Ban quản lý các khu chế xuất và công nghiệp tiếng anh

Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất thành phố Hà Nội [sau đây gọi tắt là Ban Quản lý] là cơ quan trực thuộc UBND thành phố Hà Nội, thực hiện chức năng quản lý nhà nước trực tiếp đối với các khu công nghiệp, khu chế xuất [sau đây gọi chung là khu công nghiệp] và khu công nghệ cao trên địa bàn thành phố Hà Nội; quản lý và tổ chức thực hiện chức năng cung ứng dịch vụ hành chính công và dịch vụ hỗ trợ khác có liên quan đến hoạt động đầu tư và sản xuất, kinh doanh cho nhà đầu tư trong các khu công nghiệp và khu công nghệ cao trên địa bàn thành phố Hà Nội theo quy định của pháp luật.

Ban Quản lý chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức biên chế, chương trình, kế hoạch công tác và kinh phí hoạt động của UBND thành phố; đồng thời, chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của các Bộ, ngành Trung ương về lĩnh vực có liên quan; Ban Quản lý có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố và UBND các quận, huyện, thành phố trực thuộc trong công tác quản lý khu công nghiệp, khu công nghệ cao trên địa bàn.

Ban Quản lý có tư cách pháp nhân, có trụ sở và tài khoản riêng, có con dấu hình Quốc huy.

Khu chế xuất [tiếng Anh: Export proccessing zone] là khu công nghiệp đặc biệt chỉ dành cho việc sản xuất, chế biến những sản phẩm để xuất khẩu ra nước ngoài hoặc dành cho các loại doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ liên quan đến hoạt động xuất-nhập khẩu tại khu vực đó.

Với các ưu đãi về các mức thuế xuất-nhập khẩu hay các ưu đãi về giá cả thuê mướn mặt bằng sản xuất, thuế thu nhập cũng như cắt giảm tối thiểu các thủ tục hành chính.

Khu chế xuất có vị trí, ranh giới được xác định từ trước, có các cơ sở hạ tầng như điện, nước, đường giao thông nội khu sẵn có và không có dân cư sinh sống. Điều hành, quản lý hoạt động chung của khu chế xuất thường do một Ban quản lý khu chế xuất điều hành.

So sánh khu chế xuất và khu công nghiệp

So sánh khu công nghiệp và khu chế xuất

Xem thêm : Các khu công nghiệp Việt Nam

Xem thêm : Danh sách đặc khu trên thế giới

Khu chế xuất được coi là công cụ quan trọng để phát triển kinh tế và thu hút vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài. Vậy khu chế xuất là gì? Và cụm từ khu chế xuất tiếng Anh có nghĩa là gì? Bài viết dưới đây giúp bạn tìm hiểu thêm các thông tin về khu chế xuất.

  • Tìm hiểu về top 5 khu chế xuất lớn nhất tại Việt Nam

Khu chế xuất tiếng Anh

Khu chế xuất trong tiếng Anh có nghĩa là gì?

Hiện nay, người ta dùng cụm từ tiếng Anh “Export Processing zone” để chỉ khu chế xuất. Trong tiếng Anh, cụm từ này được giải thích như sau: 

An Export Processing Zone [EPZ] is a Customs area where one is allowed to import plant, machinery, equipment and material for the manufacture of export goods under security, without payment of duty.”

Phát âm của cụm từ trên: /’ekspɔ:t ˈprəʊ.ses.ɪŋ zoun/

Khu chế xuất trong tiếng Việt cũng được giải thích và dùng với nghĩa tương tự. Khu chế xuất là từ dùng để chỉ các khu công nghiệp đặc biệt, là nơi chuyên dành cho việc sản xuất, chế biến các sản phẩm riêng nhằm mục đích xuất khẩu ra nước ngoài hoặc dành cho các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực liên quan và có hoạt động trong lĩnh vực xuất – nhập khẩu. 

Khu chế xuất là gì?

Ví dụ về khu chế xuất trong tiếng Anh

Nếu bạn đang tìm hiểu về ý nghĩa của khu chế xuất trong tiếng Anh, hẳn bạn cũng sẽ cần tham khảo cách dùng và những ví dụ thực tế về từ này trong tiếng Anh. Bài viết xin được gửi đến bạn một số ví dụ từ đơn giản đến phức tạp sau:

  • We can’t go in the Export Processing zones

[Chúng ta không thể đi vào những khu chế xuất đó được.]

  • To get to the Export Processing zone, you need to go across large buildings.

[Để đến được khu chế xuất, bạn cần phải đi qua những tòa nhà lớn.]

Các ví dụ tiếng Anh về khu chế xuất
  • Nearly 90% of these Export Processing zones operate in the manufacturing sector, with a predominance of firms producing textile, apparel and light electronics, followed by cigar production and other agri-businesses.

[Gần 90% các khu chế xuất này hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, với chủ yếu là các công ty sản xuất hàng dệt, may và điện tử nhẹ, tiếp theo là sản xuất xì gà và các doanh nghiệp nông nghiệp khác.]

  • Export Processing zones are created under specific circumstances – developing countries have abundant labor resources, while capital becomes mobile in the global economy.

[Khu chế xuất được tạo ra trong những hoàn cảnh cụ thể – các nước đang phát triển có nguồn lao động dồi dào, vốn thì trở nên lưu động trong nền kinh tế toàn cầu]

Vai trò của khu chế xuất

Qua những tìm hiểu về định nghĩa liên quan đến khu chế xuất ở trên, hẳn là bạn cũng thấy được sự quan trọng và tầm ảnh hưởng của nó đến nền kinh tế và sự phát triển của đất nước. CNSG xin được nói rõ hơn về vai trò của khu chế xuất nhằm giúp bạn hiểu hơn về tầm quan trọng của nó. 

