc rồi, chứ không phải 55 như anh Sâm viết. Mà bài anh viết có vẻ ở bên nước ngoài, chứ ở ta không có phong tục “trẻ đứng lên nhường chỗ người già”, thậm chí khi tôi ở tuổi 55, đi xe máy rất đúng luật (sợ tai nạn mà), có một “ông” trẻ khoảng đôi mươi đánh võng lắc qua đầu xe nhưng vẫn không đi tiếp được vì đông người, “ông” lịch sự trừng mắt lễ phép : “Cái thằng già này, mày mù à !”. Về nghĩ lại thấy đúng mình già thật.
  • Lê Khánh …”Bây giờ ông mới ngộ ra, của cải, tiền tài, danh vọng, chức quyền…tất cả phù du, chỉ có tình người còn mãi mãi… ” Bây giờ ta hiểu: Đỉnh Dốc- Tình Người Vĩnh cửu. Là Thành viên Hội Người Cao Tuổi, mới hiểu Đỉnh Dốc Cuộc đời nào có Xa. Nhanh hay Chậm đều tuân theo Qui luật, một ngày nào đấy nơi Vĩnh Hằng gặp mặt, ngoảnh nhìn nơi đi qua Chân Dốc, sao thấy mình nhỏ bé….tí ti!
  • LÊ HUỲNH THU SOFIA ,MÙA ĐÔNG NĂM ẤY ! Mới 6 giờ chiều mà đường phố vắng tanh , tuyết rơi như rãi trấu , từ sáng đến giờ tuyết cứ rơi hoài ,gió thổi lạnh thấu xương năm nay tuyết rơi nhiều hơn mọi năm . Cánh cửa sổ bọn đầu trọc hôm qua ném đá vào vỡ một mảng to , thằng bạn lấy giấy carton dán vào không đủ kín làm gió cứ lùa vào phòng lạnh tê tái người….. Mùa đông năm nay là mùa đông thứ 4 tôi sống ờ đây ,tính về phép nhưng tình hình bất ổn quá không về được đành phải ở lại để nếm cái lạnh xứ người thật tệ . Sáng đi làm , dù nhà máy không xa nhưng phải chờ cả nhóm cùng đi , chứ đi một mình dễ bị ăn đòn lắm chán quá ,chẳng hiểu chúng tôi có tội gì mà rơi vào tầm ngắm của bọn tân phát xít . Thà sống khu Lâm đồng hơi xa một tí nhưng yên tâm hơn , còn ở khu sofia1000 có một nhúm công nhân VN nên dễ bị bắt nạt . Vào nhà náy cũng chẳng có việc làm ,không có năm nào tệ hại như thế này ,vì ăn lương sản phẩm nên không có việc là về kể như ngày ấy trắng tay ,thực phẩm bên ngoài thật khan hiếm ,sáng dậy sớm xếp hàng mua bánh mì cũng kéo cả bọn cùng đi ,vì mỗi người chỉ mua được 1 ổ , cuộc sống khó khăn tôi không ngại , do sống kham khổ ở VN tôi cũng quen rồi ,gạo bây giờ là hàng cao cấp , thủ trong nhà vài cân bột mì là yên tâm ,có hôm không mua được bánh mì tôi lấy bột làm bánh , cá hộp mấu làm nước lèo , vo từng viên bột thả vào là có nồi súp ngay thôi chẳng chết đâu mà sợ… Mùa đông năm ấy lạnh ,lạnh thật lạnh đúng theo cái nghĩa của nó ,đúng là con người ai cũng có một số phận ,muốn tránh chẳng được cách tốt nhất là đối đầu ,hay sống chung với nó . Tôi cũng vậy cứ mặc cho số phận ,bạn bè rủ tôi tị nạn sang Đức tôi chán cái cảnh tha hương quá rồi thà ở lại đăng kí chờ ngày về nước còn hơn bấu vào cái mác Tây để đánh đu với số mệnh ,mà hầu như 90 % tranh nhau về nước ,quê mẹ bao la lúc nào cũng dang rộng cánh tay đón nhận những đứa con tha hương trở về…. Và cũng mùa đông năm ấy , tôi quyết định về VN một số bạn bè di cư sang Đức . Lịch xếp bay của tôi vào tháng năm . Đầu tháng giêng trời rét ngọt , như vậy tôi phải cầm cự thêm 5 tháng nữa mới về được ,không sao ? miễm có ngày về nước là được rồi…. Năm tháng chờ đợi đối với tôi sao mà dài lê thê ,thất nghiệp ,lạnh , bị khủng bố và đói là chuyện nhỏ…giờ nghĩ lại thấy sức chịu đựng của con người khá dẽo dai ,dù bất cứ hoàn cảnh nào cũng sống được . Hai mươi ba năm qua rồi mà sao tôi vẫn nhớ như in , tất cả qua đi chỉ là kỷ niệm , dù cho cay đắng hay ngọt ngào kỉ niệm vẫn sống mãi trong tôi ,với tôi 4 năm sống xứ người là khoảnh khắc đáng trân trọng nhất của cuộc đời , tôi không oán trách ,thù hận mà rất yêu xứ sở đầy hoa hồng cho dù nó để lại trong tôi vết thương lòng không bao giờ lành sẹo , xin cảm ơn cuộc đời đã cho tôi những cay đắng ngọt ngào đó , nó sẻ là gói hành trang đi theo tôi những quãng đời còn lại để mỗi lần nhìn thấy hoa hồng , tim tôi se thắt lại…. *********Thusfia1000 SG10-6-2012*******
  • Đoàn LHS Bulgaria 1976 Xôphia mùa đông Xôphia, Xôphia… Anh gọi tên thiên thần như là em có thật Ngày mộng du qua ghế đá không người Em chưng cất hoa hồng Kazanluk Để anh tìm trong nỗi nhớ chơi vơi Lửa vĩnh cửu và quảng trường đá lát Lăng cũ thăng hoa cho đổi mới căng lều Chúa chính thống cũng chia làm hai ngả Nửa hoa hồng và nửa những rong rêu Ngoài năm mươi anh mới đi tìm tuyết Vitôsa nắng lạnh một phương trời Mắt em thẳm và buồn như giếng ngọc Cứ đong đầy không rợt bớt sang tôi. Plốpđíp những đền đài cổ tích Rượu vang hừng lửa ấm ngày đông Lỡ mai mốt không còn hoa và rượu Em có về Hà Nội với anh không? Hoa hồng đỏ mà máu hoa thì trắng Đọng long lanh như giọt nước mắt ngày Anh xin bứng cả một chiều thung lũng Để xa rồi, em vẫn dịu dàng bay. Đoàn Xuân Hòa – Xôphia, 29.01.08
  • mrxuanloc Ôi,bài thơ hay quá,cho phép mang về ươm trong mảnh vườn tự tình của Xuân Lộc,thỉnh thoảng mời bạn ghé uống trà. Nhân tặng các bạn 1 vài dòng gọi là góp vui để nhớ về xứ sở hoa hồng: Gửi Đanuýp Ôi dòng sông không phải của quê hương Không phải của riêng ai,sóng nước Đã làm nên bao điều không quên được Một phần tuổi trẻ của đời tôi. *** Đẹp vô cùng Đanuýp mến yêu ơi Nơi lau lách cũng dập dìu con nước Như đã gặp nơi đây những gì xưa mơ ước Và cả những gì là ký ức mai sau. Nhớ tháng ngày đọc sách lưng trâu Bắt cá mò cua một thời con nít Bãi cát bờ lau,luỹ tre,bến nước Thấy sông quê vừa đẹp vừa giàu. Nay xa rồi ,không phải của quê đâu Và kỷ niệm về sông cũng khác Ai đứng đó dưới trưa hè man mác Ngắm sông xanh dào dạt vỗ bờ? *** Elena giờ em ở nơi mô? Anh vẫn chờ em chiều chiều bên Đanuýp Dù hai ta không thể về cùng đích Cũng dệt nên bao chuyện thắm nồng. Anh đã từng qua dòng nước đỏ sông Hồng Băng cả Trường Giang trên vòm cầu mơ ước Đã từng qua sông Nê-va sớm chiều con nước Đứng ngắm bồi hồi bãi cát lạnh Vôl-ga. Vẫn ngỡ ngàng trước kiều diễm Ma-ri-sa Tim thổn thức bên Ixkưr thơ mộng, Lòng đắm say những buổi chiều cát nóng Ngâm mình giữa bãi biển Đen. Những nơi anh qua đâu lạ,đâu quen ? Tên phố tên làng dễ gì quên được, Thành Lôm quê hương em bên bờ Đanuýp Kỷ niệm một đời sâu nặng với tình em. Bao lần rồi trái tim chẳng bình yên Cứ lỗi nhịp như tình đầu trong trắng Khi gặp em giữa trưa hè chói nắng Hay sáng mùa đông trắng xoá băng hà. Thuỳ mị vẫn là em Đanuýp thiết tha Như tên gọi một người con gái đẹp. Xưa anh gặp tên em trong thơ Bôtev Nay ở bên em những sáng những chiều. Mai xa em rồi ,ôi Đanuýp mến yêu. Quên làm sao một thời trai nhung nhớ. Bulgaria cũng là quê hương anh đó Để một đời duyên nợ,nợ duyên. Lôm-Bulgaria /1979
  • Thanh Hằng Giới thiệu với các bạn một số bài thơ đăng trên trang đoàn 1970 của anh Bùi Thái Hùng viết từ thời còn là sinh viên. Đất nước Bulgaria lúc đó thật tuyệt vời. NƯỚC BẠN Bon bon xe ruổi bon bon Theo đường nước bạn đồi non trập trùng Cũng đây – đất nước anh hùng Bao năm cực khổ đã vùng đứng lên. Xe ta rong ruổi trăm miền: Từ bờ Hắc hải tới triền Síp ca Băng qua thung lũng Rô za Bao đài kỷ niệm cùng nhà danh nhân. Đôi khi sương phủ dưới chân Đèo cao, đường dốc tưởng gần chân mây Đỉnh cao tuyết phủ trắng dầy Ngàn khe róc rách tràn đầy nước trong. Bình minh tỏa rạng trời hồng : Máy cày, máy đập chuyển đồng xa xa, Cừu, dê –đồng cỏ bao la Vườn cây ăn quả, trại gà, ”rêka” Đất đen màu mỡ phù sa, Đẹp xinh mái ngói bao nhà nông trang. Hoàng hôn, ráng rực trời vàng Kìa bao nhà máy nhẹ nhàng tuôn mây (Thời đai bây giờ là bị ô nhiễm nặng đấy nhé !) Bạn ơi chắc thấy đất này : Nhiều, nhanh- nhà máy mỗi ngày một tăng. *** Xe ta lao tới băng băng Nhanh lên, nhanh tới ngày hằng ước ao ! (Bulgari – Trong đợt tham quan ,tháng 5/1971 )
    Bài thơ hoa hồng bungari của tác giả nào
    NÚI GIÀ Ban-căng tên thật : Núi Già(1) Đèo cao, vực thẳm trông mà phát kinh! Nhớ xưa ngàn vạn tinh binh(2) Đêm đông tuyết giá, liều mình xông pha. Ban-căng nay vẫn tên : Già Cảnh non vẫn thế, nhưng mà khác xưa Đường dây cao thế -Điện đưa(3) Luồn qua vực thẳm-người xưa cũng chùn. Đường leo bắt núi phải lùn Ô tô đủ loại ùn ùn giục nhanh. Tên già, nhưng vẫn cứ xanh ! (Trên mạch BALKAN –Tháng 5/1971) Chú thích : (1) STARA PLANINA (2) Nói đến chiến tranh Nga-Thổ ,dẫn đến việc Bulgari thoát khỏi ách nô lệ của Thổ-nhĩ-kì (3)Ngày đó Bulgari đã dùng điện cao thế 1000 kV để chuyển tải điện rồi cơ đấy !
