Bài thu hoạch về công tác Hội phụ nữ

CẨM NANG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁN BỘ

HỘI LHPN QUẬN HÀ ĐÔNG
( Tài liệu tập huấn cán bộ chi hội Hội năm 2014)

PHẦN THỨ NHẤT: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN

I. Mục đích tôn chỉ của Hội LHPN Việt Nam:

Hội LHPN Việt Nam là tổ chức chính trị xã Hội, tập hợp rộng rãi các tầng lớp phụ nữ Việt Nam.Hội là thành viên củ MTTQ Việt Nam, thành viên của liên đoàn phụ nữ Dân chủ Quốc tế và liên đoàn các tổ chức phụ nữ ASEAN (Hiệp hội các nứớc Đông Nam á).Hội tham gia tích cực trong các hoạt động vì hoà bình, đoàn kết hữu nghị giữ các dân tộc và tiến bộ xã hội trên toàn thế giới.

Mục đích của Hội là hoạt động vì sự bình   đẳng, phát triển của phụ nữ, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và chính đáng của phụ nữ.

II. Nhiệm vụ:

1. Tuyên truyền, vận động, giáo dục phụ nữ giữ gìn, phát huy phẩm chất đạo đức, truyên thống tốt đẹp của dân tộc và phụ nữ Việt Nam; tổ chức tạo điều kiện để phụ nữ nâng cao nhận thức, trình độ, năng lực về mọi mặt, tích cực thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.

2. Tham gia xây dựng phản biện xã hội và giám sát việc thực hiện luật pháp, chính sách về bình đẳng giới, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ; tham mưu đề xuất với Đảng và Nhà nước về công tác phụ nữ tạo điều kiện để phụ nữ bình đẳng và phát triển.

3. Tập hợp các tầng lớp phụ nữ, phát triển hội viên, xây dựng Hội vững mạnh; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Hội đáp ứng yêu cầu thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

4. Đa dạng các nguồn thu hợp pháp để xây dựng và phát triển quỹ hội bền vững hỗ trợ cho các hoạt động của Hội.

5. Đoàn kết, hợp tác với phụ nữ các nước, cá tổ chức, các nhân tiến bộ trong khu vực và thế giới vì bình đẳng phát triển và hoà bình.

III. Nguyên tắc hoạt động:

- Hội LHPN tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, dân chủ, liên hiệp, thống nhất hành động

- Cơ quan lãnh đạo Hội LHPN các cấp đều do bầu cử lập ra theo nguyên tắc tập trung, dân chủ.

IV. Hệ thống tổ chức của Hội:

1. Cấp Trung ương

2. Cấp tỉnh, thành phố trực thuộc TW (Cấp tỉnh, thành)

3. Huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh và tương đương (Cấp huyện)

4. Xã, phường, thị trấn và tương đương( Cấp xã, cấp cơ sở)

Hội LHPN cấp xã thành lập các chi hội theo khu phố (dưới chi hội là các tổ hội theo địa bàn khu dân cư) và thành lập các CLB, các chi hội, tổ nhóm theo tính chất đặc thù theo nghề nghiệp, sở thích, độ tuổi.

* Quy định về sinh hoạt, hội họp cấp phường:

-  BCH, BTV Hội LHPN cấp phường  họp 1 tháng 1 kỳ và họp bất thường khi cần thiết.

- Chi hội, tổ phụ nữ, CLB sinh hoạt ít nhất 3 tháng 1 lần

V. Tài chính của Hội:

- Ngân sách Nhà nước cấp.

- Hội phí 1.000đ/ người/ tháng

- Các nguồn thu hợp pháp khác

Việc lập quỹ, quản lý, sử dụng nguồn ngân sách Nhà nước cấp và các nguồn thu hợp pháp khác phải tuân theo quy đinh của pháp luật và hướng dẫn của Đoàn chủ tịch TW Hội LHPN Việt Nam.

- Tỷ lệ hội viên đóng hội phí ít nhất 85%(15% xin miễn giảm có lý do chính đáng được Hội LHPN cơ sở đề nghị, Hội LHPN quận phê duyệt).

- Tỷ lệ nộp về TW 3%

- Tỷ lệ nộp về Thành phố 7%

- Nộp về quận 10%

- Giữ lại tại phường 30%

- Để lại chi hội 50%

* Sử dụng hội phí

- Chi tổ chức các hoạt động của Hội

- Mua sách báo, tài liệu phục vụ sinh hoạt Hội

- Thăm hỏi cán bộ Hội viên

- Khen thưởng ( Không dưới 30% trong tổng số hội phí để lại)

- Hỗ trợ cán bộ

VI. Quy trình công nhận hội viên

Phụ nữ có nguyện vọng trở thành hội viên Hội LHPN Việt Nam trình bày với cán bộ Hội (tổ trưởng hoặc chi hội trưởng) nguyện vọng của mình.

+ Chi hội trưởng lập danh sách gửi BTV Hội LHPN xã để báo cáo BCH Hội LHPN xã thông qua cuộc họp gần nhất

+ Sau khi được BCH công nhận, chi hội trưởng ghi tên vào sổ hội viên và thông báo cho hội viên.

* Hội viên nòng cốt:

- Hội viên nòng cốt là hội viên Hội LHPN Việt Nam (Không bao gồm cán bộ hội) có tinh thần yêu nước, có uy tín với cộng đồng và có ảnh hưởng tích cực tới hội viên, phụ nữ; là người gương mẫu, tiên phong trong phong trào phụ nữ, có khả năng thuyết phục, vận động, làm chỗ dựa vững chắc cho tổ chức Hội LHPN.

* Việc công nhận Hội viên nòng cốt:

- Bước 1 : BTV Hội LHPN phường chỉ đạo các chi/ tổ phụ nữ họp hội viên để giới thiệu hội viên nòng cốt theo tiêu chuẩn trong số hội viên Đang sinh hoạt; hội viên đó phải đồng ý là hội viên nòng cốt.

- Bước 2: Chi/tổ phụ nữ báo cáo với ban chi uỷ và lập danh sách báo cáo về Hội LHPN phường.

- Bước 3: BTV Hội LHPN phường xem xét, lập danh sách và báo cáo với cấp uỷ Đảng cùng cấp đồng thời thông báo cho chi hội trưởng để thông báo với hội viên trong kỳ họp gần nhất.

- Bước 4: BTV Hội LHPN họp với hội viên nòng cốt để phân công nhiệm vụ.

VII. Danh hiệu cán bộ Hội giỏi.

1. Đối tượng khen:

- Uỷ viên BCH hội LHPN phường; chi trưởng, chi phó; tổ trưởng tổ phó.

- Mục đích: đánh giá, ghi nhận thành tích, đóng góp với phong trào phụ nữ; động viên cán bộ phấn đấu vươn lên.

2. Tiêu chuẩn cán bộ hội giỏi:

* Cá nhân:

- Hoàn thành tốt nhiệm vụ, duy trì sinh hoạt chi hội đúng quy định.

- Chấp hành chủ trưõng, chính sách của Đảng và Nhà nýớc, các quy định của địa phương, tự giác, đoàn kết, tích cực thực hiện phong trào thi đua.

- Tích cực học tập chính trị, văn hoá, chuyên môn nghiệp vụ, có đạo đức, lối sống lành mạnh.

