Học sinh học trực tuyến trên kênh nào năm 2024

Đặc biệt, từ 19/3 ngoài nội dung các bài giảng của lớp 9 và 12, Đài truyền hình Hà Nội cũng sẽ bắt đầu phát sóng các bài giảng khác dành cho học sinh tiểu học, THCS và THPT, cụ thể:

-Đối với cấp tiểu học: Học sinh lớp 4, 5 sẽ được học các môn Tiếng Việt, Toán, Tiếng Anh

-Đối với cấp THCS: Học sinh lớp 6, 7, 8, 9 sẽ được học các môn Ngữ văn, Toán và Tiếng Anh

- Đối với lớp 10, 11 sẽ được học các môn Ngữ văn, Toán, Vật lý, Hoá học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý và Tiếng Anh;

- Đối với lớp 12 sẽ tiếp tục học các môn Ngữ văn, Toán, Vật lý, Hoá học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân và Tiếng Anh.

Chi tiết lịch phát sóng chương trình "Học trên truyền hình" dành cho các cấp học từ ngày 16/3 đến ngày 28/3 như sau:

Cô giáo tiếng Anh Nguyễn Thanh Hương cho rằng để bài giảng trực tuyến thu hút học sinh, giáo viên có chuyên môn tốt thôi là chưa đủ.

Cô Hương (Hương Fiona), giáo viên tiếng Anh của Hệ thống giáo dục HOCMAI, chia sẻ kinh nghiệm dạy học học trực tuyến.

Trước khi dạy học trực tuyến, tôi đã 5 năm kinh nghiệm đứng lớp giảng dạy học sinh trực tiếp. Tôi vẫn luôn tâm niệm để có thể chinh phục được học sinh, ngoài kiến thức chuyên môn vững vàng, kỹ năng sư phạm và phong thái giảng dạy tự tin, chuyên nghiệp, thầy cô cần xây dựng mối quan hệ gắn bó và có được sự tin tưởng của các em. Thế nhưng, điều này không dễ thực hiện khi dạy học trực tuyến, khi phải đứng giảng với chiếc máy tính hay máy ghi hình.

Khi có ý định chuyển từ dạy trực tiếp sang trực tuyến, tôi từng xem thử bài giảng của một giáo viên khác. Chỉ xem được đúng 15 phút, tôi không thể tiếp tục, hai hàng nước mắt chảy ra vì “buồn ngủ quá”. Tôi biết để được lựa chọn giảng dạy trực tuyến lúc bấy giờ, giáo viên phải có chuyên môn tốt. Nhưng qua trải nghiệm lần đó, tôi hiểu rằng chuyên môn là chưa đủ để có thể giảng dạy trực tuyến và bắt đầu lường trước những khó khăn sắp tới, tự dặn lòng phải tìm cách, nhất định không để học sinh chịu cảm xúc tiêu cực như vậy.

Hiện, học trực tuyến có một số hình thức, trong đó phổ biến là ghi hình bài giảng trong các khóa học online hay dạy học qua truyền hình và dạy học qua các ứng dụng có thể tương tác với học sinh như Zoom, Microsoft Teams, Skype (học sinh tương tác được bằng giọng nói), livestream trên Facebook (học sinh tương tác bằng cách bình luận).

Mỗi hình thức đều có ưu và nhược điểm cụ thể. Chẳng hạn, ghi hình bài giảng giúp học sinh có thể lưu trữ, xem đi xem lại ở bất kỳ đâu, thời gian nào, không giới hạn số lượng học sinh tiếp cận, nhưng lại khó gây hứng thú cho các em do không được tương tác. Còn dạy qua các ứng dụng, học sinh được trò chuyện với giáo viên nên việc tương tác dễ dàng hơn, đổi lại học sinh và giáo viên phải online cùng một giờ, chịu ảnh hưởng của đường truyền…

Học sinh học trực tuyến trên kênh nào năm 2024

Cô Nguyễn Thanh Hương trong một buổi ghi hình bài giảng. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

5 năm dạy học trực tuyến, tôi thực hiện tất cả hình thức trên. Tuy nhiên, tôi có kinh nghiệm nhiều nhất trong việc ghi hình bài giảng do đây là công việc chính. Ngoài livestream trên Facebook và dạy qua các ứng dụng, đến nay tôi đã có hơn 500 bài giảng trực tuyến theo phương pháp ghi hình trước. Mỗi video bài giảng thường kéo dài 45-60 phút, trong đó chia thành các phần để học sinh nào đã quen thuộc, chăm chỉ có thể học liền mạch còn các em chưa quen có thể học từng phần và nghỉ giữa mỗi phần.

Ở mỗi bài giảng, tôi đều chú trọng đến những yếu tố sau:

1. Lên kế hoạch và xây dựng bài giảng

Nhiều giáo viên khẳng định soạn bài giảng để dạy trực tuyến cần công phu, chi tiết và cẩn trọng hơn nhiều so với khi dạy trực tiếp. Điều này dễ hiểu bởi khi ghi hình bài giảng, không có học sinh nêu thắc mắc trực tiếp, giáo viên phải lường trước những chỗ học sinh sẽ khó khăn để nhấn nhá, chi tiết, cụ thể hóa giúp các em dễ dàng hiểu bài.

Bài giảng cũng cần được xây dựng một cách cẩn trọng nhằm đảm bảo kiến thức được giảng dạy là chính xác. Ở trên lớp, đôi khi giáo viên nhầm một chút có thể đính chính ngay, học sinh sẽ thông cảm, mức độ ảnh hưởng cũng không nhiều vì mỗi lớp học chỉ có số học sinh nhất định. Nhưng với bài giảng được ghi hình, hàng nghìn học sinh có thể xem. Chắc chắn không thầy cô nào muốn có sai sót về kiến thức. Đôi khi sai một từ, một dấu trừ, dấu cộng cũng có thể khiến giáo viên đó mất uy tín.