    Bài thơ hoa hồng bungari của tác giả nào
    SIP –CA Síp-ca đỉnh vút tầng không Rừng xanh ủ núi ,mây lồng trắng mây. Trăm năm về trước tại đây, Chiến tranh Nga-Thổ đêm ngày gay go. Trông như khói súng phủ mờ… Bao người tử trận –nhà thờ sương bao ? *** Mối tình Xô-Bảo càng cao Càng không quên được máu đào Sipca. ( Núi Sipca-Chiều 9/5/1971 )
    Bài thơ hoa hồng bungari của tác giả nào
    HẮC HẢI Hắc hải không ngơi tiếng sóng dồn Xa rồi lại muốn nhìn xa hơn. Biển xanh sánh cả tâm hồn lớn Lá cờ năm ấy – nhớ Bác Tôn ! (Bên bờ Hắc hải – 12/5/1971) Chú thích: Khi còn là thợ máy trên chiến hạm của Pháp,Bác Tôn Đức Thắng đã treo cờ đỏ trên ống khói tàu,cùng các chiến hữu thủy binh ủng hộ cm tháng 10 Nga ,phản chiến không để hải quân Pháp ở Hắc hải can thiệp vào nước Nga Xô viết.
    Bài thơ hoa hồng bungari của tác giả nào
  • LÊ HUỲNH THU VƯƠNG QUỐC HOA HỒNG Hoa hồng có mặt khắp mọi nơi ,từ chốn bình dân đến nơi sang trọng nhất ,nó chinh phục được lòng người bởi vẽ đẹp kiêu kì, hương thơm quyến rủ và là sứ giả thay lời muốn nói ,mang thông điệp tình đến cho mọi người…..Có một nơi , hoa hồng là niềm tự hàocủa dân tộc ,họ tôn vinh lên hàng Quốc Hoa , bởi gì nhờ hoa hồng thế gới biết đến họ qua các mĩ từ : Đất nước Hoa Hồng , Xứ sở Hoa Hồng , Vương Quốc Hoa Hồng….. Cộng Hoà Bulgaria là quốc gia nhỏ bé nằm tại khu vực đông nam Châu âu, diện tích 111.000km2 , dân số khoảng 8 triệu dân . Bạn đến đây vào mùa xuân mới cảm nhận được thế nào là thế gới của hoa hồng . Thật vậy hoa hồng ở đây rất nhiều , từ thành phố đến vùng nông thôn nơi nào cũng có , hoa hồng đủ màu sắc thơm ngát cả một vùng. Nhưng có một điều thú vị là nơi đây không phải quê hương của hoa hồng , nó có nguồn gốc từ Tiểu Á, được du nhập vào Bulgaria khoảng thế kỉ VII , do hợp phong thổ nên chúng phát triển tốt hơn cả nơi sinh ra chúng . Có truyền thuyết nói rằng hoa hồng Bulgaria đẹp , thơm là nhờ máu cùa vị nữ thần tưới lên nó ,cho nên nó mới có màu đỏ thắm và hương thơm quyến rủ như thế ! Gữa Sofia về phía tây và biển Đen , có một vùng đồng bằng thấp trồng toàn hoa hồng nên mọi người gọi là thung lũng hoa hồng . Nơi đây trồng nhiều hoa hồng nhất Bul thuộc tỉnh Kazanluk , là nơi chế biến tinh dầu hoa hồng , hàng năm tại đây sản xuất khoảng 80% tinh dầu hoa hồng cung cấp cho thế gới . Hoa hồng có hàng ngàn loại , nhưng chỉ có 4 loại tinh chế được tinh dầu , muốn có được 1kg tinh dầu phải dùng từ 3000- 6000 kg hoa hồng tuỳ màu , nên tinh dầu hoa hồng khá đắt có thời điểm 1kg tinh dầu = 1,5 kg vàng , cho nên nó quí đến chừng nào , chỉ cần một giọt tinh dầu cho vào phòng ngủ ,nó sẻ ru bạn vào giất ngủ ngàn thu …cho nên muốn dùng chúng phải qua pha chế . Có người bảo rằng hoa hồng do người phụ nữ hái tinh dầu nhiều hơn nam hái , cũng đúng thôi bởi gì phụ nữ nhẹ nhàng hái hoa không bị dập , nên sản lượng chưng cất nhiều hơn . Hoa hồng được hái vào sáng sớm ,đây là thời điểm thích hợp cho nhiều tinh nhất … Hoa hồng được thu hoạch vào tháng 5-6 , đây cũng là thời điểm diễn ra lễ hội Hoa Hồng , du khách về đây xem hôi rất đông . Lễ hôi không cố định một ngày trong năm ,mà được tổ chức vào ngày chủ nhật đầu tiên của tháng 6 ,thú vị quá phải không ? lễ hôi nhằm tôn vinh hoa hồng và quãng bá thương hiệu ,sản phẩm từ hoa hồng…thật tuyệt vời…du khách đến Bulgaria nên mua những quà lưu niệm bằng gỗ cở ngón tay rất đáng yêu , nên nhớ trong ruột nó có một ống bé tí chứa khoãng 1cc tinh dầu làm quà thì còn gì bằng…. Nếu chưa đến Vương Quốc Hoa Hồng hãy đến một lần cho biết ,còn những ai đã từng sống và làm việc tại Bulgaria nếu có cơ hội hãy đến một lẩn nữa ,để tìm lại hương thơm ngày nào mà thời gian đã đi vào quên lãng….. *********Thusofia1000 SG 8-8-2012********
  • Нгуен Ван Нгоан

    Thời gian lặng lẽ qua Giờ bỗng thấy mình già, Mái đầu tóc điểm bạc Kỷ niệm còn trong ta.

    • mrxuanloc Đích thực đây là bạn tui – Nguyễn Văn Ngoạn, không ngờ mi cũng còn thì giờ quan tâm đến Bungaria gớm,hihi. Cả 5 tập nhật ký mình viết ở Bungaria, con gái mình đem bán ve chai ăn quà trong một buổi chiều buồn, trong đó có muôn vàn kỷ niệm và thơ. Hôm nào xuống nhớ ghé mình tặng thơ nhé bạn thân mến của tôi. Đây là bài thơ đầu tiên mình viết ở Bungaria:
      Cầu hữu nghị\*  
      
      Chỉ mấy nhịp cầu qua sông Mà nối đôi bờ hữu nghị Vẫn con nước lớn, nước ròng Như máu tim không ngừng nghỉ. Vượt mười lăm ngàn cây số Qua bao nhiêu phố, bao làng Cùng em trên dòng Đanuýp Nghe dòng sông xanh ca vang. Ước mơ một thời trẻ trung Về con sông xanh tươi đẹp Chỉ mấy nhịp cầu bằng thép Cho ta nối những bờ vui. Xứ sở hoa hồng là đây Anh đi qua cầu Hữu nghị Mười lăm ngày đêm không nghỉ Đến rồi nồng ấm vòng tay. Cứ ngỡ đây vườn Thiên thai Các em là bầy tiên nữ Tay trong tay nhau nhảy múa Cùng ca vang bài Đanuýp xanh.
      Bungaria/1976
  • ![](https://2.gravatar.com/avatar/57885915802bfbbea6eb60482bd3d91964a1c93e6be3bfc6931eb51f613403bb?s=48&d=identicon&r=G) Đoàn LHS Bulgaria 1976 Suy nghĩ về câu nói ” Bàn tay tặng hoa hồng bao giờ cũng phảng phất hương thơm”.