- Nắm bắt tâm tư nguyện vọng của phụ nữ, phát hiện những vi phạm liên quan tới quyền và lợi ích của phụ nữ, có biện pháp can thiệp, giúp đỡ và phản ánh với cơ quan có trách nhiệm và hội cấp trên, đơn vị không có khiếu kiện.

* Đơn vị cán bộ đó phụ trách đạt:

- Tỷ lệ thu hút hội viên hàng năm tăng 1% trở lên, 80% hộ gia đình có phụ nữ 18 tuổi trở lên có ít nhất 1 hội viên

- 80% hội viên sinh hoạt thường xuyên và đóng hội phí đầy đủ

- 100% tổ hoặc chi hội xây dựng đựơc quỹ hội ( 85% hội viên tham gia xây dựng quỹ)

- Đơn vị đựơc xếp loại xuất sắc.

* Quy trình bình xét:

- Hàng năm vào dịp tổng kết năm. Cả nhiệm kỳ: Thực hiện vào trước khi tổ chức đại hội nhiệm kỳ.

- Hội nghị bình xét có từ 70% hội viên tham dự, trong đó 50% trở lên người dự nhất trí.

* Thẩm quyền bình xét:

- Tổ trưởng, tổ phó do hội viên tổ bình xét và đề nghị BCH hội LHPN phường công nhận.

- Chi trưởng, chi phó do hội viên chi hội bình xét và đề nghị BCH hội LHPN phường công nhận.

- Chủ tịch, phó chủ tịch Hội LHPN, uỷ viên BCH Hội LHPN phường không phải là cán bộ chi, tổ do BCH Hội LHPN phường bình xét và công nhận.

VIII. Danh hiệu thi đua giành cho hội viên

Có 3 danh hiệu thi đua giành cho hội viên phụ nữ:

a) "Phụ nữ tiên tiến": Đạt 3 tiêu chuẩn Phong trào thi đua“Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”. Thời gian bình xét: dịp sinh hoạt quý IV hàng năm.

b) “Phụ nữ xuất sắc”: Được chọn trong số phụ nữ đạt danh hiệu “Phụ nữ tiên tiến”. Đạt thành tích xuất sắc 3 tiêu chuẩn của Phong trào thi đua. Tỉ lệ không quá 20% số lượng “Phụ nữ tiên tiến”. Thời gian bình xét: dịp sinh hoạt quý IV hàng năm.

c)"Phụ nữ tiêu biểu”: Phụ nữ có thành tích đặc biệt xuất sắc, được tôn vinh, trở thành tấm gương trên một lĩnh vực hoặc các lĩnh vực của Phong trào phụ nữ và công tác Hội.  Thời gian bình xét: Ngay khi có thành tích

PHẦN THỨ HAI: MỘT SỐ PHONG TRÀO, CUỘC VẬN ĐỘNG, MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG VÀ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM CỦA HỘI

NHIỆM KỲ 2012 - 2017

A. TW TRIỂN KHAI

I. Phong trào thi đua:“Phụ nữ Thủ đô tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình văn minh hạnh phúc”

Tiêu chuẩn 1: Tích cực học tập

- Học tập chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chú trọng các chính sách, pháp luật liên quan đến phụ nữ và bình đẳng giới.

- Rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống của người phụ nữ Việt Nam thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá: Học tập, rèn luyện 4 phẩm chất đạo đức “Tự tin – Tự trọng – Trung hậu – Đảm đang” và văn hóa ứng xử thanh lịch của người phụ nữ Thủ đô.  Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

- Học văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ, khoa học kỹ thuật, công nghệ, kiến thức giới, kỹ năng sống, kỹ năng tổ chức cuộc sống gia đình, chăm sóc sức khỏe, phòng chống TNXH.

- Đối với cán bộ Hội học các kỹ năng vận động quần chúng phụ nữ.

Tiêu chuẩn 2: Lao động sáng tạo

- Có sáng kiến cải tiến, kỹ thuật hoặc áp dụng công nghệ mới trong lao động, sản xuất;

- Lao động đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả cao hơn

- Đối với nữ doanh nghiệp: có thêm việc làm mới tăng thu nhập

- Đối với cán bộ, công chức, công nhân lao động hàng năm đạt danh hiệu từ lao động tiên tiến trở lên.

Tiêu chuẩn 3: Gia đình Văn minh hạnh phúc

- Gia đình  được công nhận “Gia đình văn hóa”

- Gia đình đạt tiêu chí “5 không 3 sạch”.

* TỔ CHỨC ĐĂNG KÝ,  BÌNH XÉT,  ĐÁNH GIÁ,  KHEN THƯỞNG

1. Danh hiệu thi đua:

- Phụ nữ xuất sắc

- Phụ nữ xuất sắc 5 năm

2. Về tổ chức đăng ký:

- Nơi tổ chức đăng ký: Các chi hội.

- Cách thức đăng ký: Tổ chức phát phiếu để HV đăng ký.

- Đầu nhiệm kỳ tổ chức đăng ký, hàng năm tiếp tục cho hội viên mới đăng ký bổ xung.

3. Về tổ chức bình xét:

- Căn cứ bình xét: Tiêu chuẩn thi đua

- Cách thức bình xét: Họp hội viên, BCH bình xét.

* Hàng năm:

- Chi Hội, Tổ PN tổ chức họp các cá nhân đăng ký để bình xét theo tiêu chuẩn. Bình  xét  cá  nhân đạt 1 hoặc 2 hoặc 3 tiêu chuẩn.

- Báo cáo kết quả bình xét (có danh sách cụ thể) cho BCH Hội LHPN cấp xã.- BCH Hội LHPN cấp xã có sổ theo dõi cá nhân đạt các tiêu chuẩn hàng năm.

+  Nhiệm kỳ: BCH Hội LHPN cấp xã căn cứ danh sách những người đạt 3 tiêu chuẩn hàng năm để tổng hợp danh sách những người đạt tiêu chuẩn 5 năm. * Yêu cầu bình xét:

- Đảm bảo dân chủ, công khai.

- Bám sát tiêu chuẩn, không chạy theo số lượng, thành tích.

4. Khen thưởng:

- BTV Hội LHPN huyện cấp Giấy chứng nhận cho cá nhân đạt danh hiệu phụ nữ xuất sắc 5 năm.

- BTV Hội LHPN TP Giấy khen cho cá nhân đạt danh hiệu phụ nữ xuất sắc 5 năm tiêu biểu cấp thành phố.

- Đoàn Chủ tịch TW Hội LHPN Việt Nam cấp bằng khen cho các cá nhân đạt danh hiệu phụ nữ xuất sắc 5 năm tiêu biểu toàn quốc.

* MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN

1. Có kế hoạch hướng dẫn triển khai thực hiện PTTĐ thống nhất trong toàn quốc.

2. Các cấp Hội cụ thể hoá nội dung, tiêu chuẩn thi đua phù hợp với thực tế của địa phương, đơn vị.

3. Tăng cường công tác tuyên truyền, định hướng thực hiện cho cán bộ, hội viên

4. Coi trọng việc phát hiện, biểu dương, tuyên truyền kịp thời các điển hình tiên tiến xuất sắc.

- Hoàn thiện hệ thống sổ sách theo dõi đăng ký, bình xét thi đua đảm bảo sự thống nhất, chặt chẽ, chính xác.

