Chỉ số pct trong máu là gì năm 2024

PCT (viết tắt của Procalcitonin) là tiền chất hormon calcitonin. Xét nghiệm máu kiểm tra PCT là một marker đặc hiệu cho nhiễm khuẩn và nhiễm khuẩn huyết.

1. Kết quả chỉ số PCT trong xét nghiệm máu là gì?

1.1. PCT là chỉ số gì?

PCT (viết tắt từ Procalcitonin) là tiền nội tiết tố chứa 116 axit amin trọng lượng phân tử 127 kD. Tiền chất này do tế bào C ở tụy, phổi và tuyến giáp tiết ra. Nồng độ PCT trong xét nghiệm máu tăng cao có giá trị chẩn đoán nhiễm trùng.

1.2. Nguyên lý của xét nghiệm PCT

Để biết PCT trong xét nghiệm máu là gì, trước tiên bạn cần biết về nguyên lý của xét nghiệm này. Đây là xét nghiệm sử dụng định lượng thông qua phương pháp miễn dịch sandwich với công nghệ điện hóa hoặc hóa phát quang.

Sự có mặt của PCT trong mẫu thử đóng vai trò kháng nguyên kẹp giữa kháng thể đơn dòng đặc hiệu kháng procalcitonin đánh dấu biotin với kháng thể đơn dòng đặc hiệu kháng procalcitonin đánh dấu ruthenium. Kết quả là sự tạo thành của phức hợp miễn dịch sandwich. Nồng độ PCT trong mẫu thử tỷ lệ thuận với cường độ phát quang.

Chỉ số pct trong máu là gì năm 2024

1.3. Ý nghĩa của chỉ số PCT trong xét nghiệm máu

PCT là một thông số được sử dụng để chẩn đoán và theo dõi các bệnh viêm do nhiễm khuẩn như:

  • Chẩn đoán phân biệt viêm do nhiễm khuẩn và viêm không do nhiễm khuẩn
  • Theo dõi các bệnh nhân có nguy cơ nhiễm khuẩn (các bệnh nhân sau phẫu thuật, sau ghép tạng, quá trình ức chế miễn dịch, đa chấn thương), các bệnh nhân đang được chăm sóc đặc biệt, để phát hiện các nhiễm khuẩn ảnh hưởng hệ thống hoặc phát hiện các biến chứng của nhiễm khuẩn.
  • Đánh giá tiên lượng và diễn biến của các bệnh viêm nặng như viêm phúc mạc, nhiễm khuẩn (sepsis), hội chứng đáp ứng viêm hệ thống (systemic inflammatory response syndrome: SIRS) và hội chứng suy chức năng đa cơ quan.
  • Chỉ dẫn sử dụng kháng sinh trong điều trị bệnh nhiễm khuẩn hô hấp hoặc viêm phổi.

1.4. Cách đọc chỉ số PCT trong xét nghiệm máu

Khoảng tham chiếu tiêu chuẩn của chỉ số PCT ở từng đối tượng cụ thể gồm:

- Trẻ sau sinh < 72 giờ: PCT < 2.0ng/ml.

- Trẻ sau sinh 18 - 30 giờ: PCT < 20ng/ml.

- Trẻ 72 giờ sau sinh: PCT 0.15ng/ml.

- Người lớn: PCT 0.15 ng/ml.

Chỉ số pct trong máu là gì năm 2024

Nếu bạn đang băn khoăn chưa biết PCT trong xét nghiệm máu là gì, cách đọc như thế nào thì có thể tham khảo khoảng tham chiếu phản ánh mức độ nhiễm khuẩn với người lớn như sau:

- PCT <0.05ng/ml: không nhiễm khuẩn.

- PCT 0.05 - 0.5ng/ml: có thể mắc nhiễm khuẩn khu trú, cần tiến hành thêm xét nghiệm chuyên sâu để đưa ra chẩn đoán xác định.

- PCT 0.5 - 2.0ng/ml: có khả năng bị nhiễm trùng toàn thân hoặc nhiễm trùng khu trú, chưa đủ căn cứ xác định nhiễm trùng huyết.

- PCT 2 - 10ng/ml: nguy cơ cao đối với nhiễm khuẩn huyết hoặc viêm màng não nhưng chưa suy đa tạng.

- PCT > 10 ng/ml: đã có nhiễm khuẩn huyết kèm sốc nhiễm trùng nghiêm trọng, có thể tử vong do suy đa tạng.