    Bài thơ hoa hồng bungari của tác giả nào
    Thế giới mà chúng ta đang sống hôm nay đang cần lắm những bàn tay của con người sẵn sàng mở rộng lòng nhân ái. Nếu hạnh phúc và niềm vui được sẻ chia thì nỗi buồn sẽ bị dập tắt còn hạnh phúc và niềm vui thì sẽ được nhân đôi. Con người khi trao đi yêu thương cho người khác, tức là họ cũng đã nhận lại yêu thương cho mình, và con người đó luôn có được những điều tốt đẹp cho bản thân và cho những người xung quanh nữa . Có lẽ đó cũng chính là nội dung của câu ngạn ngữ mà người Bungari muốn gửi tặng đến tất cả chúng ta “Bàn tay tặng hoa hồng bao giờ cũng phảng phất hương thơm”. Hoa hồng là loài hoa đẹp nhất trong các loài hoa, nó là biểu tượng cho tình yêu và hạnh phúc từ bao đời nay. Hoa hồng đây chính là ẩn dụ cho tình yêu thương, sự sẻ chia. Còn hương thơm chính là điều tốt đẹp mà ta đón nhận được khi ta trao đi tình yêu thương đó. Hoa hồng có mùi hương rất đậm nên trao cho người khác rồi mà hương thơm vẫn còn đọng mãi trên bàn tay ta. Nói như thế có nghĩa là hương thơm là hệ quả của việc trao tặng hoa hồng. Nói một cách khái quát, khi ta trao những điều tốt đẹp cho người khác là lúc lòng ta rộng mở, tình yêu thương của ta sẽ trở thành sức mạnh là thứ hương thơm làm sảng khoái cho ta và biết bao người . Chính việc làm tốt đẹp của ta là bông hoa ngát hương cho cuộc sống thêm tươi đẹp. Từ đó thế giới sẽ bớt đi bất hạnh và bệnh vô cảm sẽ bị đẩy lùi. Câu phương ngôn đưa ra một quan niệm sống tích cực: Sống là phải biết quan tâm sẻ chia, dâng tặng người bên ta, quanh ta những điều tốt đẹp “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”. Người biết trao tặng hoa hồng, trao tặng yêu thương là người giàu có về tâm hồn. Giúp đỡ người khác, mang đến hạnh phúc cho người khác chính là cách để tô đẹp tâm hồn mình. Bạn nên nhớ rằng, khi bạn đang vui thì trên thế giới này có biết bao người đang buồn, khi bạn đang hạnh phúc thì quanh bạn đang có biết bao người rơi vào hoàn cảnh bất hạnh, thiếu may mắn. Nếu cuộc sống của bạn chỉ nghĩ cho riêng mình thì thế giới quanh bạn chỉ toàn những điều ích kỷ. Nhưng nếu bạn biết trao đi yêu thương chính là bạn đang chữa căn bệnh vô cảm cho chính mình vì “Nghèo nàn về vật chất dễ chữa, nghèo nàn về tâm hồn khó chữa” . Bạn đừng sợ khi yêu thương trao đi, nó không mất đi đâu bạn ạ mà ngược lại: Yêu thương trao đi là yêu thương nhận lại mãi mãi. Ta mang đến cho người khác sự tốt đẹp, chính là đang mang lại điều cao đẹp cho tâm hồn mình. Biểu hiện của yêu thương có muôn hình vạn trạng. Yêu thương tràn ngập khắp nơi, có nhiều cách để trao tặng. Đấy có thể là một ánh mắt quan tâm lo lắng hay cử chỉ ân cần với một người dưng khi người ấy đau buồn hay mệt mỏi. Đó có thể là nhường một chỗ ngồi cho người già trên xe Buýt hay dắt một em bé ăn xin qua đường… Điều mà ta đón nhận lại từ những người ấy phải chăng là ánh mắt cảm ơn là tình yêu – trái tim của người mà ta trao tặng? Và cũng có khi chỉ đơn giản là cảm giác hạnh phúc, hài lòng về điều mình làm được cho người khác? Dù sao đi nữa, những thứ vô hình ấy mà ta nhận lại sẽ mãi là bất diệt. Tiền bạc, địa vị vật chất tiêu dần sẽ hết nhưng yêu thương càng tiêu đi, càng cho đi càng lớn dần lên. Người giàu có nhất trên thế giới chính là người có được nhiều hương thơm nhất từ những đóa hồng mà mình đã trao đi. Cho và nhận ở đây không phải là một sự trao đổi qua lại một cách bình thường. Bởi khi cho đi những điều tốt đẹp, ta cũng cảm thấy sự thanh thản, niềm vui, niềm hạnh phúc trong tâm hồn ta, góp phần làm cho đời thêm đẹp, thêm vui. Chia sẻ niềm vui với mọi người là nhân đôi niềm vui đó. Những đóa hồng yêu thương ấy của trái tim con người đã viết nên bao câu chuyện cổ tích giữa đời thường. Ca sĩ Ngọc Sơn, người từng bị cộng đồng mạng tẩy chay vì những hành động vui “thái quá” . Có ai ngờ được rằng đằng sau con người ấy lại là một trái tim giàu nghĩa, giàu tình. Anh là nhà từ thiện hàng đầu trong làng giải trí Việt: hàng tháng anh phát hàng tấn gạo cho người nghèo; hơn 10 năm qua, mỗi tháng anh ủng hộ cho quỹ trẻ em nghèo thành phố Hồ Chí Minh với số tiền là 20 triệu đồng; năm 2011 vừa qua, anh làm đơn xin hiến xác cho y học để các sinh viên nghành y có điều kiện học tập tốt hơn. Anh còn xuất hiện trong hầu hết các chương trình ca nhạc từ thiện gây quỹ cho người nghèo… anh chính là tấm lòng thơm thảo của thành phố mang tên Bác. Cô sinh viên tên Thúy trong chương trình “Viết tiếp ước mơ của Thúy”. Dù bị bệnh ung thư giai đoạn cuối nhưng Thúy vẫn chiến đấu với bệnh tật để đem trái tim yêu đời của mình để kết nối với muôn triệu trái tim con người Việt Nam cùng nhau làm nên chương trình thiện nguyện: Vì trẻ em bị bệnh ung thư. Cũng như vậy, tôi lại nhớ đến câu chuyện về bạn Nguyễn Thúy Vy (Đà Nẵng), bị bệnh ung thư gan giai đoạn cuối nhưng Vy vẫn thi ĐH và sau kỳ thi ĐH năm 2010, Vy đã đến bệnh viên Đa khoa Đà Nẵng, tình nguyện hiến trái tim mình cho bệnh viện để kéo dài sự sống cho những người mắc chứng bệnh tim. Cùng đó là những anh chị sinh viên, học sinh, thanh niên tham gia phong trào Hiến máu nhân đạo. Một giọt máu hồng là một sự sống được tiếp nối, một giọt máu hồng là một tấm lòng ngan ngát hương thơm trao đi để kéo dài sự sống cho biết bao nhiêu người. Văn học là tấm gương phản ánh cuộc sống. Câu chuyện trong Chiếc lá cuối cùng của O’ Henry thật cảm động; khi mà tình yêu thương được lên ngôi nơi một phố trọ nghèo, cái phố trọ ấy thật gần gũi bởi cuộc đời đã bước vào văn chương. Cụ Berhman hi sinh cả sự sống của mình để đem lại cho Giônxi niềm tin vào cuộc sống- đúng hơn là sự sống của chính cô. Cô gái ấy đã chiến thắng được cái chết và lại tiếp tục thực hiện những ước mơ của mình. Chính là nhờ từ “đóa hồng” của cụ Berhman. Điều kỳ diệu ấy đã khiến cho sự ra đi của cụ mới nhẹ nhàng, thanh thản vô cùng. Ông họa sĩ già ra đi trong sự mãn nguyện bởi tình cảm yêu thương, lòng biết ơn của Giônxi và Xiu dành cho cụ mãi là đoá hồng ngát hương giữa đời. Anh thanh niên không tuổi không tên trong lặng lẽ Sa Pa mãi là một khúc nhạc của lòng hi sinh và sự hiến dâng cho đời. Họ mãi mãi là những con người ban phát hoa hồng cho những ai đang cần ban tặng. Câu nói: “Bàn tay tặng hoa hồng bao giờ cũng phảng phất hương thơm” là lời nhắc nhở, cảnh tỉnh cho con người về một quan niệm nhân sinh. Hãy trao tặng tất cả những gì bạn có, đừng chần chừ hay e ngại bởi những gì bạn nhận được còn nhiều hơn thế nữa. Ai cũng có quyền trao đi hoa hồng, ai cũng có quyền nhận lấy hương thơm… Hãy mở lòng ra với mọi người, với cuộc đời.Vậy mà, một điều đáng buồn là không phải ai cũng hiểu được ý nghĩa của yêu thương. Nhiều bạn trẻ suốt ngày không lo học tập mà chỉ biết chơi bời, học đòi lối sống thời thượng. Họ ăn chơi sa đọa, tiêu tiền như nước vào các trò chơi vô bổ như: quán Bar, vũ trường, đua xe… để từ đó, tương lai và tuổi trẻ của họ cũng tuột xuống dưới con dốc của cuộc đời. Thói ăn chơi ấy là căn nguyên của Bệnh vô cảm đang lấn áp và có nguy cơ biến con người thành tộc ác. Đúng như một hiền triết phương Tây đã từng nói “Nơi lạnh lẽo nhất không phải là Bắc cực mà là nơi thiếu tình thương của con người”. Vậy tại sao chúng ta không góp phần đem yêu thương để đẩy lùi sự vô cảm ấy? Với bản thân tôi, được sống trên cõi đời này là một hạnh phúc lớn lao. Cuộc sống đã ban tặng cho tôi bao điều kỳ diệu. Có lẽ vì vậy mà bản thân tôi luôn tâm niệm rằng: cuộc sống là sự sẻ chia và yêu thương. Nếu như chúng ta ai cũng sẻ chia, yêu thương thì thế giới này sẽ không còn khổ đau và bất hạnh mà chỉ toàn là hạnh phúc và niềm vui. Xin được lấy bốn câu thơ của Tố Hữu thay cho lời kết: Xin gửi lại bạn đời yêu quý nhất Còn mấy vần thơ một nắm tro Thơ gửi bạn đường tro bón đất Sống là cho, chết cũng là cho BẢN QUYỀN THUỘC VỀ THẦY GIÁO PHAN DANH HIẾU, BIÊN HÒA, ĐỒNG NAI.
  • Đoàn LHS Bulgaria 1976
    Bài thơ hoa hồng bungari của tác giả nào
    TÂM SỰ BÉ SƠ SINH Bẩy thập kỷ sau biết thế nào Cậu tưởng chúng mình sẽ khác sao Mắt mờ tóc rụng, răng không có Đóng bỉm ngồì xe tiếng phêù phào Nhớ lại ngày xưa vui vẻ thế Tán tỉnh nhau hoài cứ làm cao Biết trước cuộc đời xoay vần vậy Nếu giận gặp nhau cứ hỏi chào Lê Mạnh Tiến
  • Hồng Nhung Hoan hô anh Tiến, chỉ được cái nói đúng !!!!!!!
  • LÊ HUỲNH THU XAO XUYẾN BỞI MÙA THU Mãi đến năm 24 tuổi, tôi mới biết thế nào là mùa thu. Sinh ra và lớn lên ở thành phố Sài Gòn, chỉ có hai mùa mưa, nắng. Mùa thu đối với tôi là cái gì đó rất mơ hồ chỉ cảm nhận được qua phim ảnh, biết bao giờ mình có diễm phúc được đi trong cái nắng vàng của mùa thu, nhìn chiếc lá vàng nhè nhẹ bay trong gió. Ôi ! chỉ là trong mơ …..A Dịp may đến với tôi, được sang Bulgaria làm việc. Ngày đi tâm hồn tôi lâng lâng bay bổng, thay đổi hoàn cảnh sống làm cho con người ta phấn chấn hơn, bởi gì tôi là người rất nhạy cảm với thời gian, chủ yếu là để tôi cảm nhận được mùa thu xứ người mà bao nhiêu văn sĩ tốn rất nhiều thời gian, giấy mực để tả về nó…. Cuối tháng chín, tiết trời se lạnh. Hàng cây ven đường nhuộn một màu vàng hực, nắng vàng nhè nhẹ kéo theo những chiếc lá vàng bay trong gió. Sofia vào thu , mùa thu thành phố có một cái gì đó hối hả, bởi dân thành phố không ai rãnh rỗi để ngắm nhìn mùa thu, lá vừa chạm đất là có người dọn rồi, mùa thu thành phố có một cái gì đó không trọn vẹn. Tháng mười, chính thức bước vào thu. Mưa phùn lất phất suốt ngày, cái lạnh của mùa thu đủ làm cho lòng người tê tái, gió thổi, lá vàng thi nhau rơi rụng. Công viên chiều thu vắng lặng, gió làm bạn với lá khô, xa xa có vài vị khách ngồi lẻ loi trên ghế đá mặc cho gió thổi lá vàng bay, lữ khách muốn hoà mình vào mùa thu, để tô điểm bức tranh mùa thu thêm sinh động. Chỉ có người đi trong mùa thu mới cảm nhận hết cái đẹp của mùa thu ….. Trời vào thu, thời gian như lắng đọng, phải chăng mùa thu là khoảnh khắc giao mùa giữa nóng và lạnh, tốt và xấu cho nên người đời thường ác cảm với mùa thu… Tôi xa mùa thu đã 22 năm rồi, mùa thu Sofia chỉ còn trong ký ức. Mỗi năm khi Sài Gòn se lạnh, là tôi lại nhớ mùa thu xứ người. Một năm thời tiết có bốn mùa , còn một kiếp người ? Bước vào tuổi 50, phải chăng là tuổi vào thu, một cái tuổi đủ để cho ta trăn trở. 50 với một đời người không phải là ngắn, một thời sôi nổi đã qua, giống như chiếc lá mùa thu, gió cứ thổi, thổi mãi để cho chiếc lá cuối cùng không còn bám vào cây, đó là qui luật sinh tồn không ai tránh khỏi. Tuổi vào thu chuẩn bị sống cho quá khứ, ai cũng có một thời để nhớ, để thương. Thời gian không làm cho lòng người chai sạn, bao nhiêu năm va chạm với đời để tô điểm cho cuộc sống thêm phần sinh động. Đối với tôi bao giờ cũng yêu mùa thu dẫu biết rằng mùa thu là khoảnh khắc giao mùa để bước sang mùa đông giá rét. Thusofia tháng 10 -2012
  • bicon123 Mùa Thu СОФИЯ lại gợi cho tôi bao kỉ niệm, ngước nhìn, đợi lá Cây hạt rẻ rơi, tranh nhau chộp lấy, ướp vào quyển sách sinh viên, mong mùa Thu lắng đọng, mong cái gì rất Thu của Bạn Huỳnh Thu…Cảm ơn Bạn về Mùa Thu ngày xưa, bên nước Bul tuyệt đẹp….