- Tiếp tục kiện toàn, bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ trực tiếp làm công tác TĐKT.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện PTTĐ ở các cấp Hội.

* CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM NHIỆM KỲ 2012 -2017

- Nhiệm vụ 1: Tuyên truyền, giáo dục, vận động phụ nữ thực hiện chủ trương, luật pháp, chính sách; rèn luyện phẩm chất đạo đức; nâng cao trình độ nhận thức.

- Nhiệm vụ 2: Vận động, hỗ trợ phụ nữ xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững.

- Nhiệm vụ 3: Vận động, hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, bảo vệ môi trường.

- Nhiệm vụ 4: Tham mưu đề xuất, tham gia xây dựng, phản biện và giám sát pháp luật, chính sách về bình đẳng giới.

- Nhiệm vụ 5: Xây dựng và phát triển tổ chức Hội vững mạnh.

- Nhiệm vụ 6: Tăng cường công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế.

* VĂN BẢN QUAN TRỌNG CỦA ĐẢNG & CHÍNH PHỦ VỀ CÔNG TÁC PHỤ NỮ

1. Nghị quyết 11/NQ - BCTngỳ 27/4/2007 của Bộ chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

2. Nghị định số 56/2012/NĐ-CP ngày 16/7/2012 của Chính phủ quy định trách nhiệm của Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp bảo đảm cho các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tham gia quản lý nhà nước

3. Quyết định số 217-QĐ/TW về việc ban hành "Quy chế giám sát và phản biện xã hội của mặt trận tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội" và Quyết định số 218- QĐ/TW, ngày 12/12/2013 của Bộ CHính trị (Khóa XI) ban hành "Quy định về việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền" .

CUỘC VẬN ĐỘNG XÂY DỰNG GIA ĐÌNH  "5 KHÔNG, 3 SẠCH"

1. Nội dung “5 không”

- Gia đình không đói nghèo: Có mức sống trung bình trở lên. Gia đình tuy có mức sống dưới trung bình nhưng có tinh thần vượt khó, phấn đấu vươn lên, cần cù lao động, chi tiêu tiết kiệm, phát triển kinh tế bền vững (Hộ nghèo: phấn đấu vươn lên thoát nghèo; Hộ cận nghèo: phấn đấu vươn lên có mức sống trung bình; Hộ thu nhập trung bình: phấn đấu vươn lên khá giả và làm giàu chính đáng; Hộ giàu: giúp các hộ nghèo phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo)

- Gia đình không vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội: Các thành viên trong gia đình chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa phương và quy ước, hương ước cộng đồng; không có thành viên mắc tệ nạn xã hội (ma túy, cờ bạc, lô đề, nghiện rượu...). Những gia đình từng có người vi phạm, nhưng đã được giúp đỡ, sửa chữa và hiện không còn vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội.

- Gia đình không có bạo lực gia đình: Mọi thành viên yêu thương, tôn trọng lẫn nhau, cùng chia sẻ mọi quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm. Không ai có hành vi bạo lực về thể chất (hành hạ, ngược đãi, đánh đập…), về tinh thần (chửi bới, lăng mạ, cô lập, xua đuổi, gây áp lực về tâm lý …), về kinh tế (chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi cố ý làm hư hỏng tài sản…) hoặc bạo lực tình dục (cưỡng ép quan hệ tình dục…) với người thân của mình.

- Gia đình không sinh con thứ 3 trở lên: Gia đình không sinh con thứ ba trở lên là gia đình chỉ sinh một hoặc hai con (trừ 07 đối tượng theo quy định của Nghị định số 20/2010/NĐ-CP ngày 8/3/2010 về Quy định chi tiết việc thi hành Pháp lệnh sửa đổi điều 10 Pháp lệnh Dân số). Gia đình đã có con thứ ba trở lên cam kết không sinh thêm con và áp dụng biện pháp tránh thai an toàn.

- Gia đình không có trẻ suy dinh dưỡng và bỏ học: là gia đình trong đó trẻ em được chăm sóc đầy đủ, đảm bảo sự phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ; không thiếu các chất dinh dưỡng; đạt chuẩn cân nặng và chiều cao theo lứa tuổi; là gia đình mà cha mẹ, người lớn luôn quan tâm đến việc học tập của con/cháu, tạo điều kiện để trẻ được đi học đúng độ tuổi; không để trẻ bỏ học giữa chừng.

2. Nội dung “3 sạch”

- Sạch nhà: Nhà cửa luôn sạch sẽ, sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp, có nước máy hoặc giếng nước để sử dụng, có nhà tắm, nhà tiêu hợp vệ sinh, không nhốt gia súc quá gần nơi ở của gia đình.

- Sạch bếp: Nơi đun nấu, nồi, xoong, bát, đĩa, dụng cụ, đồ đựng thức ăn luôn sạch sẽ, hợp vệ sinh; có chạn, tủ bếp để cất giữ thức ăn; sử dụng thực phẩm bảo đảm dinh dưỡng và an toàn.

- Sạch ngõ: Sạch ngõ là khu vực xung quanh nhà không có rác, nước thải.

3. Cần làm gì để thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch”?

* Đối với các cấp Hội phụ nữ:

-  Tổ chức quán triệt mục đích, ý nghĩa, nội dung của cuộc vận động đến cán bộ, hội viên phụ nữ.

- Tuyên truyền, hướng dẫn, cung cấp các kiến thức thực hiện các tiêu chí gia đình "5 không 3 sạch". Hàng năm hướng dẫn các hộ gia đình tự đánh giá các tiêu chí theo mẫu, cán bộ chi hội tổng hợp kết quả đánh giá của hội viên phụ nữ, phân loại theo từng tiêu chí để đưa ra giải pháp giúp đỡ các gia đình chưa đạt tiêu chí.

- Vận động và hỗ trợ để phụ nữ và gia đình thực hiện các tiêu chí gia đình "5 không 3 sạch".

- Hàng năm, mỗi cơ sở phấn đấu tăng ít nhất 10 hộ gia đình đạt các tiêu chí 5 không 3 sạch.

- Biểu dương khen thưởng các tập thể, cá nhân thực hiện tốt cuộc vận động.

* Đối với cán bộ, hội viên, phụ nữ:

- Tích cực tham dự các buổi sinh hoạt chi hội/tổ phụ nữ/câu lạc bộ để tìm hiểu mục đích, ý nghĩa,  nội dung của cuộc vận động.

- Hàng năm, các hộ gia đình tự đánh giá thực hiện các tiêu chí (theo mẫu).

- Gương mẫu và cam kết thực hiện tốt các tiêu chí gia đình "5 không 3 sạch".

- Vận động các thành viên trong gia đình, chị em phụ nữ và cộng đồng tích cực thực hiện tốt các tiêu chí của CVĐ.

