Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm bồi thường khi nào năm 2024

Theo quy định tại Điều 41 Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư số 95/2017/TT-BTC ngày 22 tháng 9 năm 2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 71/2017/NĐ-CP ngày 6 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ hướng dẫn về quản trị công ty áp dụng đối với công ty đại chúng có hiệu lực thi hành từ ngày 06/11/2017 thì trách nhiệm về thiệt hại và bồi thường của thành viên Hội đồng quản trị công ty đại chúng được quy định cụ thể như sau:

- Thành viên Hội đồng quản trị vi phạm nghĩa vụ, trách nhiệm trung thực và cẩn trọng, không hoàn thành nghĩa vụ của mình với sự mẫn cán và năng lực chuyên môn phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại do hành vi vi phạm của mình gây ra.

- Công ty bồi thường cho những người đã, đang hoặc có thể trở thành một bên liên quan trong các vụ khiếu nại, kiện, khởi tố (bao gồm các vụ việc dân sự, hành chính và không phải là các vụ kiện do Công ty là người khởi kiện) nếu người đó đã hoặc đang là thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên, Giám đốc (Tổng giám đốc), người điều hành khác, nhân viên hoặc là đại diện được Công ty ủy quyền hoặc người đó đã hoặc đang làm theo yêu cầu của Công ty với tư cách thành viên Hội đồng quản trị, người điều hành doanh nghiệp, nhân viên hoặc đại diện theo ủy quyền của Công ty với điều kiện người đó đã hành động trung thực, cẩn trọng, mẫn cán vì lợi ích hoặc không mâu thuẫn với lợi ích của Công ty, trên cơ sở tuân thủ luật pháp và không có bằng chứng xác nhận rằng người đó đã vi phạm những trách nhiệm của mình.

- Khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ hoặc thực thi các công việc theo ủy quyền của Công ty, thành viên Hội đồng quản trị được Công ty bồi thường khi trở thành một bên liên quan trong các vụ khiếu nại, kiện, khởi tố (trừ các vụ kiện do Công ty là người khởi kiện) trong các trường hợp sau:

+ Đã hành động trung thực, cẩn trọng, mẫn cán vì lợi ích và không mâu thuẫn với lợi ích của Công ty;

+ Tuân thủ luật pháp và không có bằng chứng xác nhận đã không thực hiện trách nhiệm của mình.

- Chi phí bồi thường bao gồm các chi phí phát sinh (kể cả phí thuê luật sư), chi phí phán quyết, các khoản tiền phạt, các khoản phải thanh toán phát sinh trong thực tế hoặc được coi là hợp lý khi giải quyết những vụ việc này trong khuôn khổ luật pháp cho phép. Công ty có thể mua bảo hiểm cho những người này để tránh những trách nhiệm bồi thường nêu trên.

Trên đây là nội dung tư vấn về trách nhiệm về thiệt hại và bồi thường của thành viên Hội đồng quản trị công ty đại chúng. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 95/2017/TT-BTC.

(ĐTCK) Luật sư Phạm Văn Phất, Công ty Luật An Phát Phạm phân tích về những trở ngại của cổ đông khi đòi bồi thường thiệt hại do người quản lý công ty gây ra.

Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm bồi thường khi nào năm 2024

Luật Doanh nghiệp đã có quy định về quyền khởi kiện lãnh đạo doanh nghiệp của cổ đông nhỏ, nhưng thực tế những vụ việc này ít diễn ra. Theo ông, đâu là nguyên nhân?

Theo Luật Doanh nghiệp năm 2014 thì cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu ít nhất 1% số cổ phần phổ thông liên tục trong thời hạn 6 tháng có quyền tự mình hoặc nhân danh công ty khởi kiện trách nhiệm dân sự đối với thành viên hội đồng quản trị, giám đốc hoặc tổng giám đốc. Luật Doanh nghiệp 2020 đã bỏ yêu cầu thời hạn nắm giữ 6 tháng đối với quyền khởi kiện nêu trên.

Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm bồi thường khi nào năm 2024

Luật sư Phạm Văn Phất, Công ty Luật An Phát Phạm

Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất đối với các cổ đông, đặc biệt là các cổ đông nhỏ, lại không nằm ở điều kiện về thời gian nắm giữ cổ phần mà là họ không có được các thông tin cập nhật kịp thời và khó tiếp cận các tài liệu liên quan đến hoạt động của hội đồng quản trị, giám đốc hoặc tổng giám đốc, để mà biết được ai đã làm sai và gây thiệt hại cho công ty như thế nào.