  • Thanh Hằng *** ĐÊM HÔM QUA MÌNH ĐÃ MƠ Xuân Lộc (táo một chút cuối năm) Lâu lắm rồi mình không có những giấc mơ đẹp. Mộng mị thì nhiều nhưng đó chỉ là biểu hiện của tình trạng sức khỏe xuống dốc mà thôi. Dẫu muốn hay không cũng chắng thể cưỡng lại được quy luật tự nhiên của tạo hóa. Khi đã ở phía bên kia dốc cuộc đời thì chỉ còn cách là cố gắng lăn xuống từ từ chứ làm sao mà đứng yên để ba hoa về sự sung mãn được. Thế mà đêm qua mình đã mơ. Một giấc mơ đẹp. Mình đã nắm tay nàng đi dạo trong một khu vườn đầy hoa hồng. Mái tóc nàng buông xuống che kín bờ vai nõn nà, khuôn mặt chữ điền của nàng như lấp ló trong suối tóc và cặp môi dày, đỏ mộng như mời chào của nàng làm mình ngất ngây. Nàng không mặc áo thun quần jeen, không mặc đầm ngắn để khoe đôi chân dài mê hoặc, cũng không mắt xanh, mắt đỏ như những cô gái tân thời. Nàng mặc một chiếc quần lụa đen lấp lánh, áo sơ mi trắng hở cổ, ống tay ngắn, nhưng lại đội trên đầu chiếc mũ cói rộng vành như đang đi dạo bên bờ biển. Mình dắt nàng đi dạo một vòng rồi chui vào cái chòi gỗ ở cuối góc vườn, từ đâu không biết, đã thấy để sẵn trên bàn đá một rổ quả anh đào đỏ tươi, cảnh vật vừa như chốn bồng lai, nhưng cũng lại như rất quen thuộc. Mình cầm từng chùm anh đào 3 quả một, đút tùng quả vào miệng nàng, nàng cũng hái từng quả tình tứ đưa vào miệng mình, cứ ríu ra ríu rít như một đôi chim non. Ánh nắng chiều chiếu ngang mái lá xuống bãi cỏ tạo thành một dãi lụa vàng dìu dịu nối với bóng nhâm của cây vườn… Rồi tự nhiên mình lại thấy hai đứa ngồi ăn bắp luộc bên một dòng suối nước trong vắt, ở trên bờ nhìn xuống thấy cả sỏi đá và cá lượn tung tăng. Nhìn sang phía bên kia con suối thấy đoàn người gồm toàn những cô gái mặc quần áo dân tộc màu đen, viền đỏ, trắng, trên đầu vấn những chiếc khăn màu sặc sỡ. Một tay cầm cuốc gác trên vai, tay kia vén chiếc váy màu đen lên ngang bắp đùi để lội qua con suối, nước da trắng ngần của thiếu nữ miền sơn cước phản diện với màu đen của váy cứ bồng bềnh, bồng bềnh lúc ẩn lúc hiện theo từng bước đi mon men của đôi chân trần và những con sóng dập dờn. Không gian tĩnh lặng, cảnh trí nên thơ, tiết trời vào thu êm dịu với cây cối xanh non bao phủ xung quanh làm cho mọi vật trở nên đáng yêu, những lo toan, mệt mỏi thường ngày như tan biến đi đâu cả. Chỉ thấy tâm hồn lâng lâng, khoái cảm dâng trào. Hai đứa cứ ngồi bên nhau, khi thì lấy sỏi ném xuống suối, lúc thì ngắt vài lá cây thả xuống rồi nhìn theo nó trôi theo dòng nước, lúc cả hai cùng ngả người ra bãi cỏ, buông lỏng mọi cảm giác cơ học ngắm nhìn những đám mây đang trôi dần về phía đỉnh núi cao ở xa xa phía chân trời… Cho đến khi mặt trời đỏ au sắp chui vào sườn núi phía tây, những con chim kiếm ăn bắt đầu từng cặp gọi nhau sãi cánh chầm chậm bay về tổ ở dãy núi đá vôi bên phía đối diện con suối thì mình và nàng ngồi dậy. Cảnh hoàng hôn ở miền rừng làm say đắm lòng người. Mình kéo nàng vào lòng, hai tay riết chặt cả thân thể nàng vào ngực mình, đôi mắt to tròn, đen lay láy của nàng âu yếm nhìn lên, mơ màng, chờ đợi… mình từ từ cúi xuống, một làn hương thơm bồ kết tỏa ra, môi nàng run lên, rồi đột ngột mình ngấu nghiến đặt chiếc hôn đầu tiên vào cặp môi nóng bỏng của nàng, cả hai cùng bay lên, bay lên lơ lững trên không trung, lẫn vào giữa những đám mây bồng bềnh,bồng bềnh… thì bổng … bộp…. – Đồ quỷ sứ… già rồi mà còn… Mình như đánh uỵch xuống giường, mở mắt, ngơ ngác… Trời ơi,thì ra mụ vợ già yêu quý vừa xuống tay khi cái ôm đột ngột, quá chặt của mình sắp làm vỡ bộ phận chứa nước đã qua xử lý cả đêm của mụ, lại tý nữa làm mụ nghẹt thở với cái miệng lười đánh răng trước khi đi ngủ của mình…. Chao ôi, thì ra là giấc mơ. Mình nhìn ra cửa sổ, ánh trăng mười sáu vằng vặc chiếu vào phòng, tối qua mình quên không kéo màn. Không biết mụ vợ mình có mơ màng gì trong cái đêm trăng sáng này không nhỉ? Mụ cằn nhằn vài tiếng rồi quay người ôm lấy vòng eo quá cỡ của chồng ngủ tiếp, hay giả vờ mình cũng không biết nữa, hình như mụ nhếch mép nở một nụ cười duyên trong khi mắt nhắm tít. Hay là mụ cũng đang mơ màng thật? Mà có sao đâu, cứ để cho mụ mơ một giấc thật đẹp, ở cái tuổi U50 thì còn nhắm nhút gì nữa chứ. Nhưng mà, trời ạ, mụ cũng đang tuổi hồi xuân, chưa ra khỏi vòng hiểm nguy, cũng không khinh suất được… Mình nằm nhớ lại toàn bộ giấc mơ thần tiên vừa trải qua. Cô nàng ấy là ai thế nhỉ, sao mà quen quen lắm, mà sao không phải là mẹ của các con mình kia chứ, mình sẽ kể cho mụ nghe một cách khoái trá chứ không phải ậm ờ trả lời qua loa như vừa rồi. Cả khu vườn nữa, cả con suối, cả mấy cô gái dân tộc kia, ở đâu nhỉ…. Cuốn phim dần dần quay ngược lại, đánh thức bộ não già nua của mình. Cũng may “gần sáu mươi năm – nó vẫn chạy tốt”. Mình ít nhớ về thời gian gần, nhưng những gì xảy ra trong quá khứ xa xôi thì hình như mình vẫn nhớ như in, nhớ cả từng chi tiết. Rõ ràng con suối trong giấc mơ là một triền sông Bôi thuộc tỉnh Hà Sơn Bình, nơi gần bốn mươi năm trước, đoàn học sinh của bộ nông nghiệp lên lao động thử thách gần 3 tháng trời trên nông trường Sông Bôi, công trình thủy lợi tưới tiêu thí điểm đầu tiên của bộ, trước khi rời đất nước sang Bulgaria học tập, giờ tách tỉnh rồi thì không biết nó thuộc về tỉnh nào. Sông Bôi với những cô gái dân tộc Thái, dân tộc Mường chiều chiều tắm tiên trên dòng sông nước trong leo lẽo thì không thể nào quên được. Khu vườn đầy hoa hồng trong giấc mơ chỉ là một góc khuôn viên ngôi trường đầu tiên mình học tại xứ sở hoa hồng. Trong lớp của mình có 3 cô gái Việt Nam, mà nàng là một trong ba số đó. Một cô gái Huế mà chẳng Huế chút nào, khuôn mặt trắng, đẹp nhưng tròn như quả bưởi Phúc Trạch, người mập, tóc fi zê bồng bềnh, chiều cao chỉ hơn mét rưỡi một chút, trông cứ như con gái của bà bán phở, nhưng lại rất có duyên. Chỉ khổ khí hậu châu Âu quá lạnh làm nàng thở bằng miệng suốt cả mấy tháng mùa đông, vì nàng bị viêm xoang. Trong suốt mấy năm học chỉ gọi nhau bằng tớ và cậu, tau và mi chứ có bao giờ gọi nàng bằng em đâu. Thỉnh thoảng cũng chọc nhau, mình sang phòng mấy cô gái chơi, chui vào giường nàng trước khi thề nằm im một chỗ, không được vọc vẹo lung tung. Nhưng một chàng trai tuổi mới đôi mươi bên một người con gái, mùi thơm nồng nàn của thịt da trinh nữ tỏa ra trong chăn mà phải nằm im như tượng thì nào có khác gì tù nhân trong ngục. Cứ mỗi lần cái tay mình mon men gần gần là nàng bốp một cái và ra lệnh nằm im, không được động đậy, chỉ làm cả phòng cười rôm rả mà thôi. Cũng nói lại một chút cho rõ là vào thời đó, bọn lưu học sinh chỉ biết một việc duy nhất là học và học, không ai dám léng phéng chuyện yêu đương nhăng nhít như lũ sinh viên thời nay. Chỉ cần yêu bí mật thôi, ai để cho lửa bén vào rơm mà người khác phát hiện được chỉ còn biết xách vali về nước, không có ai can thiệp được. Vả lại những năm tháng đó đất nước vừa ra khỏi cuộc chiến tranh lẫy lừng thế giới, người dân các nước XHCN ở đông Âu xem bọn học sinh, con em của nước Việt Nam anh hùng như thượng khách, quý như con cái ruột thịt của mình. Nhiều ông bố bà mẹ thấy con gái mình dẫn một chàng trai Việt Nam bé nhỏ, đen đuốc, khẳng khiu như kẻ thiếu ăn về giới thiệu là tự hào lắm. Các cô thiếu nữ mười bốn mười lăm tuổi trông như những nàng tiên, luôn quấn quít bên mình mỗi khi ra đường, tâm trí bọn con trai còn đâu mà nghĩ về những nàng thôn nữ quê mùa đang cố giữ cho được bản sắc nước Việt lại bị tổ chức cấm cản đủ điều. Nói ra hơi thô lỗ một chút, bọn mình ví con gái Việt Nam đứng bên các thiếu nữ Bulgaria như con vịt bầu bên cạnh con thiên nga vậy. Học xong chính khóa, mình và một số người ở lại tiếp tục cuộc đời tha phương cầu chữ, nàng về nước nhận công tác ở sở Khoa học công nghệ và môi trường Thừa Thiên Huế. Lấy chồng, sinh con, đường công danh thẳng tiến cho đến bây giờ, chuẩn bị lấy cái sổ hưu, thủy chung yêu CNXH, coi như toại nguyên một đời. Mình lang bạt gần chục năm nữa ở Bulgaria, về nước nhận công tác ở thành phố Sài Gòn hoa lệ và khói bụi. Hơn hai mươi năm đi về qua Huế nhiều chuyến nhưng cũng chỉ vào thăm bạn cũ được vài lần ngắn ngủi. Thế mà đêm qua mình đã mơ, một giấc mơ đẹp. Con vịt bầu ngày xưa của mình biến thành con thiên nga. Chàng trai đen đúm, lùn tịt ngày xưa biến thành hoàng tử, giấc mơ mới lãng mạn làm sao. Thế mà mụ vợ yêu quý nỡ lòng phá ngang không thương tiếc. Sáng nay vừa mở cửa sổ Yahoo gặp ngay cái tựa “một bà già 60 tuổi bị đánh trên phố“. Trời ơi, mới sáu mươi mà người ta đã gọi là bà già một cách tự nhiên thế sao. Vậy là bạn mình đã gần 60 rồi, vợ mình cũng chỉ còn mười năm nữa, thành bà già cả ư ? Chết thật, hai tiếng lão già sẽ đến, nghe sao mà não nùng thế, rồi mình có tránh được đâu. Xuân này qua Huế thế nào cũng phải ghé vào thăm nàng thiên nga thôi. Trước khi ta gọi nàng bằng bà già xứ Huế. Thuận An, 23/1/2013 “Những Khúc Tự Tình Của Xuân Lộc”
  • bicon123 Một giấc mơ rất đẹp-rất Đàn Ông vương vấn thời bao cấp! Ta chợt bừng tỉnh, ngỡ ngàng thời Kinh tế Thị Trường-Thực tế! …..Vẫn Hoa Hồng, vẫn sắc áo quần dân tộc sặc sỡ của các cô gái Bul năm nào Quyến rũ, hương thơm không quên-Thời Sinh viên những năm đẹp nhất… Cảm ơn TG!