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN 343/CP VỀ TUYÊN TRUYỀN GIÁO DỤC PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC PHỤ NỮ THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC

1.Tiêu chí:

- Tiêu chí người phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước: có lòng yêu nước; có sức khoẻ; có tri thức, kỹ năng nghề nghiệp; năng động, sáng tạo; có lối sống văn hoá và lòng nhân hậu;

- Phẩm chất người phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước: “Tự tin – Tự trọng – Trung hậu – Đảm đang”

2. Biện pháp thực hiện

- Phối hợp các đơn vị chức năng đa dang hóa các hình thức truyền thông, tập huấn học tập tài liệu, tờ rơi tuyên truyền, tuyên truyền về ý nghĩa, sự ra đời, nội dung đề án, các tiêu chí và phẩm chất.

Tổ chức các hoạt động giao lưu, tọa đàm về giải pháp phấn đấu trong cán bộ, hội viên, tổ chức các hội thi…

- Xây dựng các mô hình tập hợp, hướng dẫn hội hội viên phấn đấu rèn luyện.

- Biểu dương nhân rộng các điển hình tiên tiến gắn với thực hiện các phong trào thi đua.

ĐỀ ÁN GIÁO DỤC “5 TRIỆU BÀ MẸ NUÔI DẠY CON TỐT”

I. Mục tiêu

1. Mục tiêu chung:

Thông qua việc cung cấp kiến thức, kỹ năng nuôi, dạy trẻ giúp cho 5 triệu bà mẹ có con dưới 16 tuôi nắm vững kiến thức, kỹ năng nuôi, dạy con tốt nhằm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng, bệnh tật, tử vong ở trẻ em; hạn chế tình trạng trẻ em ở độ tuổi vị thành niên vi phạm đạo đức, vi phạm pháp luật, mắc tệ nạn xã hội, góp phần cùng toàn xã hội thực hiện đầy đủ hơn quyền trẻ em, thực hiện xây dựng gia đình “no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc”.

2. Mục tiêu cụ thể:

Có 7 mục tiêu cụ thể với 8 chỉ tiêu cần đạt được:

Mục tiêu:

- 5 triệu bà mẹ có con dưới 16 tuổi được tập huấn kiến thức về quyền trẻ em, trong đó có ít nhất 3 triệu bà mẹ được hướng dẫn thực hành đúng phương pháp giáo dục trẻ em dưới 16 tuổi và áp dụng kỹ năng.

- Có ít nhất 1,5 triệu trẻ VTN được tiếp cận kiến thức về SKSS và kỹ năng đối mặt khó khăn.

- Có ít nhất 2 triệu ông bố được tiếp cận thông tin về nuôi, dạy con.

- 5 triệu bà mẹ được tham dự các buổi truyền thông, tư vấn, tập huấn.

- 100% Hội PN Quận huyện, cơ sở xây dựng, duy trì, nhân rộng CLB gia hạnh phúc.

- 100% Hội PN QuËn huyÖn, cơ sở có giảng viên chủ chốt về nuôi, dạy con

- 100% BCV, TTV cơ sở được tæ chøc tập huấn kiến thức về nuôi, dạy con, được cung cấp tài liệu

Các chỉ tiêu cụ thể:

a. 60% bà mẹ có con dưới 16 tuổi được tập huấn kiến thức đúng về quyền trẻ em, nhằm thực hiện chăm sóc, thực hành nuôi, dạy con theo từng độ tuổi; trong đó cóít nhất 40% bà mẹ có con dưới 16 tuổi được hướng dẫn thực hành và áp dụng kỹ năng trong giáo dục, nuôi dưỡng trẻ vị thành niên.

b. Có ít nhất 40% bà mẹ trở lên có con dưới 16 tuổi thực hành đúng các phương pháp giáo dục trẻ dưới 16 tuổi (phù hợp theo từng độ tuổi) và áp dụng thực hiện có hiệu quả.

c. Có ít nhất 30% trẻ vị thành niên được tiếp cận các kiến thức về sức khỏe sinh sản và giáo dục kỹ năng để đối mặt với các khó khăn trong cuộc sống.

d. Có ít nhất 30% ông bố trong gia đình có con dưới 16 tuổi được tiếp cận với các thông tin về nuôi và dạy con, bình đẳng giới, phòng chống BLGĐ thông qua tư vấn, sinh hoạt câu lạc bộ, hội họp, các sự kiện và tài liệu truyền thông tại cộng đồng.

đ. Có 85% bà mẹ con dưới 16 tuổi được tham dự các buổi truyền thông, tư vấn, tập huấn, biết cách chia sẻ, thu hút sự tham gia, hỗ trợ của các ông bố trong việc nuôi, dạy con.

e. 100% Hội LHPN  Quận huyện, cơ sở xây dựng, duy trì, nhân rộng Câu lạc bộ Gia đình hạnh phúc.

f. 100% Hội PN Quận huyện, cơ sở có giảng viên chủ chốt về nuôi, dạy con và được cung cấp tài liệu hướng dẫn cho huấn luyện viên chủ chốt, cẩm nang cho cộng tác viên và tài liệu truyền thông cho cộng đồng.

g. 100% BCV, TTV cơ sở thường xuyên được tổ chức tập huấn kiến thức về nuôi, dạy con và kỹ năng truyền thông, vận động các bà mẹ nuôi, dạy con tốt, được cung cấp thông tin, được cung cấp tài liệu và hướng dẫn sử dụng thành thạo.

II. Đối tượng thụ hưởng

- Đối tượng trực tiếp: Bà mẹ có con dưới 16 tuổi và trẻ em dưới 16 tuổi.

- Đối tượng gián tiếp:

+ Ông bố trong gia đình có con dưới 16 tuổi;

+ Các thành viên trong gia đình có con dưới 16 tuổi trực tiếp chăm sóc trẻ em;

+ Cán bộ, hội viên phụ nữ;

+ Các ban, ngành, đoàn thể liên quan và người dân cộng đồng.

III. Các giải pháp thực hiện

1. Khảo sát kiến thức, thái độ, hành vi về nuôi, dạy con của các bà mẹ có con dưới 16 tuổi.

2. Xây dựng tài liệu tập huấn và tài liệu truyền thông.

3. Đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ Hội chủ chốt các cấp và cộng tác viên tại cơ sở.

4. Đẩy mạng các hoạt động truyền thông về nuôi, dạy con trên phương tiện thông tin đại chúng và truyền thông trực tiếp tại cộng đồng.

5. Phối hợp liên ngành trong công tác chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em.

6. Kiểm tra, giám sát, đánh giá và điều phối việc thực hiện Đề án, đồng thời thực hiện tốt chức năng tham gia phản biện xã hội.

7. Hội thảo sơ kết, đánh giá, chia sẻ kết quả và vận động nguồn lực duy trì Đề án.

IV. Kinh phí thực hiện

1. Ngân sách do các địa phương bảo đảm với  nội dung công việc do hội phụ nữ quận huyện xây dựng.

2. Quận huyện chủ động lập dự toán chi tiết kinh phí thực hiện đề án hàng năm theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước trên cơ sở các nội dung của đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

V. Tổ chức thực hiện

1. Thời gian thực hiện: 2010 – 2015

Bước 1: Năm 2011– 2012 mỗi Quận huyện chọn1 đến 2 xã ph­ường để làm điểm trước khi triển khai diện rộng.

Bước 2: Năm 2012 – 2015: nhân rộng mô hình ra phạm vi cả nước.

