Bị gò khi mang thai là như thế nào năm 2024

Em đang mang thai lần đầu dến nay được 25 tuần, em không biết hiện tượng của em có phải là gò tử cung hay không?

Em cảm thấy có cái gì cuộn cuộn trong bụng ngang rốn và em không cảm thấy đau. Em thường bị vậy khoảng 2-3 lần/ngày. Và ngày nào cũng như thế. Em bắt đầu thấy hiện tượng này khi thai được 22 tuần.

Hôm trước, em đi khám thai định kỳ (24 tuần), em nói với bac sĩ là em bị đau bụng dưới nhất la khi em ngồi xuống đứng lên, thế là bác sĩ cho em uống No-spa ngày 2 viên, uống trong 7 ngày. Em không có y niệm về gò tử cung nên không hỏi bac sĩ. Sau khi uồng Nospa được 3 ngày, em thấy hiện tượng cuôn cuộn trong bung không còn nữa. Em tiếp tục uống cho đền khi hết thuốc. Tuy nhiên sau khi hết thuốc em lai cảm thấy bụng bị cuôn cuộn như cũ. Và cũng với tuần suất như cũ.

Thưa bác sĩ hiên tượng của em có nguy hiểm không? em có cần đi bệnh viện để kiểm tra không?

Đồng nghiệp của em thấy hiện tượng méo bụng, bụng lêch sang 1 bên trong vòng khoảng 2 phút khi thai được 26w. Cho em hỏi hiện tương này la do em bé nằm lật sang 1 bên hay do tử cung bị gò.

Kính mong hồi âm sớm của bác sĩ,

Trả lời

Chào bạn,

Có một số chị em nhầm lẫn giữa thai máy (cử động thai) và gò tử cung.

Cơn gò tử cung có tính chất tự động, không tùy thuộc vào sự mong muốn của sản phụ hay sự kềm chế bên ngoài. Cơn gò tử cung thường xuất phát từ 1 điểm ở góc tử cung (thường là góc phải), sau đó lan tỏa đều khắp thân tử cung. Trong những tháng cuối thai kỳ, thai phụ cảm thấy tử cung có những cơn gò nhẹ, một vài lần trong ngày, đó là những cơn gò sinh lý Braxton-Hicks. Những cơn gò Braxton – Hicks này không đều và không gây đau. Khi vào chuyển dạ, cơn gò tử cung nhịp nhàng, đều đặn, tăng dần về cường độ và thời gian gò, sản phụ cảm thấy đau mỗi cơn gò.

Thai máy hay cử động thai là cảm nhận của thai phụ về những cử động của thai nhi. Thai bắt đầu có những cử động nhẹ nhàng như ưỡn người từ tuần lễ thứ 8 – 9 của thai kỳ. Tuy nhiên, những cử động thai nhi lúc này chưa đủ mạnh nên người mẹ chưa nhận biết được. Đến khoảng 17 – 20 tuần tuổi thai, khi hệ cơ, xương khớp thai nhi phát triển, những cử động trở nên mạnh hơn và truyền qua thành tử cung đến thành bụng mẹ, từ đó dẫn truyền theo dây thần kinh cảm giác đến vỏ não và người mẹ nhân thấy tín hiệu này. Với người mang thai lần đầu (con so), người mẹ nhận biết thai máy vào khoảng tuần thứ 20, người mang thai con rạ thì cảm nhận có sớm hơn từ 1 – 3 tuần. Thai phụ có thành bụng dày (mập) thì cảm nhận thai máy có trễ hơn người gầy. Những cử động thai có thể là xoay người, húc, đạp, huơ tay, ưỡn thân người….làm thai phụ đôi lúc thấy bụng méo hẳn 1 bên. Thai nhi cử động chạm vào thành tử cung và truyền qua thành bụng mẹ ở vị trí nào thì người mẹ cảm nhận ở vị trí đó. Cử động thai không mang tính lan tỏa như cơn gò. Các bác sĩ thường khuyên thai phụ thường xuyên đếm cử động thai để theo dõi sức khỏe của bé yêu.