  • Mèo Mun Em là một bạn đọc của website Đoàn LHS Bulgaria 1976, em cách thế hệ các anh chị chừng 5-6 năm. Qua Website, em rất mến đất nước Bulgaria và các anh chị. Qua thông tin về Thung lũng Hoa Hồng Kazanluk, em có viết một truyện ngắn về tình yêu, em gửi đến trang web của các anh chị như một món quà tặng nhỏ bé. Chúc các anh chị một năm mới an lành, may mắn, vạn sự như ý. Chúc trang web cua mình thêm phong phú, nhiều bạn đọc hơn nữa. MỘT CHUYỆN TÌNH http://vi.scribd.com/doc/126007235/M%E1%BB%98T-CHUY%E1%BB%86N-TINH
  • Meo Mun Cám ơn chị Thanh Hằng đã đưa “Một chuyện tình” của Mèo Mun đến với trang web này. Mong rằng những kỷ niệm về đất nước, con người Bulgaria và kỷ niệm về tình yêu, về những năm tháng tuổi trẻ- phần đời đẹp đẽ nhất của mỗi chúng ta, sẽ đi theo và nâng bước các anh chị. Chúc mừng Năm mới!
  • mrxuanloc Thật cảm động quá,đi chơi xuân về lại không ngờ diễm phúc được Thanh Hằng của Đoanbungaria1976 đăng bài viết tếu táo cuối năm của mình trong mục văn thơ.Chúc các bạn một năm bình an,sức khỏe và hạnh phúc. Tình hình là tối 27/2 này trong buổi xem ca nhạc Những giọng hát hay của Bungaria và giao lưu với đoàn của tổng thống Bungaria tại Nhạc viện thành phố Hồ Chí Minh sẽ được gặp ai trong trang web này không ?Trang web công phu lắm,tôi cũng muốn có cái bảng mã tiếng Bun quá mà dốt vi tính quá nên quên mất rồi,ai đó bày cho tôi với nhé.Blagodaria
  • Thanh Hằng
  • Thanh Hằng Người Nga, người Mỹ và tóc vàng hoe cùng trò chuyện. Người Nga nói: – Chúng tôi là người đầu tiên bay vào vũ trụ. Người Mỹ nói: – Chúng tôi là người đầu tiên bay lên Mặt trăng. Tóc vàng hoe kêu lên: – Thế thì sao, chúng tôi sẽ là người đầu tiên bay lên Mặt trời. Người Nga và người Mỹ nhìn nhau rồi nói: – Không thể đến Mặt trời được, đồ ngốc. Các cô sẽ bị thiêu thành tro. Tóc vàng hoe bèn đáp lại: – Chúng tôi không ngu. Chúng tôi sẽ đến vào ban đêm. Руснак, Американец и блондинка си говорели. Руснакът казал: “Ние бяхме първи в космоса.” Американецът казал: “Ние бяхме първи на луната.” Блондинката се обадила: “И какво от това, ние ще бъдем първи на слънцето”. Руснакът и американецът се спогледали и казали: “Не може да кацнете на слънцето глупачке! Ще изгорите!” Тогава блондинката отвърнала: “Ние не сме тъпи. Ще отидем през нощта.”
  • Lê Khánh Да е вярно!…… през нощта всичко е наред….
  • Ngan Nguyen

    Thanh Hang biet bai tho Hoa hong Bulgaria cua tac gia nao ko? va tac gia nao dich tu tieng Bul ra tieng viet?

    • Thanh Hằng Bài thơ Hoa hồng Bungari là sáng tác của nhà thơ Tế Hanh bạn à, không có bản tiếng Bun.
  • Thanh Hằng Từ trang fb của anh Vương Khả Cúc khóa 1969: Đây là bài thơ của nhà thơ Димитър Стефанов về cuộc chiến TQ xâm lược VN năm 1979 với nhan đề: ВИЕТНАМ 79 Тази земия виетнамска толкова ли е сладка, че чуждите зъби в нея впиват се все по- дълбоко, до болка? И на вчерашния другар след злодея. Час до кръвта разкъсана дреха, Селата изръфани и пречупен кълна… И на края е малка мойта утеха, че със пръст тази алчна уста е пълна. Sau đây là lời dịch của tôi: VIỆT NAM 79 Có phải chăng mảnh đất Việt Nam ngọt ngào đến thể? Những hàm răng đế quốc càng cắn xé càng đau. Và ngay cả kẻ hôm qua là bạn Nay trở thành thù tàn ác kém gì đâu. Chúng huỷ diệt mầm xanh sự sống Làng xóm điêu tàn, thành phố tan hoang. Nhưng trong tôi vẫn nuôi niềm hy vọng Mảnh đất này- mồ chôn lũ xâm lăng. Xô- phia 19/2/1979. Và trong khí thế sục sôi của nhân dân Bungari phản đối cuốc chiến tranh phi nghĩa của bè lũ Bắc Kinh đối với nhân dân ta cách đây 35 năm, tôi đã phản ánh được một phần nào sự thật của những ngày tháng ấy trong bài thơ” Không được đụng đến Việt Nam”. Đấy là tiếng hô đanh thép của hàng trăm cuộc biểu tình, mít tinh trên đất nước Bungari những ngày tháng ấy. Bài thơ tôi viết vội, hơi dài. Tôi chỉ trích một phần để mọi người đọc. KHÔNG ĐƯỢC ĐỤNG ĐẾN VIỆT NAM Có bao giờ sôi sục như hôm nay Tư thành phố, nông thôn, công trường, xưởng máy Đất nước Bungari như một làn sóng dậy rực ý chí hơn căm Tám triệu trái tim cùng một tiếng hô vang: “Đã đảo lũ Trung Quốc xâm lược Không được đụng đến Việt Nam”. Đường phố rầm rập người đi Tất cả trẻ già trai gái Mít tinh, biểu tình, kiến nghị Bừng bừng khí thế muôn nơi. ………….. Ôi! Dân tộc Việt Nam dạn dày khói lửa Vì Độc lập, Tự do ta chẳng sợ hy sinh Với lịch sử ta là điểm tựa Và sáng ngời chu nghia Mác-Lênin. Nối đau hôm nay đâu phải của riêng mình Nỗi đau chung của toàn nhân loại. Tất cả chúng ta hãy đoàn kết lại Đánh tan tành lũ xâm lược Bắc Kinh. Việt Nam – Bungari một mối tình vĩ đại Tình bạn của chúng ta được nhân lên mãi mãi Với thời gian và với cả không gian Mỗi niềm vui, mỗi thắng lợi Việt Nam Là của chung tất cả Của anh em bạn bè khắp năm châu Âu, Á Vì lương tâm, vì nhân phẩm con người. Và trong cuộc đọ sức hôm nay, các bạn ơi CHÚNG TA SẼ THẮNG./. Xô- phia, tháng 2/1979
  • Thanh Hằng Khúc ca dòng Đanúyp Hết mùa tuyết rơi, dòng băng vỡ ra từng mảng. Đanuýp e lệ, mở hàng mi mơ màng sau những tháng ngày đắm chìm trong băng giá tuyết rơi. Mùa xuân đến rực rỡ mặt trời. Bừng tỉnh dậy sau cơn mơ ấp ủ. Sông vặn mình dưới những hàng dương đang bật chồi xanh, đôi bờ cây cỏ đơm hoa căng phồng ngực thở… Ở nơi đây, bên này là nước bạn Bungari, bờ bên kia là nước bạn Rumania. Sóng Đanuýp trào lên đôi bờ như tấm lòng của người dân hai đất nước. Và kỳ lạ thay từng đàn cò ở bên này bay sang kiếm ăn trên đồng nước bạn. Tối về ngủ im lìm trên hàng dương lộng gió bên bờ sông. Chẳng giống biển những con sóng vỗ bờ Sóng thiết tha bạc đầu hôn bãi cát Chẳng có những cánh buồm căng gió ngọt Đậm trời chiều lộng gió cánh buồm nâu Sông mộng mơ như buổi ban đầu Dào dạt dưới chân cầu hò hẹn. Dải sông xanh êm đềm trìu mến Mang nước về xa chẳng quản thác ghềnh Chỉ có thuyền hiểu tình nước mông mênh Chỉ có sông nhớ thuyền đẫm lệ Chỉ có gió đưa thuyền về bến cũ Đậm trời chiều tím ngắt những hàng dương Đanuýp xanh trong chung thuỷ một dòng In nền trời xanh cánh cò bay vội Những áng mây hồng bồng bềnh trôi nổi Bay ngang qua soi bóng những giấc mơ Đây Ruse thành phố cổ xưa Cầu Hữu Nghị nối đôi bờ Nhân ái Du học Đông Âu sau bao ngày mê mải Đến Bungaria mùa đông lạnh đã về Đanuýp co mình khép lại hàng mi Băng kết lạnh chờ mùa xuân đến Sóng lặng im âm thầm dưới bến Trăng đôi bờ trơ trụi những hàng dương. Những cánh cò kia bay đến muôn phương Về đất Phương Nam cánh đồng xanh biếc Có nhớ chăng những mùa ly biệt Bên cầu Ruse ! Đanuýp gửi Đại Dương. Tháng 10.1975 Lại Quang Phục Cám ơn anh Lại Quang Phục đã gửi bài thơ này.