MÔ HÌNH ĐỊA CHỈ TIN CẬY TẠI CỘNG ĐỒNG

I.  Nội dung và cách thức triển khai

1. Địa chỉ tin cậy ở cộng đồng:

Là nơi nạn nhân bị BLGĐ có thể tin tưởng tìm đến khi cần xin tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình hoặc tìm đến để xin hỗ trợ, giúp đỡ trong những trường hợp cần bảo vệ kịp thời, nhằm tránh những hành vi bạo lực tiếp theo của người gây ra bạo lực gia đình.

2. Điều kiện để trở thành địa chỉ tin cậy ở cộng đồng

- Cá nhân, tổ chức có uy tín, khả năng và tự nguyện giúp đỡ nạn nhân BLGĐ tại cộng đồng dân cư;

- Mọi cá nhân, tổ chức có uy tín tại cộng đồng, có hiểu biết pháp luật và tự nguyện giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình tại cộng đồng dân cư, được sự ủng hộ của chính quyền và ít nhất một tổ chức đoàn thể ở địa phương lựa chọn đều có thể trở thành “Địa chỉ tin cậy” ở cộng đồng.

- Địa chỉ tin cậy do tổ chức Hội Phụ nữ thành lập phải được sự giới thiệu của Ban chấp hành Hội Phụ nữ cấp cơ sở và được UBND xã, phường, thị trấn chấp thuận, đưa vào danh sách quản lý.

3. Qui trình thành lập

* Bước 1: Khảo sát địa chỉ đủ điều kiện:

- Rà soát, nắm tình hình BLGĐ, giải quyết các vụ việc bạo lực gia đình tại cơ sở.

* Bước 2: Báo cáo và xin chủ trương:

- Hội LHPN cấp xã chủ động báo cáo, xin chủ trương về việc tuyên truyền, vận động xây dựng “Địa chỉ tin cậy” trên địa bàn;

- Xin ý kiến về việc Hội Phụ nữ xã phối hợp với Ban chỉ đạo phòng chống BLGĐ hoặc đại diện ngành chức năng của xã vận động, xây dựng “Địa chỉ tin cậy ở địa bàn.

* Bước 3: Xác định các cá nhân để vận động:

- Hội Phụ nữ cơ sở phối hợp với Chi ủy, Ban công tác Mặt trận, lựa chọn cán bộ hoặc hội viên nòng cốt có uy tín, kiến thức, kỹ năng; Gia đình có đủ điều kiện có thể bố trí cho nạn nhân tạm lánh (trong thời gian ngắn chờ hòa giải; can thiệp ngăn chặn, hoặc chờ liên hệ hỗ trợ tùy theo tính chất vụ việc).

- Cùng Ban chỉ đạo gặp gỡ, làm việc với cá nhân, vận động trở thành “Địa chỉ tin cậy”.

* Bước 4: Đề nghị UBND  lập và công bố danh sách.

- Hội LHPN cơ sở làm công văn chính thức báo cáo với về việc thành lập “Địa chỉ tin cậy”; đề nghị UBND lập và công bố danh sách“Địa chỉ tin cậy” tại địa bàn, qui định về chức năng, nhiệm vụ của “Địa chỉ tin cậy”.

* Bước 5: Tổ chức hoạt động cho “Địa chỉ tin cậy

- Hội PN cấp huyện và Thành phố tập huấn ĐCTC về: Tình hình, luật pháp về P/c BLGĐ, nhiệm vụ Địa chỉ tin cậy”, biện pháp hỗ trợ nạn nhân, những địa chỉ mà ĐCTC có thể liên hệ để được hỗ trợ trong hoạt động.

HLHPN cơ sở: Kiến nghị UBND hỗ trợ điều kiện tối thiểu để hoạt động Theo Thông tư 143/2011/TTLT/BTC-BVHTTDL ngày 2/10/2011

+ Tham mưu UBND xây dựng qui chế phối hợp giữa các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền để hỗ trợ ĐCTC trợ giúp nạn nhân BLGĐ.

+ Giới thiệu ĐCTC cho hội viên, phụ nữ. Tiếp tục tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng, tạo điều kiện thuận lợi cho ĐCTC hoạt động hiệu quả, nạn nhân mạnh dạn tìm đến sự hỗ trợ của ĐCTC

+ Báo cáo với cấp ủy, chính quyền và Hội Phụ nữ cấp trên về tình hình hoạt động, sự biến động của “Địa chỉ tin cậy”.

II. Vai trò của Hội LHPN các cấp trong triển khai mô hình.

- Tích cực tham mưu, phối hợp với chính quyền, ban, ngành... để triển khai, không hoạt động độc lập.

- Thành phố và cấp huyện hướng dẫn, hỗ trợ kỹ thuật cho Hội LHPN cơ sở trong xây dựng và vận hành ĐCTC, về: định hướng hoạt động; nâng cao năng lực, kỹ năng tư vấn...

- Hội PN cơ sở chủ động tuyên truyền, vận động, và kiến nghị UBND về các “Địa chỉ tin cậy” do Hội xây dựng để lập danh sách, công bố, đồng thời có biện pháp bảo vệ khi cần thiết.

III. ĐIỀU HÀNH HOẠT ĐỘNG ĐỊA CHỈ TIN CẬY

1. Tập huấn kiến thức pháp luật về gia đình:

- Luật Phòng chống bạo lực gia đình

- Các văn bản hướng dẫn thi hành: Nghị định 110/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong phòng chống BLGĐ; TTLT 143/2011/TTLT/BTC-BVHTTDL...

- Hướng dẫn kỹ năng tư vấn, kỹ năng giải quyết tình huống, kỹ năng hòa giải.

2. Thường xuyên nắm bắt tình hình, hiện tượng bạo lực gia đình, sẵn sàng giúp đỡ khi cần thiết.

3. Tọa đàm nâng cao chất lượng hoạt động của ĐCTC.

4. Tăng cường giám sát việc thực hiện và sử lý bạo lực gia đình.

MÔ HÌNH TIẾT KIỆM TẠI CHI HỘI

1. Mục đích, yêu cầu:

- Nâng cao nhận thức, tạo thói quen tiết kiệm hàng ngày và huy động nguồn lực trong cán bộ, hội viên phụ nữ, các tổ chức, cá nhân, các nhà hảo tâm trên địa bàn tham gia tiết kiệm; tạo nguồn vốn tại chỗ hỗ trợ cho hội viên phụ nữ có khó khăn vay để phát triển kinh tế, cải thiện đời sống.

- Việc triển khai vận động tiết kiệm phải thiết thực, phù hợp đảm bảo việc quản lý nguồn tiết kiệm hiệu quả, minh bạch.

2. Nội dung hoạt động

- Việc vận động, sử dụng và quản lý nguồn tiết kiệm được thực hiện tại Chi Hội hoặc tổ phụ nữ theo phương thức “tự quản”.

- Lãi suất vận động tiết kiệm là 0%. Lãi suất cho vay và khoản phí cố định cho chi phí quản lý thu vào đầu kỳ khi nhận vốn đều do chi thống nhất quy định nhưng không cao hơn lãi suất cho vay hộ nghèo của NHCSXH tại cùng thời điểm, có quy chế hoạt động và được thảo luận, thống nhất của các thành viên tham gia.