Nếu không nắm được các thông tin, tài liệu ấy thì quyền khởi kiện của cổ đông cũng chỉ là quyền được ghi nhận trong luật. Bởi theo Bộ luật Tố tụng dân sự thì người khởi kiện có nghĩa vụ chứng minh yêu cầu khởi kiện của mình là có căn cứ và hợp pháp.

Theo quy tắc tố tụng, hành vi được xác định gây hậu quả là phải có thiệt hại vật chất. Vậy pháp luật quy định như thế nào về việc tính toán các thiệt hại khác như việc người quản lý không triển khai nghị quyết dẫn đến dự án bị chậm trễ, nợ xấu ngân hàng hoặc chậm trễ họp đại hội cổ đông dẫn đến cổ phiếu bị hạn chế giao dịch…?

Việc tính toán thiệt hại về tài sản sẽ phải áp dụng các quy định tương ứng của Bộ luật Dân sự, trong đó có cả nguyên tắc áp dụng tương tự pháp luật.

Theo quy định tại khoản 1, Điều 6, Bộ luật Dân sự 2015, trường hợp phát sinh quan hệ thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự mà các bên không có thoả thuận, pháp luật không có quy định và không có tập quán được áp dụng thì áp dụng quy định của pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự tương tự.

Đơn cử trường hợp một dự án nhà ở thương mại hoặc dự án bất động sản có sản phẩm là nhà ở hoặc bất động sản để bán, cho thuê, kinh doanh bị gián đoạn trong giai đoạn thực hiện do lỗi của giám đốc. Sự gián đoạn trong giai đoạn thực hiện dự án khiến cho chủ đầu tư chậm nhận được tiền bán hàng.

Do đó, cũng có thể áp dụng tương tự pháp luật với trường hợp chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền (Điều 357, Bộ luật Dân sự 2015), trong đó số tiền chậm nhận lại được tính tối thiểu là tổng số tiền mà chủ đầu tư đã rót vào dự án tính đến thời điểm dự án bắt đầu bị gián đoạn và thời gian chậm nhận lại được tiền (người có lỗi gây ra sự gián đoạn chậm trả) chính là tổng thời gian bị gián đoạn cộng dồn.

Song trên thực tế, khi giải quyết các vụ án thẩm phán thường có tâm lý e ngại bước ra khỏi lối mòn nên không dễ để thuyết phục họ vận dụng nguyên tắc áp dụng tương tự pháp luật. Đây cũng là một trở ngại đáng kể đối với các cổ đông khi thực hiện quyền khởi kiện người quản lý.

Ở góc độ khác, nếu cứ căn cứ vào các quyết định xử phạt hành chính để “quàng” trách nhiệm cho người quản lý thì liệu có hợp lý không?

Người quản lý chỉ phải chịu trách nhiệm về thiệt hại đối với công ty trong các trường hợp mà Luật Doanh nghiệp có quy định, chứ không phải cứ công ty có thiệt hại là “quàng” trách nhiệm cho người quản lý.

Ví dụ, khi giám đốc công ty cổ phần không thực hiện, thực hiện không đầy đủ, thực hiện không kịp thời hoặc thực hiện trái với quy định của pháp luật hoặc điều lệ công ty, nghị quyết, quyết định của hội đồng quản trị đối với quyền và nghĩa vụ được giao dẫn đến việc công bị bị xử phạt hành chính.

Nhìn vào các trường hợp cổ đông đòi giám đốc công ty bồi thường, ông có lưu ý gì với người quản lý doanh nghiệp?

Để tránh trở thành đối tượng bị cổ đông, thành viên công ty khởi kiện trách nhiệm dân sự thì người quản lý doanh nghiệp trước hết cần phải nắm chắc và thực hiện nghiêm túc các quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm mà Luật Doanh nghiệp, điều lệ công ty quy định với vị trí quản lý của mình tương ứng với từng loại hình doanh nghiệp.

Trong đó, có khá nhiều trách nhiệm không dễ đánh giá như “trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa của công ty”, “trung thành” với lợi ích của công ty...

Đối với những giao dịch có ảnh hưởng đáng kể đến nghĩa vụ, quyền lợi của công ty hoặc những lĩnh vực vượt quá phạm vi chuyên môn của người quản lý thì tốt nhất là thuê tư vấn để hỗ trợ.