  • LÊ HUỲNH THU ******NIỀM TIN BỊ ĐÁNH CẮP ! ******* Truyện sáng tác 731 từ . Đại lô Phạm Văn Đồng , con đường mới mở thuộc loại đẹp nhất thành phố .Kết nối từ nội ô thành phố đi về hướng các tỉnh miền đông Nam bộ . Đường rộng , thông thoáng . Do mới qui hoạch đường chưa hoàn thiên ,một số nơi còn lởm chởm đất đá , đèn chiếu sáng hai bên lượn cong chổ có , chổ không giống như con rắn khổng lồ có khoang màu đen trắng . Hắn ngồi tựa lưng vào vách của một trạm xe buýt chờ xe về Thủ Đức . Chưa đến 10 h , mà đoạn đường này vắng lặng một cách rợn người . Đường rộng , ít người qua lại , đèn chiếu sáng lờ mờ làm cho không gian tăng thêm phần ma quái . Vài khách bộ hành làm khuya , ghé vào trạm chờ xe về , nhìn hắn ai cũng ngại , không dám ngồi ngần . Hắn say , người toàn mùi rượu , có lẻ mọi người sợ không dám dây vào tên say ! Mặc kệ , Hắn không quan tâm . Xe buýt đến ,mọi người vội vã lên xe , Hắn vẫn ngồi bất động , mắt nhìn vào khoảng không như người vô hồn . Chiều hôm nay , hắn dự tiệc mừng tân gia nhà của thằng bạn thân từ hồi còn để chỏm . Nhìn cảnh nhà êm ấm , vui vẻ đầy ắp tiếng cười …làm hắn chạnh lòng . Đáng lý hắn cũng được như vậy , nhà cửa đàng hoàng , vợ con hạnh phúc . giờ nên trách ai ? Tại hắn tất cả . Sống hết lòng vì mọi người . Nhìn bên ngoài hắn là một con người thô lỗ , bất cần , nhưng thật chất hắn là một con người rất tình cảm có phần nhẹ dạ . Chính vì nhược điểm đó , hắn đã thất bại trên thương trường . Thương trường là chiến trường , giờ hắn mới thấy nó đúng . Mất nhà , vợ bỏ đi . Người mà hắn hết mực thương yêu và tin tưởng , cho hắn một cú sốc thật đau , một vết cắt vào tim quá mạnh đến nổi Hắn không biết nó đau ở chổ nào …. Dự tiệc , hắn vẫn vui vẻ như mọi ngày . Cao lương mỹ vị , hắn đưa vào mồm như một cái máy ,không còn biết mùi vị thơm ngon . Chỉ có rượu , người bạn đồng hành làm cho hắn giải khuây chốc lát . Hăn uống rất nhiều , mà sao nó vẫn không say , muốn cho mình say , say mãi không bao giờ tỉnh ! hắn không muốn mọi người nhìn hắn với cái nhìn thương hại . Để mình đưa bạn về , say quá rồi đó ! Cám ơn , ông đưa tui ra trạm xe buýt , chút nữa vợ đến đón . Hắn nói dối , Hắn không muốn bạn bè biết hắn giờ ở trong căn nhà trọ tồi tàn , để rồi nhỏ vài giọt nước mắt thương cảm ….. Chú ơi dậy đi , xe đến rồi , chuyến xe cuối cùng đó chú ! Hắn nhìn cậu bé với đôi mắt đỏ ngầu vì say rượu : Cám ơn cháu , chú chờ bạn . Hắn lại nói dối . Chú bé đánh giày ái ngại nhìn hắn , rồi bước lên xe . hắn vẫn ngồi bất động , nhìn xe chạy mất dần trong đêm … Thế vẫn còn có người quan tâm đến hắn . Chú bé đánh giày ! thế giới mênh mông , đầy rẫy những lọc lừa bất công , tình cảm chân thật của con người tuy hiếm hoi nhưng vẫn còn . Hắn cứ ngồi đó . Đường phố chìm vào trong giấc ngủ. Đêm ngoại ô ,tiết trời cuối năm se lạnh . Đàn muỗi đói bất chấp cái ôi nồng của mùi rượu xông vào hắn ….mặc kệ ! Hắn chờ chuyến xe đầu tiên trong ngày khi bình minh vừa ló dạng . Hắn muốn là một con người hoàn toàn mới , làm lại từ đầu khi bước vào tuổi năm mươi ………. ****** Thusofia …
  • Đoàn LHS Bulgaria 1976 ĐÊM HOA Đêm Sôphia… trời tung tuyết trắng Vitôsa(1) thăm thẳm ánh trăng ngà Khoác tay nhau trên cầu Sư Tử Nồng nàn môi ngào ngạt góc sân ga Trong sâu lắng … nội hàm chiều băng giá Triết luận cao xa mỹ tự tháp ngà… Tầu chuyển bánh Chìm vào hoang dã Tuyết cuốn sao xa Lả tả đêm hoa… Sôfia 1977 Lại Quang Phục Hội VHNT Nam Định
  • Thanh Hằng
    Bài thơ hoa hồng bungari của tác giả nào
    Tháng Tám trời ướt đẫm mưa Mùa Thu vàng nắng vẫn chưa kịp về Hoa còn vương vấn mùa hè Để em ngơ ngẩn cà phê một mình. Gió lay rèm cửa rung rinh Véo von chim hót trên cành đỏ hoa Bóng ai thấp thoáng nhạt nhoà Trái tim thổn thức người xa đâu rồi. Mưa sao mưa mãi không thôi Vợ chồng Ngâu vẫn chưa rời được nhau. Nặng lòng gánh nỗi u sầu Ngập ngừng chân bước trên cầu Tình yêu Nhịp cầu Ô Thước liêu xiêu Bầy chim nặng cánh bao nhiêu tâm tình Mong từng hạt nắng lung linh Mang niềm mong ước chúng mình bên nhau. Qua rồi tháng Bảy mưa Ngâu Đón nắng tháng Tám hết sầu nhé em. Thanh Hằng 8/2015
  • Thanh Hằng
    Bài thơ hoa hồng bungari của tác giả nào
    Sofia chiều thu tháng Chín Em ngỡ ngàng nhìn sắc lá vàng phơi Lòng chợt nhớ chiều thu Hà Nội Đỏ sân trường lả tả lá bàng rơi Kỳ diệu thay sắc màu tháng Chín Hào phóng thiên nhiên ban sắc nắng cuối mùa Không gian thẫm màu sơn vàng úa Thấp thoáng bóng người trong ký ức xưa Sofia một chiều tháng Chín
  • Lai Quang Phục SUY TƯỞNG Tặng bạn Nguyễn văn Trình Khái niệm thời gian không tồn tại Tôi con tầu buông neo một thuở Zôliokyuzi phố nhỏ Trong ngôi nhà vàng nhạt hai tầng Nàng Katia lặng lẽ âm thầm Thả dáng bâng khuâng ngược chiều ánh sáng Mặt trời Varna… Gia Mùa* chểnh mảng Lan tỏa hương Trai** ngan ngát khắp phòng Nhập nhoạng phiêu du, buông thả bão lòng Gió mượn hồn chuông rêu mờ mái bạc Ngôn ngữ Chúa giữa điệu cuồng hoan lạc Kín hở đường cong, khép mở đức tin Thiên đường lanh canh váy ngắn tuyết in Mây lơ đễnh lạc thuyền viễn xứ Hải âu họp bàn,vòm cao nức nở Tháp ngả chiều vịnh nhớ Galata*** Sóng vỗ chân cầu, Asparucs lan xa Thi phẩm cũ đã nhạt mầu suy tưởng… Phục Lại Quang (Bài dã in trong tâp Đường Cong) ——————— (*Lễ Gia mùa đạo Cơ đốc) (**Loài hoa nở mùa xuân hãm uống thay chè) (***Vịnh cảng tp. Varna)
  • lại Quang Phục Báo Nam Định cuối tuần số 3341ra ngày 18.9.2015. có đăng bài của nhà bao Lan Phương: THẦY GIÁO GIÀ TẬN TÂM VỚI THẾ HỆ TRẺ GỐC VIỆT TẠI BUN GA RIA. Hiếm có một thầy giáo nào ở Bun ga ri tận tụy giảng dậy cho lớp trẻ như ông giáo già NGUYỄN ĐÌNH HÙNG ở XÔ-PHI-A. Bác Nguyễn Đình Hùng trước đây được nhà nước cho đi học ngành toán tại Nga, sau này, sang Bun ga ri theo hợp đồng xuất khẩu lao động. Cuối những năm 90 của thế kỷ 20, bác Hùng quyết định dành tâm huyếtđể giảng dậy môn toán cho học sinh gốc Việt. Từ lớp học của bác, có nhiều cháu đã đạt được giải thuởng cao tại các kỳ thi của nước sở tại và quốc tế, đem lại niềm tự hào cho cộng đồng người Việt tại Bun ga ri. 17, 18 năm nay, trung tâm tiếng Việt Lạc Hồng của người Việt nằm trong khu I-len-xi 2 ở thủ đô Xô -phia-a luôn thấp thoáng bóng dáng thầy giáo già Nguyễn Đình Hùng, dậy toán bằng tiếng Bun cho học sinh gốc Việt. Đối tượng học sinh khá đa dạng , từ lớp 4 đến lớp 12. Do vậy thời khóa biểu của bác Hùng luôn kín đặc cả ngày, sáng từ 8h30 đến 12 h, chiều từ 14h đến 17h. Chị Nguyễn thanh Hoa ở Xô-Phi-a kể những cháu học sinh đến học lớp bác Hùng thông thường đều có thành tích học tốt. Con gái đầu của chị Hoa, theo học bác Hùng từ năm lớp 9, hiện đang học tại Đại học Tổng hợp Xô-phi-a. Với chị, để nói về bác Hùng chỉ có haio từ là biết ơn bác: “Các thế hệ trẻ ở đây nhận đươc từ bác Hùng sự giúp đỡ, kem cặp về học tập phải nói là tuyệt vời. Chúng tôi đặt niềm tin vào bác hoàn toàn, không có ai nhiệt tình như bác. Các phụ huynh đều giao con cháu cho bác giúp đỡ. Năm nay , con nhà tôi lên lớp 7, có một kỳ thi để thi lên cấp ba. Đó là một giai đoan rất quan trọng trong quá trình học tập. Bác đã ra một lịch học rất hợp lý cũng như cho các cháu học tập trung. Bản thân tôi thấy rât tin tưởng vào bác”. Triệu thị Hoàng Liễu vừa đỗ vào đại học y, một đại học hàng đầu của Bun -ga – ri, vui mừng cho biết thành tích này có sự góp công của bác Hùng:”Em học từ lớp 3đến lớp 10, học thêm môn toán, vì hopcj hơi kém toán. Học thêm môn toán với thầy nên tiến bộ rất nhiều. có cái gì hỏi là bác đều