-  Mức tiết kiệm định kì hàng tháng/quý được quy định thống nhất (từ 5.000đ/người/tháng trở lên, với thành phố Hà Nội từ 10.000đ trở lên, chỉ tiêu 100% chi hội, 80% hội viên trở lên tham gia). Khuyến khích hội viên, phụ nữ tiết kiệm đến cuối nhiệm kỳ.

- Việc sử dụng nguồn tiết kiệm được thống nhất; đảm bảo sử dụng đúng mục đích, hiệu quả; chú trọng cho vay vào mục đích phát triển sản xuất, kinh doanh...(Nếu hội viên không có nhu cầu khuyến khích gửi NHCSXH để cho người nghèo vay)

- Hoạt động thu tiết kiệm, bình xét đối tượng và cho vay được thực hiện ngay tại cuộc sinh hoạt theo các loại hình tiết kiệm.

- Đối với những nguồn được ủng hộ từ các tổ chức, các nhà hảo tâm sẽ chuyển thành quỹ chung của Chi Hội phụ nữ và chỉ sử dụng vào mục đích cho phụ nữ nghèo, khó khăn vay.

- Kết quả đóng góp tiết kiệm, ủng hộ, cho vay nguồn tiết kiệm phải đảm bảo công khai, minh bạch, dân chủ, thống nhất; có sổ sách theo dõi, quản lý;

- Các cấp Hội có trách nhiệm kiểm tra, giám sát hoạt động của các loại hình tiết kiệm; báo cáo định kỳ 6 tháng, 1 năm với Hội cấp trên.

THỰC HIỆN QUẢN LÝ VỐN ỦY THÁC CỦA NHCSXH

6 công đoạn trong quy trình vay vốn gồm:

1/ Thông báo, phổ biến các chính sách tín dụng có ưu đãi của Chính phủ đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, tổ chức họp các đối tượng trong diện thụ hưởng chính sách có nhu cầu vay vốn.

2/ Thành lập tổ TK&VV, tổ chức họp kết nạp thành viên, bầu Ban quản lý tổ TK&VV, xây dựng quy chế, quy ước hoạt động của tổ, bình xét côn khai cá hộ có nhu cầu và đủ điều kiện vay vốn đưa vào danh sách hộ gia đình đề nghị vây vốn NHCSXH trình UBND xã xác nhận đề nghị Ngân hàng  cho vay. Nhận và thông báo kết quả phê duyệt, danh sách hộ gia đình được vay vốn tới tổ TK&VV và đến từng hộ gia đình được vay. Chứng kiến việc giải ngân, thu nợ, thu lãi của người vay tại các điểm giao dịch của NHCSXH.

3/ Phối hợp kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng nguồn vốn của các hộ gia đình; đôn đốc trả nợ gốc, lãi theo định kỳ đã thỏa thuận. Kịp thời thông báo với NHCSXH hoặc UBND xã về các hộ gia đình vay vốn gặp rủi ro (thiên tại, dịch bệnh, hỏa hoạn, chết, mất tích…) và sử dụng vốn sai mục đích để giải quyết kịp thời.

4/ Đôn đốc thành viên vay vốn trả nợ gốc, lãi, gửi tiền tiết kiệm theo quy định.

5/ Phối hợp với các ngành xử lý nợ chây ỳ, nợ quá hạn (nếu có)

+ Nắm chắc việc sử dụng vốn của hội viên

6/ Tham gia các lớp tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ Hội, cán bộ tổ TK&VV, tập huấn chương trình khuyến nông, khuyến công…

MỘT SỐ NỘI DUNG HỘI LHPN THÀNH PHỐ TRIỂN KHAI

- Phong trào”Phụ nữ Thủ Đô tích cực học tập, lao động sáng tạo xây dựng gia đình văn minh hạnh phúc”

- Chuẩn mực người phụ nữ Thủ Đô “Trung hậu, sáng tạo, đảm đang, thanh lịch”; tuyên tuyền phát huy nét đẹp Thanh lịch của người phụ nữ Thủ Đô.

- Đề án “Văn hoá ứng xử người phụ nữ Thủ Đô”, trọng tâm là “Nói lời hay, làm việc tốt, ứng xử đẹp”.

- Đề án đào tạo bồi dưỡng nâng  cao năng  lực cán bộ, chủ chốt Hội LHPN xã, phường, thị trấn giai đoạn 2012 -2016.

- Tiểu đề án 2 về phòng chống buôn bán phụ nữ và trẻ em.

- Đề án tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho phụ nữ.

* Thực hiện VSATTP

- Cuộc vận động “Phụ nữ thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm vì gia đình và cộng đồng”

- Xây dựng Chợ VSATP

* Phòng chống TNXH

- Nghị quyêt liên tịch số 01/BCA- TW Hội LHPNVN  về “quản lý, giáo dục con em trong gia đình không phạm tội và TNXH’'.

- Mô hình phòng chống Ma túy:

+ Tổ phụ nữ trong sạch: “Không có chồng, con hội viên mắc nghiện”

+ Tổ phụ nữ 2 không, một có: “Không có tụ điểm ma túy, Không phát sinh người nghiện mới, Có nhiều người nghiện sau cai được giúp đỡ sau 1 năm không tái”

MÔ HÌNH CHI HỘI PHỤ NỮ VĂN MINH

Tiêu chí thực hiện:

1. Chi hội  phải thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu thi đua năm 2013 (Đạt chi hội tiên tiến trở lên).

2. Không có cán bộ, hội viên phụ nữ  và gia đình  vi phạm các qui định về việc cưới, việc tang. ( Theo quy định của chương trình 06/QU và chỉ thị 11/Th.U).

* Thực hiện văn minh trong việc cưới:

- Thực hiện các thủ tục kết hôn theo đúng quy định của pháp luật; khuyến  khích trao – nhận giấy đăng ký kết hôn tại UBND xã/phường; tiến hành các nghi thức hôn lễ với tinh thần “Vui tươi – lành mạnh – tiết kiệm”.

- Số lượng khách mời dự tiệc cưới không quá 300 người (Nếu nhà trai và nhà  gái tổ chức tiệc chung khách mời không quá 600 người); không tổ chức tiệc cưới ở nhiều nơi, nhiều lần. Mắc rạp ngoài đường không quá 15m dài, 3m ngang.

- Không mở đài sau 22 giờ và trước 5 giờ sáng.

- Cán bộ công chức không đi ăn cưới trong giờ hành chính.

* Thực hiện văn minh trong việc tang:

- Lễ tang phải được tổ chức chu đáo, trang nghiêm, tiết kiệm, phù hợp với tập quán, truyền thống văn hoá dân tộc và hoàn cảnh gia đình người qua đời;

- Việc tổ chức ăn uống trong lễ tang chỉ thực hiện trong nội bộ gia đình, thân tộc và phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm;

- Nghiêm túc thực hiện những quy định trong hương ước, quy ước của địa phương về việc tang.

- Khuyến khích thực hiện hỏa táng và hạn chế vòng hoa viếng. Không mở loa trước 5 giờ và sau 22 giờ.