Với cử động thai hoặc cơ gò tử cung sinh lý hòan tòan không nguy hiểm gì cả. Do vậy, bạn không phải lo lắng nhiều. Thân ái.

Cảm nhận những cử động của con yêu trong bụng là một trong những trải nghiệm tuyệt vời nhất của mẹ trong thời gian mang thai. Tuy nhiên, nhầm lẫn giữa cử động thai (thai máy) và cơn gò là điều khá phổ biến ở mẹ bầu. Để phân biệt giữa cử động thai và cơn gò khi mang thai, hãy cùng Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH) tìm hiểu ngay sau đây.

Sự khác biệt về bản chất:​

  • Thai máy: khi bé yêu bắt đầu cử động trong bụng mẹ với những cú đá hoặc va chạm nhẹ. Một số mẹ bầu có thể cảm nhận được khi thai từ 16 tuần trở lên, tuy nhiên việc này còn tùy thuộc vào sự nhạy cảm của mẹ và độ dày của thành bụng. Đa số các mẹ đều sẽ cảm nhận được cử động thai khi thai được 20 tuần trở lên. Những chuyển động này sẽ tăng dần khi con phát triển lớn hơn và giảm dần về số lượng khi bé đủ tháng và bụng mẹ đã dần trở nên chật chội.​
  • Cơn gò: Các cơn co thắt phát sinh từ cơ của tử cung có thể có ở bất kỳ thời điểm nào của thai kỳ.​

​ Sự khác biệt về các yếu tố ảnh hưởng khác:​

  • Thai máy:

- Mẹ bầu có cơ thể mảnh mai có thể cảm nhận chuyển động của em bé trong bụng rõ ràng hơn.​

- Tần suất di chuyển của em bé không cố định. Tuy nhiên, nếu em bé không cử động trong một thời gian dài, mẹ phải liên hệ với bác sĩ ngay lập tức.​

- Cử động thai không mang tính chất dồn nén như cơn gò. Khi bé cử động và chạm vào thành tử cung, truyền qua thành bụng ở vị trí nào thì mẹ sẽ cảm nhận tại vị trí đó. Khi thai lớn, buồng tử cung trở nên chật chội, thai cử động, vươn mình, trườn đầu, … sẽ tạo ra các cảm nhận ở người mẹ như thấy bụng trồi lên, hụp xuống từ bên này sang bên kia, đôi khi những cú đạp mạnh cũng làm mẹ đau, tuy nhiên cái đau này thoáng qua, không kéo dài, không có cảm giác dồn nén xuống xương chậu và âm đạo.​

- Thai máy cũng bị ảnh hưởng bởi tâm trạng của Mẹ. Khi mẹ lo lắng hoặc sợ hãi, adrenaline sẽ khiến em bé đạp thường xuyên hơn. Ngoài ra, khi mẹ mới ăn xong hoặc nhâm nhi chút đồ uống, em bé sẽ di chuyển nhiều hơn do được kích thích vì những tiếng động từ dạ dày của mẹ.​

  • Cơn gò:

- Từ tháng thứ tư của thai kỳ trở đi, đôi khi có các cơn co tử cung không đều, không thường xuyên, cường độ nhẹ không gây đau và qua đi rất nhanh. Những cơn gò này được gọi là cơn gò Braxton – Hicks, hay gọi là cơn gò sinh lý. Cơn gò có thể xuất hiện bất cứ lúc nào và không bị ảnh hưởng bởi các cử động hoặc trạng thái cảm xúc của mẹ, và cũng không gây ảnh hưởng đến quá trình dưỡng thai.​

- Trong khi đó, có những cơn gò biểu hiện co thắt cơ tử cung toàn bộ, gây cảm giác đau do cường độ mạnh, tạo cảm giác dồn nén xuống xương chậu và âm đạo. Những cơn gò này xuất hiện với tần suất ngày càng tăng (trong 10 phút có từ 2-3 cơn trở lên), khoảng cách giữa những cơn gò ngày càng ngắn lại, thời gian co thắt ngày càng dài ra, gây đau mỗi lúc một tăng lên. Cơn gò này là một báo hiệu chuyển dạ. Các mẹ bầu cần lưu ý đến bệnh viện khám ngay nếu cơn gò xảy ra khi thai đã đủ tháng, các mẹ bầu sẽ được theo dõi chuyển dạ sinh thường. Nếu cơn gò đến sớm, thai chưa đủ tháng, mẹ sẽ có nguy cơ sinh non hoặc sẩy thai.​

Tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH), các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng sẽ theo dõi, tư vấn cụ thể cho từng trường hợp để các thai phụ có kế hoạch chăm sóc hợp lý nhất cho sức khỏe của mẹ và bé. ​ ​

AIH là bệnh viện đầu tiên tại Việt Nam áp dụng mô hình phòng sinh tiêu chuẩn Mỹ - LDRP, cho phép sản phụ và gia đình có những trải nghiệm “vượt cạn” tiện nghi và thoải mái tại một phòng duy nhất cho cả 4 giai đoạn: Chuyển dạ - Sinh (thường) - Hồi phục - Theo dõi sau sinh. ​ ​

Đặc biệt, đơn vị chăm sóc đặc biệt dành cho nhi sơ sinh (NICU) tại AIH được trang bị hiện đại đạt chuẩn, cùng sự phối hợp đội ngũ chuyên gia hàng đầu gồm bác sĩ, điều dưỡng nhi sơ sinh, chuyên gia vật lý trị liệu, chuyên gia dinh dưỡng nhi khoa, hỗ trợ kịp thời cho các ca sinh, đảm bảo an toàn và sự chăm sóc tốt nhất cho bé ngay từ khi chào đời. ​

Tại sao bị gò khi mang thai?

Nguyên nhân chính của hiện tượng này là do tử cung đang bắt đầu giãn ra để thích ứng với sự phát triển của em bé. Hơn nữa, do nhu động ruột bị dồn nén gây ra các cơn gò đột ngột kéo dài khoảng 30 giây.nullTại sao em bé gò trong bụng mẹ? Có nguy hiểm không? - Huggieswww.huggies.com.vn › mang-thai › tai-sao-em-be-go-trong-bung-menull

Thai bao nhiêu tuần thì xuất hiện cơn gò?

Đây là một trong những dấu hiệu sắp sinh rõ ràng nhất mà thai phụ có thể cảm nhận được: Đối với nhiều phụ nữ, các cơn co thắt thực sự bắt đầu vào khoảng tuần thứ 38 – 40 của thai kỳ. Các cơn co cũng giúp làm mỏng và giãn nở cổ tử cung để chuẩn bị cho em bé có thể thuận lợi ra ngoài.8 thg 10, 2021nullNhận biết về cơn gò tử cung | Tâm Anh Hospitaltamanhhospital.vn › CHUYÊN MỤC BỆNH HỌC › Sản - Phụ khoanull

Làm sao đẻ biết thai 14 tuần khỏe mạnh?

Hình ảnh siêu âm sẽ cho thấy sự phát triển của thai nhi với mũi, trán, cằm hay tay, chân của bé. Đây cũng là thời điểm thai có thể hoạt động như nhấp nháy cơ mắt, cảm nhận ánh sáng chiếu vào bụng mẹ hay động tác bé đưa tay lên miệng mút. Đây là những dấu hiệu thai 14 tuần khỏe mạnh mà mẹ có thể nhận thấy.nullNhững dấu hiệu thai 14 tuần khỏe mạnh mà mẹ bầu nên biếtnhathuoclongchau.com.vn › bai-viet › nhung-thay-doi-ve-co-the-va-dau-h...null

Ăn gì đẻ giảm có bóp tử cung khi mang thai?

Nên ưu tiên các loại cá béo giàu omega-3, acid béo như cá thu, cá hồi,… Các dinh dưỡng này khi được nạp vào cơ thể sẽ kiểm soát chất prostaglandin ở thai phụ, giảm co thắt tử cung và từ đó ngăn ngừa sinh non hoặc sảy thai do cổ tử cung ngắn.nullMẹ bầu bị cổ tử cung ngắn nên kiêng gì và nên làm gì? - Medlatecmedlatec.vn › tin-tuc › me-bau-bi-co-tu-cung-ngan-nen-kieng-gi-va-nen-l...null