giúp đỡ cho”. Đã có những học sinh, thông qua lò luyện của bác Hùng, đạt nhiều giải vàng trong các cuộc thi toán học quốc tế. Ông Nguyễn Văn Đệ phụ huynh của em Nguyễn Trí Dũng chàng trai giành được nhiều giải cao cho đội tuyển toán học của Bun-ga ri trong các cuộc thi Ô – lim – pích toan quốc tế cho rằng:”Bác Hùng là một người có công rất thầm lặng. Cụ thể nếu không có Bác Hùng thì nhiều cháu không vào được đại học. Bác Hùng làm việc thường xuyên thầm lặng , lâu dài và có kết quả thiết thực cho thế hệ trẻ người Việt Nam ở đây”. Không những dậy giỏi về toán, vật lý, qua các buổi học trên lớp bác Hùng còn định hướng nghề nghiệp cho học trò yêu với mục tiêu làm sao cho các bạn trẻ không phải mầy mò mà có bước đi tiếp cận với công việc phù hợp một cách ngắn nhất để từ đó bước vào đời một cách vững vàng hơn:” Tôi cố gắng đào tạo cho các cháu bước ngắn nhất đẻ làm sao học tốt nghiệp phổ thông học bác Hùng xong là các cháu sẽ học ở các trường chuyên máy tính. nói chung có những cháu học khá , có những cháu học an ninh mạng”. Bác Hùng tin tưởng rằng chỉ 7, 8 năm nữa thôi sẽ cho ra đời một thế hệ người Việt là những chuyên gia máy tính tài danh làm ông chủ chư không phải là người đi làm thueetrong những công tyveef an ninh mạng ngay trên đất nước Bun-ga-ri. Điều đó đói với bác Hùng không có gì là xa vời:” Tôi tin điều đó xẽ là sự thật. không phải quá khen mà thật sự người Việt Nam làm về máy tính, về chuyên môn làm ở bên Bun rất giỏi. Tôi nói với các cháu….. Ở vào tuổi xế chiều cuộc sống không lấy gì làm đầy đủ nhưng thầy giáo già Nguyễn Đình Hùng lúc nào cũng say mê truyền đạt những tri thức toán cho học sinh cả người Việt và người bản xứ . Phương châm của bác là ai cũng cần được đi học. Chẳng thế mà bác Hùng miễn học phí cho 1/4 tổng số học sinhtheo học.Bác nói đây là học bổng để động viên các cháu cố gắng học cho thật giỏi. Thương bác có người như chị Nguyễn thị Định, bán hàng ở chợ gần đó thỉnh thoảng qua thăm lại tặng bác 1000 lê va (tương đương hơn 12 triệu đồng Việt Nam), đẻ bác chăm lo cho sức khỏe tuổi già và tiếp tục trao niềm say mê toán học và công nghệ cho lớp trẻ. Nhiều sinh viên từng học bác hiện đang du học nước ngoài cũng vẫn gọi điện về thăm hỏi . Nhân dịp sinh nhaatjPhan Thanh Huyền một học sinh chăm ngoan năm nay đỗ được vào trường Mỹ trong sự vui mừng của gia đình đã tặng bác một chiếc đồng hồ toán học xinh xắn , Bác Hùng trân trọng treo món quà của học trò yêu ngay trong lớp học. Những tình cảm chân thành mộc mạc của các phụ huynh, và học sinhnhuw một nguồn động viên lớn lao để ông giáo già Nguyễn Đình Hùng tiếp tục hướng tạo một hình ảnh đẹp về thành tích học tập xuất sắc của thế hệ trẻ người việt nam tại bun ga ri./, LAN PHƯƠNG ( Phục Lại Quang Sưu tầm)
  • Lhs Bulgaria Thơ anh Thành: Với Ước mơ xanh Tặng Nhà giáo – Nhà thơ Nguyễn Thị Phương Nam Trọn niềm với ước mơ xanh Bao em thơ đã trưởng thành theo Cô Cuộc đời đẹp nhất tuổi thơ Tình đời đẹp bởi bến bờ yêu thương Bấy nhiêu năm dưới mái trường Hẳn rằng có lúc gió sương không ngờ Chẳng làm phai nhạt ước mơ Một lòng dạy các em thơ làm người Rồi đây từ khắp nơi nơi Các em vẫn nhớ những lời Cô trao Cho đời thêm những ngọt ngào Thơ Cô như khúc ca dao quê mình Nghệ An đất mẹ nơi sinh Trưởng thành gửi trọn ân tình phương nam Niềm tin hy vọng chứa chan Ước mơ xanh mãi khải hoàn tương lai… Ngô Quang Thành
  • Thanh Hằng
    Bài thơ hoa hồng bungari của tác giả nào
    THÁNG TƯ VỀ Tháng Tư về dịu dàng trong sắc nắng, Tinh khôi loa kèn trắng ngẩn ngơ, Tia nắng dịu êm mang nỗi nhớ vu vơ, Khúc hát giao mùa, mong manh cơn gió, Xuân đã qua rồi nghe trong hơi thở, Thoang thoảng hương bay mùa hạ tới gần. Thoáng đâu đây văng vẳng tiếng ve ngân, Gợi nhớ tuổi thanh xuân xa vắng. Thanh Hằng
  • lq123,321 CHIỀU HÈ HẮC HẢI Kính tặng đất nước Hoa Hồng Bài thơ viết trong chiều hè – Hắc Hải Nắng rung rinh ru quả ngọt trên cành Gió mơn man ve vuốt mái đầu xanh Trời xanh thẳm vô tư kỳ lạ quá. Chỉ có biển ồn ào, vội vã Sóng bạc đầu, tiếp sóng nhấp nhô Biển vỗ về ru bản tình ca Người yêu biển nhớ những mùa nắng ấm. Hải Âu lượn soi mình trên biển mặn Những ai đi kia trên bờ biển thanh bình Thành phố nguy nga vuông vức đẹp xinh Những đại lộ đá hoa cương lát bóng Những lâu đài soi mình trên biển lặng Những con tàu chào hải cảng ra đi Tiếng còi ngân vang hẹn ước ngay về Lời tạm biệt của những người đi biển. Bài thơ viết trên Biển Đen tôi đến Đại hội mười ba vừa mới thành công Nhiều công trình hoà bình vừa mới dựng xong Ta yêu quý những tháng năm xây dựng Không có tiếng ầm vang bom đạn Chỉ có lời ca hạnh phúc trao duyên Và mầu xanh bát ngát vô biên Của đất Hoa Hồng đẹp tươi rực rỡ. Ai vừa hát cùng tôi bài hát cũ Slavơ, Slavơ(1)… Thấy Kirin – Mêtôđi hiện lên như thủa xa xưa (2) – Thế kỷ vàng của sách Thấy Levski, Hristô trên trang dầy tiểu thuyết (3) – “Những ai ngã xuống cho tự do thì sẽ không bao giờ chết”. Năm thế kỷ đau thương và oanh liệt (4) Ai đặt tên cho biển là Biển Đen Trang sử hào hùng cứ thế hiện lên Người sống mãi Bác Gôsô vĩ đại (5) Một Lai xích loài người nhớ mãi (6) Âm vang dồn đến tận hôm nay… Thế giới văn minh giờ đã đổi thay Ta đổi mới, để ta lớn mạnh. Tầng trí thức cho ta đôi cánh Đưa chúng ta đến những vì sao Xứ biển mặt trời nắng nhẹ lao xao Có người khách tập làm thơ trên ghế đá Vẫn ấm áp nhớ mong về quê mẹ Tổ quốc Việt Nam ở tận bên kia Mau chóng trở về những đứa con xa Về xây dựng những lầu cao – đài các Gieo trồng những mùa vàng trĩu hạt Và đội mũ tai bèo đi dưới trăng sao Bảo vệ quê hương Tổ quốc đẹp giàu Cho khúc hát em thơ ngân vang mãi mãi Đó là chút tâm tình của tôi gửi lại Xin kính tặng Người ! ơi đất nước Hoa Hồng ! Bài thơ vỡ lòng tôi mới viết xong Gửi đất nước có một nghìn ba trăm năm lịch sử. Sôphia VI -1987 Chú thích: (1) Ngôn ngữ Slavơ (2) Hai nhà truyền giáo sáng lập ra chữ viết Sla vơ (3) Hai nhân vật lịch sử, nhà thơ, anh hùng dân tộc (4) Bungaria bị đô hộ của Đế chế Ocman 05 thế kỷ
  • Hoàng Minh Tuấn Gửi bác Khổng Văn Đương bài thơ trả lời của bài “EM ĐI TÌM ANH TRÊN BÁN ĐẢO BAN CĂNG” Nếu không ổn thì xin mọi anh/chị/em bỏ qua cho. Nhưng vì biết bác Đương là lưu học sinh Ru Ma Ni (giáp với Bul) mà thơ bác hay lại cứ tưởng là thơ Tây được dịch nên từ nĂm 1984 tôi đax trả lời bài này bằng một bài thơ cùng tên có thêm dấu hỏi ở cuối cùng. Mời các anh/chị/em tham khảo. EM ĐI TÌM ANH TRÊN BÁN ĐẢO BAN CĂNG? Em đi tìm anh trên bán đảo Ban căng? Giữa phố xá đông vui, giữa dòng người náo động? Nơi Biển đen cuộn dâng bao khát vọng? Hay giữa núi rừng miền ôn đới mênh mông? Em đi tìm anh trong nỗi nhớ mong? Trong thất vọng, trong bao la trăn trở? Trong day dứt của tình em dang dở? Hay một lẽ gì còn trộn, dấu tâm tư? Cả cuộc đời biết bao những ước mơ Em trút bỏ, tìm nơi anh đang sống Các pát cao như tình em lồng lộng Biển đen mỗi chiều nghe sóng vỗ xôn xao Đa nuýp nơi đây như đang vẫn thì thào Cho anh biết những gì trong dòng chảy Sóng reo đều ngàn năm nay vẫn vậy Chỉ có lòng anh say nỗi nhớ thương em Đồng xanh nơi đây vẫn buông nắng êm đềm Vẫn bát ngát, vẫn mênh mông rực rỡ, Vẫn bừng lên biết bao nhiêu ngọn gió, Ngọn gió nào nhóm lửa trái tim anh! Anh sẽ mang những hương vị ngọt lành Của tình yêu trao cho em tất cả Em sẽ thấy trái đất không rộng nữa Bởi tình mình khi ấy rộng bao la Trăng sẽ lại về cho vơi bớt cách xa Cho biên giới nhạt nhòa theo biên giới Cho xa mạc bão táp kia ngừng thổi Cho nhân dân thấy lại mối tình ta Cuộc sống, tình yêu hương vị mặn mà Em đã biết những điều em muốn biết Anh yêu em ngày càng thêm tha thiết Tim đập rồn theo mỗi bước em đi Em đi tìm anh trên bán đảo Ban căng?!… Hoàng Minh Tuấn – VMEi (Sofia 1984)