- Vận động không rải tiền Việt Nam và vàng mã trên đường đưa tang; lợi dụng việc tang để hành nghề mê tín dị đoan (bắt tà, trừ ma), chơi cờ bạc…

Giải pháp thực hiện:

- Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, giao lưu, tọa đàm, sân khấu hóa…về nội dung quy định về chi hội văn minh tới cán bộ hội viên

- Phát động hội viên cam kết thực hiện các nội dung quy định về việc cưới, việc tang (Mỗi phường năm 2013 - 2014 chọn 02 chi làm điểm)

-  Đảm bảo chế độ theo dõi, báo cáo hàng tháng theo quy định.

- Phối hợp với ban công tác mặt trận theo dõi đề xuất biểu dương, khen thưởng gia đình hội viên thực hiện tốt.

ĐỀ ÁN & MÔ HÌNH QUẬN HỘI PHÁT ĐỘNG

II. Đề án:

1 Nâng cao chất lượng hoạt động của Hội LHPN quận và cơ sở

2.    Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao  ý thức chấp hành pháp luật cho phụ nữ trên địa bàn Quận Hà Đông, giai đoạn 2014 - 2015

II. Một số mô hình theo chuyên đề:

1. Thực hiện "6 không " trong công tác quản lý đô thị:

- Không xây dựng trái phép

- Không lấn chiếm đất công

- Không lấn chiếm, mua , bán trên lòng đường, vỉa hè

- Không để xe, treo biển hiệu, quảng cáo sai quy định

- Không vứt rác ra đường

- Không bao che, tiếp tay cho các hành vi vi phạm

2. Thực hiện "7 nhớ" khi tham gia giao thông:

- Nhớ đội mũ bảo hiểm

- Nhớ đi đúng làn đường

- Nhớ tín hiệu giao thông

- Nhớ không chở quá tải

- Nhớ đi đúng tốc độ

- Nhớ không uống rượu bia

- Nhớ đủ giấy tờ xe.

3. Thực hiện  "4 tránh" trong  công tác dân số -KHHGĐ:

- Tránh phân biệt trai, gái

- Tránh sinh con thứ 3 trở lên

- Tránh nạo phá thai

- Tránh đẻ dày, đẻ mau.

4. Phát huy lòng yêu nước của người phụ nữ theo phương châm "4 đúng"

"Đúng lúc, đúng chỗ, đúng cách, đúng pháp luật"

5. Mô hình "Nữ giáo việc yêu nghề mến trẻ"

"Kỷ cương, sáng tạo, thanh lịch, văn minh.

Nhân hậu, dịu dàng, tận tình,  chu đáo"

6. Mô hình nữ cán bộ bộ phận một cửa thực hiện "Ba nhất":

-  Thực hiện kỷ cương hành chính tốt nhất

-  Ứng xử, giao tiếp văn minh - thanh lịch nhất

- Giải quyết công việc công khai, chính xác, minh bạch, nhanh gọn, hiệu quả nhất.

7.  Mô hình CLB “Nữ sinh duyên dáng Tràng An” trong khối nữ học sinh, sinh viên:

- Học tập chuyên cần, tự tin, sáng tạo

- Nói năng, giao tiếp, lễ độ, dịu dàng

- Ứng xử nhẹ nhàng, thông minh, tế nhị

- Trang phục lịch sự, duyên dáng, gọn gàng

- Đi đứng nghiêm trang, thẳng hàng, đúng luật.

Một số nội dung khác:

- Đoạn đường phụ nữ tự quản:“An toàn- Xanh- Sạch- đẹp”.

- Xây dựng “Tuyến đường xanh”, “tuyến phố nở hoa”, nuôi Lợn nhựa tiết kiệm

- Xây dựng các mô hình CLB phù hợp với lứa tuổi, sở thích của phụ nữ.

- Cuộc thi viết về các gương tập thể, cá nhân điển hình trong thực hiện các phong trào thi đua, tham gia hưởng ứng diễn đàn “Phụ nữ sống đẹp”.

Các phong trào gắn kết thực hiện:

- Thực hiện “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”

- Phong trào: “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá

-  Phong trào: “ Toàn dân tham gia bảo vệ An ninh - Tổ Quốc”

- Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”

HƯỞNG ỨNG NĂM TRẬT TỰ VÀ VĂN MINH ĐÔ THỊ

* Nội dung:

1. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến nâng cao ý thức trách nhiệm, chấp hành pháp luật.

2. Đảm bảo trật tự, mỹ quan đô thị và vệ sinh môi trường,

3. Tăng cường trật tự an toàn giao thông, đảm bảo đường thông, hè thoáng.

4.  Xây dựng nếp sống văn minh đô thị, giữ gìn trật tự an toàn xã hội.

* Giải pháp:

I. Tuyên truyền nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành của phụ nữ

- Tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của việc thực hiện năm trật tự - văn minh đô thị.

- Tuyên truyền các văn bản pháp luật quy định về công tác bảo vệ môi trường.

- Tuyên truyền các văn bản về công tác quản lý trật tự đô thị, quản lý đất đai (Trọng tâm là Nghị quyết 09/QU; chương trình 04/QU và quy chế quản lý trật tự xây dựng của UBND thành phố & UBDN quận)

II.Tuyên truyền chuyển đổi hành động của mỗi người phụ nữ:

- Chuyển đổi nhận thức, hành vi, tự giác tham gia thực hiện nếp sống văn minh đô thị qua những hành vi có văn hóa.

+ Văn hóa khi tham gia giao thông.

+ Văn hóa trong bảo vệ môi trường.

+ Văn hóa trong công tác quản lý đô thị.

+ Văn hóa nói.

+ Văn hóa mặc.

+Văn hóa giao tiếp.

+ Văn hóa ứng xử trong gia đình, cộng đồng.

III. Vận động phụ nữ thực hiện các việc làm cụ thể

1. Xử lý rác thải, nước thải:

- Đổ rác đúng giờ, đúng quy định, không vứt rác ra đường.

- Phân loại rác thải từ đầu nguồn.

- Ra quân tổng vệ sinh môi trường loại bỏ rác trên đường, trên tường, mặt hồ ao, xóa bỏ chân rác tại nơi công cộng.

- Có hệ thống thoát nước đảm bảo, không đỏ rác thải ra đường.

2. Hạn chế sử dụng túi ninon:

- Sử dụng túi thân thiện với môi trường, nàn nhựa đi chợ.

- Hạn chế bao gói hàng hóa bằng tuí ninon, thay thế bằng giấy gói.

- Phân loại trước khi đổ rác thải.

3. Thực hành 3 tiết kiệm:

- Tiết kiệm điện.

- Tiết kiệm xăng xe, xử dụng xe đạp.

- Tiết kiệm nước sinh hoạt.

IV. Nâng cao chất lượng hoạt động của các cuộc vận động :

* Thực hiện cuộc vận động “Vì môi trường trong sạch, phụ nữ và nhân dân không đổ rác ra đường, nơi công cộng”.

* Thực hiện 3 sạch:“Sạch nhà, sạch bếp, sạch đường đi”

* Quản lý, các tuyến đưòng tự quản “An toàn xanh - sạch - đẹp”, xanh nở hoa.

* Phát huy vai trò hạt nhân của các CLB, các tổ xung kích “phụ nữ với môi trường.

V. Thực hiện “6 Không” trong công tác quản lý đô thị :

- Không xây dựng trái phép.

- Không lấn chiếm đất công.