Bài giảng trực tuyến cần có cấu trúc mạch lạc và liên kết với nhau. Điều này giúp học sinh dễ dàng tiếp cận và hiểu bài hơn. Thầy cô cần tính toán về thời lượng vì học online khi học quá lâu trước máy tính cũng dễ gây ra mệt mỏi cho học sinh.

2. Phong cách giảng dạy và ngôn ngữ cơ thể

Mỗi giáo viên sẽ có cách tiếp cận bài học và học sinh theo hướng riêng. Cái “chất” riêng ấy sẽ tạo nên phong cách giảng dạy riêng của từng thầy cô. Nhưng dạy học nói chung và đặc biệt là dạy online luôn cần và đòi hỏi thầy cô thật nhiều năng lượng.

Chúng ta luôn bị hấp dẫn và thu hút bởi những người nhiều năng lượng. Một bài giảng sẽ vô cùng nhàm chán nếu giáo viên online không thể hiện được cái nhiệt huyết trong phần giảng bài của mình, không tạo ra được những đoạn giảng cao trào, những nốt phiêu.

Nếu luôn tập trung cao độ vào công việc, quyết tâm có những bài giảng hay và chất, khao khát mang thật nhiều giá trị vào bài giảng cho học sinh, tôi tin rằng giáo viên chúng ta sẽ tạo ra được những bài giảng như vậy. Bản thân tôi chọn phong cách giảng dạy sôi nổi, tự nhiên kèm với ngữ điệu cơ thể linh hoạt và phù hợp sẽ tạo ra hiệu ứng tốt.

3. Tạo ra mối liên hệ gắn kết với học sinh

Khi ghi hình bài giảng, thầy cô chỉ đứng trước máy quay mà không hề có học sinh ở đó hỗ trợ. Thế nhưng, tôi vẫn thường tạo ra sợi dây gắn bó với các em bằng việc nhìn thẳng vào máy ghi hình, tạo cảm giác như thầy cô đang nhìn thẳng vào mắt các em. Cái nhìn trực diện, thân thiện luôn mang đến sự tin cậy cho người đối diện.

Hãy tưởng tượng bạn đang đứng giảng cho hàng trăm học sinh và các em cũng đang đưa ánh mắt ham học hỏi để nghe từng lời thầy cô nói. Hãy mỉm cười nhiều, thật tự nhiên và chân thành. Bạn càng thoải mái, tự tin bao nhiêu, học sinh sẽ càng dễ cảm nhận thiện cảm mà bạn đang muốn tạo ra bấy nhiêu.

Dạy online không có nghĩa là chỉ ghi hình bài giảng, đưa ra bài tập mà còn là giải đáp thắc mắc, tháo gỡ những điểm chưa rõ cho học sinh hay đơn giản là trò chuyện với các em. Vì vậy, việc tận dụng các ứng dụng, mạng xã hội để trao đổi với học sinh sau bài học là rất cần thiết.

Thường thì các giáo viên dạy online như tôi hoạt động rất mạnh trên mạng xã hội. Ví dụ, tôi thường xuyên đăng tải những khoảnh khắc khi ghi hình, khoảnh khắc cuộc sống, đưa ra những lời khuyên, nhắc nhở học sinh trên Facebook. Khi đó, học sinh sẽ bình luận qua lại với giáo viên, tạo cảm giác gần gũi. Từ đó, các em tin tưởng thầy cô hơn, có thể chia sẻ tâm sự, nỗi lo của mình, giúp giáo viên nắm bắt tâm lý.

Tôi cũng lập những nhóm học tập như Học tiếng Anh với cô Hương hay nhóm dành cho các bạn cùng đăng ký một khóa học. Trong các nhóm đó, giáo viên sẽ giải đáp thắc mắc của học sinh và thậm chí các bạn sẽ tự giải đáp thắc mắc của nhau, giúp nhau hiểu bài hơn.

Công việc giảng dạy trực tuyến có nhiều cái khó khăn và nhiều cái vất vả riêng mà đôi lúc người trong cuộc mới hiểu rõ được. Nhưng bằng lòng yêu nghề và khao khát có được những bài giảng, khóa học chất lượng, thầy cô giáo dần khắc phục những khó khăn và không ngừng tìm tòi những cách giảng, cách làm mới, đầu tư chất xám, tâm sức vào từng bài giảng để đem lại nhiều giá trị nhất cho học sinh. Và rồi không phải hàng nghìn mà là hàng triệu học sinh trên khắp mọi miền có thể được học với thầy cô ở rất xa mình, nhưng rất gần ở trong tim.

Với các trường học, việc học trực tuyến năm nay là giải pháp tình thế, nhiều trường không chuẩn bị kịp cả về cơ sở vật chất lẫn kinh nghiệm giảng dạy trực tuyến nên có phần chưa được hiệu quả. Hiện, rất nhiều học sinh đăng ký các khóa học trực tuyến của các trung tâm và đạt được hiệu quả học tập tốt. Nhiều em đạt thủ khoa, á khoa nhờ học trực tuyến. Điều đó khẳng định đây là kênh học tập tốt song song với học trực tiếp ở lớp.

Nhân cơ hội học trực tuyến đang được áp dụng rộng rãi, các địa phương, trường học có điều kiện có thể tính đến việc đầu tư trang thiết bị để phát triển dạy học trực tuyến như một kênh học tập bổ trợ cho học sinh.