  • Ngô Quang Thành Tản mạn Ngày ấy…Bây giờ… Ngày ấy mới qua chiến tranh Nhìn nhau thấy đời quý giá Bây giờ ngày tháng phôi pha Tình đời như thể nhạt nhoà Ngày ấy phố phường Hà Nội Thảnh thơi xe điện leng keng Bây giờ sao mà chật chội Đường to đầy chặt xe, người Ngày ấy qua loa truyền thanh Dân lắng nghe lời Chính phủ Bây giờ poly truyền hình Nghe, nhìn mà cứ lặng thinh Ngày ấy ra ngoài biên giới Tốc hành bằng tàu đường ray Bây giờ qua nhiều chuyến bay Ngắm nhìn mênh mông châu lục Ngày ấy tuổi ngoài hai mươi Sức trai nơi bờ bến mới Bây giờ ngoài sáu mươi đông Bâng khuâng mây trắng, mây hồng Ngày ấy như thuyền trên biển Nhìn đâu cũng thấy bến bờ Bây giờ tuổi già đang đến Đợi chờ chỉ là vần thơ Ngày ấy đất nước của ta Chỉ do chiến tranh phá hoại Bây giờ rừng thẳm biển xa Huỷ hoại do lũ tham tà Ngày ấy thanh bạch trong lành Chẳng cần tới nhiều bệnh viện Bây giờ thừa chất dưỡng sinh Người đi dày sổ Thiên Đình ……………………………………. Ngày ấy hãy nối bây giờ Đừng như đồng xu sấp ngửa Đời cần ấm lành cơm áo Và cần trong trẻo hồn thơ… Chiều ngày cuối cùng của Năm 2016, chúc các bạn luôn mạnh khoẻ, luôn có niềm vui và hạnh phúc trong Năm mới 2017. Ngô Quang Thành
  • Lhs Bulgaria CÔ ĐỨNG ĐÓ LÊ NIN KHÔNG NÓI Mỗi lần thi hết môn, các học viên cử nhân chính trị thường đút tài liệu dưới hộc bàn để chép. Một lần, anh học viên chép đến đoạn Lê nin nói… thì cô giáo đi đến và đứng cạnh. Anh này đút tài liệu sâu vào hộc bàn, ngồi im lặng. Cô giáo hỏi: Lê nin nói gì sao không viết vô đi? Anh học viên đáp: “Dạ, cô đứng đó Lê nin không nói, cô đi Lê nin mới nói”. Một lần thi hết môn khác, anh học viên viết đến đoạn “Bác Hồ sang Xiêm…” thì thầy giáo đi đến, anh ta lại đút tài liệu sâu vào hộc bàn, ngồi im lặng. Thầy giáo hỏi: Bác sang Xiêm rồi đi đâu? Anh học viên đáp: “Dạ, thầy đi Bác mới đi tiếp, thầy đứng đó Bác không đi”… Cách đây hơn 30 năm, tôi ở kế bên anh bạn người Yemen tên là Acmet. Anh này được cử đi học tại nhạc viện Tchaicovsky nhưng không theo được, chưa hết khóa thì phải chuyển sang Bulgaria học tiếp. Acmet là một kho chuyện tiếu lâm, thỉnh thoảng kể làm chúng tôi cười sặc sụa. Tôi nhớ nhất chuyện này: Khi học ở Moscow, sinh viên nước ngoài rất sợ môn Lịch sử đảng CS Liên Xô. Hôm thi môn này, Acmet vào trước, anh bạn của Acmet vào sau. Bạn của Acmet cứ đi đi lại lại ngoài hành lang, sốt ruột đợi Acmet thi xong để hỏi. Cửa mở, Acmet ra khỏi phòng nét mặt rất tươi, giơ 5 ngón tay lên (điểm xuất sắc). Anh bạn hỏi: Giáo sư hỏi cái gì thế? Acmet: Ông ta hỏi Lê nin là ai? Mày trả lời thế nào? Acmet: Tao trả lời Lê nin là bố tôi. Giáo sư khen Khơ ra sô, còn nói cảm ơn và cho tao 5 điểm. Anh bạn yên chí tự tin bước vào phòng thi. Đúng như Acmet nói, ông giáo sư cũng chỉ lặp lại câu hỏi lúc nãy: Lê nin là ai? Anh ta trả lời chậm rãi, rành rọt: Thưa giáo sư, Lê nin là bố của thằng Acmet. Giáo sư nhăn mặt, hạ bút cho điểm 2 và đuổi ra khỏi phòng. Lê Trọng Hà
  • Lhs Bulgaria Nơi ngày xưa tôi sống Có một nơi tôi không sinh ra Mà nỗi nhớ suốt cả đời thổn thức Từng thành phố, dòng sông sâu đằm trong ký ức Bao nhiêu năm vẫn mong được quay về… Nơi ấy ngày xưa mỗi buổi chiều hè Em gối tay tôi nằm dài trên thảm cỏ Cùng nhìn lên bầu trời xanh lộng gió Từng đôi chim non bay về phía rừng già* Nơi ấy bao lần giữa tuyết trắng bao la Thương cha mẹ cơn gió Lào rát mặt Mảnh đất miền trung mưa dầm nắng gắt Khi đi xa nỗi nhớ não nề. Nơi ấy ngày xưa tôi buông một câu thề Rồi năm tháng mang trong lòng món nợ Không giám trả cho em vì tôi sợ Em cũng biết như tôi, càng trả lại càng đầy. Nơi ấy ngày xưa bên bạn bên thầy Ngày lên giảng đường, đêm tra từ điển… Năm tháng xa rồi vẫn còn lưu luyến Kỷ niệm ùa về như mới hôm qua… Có một nơi tôi không sinh ra Mà vẫn yêu như là tổ quốc Nơi con gái tôi o oe cất tiếng khóc Nơi được mệnh danh” xứ sở hoa hồng”. Ôi Bulgaria! Từng tên núi tên sông Vẫn ở trong lòng thương nhớ mãi Tôi chờ đợi ngày mai quay trở lại “Đanuýp xanh”** vẫn một khúc êm đềm. Xuân Lộc Sài Gòn, sáng 3-3-2017 Kỷ niệm ngày quốc khánh Bulgaria * dãy núi Balkan ** bản giao hưởng Dòng Dunabe xanh nổi tiếng của Johann Strauss II. …………………………………………………………….. ** P/S: Bản nhạc waltz có xuất phát từ mối tình không thể nào quên của chính Johann Strauss II. Tác phẩm này ra đời khi Johann Strauss II đã có vợ. Vợ của nhà soạn nhạc dành cho ông một tình yêu vô bờ bến, tận tụy. Rồi một ngày, bà phát hiện ra chồng mình có một nhân tình trẻ trung. Một buổi sáng, bà đến tìm cô nàng này. Trước khi mở cửa, cô háo hức vì tưởng nhân tình Strauss sẽ đến. Nhưng rồi cô cảm thấy lo lắng vì trước mặt cô là vợ của người đàn ông. Cô cứ nghĩ đến một cuộc đánh ghen khủng khiếp, ghê gớm sẽ đến với mình. Nhưng không, bà chỉ đến để cảm ơn người nhân tình của chồng mình và dặn chăm sóc chu đáo ông. Cô gái từ chỗ lo lắng đã bàng hoàng trước những lời nói đó. Cô gái ấy đã bật khóc, rồi chợt tỉnh ra, cố gắng đuổi theo người đàn bà cao thượng kia. Trong lúc ấy, người vợ của Strauss đã ra khỏi khách sạn, rồi bà không thể trụ được nữa. Bà ngã quỵ xuống. Nhìn thấy sự gục ngã ấy, cô nhân tình biết rằng không thể làm tổn thương trái tim người phụ nữ kia được nữa, liền xách vali ra đi. Đúng lúc đó, Strauss đến khách sạn tìm cô nàng ấy. Ông gặp vợ mình ngất xỉu, lo lắng đưa bà tới bệnh viện. Bà vợ, khi tỉnh lại, đã nói lời xin lỗi vì tìm cố gái kia. Strauss lại tức tốc đến khách sạn, nhưng cô gái đã đi rồi. Ông đuổi theo thì tàu đã rời bến. Strauss ngẩn ngơ vì mọi thứ xảy ra, nhưng cũng cảm thấy rất hạnh phúc vì hai người phụ nữ ông yêu đều cao thượng và biết hy sinh. Trong cảm xúc ấy, “Dòng Danube xanh” xuất hiện giữa dòng ngất ngây của tình yêu.
  • Lhs Bulgaria ĐÊM GIAO THỪA Con cái vắng nhà…mình tôi ở lại Còn vợ tôi , về trên đó lâu rồi. Ngài Tổng thống nói ngợi ca Tổ Quốc Con cháu tôi lăn lộn ở nước ngoài. Tôi làm bánh Banisa … với bốc thăm may mắn Ngồi một mình uống rượu rắc- kia Văng vẳng Quốc ca , tận bình minh hé rạng Vẫn âm thầm , khẽ gọi các con ơi… Năm mới đến ước nhiều may mắn tới Người thì mong , nhà mới hoặc xe sang Tôi cầu trời , con về trong may , ổn Nhưng buồn thay , viễn sứ vẫn không về. Trong bóng tối , lầm bầm , rồi đi ngủ Trong màn đêm , tôi lặng lẽ khóc thầm Với con mình , lòng vị tha trước Chúa . Nào ! Về đi con ! Bố vẫn đợi con về ! HOA THANH ZÁI st và dịch 28/07/2018 của nhà thơ Bulgaria Krasimir Dimitrov. Децата ги няма…Сам си стоя. Жена ми горе отдавна замина. Президента говори за тази страна, а децата ми се блъскат в чужбина… Баница пекох…С късмети дори и си пийвам домашна ракия. Химна се чува и чак- до зори аз по децата си тихо ще вия… Нова Година с нови късмет, някой иска кола или къща… Да се върнат децата ми, Боже, е ред, но късмет, емигрант не се връща… Ще говоря с тъмното и пак ще заспя, ще си поплача тихичко в мрака. На децата си аз пред Бог ще простя… Хайде, идвайте, че татко ви чака! Красимир Димитров
  • Lhs Bulgaria NHÀ THƠ BULGARIA PEIO PEEV MỚI SÁNG TÁC BÀI THƠ NÓI VỀ THỰC TẾ LÀNG QUÊ BULGARIA HIỆN NAY . ĐỌC THẤY THƯƠNG CÁC CỤ NÊN TÔI GHI LẠI BẰNG TIẾNG VIỆT ĐỂ CHÚNG TA CÙNG CẢM NHẬN . CÓ THỂ MỘT VÀI NGƯỜI SẼ KHÔNG VUI . NHƯNG ĐÂY LÀ DO NGƯỜI BUN VIẾT. BÀI THƠ CÓ NHAN ĐỀ :