- Không lấn chiếm, mua, bán trên lòng đường, vỉa hè.

- Không để xe, treo biển hiệu, quảng cáo sai quy định.

- Không vứt rác, phế thải ra đường, nơi công cộng.

- Không bao che, tiếp tay cho các hành vi vi phạm.

VI. Thực hiện "7 nhớ" khi tham gia giao thông:

- Nhớ đội mũ bảo hiểm

- Nhớ đi đúng làn đường

- Nhớ tín hiệu giao thông

- Nhớ không chở quá tải

- Nhớ đi đúng tốc độ

- Nhớ không uống rượu bia

- Nhớ đủ giấy tờ xe.

VII. Tổ chức các hoạt động chuyên đề phát huy sức mạnh tập thể, tạo sự lan tỏa trong cộng đồng

- Tổ chức thi viết, tọa đàm, giao lưu tìm hiểu, truyền thông  về công tác bảo vệ môi trường, xây dựng nếp sống văn minh đô thị

- Tổ chức ra quân “Ngày phụ nữ với môi trường”. Hưởng ứng các chiến dịch “Giờ trái đất”; ngày “Làm cho thế giới sạch hơn”

- Làm tốt công tác khen thưởng và phê bình.

-  Phối hợp với đoàn thanh niên triển khai mô hình “Gia đình tình nguyện - cộng đồng tình nguyện”, thực hiện 4 nội dung:

-  Thực hiện Hà Nội xanh.

- Thực hiện Hà Nội an toàn.

- Thực hiện Hà Nội văn minh.

- Thực hiện Hà Nội nghĩa tình.

DIỄN ĐÀN SỐNG ĐẸP

1.Nội dung :

- Tổ chức các hoạt động giao lưu, tọa đàm, hội thảo về những vấn đề có liên quan tới đạo đức lối sống của phụ nữ xưa và nay, tìm ra những nét đẹp của người phụ nữ để phát huy và đấu tranh loại bỏ những biểu hiện tiêu cực làm xấu đi hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam. Tổ chức các sân chơi về văn hóa nghệ thuật lành mạnh cho đoàn viên, hội viên.

- Phát động phụ nữ ở các lứa tuổi, lĩnh vực tham gia viết về các gương tập thể, cá nhân phụ nữ điển hình tiêu biểu trong thực hiện “Làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; Sáng tác những tác phẩm thơ, ca văn xuôi, viết các tin bài bình luận về các vấn đề liên quan tới phụ nữ, những việc làm tốt, chưa tốt của phụ nữ trong lối sống, suy nghĩ, hành động, văn hoá ứng xử trong gia đình và cộng đồng.  - Sưu tập những mẩu chuyện, những tác phẩm có giá trị giáo dục đạo đức, lối sống đẹp của người phụ nữ.

2. Hình thức tham gia diễn đàn:

*  Đối với các đơn vị cơ sở Hội, đoàn:

- Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền và tổ chức các hoạt động phù hợp, thiết thực với tình hình địa phương và đáp ứng nhu cầu của hội viên phụ nữ và nữ thanh niên.

*  Ðối với các cá nhân:

- Tham gia trực tiếp các hoạt động do Hội LHPN, Đoàn thanh niên quận và cơ sở  tổ chức

- Tham gia diễn đàn bằng các bài viết (theo quy định ở phần nội dung nêu trên). Đối với bài viết về gương tập thể, cá nhân điển hình cần phải nêu cụ thể tên, địa chỉ và phản ánh rõ những việc làm, kết quả cụ thể của gương tiêu biểu được viết. Ðối với các bài viết về các vấn đề, những việc làm tốt, chưa tốt của phụ nữ trong lối sống, suy nghĩ, hành động cần đảm bảo tính giáo dục tập trung vào chuyển đổi nhận thức, hành động về thực hiện trật tự - văn minh đô thị, văn hoá ứng xử trong gia đình và cộng đồng

- Bài dự thi viết hoặc đánh máy bằng Tiếng Việt, giấy khổ A4, cỡ chữ 14, Fon chữ Times Newroma  -  Phía cuối bài dự thi phải ghi rõ họ tên, tuổi, địa chỉ người viết. Gửi 02 ảnh minh họa nội dung bài viết

- Bài dự thi phải đánh số trang theo thứ tự, nếu gương cá nhân viết không quá 2 trang; gương tập thể và bài viết, bài bình luận theo chuyên đề từ 01 đến 03 trang. Đối với các tác phẩm, câu chuyện sưu tập độ dài tùy theo nội dung và ghi gõ nguồn gốc sưu tập, tác giả chính.

- Các bài viết, tác phẩm sưu tập có chất lượng sẽ được đăng tải trên cổng thông tin điện tử của quận, Website của Hội LHPN, của Quận đoàn Hà Đông và được phát tin bài trên hệ thống loa truyền thanh của quận.

* Ðối tượng tham gia:

- Cán bộ, hội viên Hội LHPN,  đoàn viên, thanh niên thuộc quận đoàn và cán bộ đài truyền thanh.

- Báo cáo viên, tuyên truyền viên, cộng tác viên của Hội LHPN, Quận đoàn (Không phân biệt nam, nữ).

- Các tầng lớp nhân dân trên địa bàn quận.

* Thời gian thực hiện

-  Các hoạt động và các bài viết được tính từ ngày 08/03/2014, kết thúc vào ngày 10/10/2014.

-  Ðịa chỉ liên lạc và gửi bài viết:  Văn phòng Hội LHPN quận Hà Ðông  và văn phòng Quận đoàn số 4 phố Minh Khai - phường Nguyễn Trãi quận Hà Ðông hoặc gửi qua các đồng chí chủ tịch Hội LHPN, bí thư đoàn các cơ sở

HỆ THỐNG SỔ THEO DÕI HOẠT ĐỘNG

1. Phường:

- Sổ theo dõi tình hình BCH, Danh sách cán bộ Hội, tổng hợp hội viên các chi hội.

- Sổ theo dõi thu chi hội phí, quỹ hội.

- Sổ theo dõi phong trào thi đua.

- Sổ theo dõi tình hình hoạt động của các chi hội, xếp loại thi đua các chi hội.

- Sổ nghị quyết BCH.

2. Chi Hội:

- Sổ theo dõi tình hình hội viên.

- Sổ theo dõi thu chi hội phí, quỹ hội.

- Sổ theo dõi phong trào thi đua, gia đình 5 không ba sạch, (Đăng ký, bình xét thi đua.).

- Sổ tổng hợp hoạt động của chi hội.

- Sổ theo  dõi tiết kiệm tại chi (Thu tiết kiệm, cho vay vốn, thu lãi, sử dụng lãi cho vay)

CHẾ ĐỘ THÔNG TIN BÁO CÁO

- Báo tháng nộp trước ngày 13 hàng tháng.

- Báo cáo quý nộp trước ngày 10 tháng cuối quý

- Báo cáo 6 tháng nộp trước ngày 10 tháng 6 (Kèm theo biểu mẫu số liệu thống kê).

- Báo cáo năm nộp trước ngày 10 tháng 11(Kèm theo biểu mẫu số liệu thống kê)

- Báo cáo chuyên đề nộp theo quy định của các văn bản chuyên đề yêu cầu.

BTV Hội LHPN quận