Đối với bệnh nhân đang điều trị nhiễm trùng, chỉ số PCT cần được theo dõi sát sao. Trường hợp kết quả xét nghiệm cho thấy chỉ số này ổn định hoặc tăng tức là hiệu quả điều trị chưa tốt và vẫn cần điều trị, thậm chí còn cần xem xét tăng liều kháng sinh.

2. Một số nguyên nhân khác làm tăng hoặc giảm chỉ số PCT trong xét nghiệm máu

2.1. Trường hợp tăng chỉ số PCT nhưng không xuất phát từ nhiễm trùng

Tuy PCT được xem là chỉ số giúp bác sĩ có căn cứ để đánh giá nhiễm trùng nhưng trong một số trường hợp tăng PCT không đồng nghĩa với nhiễm trùng:

- Sốc tim trầm trọng hoặc kéo dài.

- Bất thường tưới máu cơ quan.

- Ung thư biểu mô tế bào C trong tủy tuyến giáp.

- Ung thư phổi tế bào nhỏ.

- Phẫu thuật lớn, bị bỏng nặng, sau chấn thương nghiêm trọng.

- Điều trị làm kích thích giải phóng cytokine tiền viêm.

- Trẻ nhỏ <48 giờ sau sinh.

2.2. Trường hợp giảm PCT

- Nếu người bệnh đang trong giai đoạn điều trị nhiễm trùng nhưng PCT giảm tức là cơ thể đáp ứng tốt với phác đồ điều trị.

- Nếu chưa từng điều trị kháng sinh mà vẫn có triệu chứng nhiễm khuẩn thì giảm PCT có thể xuất phát từ sự xâm nhập của virus.

- Định lượng PCT quá sớm trong quá trình mắc bệnh, nếu bị nhiễm khuẩn huyết thì có thể PCT sẽ tăng lên trong khoảng vài giờ hay vài ngày kế tiếp.

- Đã điều trị kháng sinh thành công, trong thời gian bán hủy 24 - 35 giờ, PCT sẽ giảm.

PCT trong xét nghiệm máu là công cụ tin cậy để bác sĩ có căn cứ chẩn đoán nhiễm khuẩn và phân biệt mức độ nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm sẽ được bác sĩ đánh giá dựa trên bệnh sử hoặc các chẩn đoán cận lâm sàng khác. Muốn biết PCT trong xét nghiệm máu là gì, người bệnh có thể tham vấn trực tiếp bác sĩ điều trị để được cung cấp thông tin chính xác.

Chỉ số PCT bao nhiêu là bình thường?

Giá trị bình thường của PCT huyết tương người là < 0,046 ng/mL (hay < 0,046 μg/L). Giá trị cắt có ý nghĩa lâm sàng (clinical cut-off) là: < 0,5 ng/mL: nguy cơ thấp đối với nhiễm khuẩn nặng hoặc shock nhiễm khuẩn; > 2,0 ng/mL: nguy cơ cao đối với nhiễm khuẩn nặng hoặc sốc nhiễm khuẩn.

CRP và PCT khác nhau như thế nào?

Trong nhiễm khuẩn, nồng độ PCT sẽ gia tăng sau khoảng 2 giờ, trong khi đó CRP bắt đầu tăng sau khoảng 6 giờ. Với ưu điểm về động học như vậy nên PCT thích hợp được sử dụng để hướng dẫn điều trị và đánh giá tiên lượng bệnh. Khi tình trạng nhiễm khuẩn được hồi phục, PCT sẽ quay trở lại giá trị bình thường trong vài ngày.

PCT giảm khi nào?

- Đã điều trị kháng sinh thành công, trong thời gian bán hủy 24 - 35 giờ, PCT sẽ giảm. PCT trong xét nghiệm máu là công cụ tin cậy để bác sĩ có căn cứ chẩn đoán nhiễm khuẩn và phân biệt mức độ nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm sẽ được bác sĩ đánh giá dựa trên bệnh sử hoặc các chẩn đoán cận lâm sàng khác.

Tế bào máu ngoại vi PCT là gì?

PCT là thể tích khối tiểu cầu hay là tỉ lệ thế tích tiểu cầu trên toàn bộ thể tích máu. Giá trị bình thường của chỉ số này là từ 0,1% đến 0,5%. Khi chỉ số PCT vượt quá 0,5%, điều này cho thấy bạn có thể bị ung thư đại trực tràng. Chỉ số PCT giảm dưới mức 0,1% cho thấy cơ thể nhiễm nội độc tố hay do rượu gây ra.