  • Tìm hiểu doanh nghiệp chế xuất là gì?
Khu chế xuất Tân Thuận

Tạo công ăn việc làm cho người lao động

Đây là một trong những vai trò hết sức quan trọng của khu chế xuất trong việc góp phần nâng cao và ổn định đời sống cho người dân. Với nguồn lao động dồi dào ở nước ta hiện nay, đây cũng được coi là một trong những lợi thế xây dựng và phát triển khu chế xuất ở nước ta.

Việc thành lập khu chế xuất cũng phần nào giảm bớt tỷ lệ thất nghiệp ở nước ta, tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người dân, góp phần giúp người dân nâng cao giá trị cuộc sống, nhận thức được trách nhiệm và cống hiến cho đất nước.

Người lao động làm việc ở đây sẽ có cơ hội được nâng cao tay nghề, phát triển các kỹ năng lao động, hứa hẹn trở thành nguồn lực phát triển kinh tế trong tương lai. 

Tạo bước đột phá trong phát triển công nghiệp

Với mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì khu chế xuất có thể là nơi lý tưởng để thực hiện các hoạt động sản xuất trong công nghiệp. Đây cũng là thành phần quan trọng trong việc đẩy mạnh kinh tế, tạo tiền đề phát triển cho các ngành công nghiệp phát triển trong tương lai. 

Các khu chế xuất góp phần tạo bước đột phá trong công nghiệp

Khu chế xuất là công cụ mậu dịch quốc tế

Khu chế xuất đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy mậu dịch quốc tế, tăng kim ngạch xuất khẩu và tạo nguồn thu nhập ngoại tệ cho đất nước và thu hút thêm các vốn đầu tư nước ngoài vào cơ sở hạ tầng, các doanh nghiệp trong nước. 

Góp phần tạo nên cơ sở hạ tầng đồng bộ

Các khu chế xuất cũng đã góp phần tạo ra một cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, mang lại giá trị lâu dài, bền vững, có lợi trong quá trình hiện đại hoá các cơ sở hạ tầng trên cả nước. 

Cơ sở hạ tầng của khu chế xuất

Sự khác nhau giữa khu chế xuất và khu công nghiệp

Khu công nghiệp trong tiếng Anh là gì?

“Khu công nghiệp” trong tiếng Anh cũng có nhiều cách gọi, chẳng hạn như Industrial zone, Industrial park, Industrial estate hay Industrial area…

Bạn có thể hiểu đơn giản khu công nghiệp là các khu vực tập trung doanh nghiệp sản xuất chuyên sản xuất về các mặt hàng công nghiệp và các dịch vụ sản xuất mang tính công nghiệp. Đây là khu vực có ranh giới xác định, được khoanh vùng, được thành lập theo đúng trình tự, thủ tục, điều kiện của chính phủ. 

Industrial zones

So sánh khu chế xuất và khu công nghiệp

Khác nhau về mục tiêu thành lập

Khu công nghiệp được thành lập với mục tiêu chính là thu hút các nguồn vốn đầu tư cả trong và ngoài nước. Còn khu chế xuất thì chỉ có mục tiêu thu hút các nguồn vốn nước ngoài. 

Tính chất ranh giới địa lý của khu công nghiệp và khu chế xuất

Ranh giới của khu công nghiệp thường được xác lập bằng hàng rào, còn ranh giới của khu chế xuất là biên giới hải quan và thuế quan của một nước. 

Ranh giới của khu công nghiệp được ngăn cách bởi hàng rào

Tổ chức hoạt động 

Thực hiện theo đúng mục tiêu, có thể thấy khu công nghiệp gồm những doanh nghiệp chuyên sản xuất các sản phẩm cung ứng cho cả trong và ngoài nước và cung cấp các dịch vụ cho hoạt động sản xuất. 

Khu chế xuất thì thực hiện sản xuất các mặt hàng nhằm xuất khẩu ra nước ngoài và cung cấp các dịch vụ cho hoạt động xuất nhập khẩu.

Tổ chức hoạt động giữa khu chế xuất và khu công nghiệp có điểm khác nhau

Chính sách ưu đãi

Các chính sách ưu đãi dành cho khu công nghiệp chỉ có một số chính sách nhất định, nhưng khu chế xuất lại được hưởng nhiều chính sách ưu đãi đặc biệt hơn.  

Trên đây là nội dung thông tin mà CNSG muốn gửi đến bạn. Nếu bạn còn có những thắc mắc chưa được giải đáp thì hãy liên hệ ngay đến CNSG qua website: //xenangnhapkhau.com/  hoặc hotline: 0987.115.148 để được giải đáp những thắc mắc nhé!

Được thành lập từ năm 2010, Công ty TNHH Công Nghiệp Sài Gòn [CNSG] đã có nhiều năm kinh nghiệm trong nghành công nghiệp thiết bị nâng hạ, là đối tác của các doanh nghiệp và tập đoàn lớn trong nước như: Vingroup, Viettel,.., Các sản phẩm và dịch vụ của chúng tôi được ủy quyền và nhập khẩu trực tiếp từ các nhà máy sản xuất nên có mức giá cực kỳ ưu đãi dành cho khách hàng.

Video liên quan

Chủ Đề